dimanche 11 novembre 2018

Tôn Thất Long - Nhảm chuyện cuối tuần về nước Mỹ


Đoàn di dân từ Trung Mỹ chờ quá giang xe tại Mêhicô, 10/11/2018.

Việc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ đã xong, ai thắng ai thua đều đã rõ. Giờ chính là lúc cả hai đảng bắt tay vào làm việc mà họ đang muốn làm. Vấn đề chính giờ đây là quyền lực đã có sự cân bằng rõ rệt hơn và phải có sự nhân nhượng và dung hòa giữa hai đảng. Không còn có chuyện đổ lỗi cho nhau giữa hai đảng về sau này vì cả hai bên đều có thể coi như ngang lực ngang tài, không như lúc trước khi bầu cử, cán cân quyền lực khá nghiêng về một phía là đảng Cộng Hòa.

Giờ nói sang chuyện khác, chuyện này là chuyện lạm bàn và chỉ nêu ra các câu hỏi, vấn đề chứ không bàn sâu vào chi tiết, vì khả năng hiểu biết giới hạn. 

Chắc ai theo dõi tin tức ở Mỹ cũng đều nghe qua việc đoàn lữ hành người di cư từ các nước Trung Mỹ (85% là Honduras, còn lại là Guatemala, El Salvador và Nicaragua) ồ ạt đổ về biên giới Mỹ qua trung chuyển là nước Mexico, bất chấp tuyên bố của tổng thống Mỹ là sẽ ngăn chặn bằng mọi giá mà ông Trump gọi là invasion (xâm lăng). 

Lê Phú Khải - Tại sao Chu Hảo



GS Chu Hảo

Vừa ngồi xuống chiếc ghế đối diện với tôi trong một quán bia hơi gần trụ sở Hội nhà văn Việt Nam ở đường Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội, đạo diễn nghệ sĩ nhân dân Trần Văn Thủy liền đập tay xuống bàn quát lớn:

- Tại sao (là) Chu Hảo? Tại sao Chu Hảo?!! Tôi và ông còn “phản động” hơn Chu Hảo nhiều chứ?

Biết Trần Văn Thủy là người “ăn to nói lớn”, tính cách ngang tàng...nên tôi chẳng nói gì cả. Nhưng trong đầu bỗng nhớ đến cuốn sách mà tôi đã in năm 2004 (NXB Thanh Niên) có tên là “Tại sao Điện Biên Phủ?”.

Trương Nhân Tuấn - Biển Đông hay biển Hoa Nam?


Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 10 tại Đà Nẵng ngày 08/11/2018.

Vụ lùm xùm "hội thảo Quốc tế" ở Đà Nẵng, nhiều người bắt lỗi tại sao dùng tên "South China Sea", tức biển Hoa Nam, mà không dùng "East Sea", tức Biển Đông ? Tôi thấy vụ "bắt lỗi" này tuy "khắt khe" một chút nhưng hợp lý. 

Các Hội thảo quốc tế tổ chức ở Hàn Quốc người ta đâu xài tên quốc tế "Biển Nhật Bản" mà họ sử dụng Biển Đông (East Sea) theo cách gọi của người Hàn. Dân Ba Tư (Iran) thì họ gọi tên biển Vịnh Ba Tư (Golfe Persique). Đây cũng là tên "quốc tế". Nhưng các xứ Ả Rập phản đối. Bây giờ người ta bắt đầu sử dụng từ Vịnh Ả Rập (thay vì vịnh Ba Tư). 

Lý ra, nếu hội thảo quốc tế liên quan đến Biển Đông được tổ chức tại Việt Nam thì phải gọi là Biển Đông (East Sea) mới hợp lý lẽ. Không phải mình sợ gọi "Biển Hoa Nam" thì biển đó của Trung Hoa. Vấn đề ở đây là mình khẳng định tư thế "chủ nhà" của mình. Như có lần Phi họ gọi biển Hoa Nam là là Biển Tây Phi trong các cuộc hội thảo quốc tế tổ chức ở đây. Gọi chung chung "tên quốc tế" South China Sea, Việt Nam chứng tỏ đã "nhượng bộ" đối với Trung Quốc, ít ra trên tư thế chủ nhà. 

Hoàng Hải Vân - Quốc hội coi chừng « lợi ích nhóm » tiếp tục chui vào luật !



Từ khi chập chững chuyển sang kinh tế thị trường, các nhóm lợi ích khai thác triệt để sự chưa hoàn thiện của cơ chế, đã và đang câu kết với một bộ phận quan chức soạn thảo luật pháp, tạo thành các đường dây vô hình dắt nhau chui vào các đạo luật nhằm thủ lợi riêng, bất chấp lợi ích của quốc gia và của nhân dân. 

Định hướng XHCN không có gì là không tốt nếu như chỉ nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Nhưng nhân danh định hướng XHCN trong Luật Đất đai với nhiều quy định chỉ có lợi cho nhà nước và các nhóm buôn đất bám vào nhà nước, trong đó có việc cho phép chính quyền thu hồi đất của dân để giao cho doanh nghiệp làm các dự kinh tế với giá đền bù rẻ mạt quy định tại điều 62, là đi ngược lại mục tiêu cao cả đã đề ra. 

samedi 10 novembre 2018

Lưu Trọng Văn - Hai sự kiện, hai lời bình

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre), Phó trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội.
Sự kiện thứ nhất.

Liên quan đến cuộc đấu tố đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng về chất vấn bộ trưởng bộ Công an Tô Lâm tại Quốc hội, khi ông Nhưỡng cho rằng công tác điều tra của công an sai phạm... khủng khiếp.

Hôm nay đại biểu Lưu Bình Nhưỡng sau thư ngỏ gửi cộng đồng mạng đã có tuyên bố báo chí chính thống. Ông khẳng định ông phải nghiêm túc chấp hành quy định của Đảng: 

Lê Học Lãnh Vân - Nhân vật Nhậm Ngã Hành của Kim Dung



Nhân vật Nhậm Ngã Hành trong Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung trên phim ảnh.

A)
Năm Mậu Thân 1968, giữa những đợt pháo kích vào Sài Gòn, vài thằng bạn học sinh Petrus Ký chúng tôi chuyền tay nhau đọc TIẾU NGẠO GIANG HỒ đăng hàng ngày trên báo. Lúc đó đang tới đoạn Lệnh Hồ Xung được Hướng Vấn Thiên đưa tới Cô Sơn Mai Trang đánh lừa Giang Nam Tứ Hữu nhằm cứu Nhậm Ngã Hành đang bị giam cầm trong ngục dưới đáy Tây Hồ. Đang chiến tranh, mấy bữa mới có một tờ báo, đọc tới đọc lui tới rách nát mới thôi!

Nhậm Ngã Hành là một anh hùng cái thế, giáo chủ Ma Giáo, tức Triêu Dương Thần Giáo, bị cấp dưới là Động Phương Bất Bại lật đổ, cướp ngôi giáo chủ, giam cầm dưới đáy Tây Hồ. Nhờ sự giúp đỡ tận tâm của Hướng Vấn Thiên, Lệnh Hồ Xung, lão đào thoát ra ngoài, giết được Đông Phương Bất Bại, vừa trả thù xưa, vừa giành lại vị trí giáo chủ.

Nguyễn Thông - Một thế hệ không có Kim Dung



(MTG 31/10/2018) Nếu có ai cắc cớ hỏi tôi, rằng kỷ niệm về đại thụ văn chương Kim Dung, về truyện chưởng của ông thế nào, tôi tắc tị. Đó là sự thực. Dường như không chỉ có mình tôi, mà cả một thế hệ, thậm chí vài thế hệ.

Nhà văn Kim Dung, bậc thầy tiểu thuyết kiếm hiệp, không chỉ nổi tiếng ở Trung Quốc mà trên toàn thế giới, qua đời hôm 30.10, nhằm ngày 22 tháng 9 lịch âm, khi đã 94 tuổi. Với đời người, theo niềm mong mỏi của nhân sinh đạt tới “bách niên, trăm tuổi” thì sống thế đã được coi là chạm ngưỡng.

Truyện kiếm hiệp, tiểu thuyết kiếm hiệp-võ hiệp, được dân xứ ta gọi nôm na là truyện chưởng. Chưởng là võ, một môn võ, động tác võ đánh bằng tay. Chưởng môn tức là người đứng đầu đầu môn phái võ, lò dạy võ nào đó. Khi ta giận ai, buột mồm “tao cho mày một chưởng bây giờ”. Từ này (chưởng) ở miền Nam trước năm 1975 nghe rất quen, phổ biến, nhưng ở miền Bắc gần như không có trong từ điển và đời sống.

Huy Đức - Hai chuyện về tướng



Ông Bùi Thiện Ngộ năm 1994
Nhân ở Quốc hội có người than tướng, xin kể lại hai câu chuyện dưới đây: 

I. Khi nhà xuất bản Công an Nhân dân (NXB CAND) làm sách tưởng niệm cố Bộ trưởng Bùi Thiện Ngộ, Thủ tướng Phan Văn Khải có bài viết kể hai câu chuyện, một nói về việc phong đại tướng cho ông và một nói quan điểm của ông về vấn đề tôn giáo ở Tây Nguyên. 

Theo Thủ tướng Phan Văn Khải, khi "Đảng và Nhà nước" tính phong hàm đại tướng cho ông Bùi Thiện Ngộ, ông Ngộ từ chối. Ông nói, "Đại tướng không chỉ là một cấp bậc... vinh dự đó chỉ nên trao cho những người cầm đại quân trong chiến tranh, lập nhiều chiến công hiển hách. Tôi chỉ là lãnh đạo ngành công an, lại trong thời bình".

Đại biểu Quốc hội: Tướng công an có cần nhiều thế không?


Đại biểu Phạm Văn Hòa cho ý kiến về Luật Công an Nhân dân sửa đổi.
(Dân Trí 06/11/2018) Dự thảo Luật Công an Nhân dân sửa đổi quy định hơn 200 vị trí mang quân hàm Tướng. Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) băn khoăn liệu có cần nhiều tướng trong lực lượng công an như vậy không?

"Thiếu tướng tỉnh này chưa chắc có chuyên môn hơn Đại tá tỉnh khác"

Theo dự thảo Luật Công an Nhân dân (sửa đổi), lực lượng công an có 1 Đại tướng (Bộ trưởng Bộ Công an), 6 Thượng tướng (Thứ trưởng Bộ Công an). Trung tướng có 35 người, trong đó có Giám đốc Công an TP Hà Nội và TPHCM.

vendredi 9 novembre 2018

Khi Putin xoay trục sang châu Á

Tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn Kinh tế Vladivostok, ngày 11/09/2018.

Thông tín viên Les Echos tại Matxcơva hôm nay 09/11/2018 phân tích « sự chuyển hướng mạnh mẽ sang phương Đông của ông Vladimir Putin ». Đang căng thẳng với phương Tây, ông chủ điện Kremlin muốn quay sang liên kết với châu Á cả về kinh tế lẫn ngoại giao. Tuy nhiên, kết quả của cố gắng này vẫn chưa được như mong muốn.

Sau các cuộc họp thượng đỉnh với tổng thống Mỹ Donald Trump và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, lần này nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un sẽ gặp ông Vladimir Putin. Đối với Matxcơva, lại có thêm một phương cách để nhấn mạnh đến « sự chuyển hướng sang phương Đông ». 

Bốn năm căng thẳng với phương Tây từ sau cuộc khủng hoảng Ukraina, khiến Nga phải quay sang châu Á. Putin liên tục công du, ký kết những thỏa thuận hợp tác về kinh tế và chính trị, đặc biệt là với Trung Quốc của Tập Cận Bình và Ấn Độ của ông Narendra Modi. Ông Putin cũng cố gắng xích gần lại với thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Dù vậy, trong album vẫn còn thiếu một tấm ảnh : chưa bao giờ Putin có dịp bắt tay Kim Jong Un, tuy liên tục đưa ra những lời mời mọc.

jeudi 8 novembre 2018

Lưu Trọng Văn - Kẻ nào tẩy xóa chữ viết cổ ở Sapa ?



Những hình khắc trên đá cổ trước khi bị tẩy xóa.

Kẻ nào đã tẩy xóa những hình khắc tranh và chữ viết cổ ở Bãi đá chữ viết cổ Sapa?
Gã phải rú lên hồi còi báo động đỏ khi sáng nay phát hiện rất nhiều bức điêu khắc và chữ viết cổ tại Di chỉ Văn hóa Quốc gia Bãi đá cổ Sapa đã bị tẩy xóa.
Những vết tẩy xóa rất rõ ràng và rất chủ đích.

Phạm Thế Anh - Ơn Bác !



Nghệ sĩ Tiến Hợi trong vai Hồ Chí Minh.

Ngày xưa Tiến Hợi nhờ có ngoại hình giống và khả năng bắt chước giọng nói nên rất nổi tiếng với vai Bác Hồ. Tiến Hợi đóng vai Bác Hồ đạt đến mức khi nhắc đến diễn viên đóng vai Bác Hồ là người ta nghĩ ngay đến Tiến Hợi, hoặc nói đến Tiến Hợi người ta chỉ nghĩ đến vai Bác Hồ.

Ngoài đời thực cũng vậy, nhiều khi người ta cũng gọi Tiến Hợi là Bác. Có lần Tiến Hợi đi diễn khuya về chưa kịp cởi râu tóc, rửa hóa trang, thì bị cô vợ cầm cán chổi đuổi đánh chạy khắp phố. Bọn trẻ con í ới gọi nhau "Chúng mày ơi ra xem Bác Hồ bị vợ đánh", mà quên mất rằng đó chỉ là Tiến Hợi.

Từ Thức - Lênin và bóng đêm lịch sử



Mới đọc, tưởng bài báo viết năm 1918. Nhưng coi lại, bài báo viết hôm qua, 07/11/2018.

Ở các xứ Tây Phương, khi thay mùa, trời tối mau hơn, người ta lùi lại một giờ để tiết kiệm điện. Ở Việt Nam, để được tiếp tục chui rúc trong bóng đêm của lịch sử, người ta sống lùi lại 100 năm.

Để kỷ niệm Cách Mạng Nga, mỗi năm các đồng chí tới cúi đầu, chắp tay để bày tỏ lòng tri ân với Lênin, « và nguyện cùng nhau kiên cường thực hiện lý tưởng, con đường cách mạng vô sản và chủ nghĩa Mác Lênin, để xây dựng đất nước Việt Nam càng ngày càng giầu đẹp và góp phần vào sự nghiệp vô sản ».

Tâm Chánh - Đại biểu của đảng và đại diện cho dân



Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng.
Ai có thẩm quyền phân định nội dung phát ngôn của đại biểu Quốc hội (QH) Lưu Bình Nhưỡng đúng hay sai, lợi hay hại?

Nghị trường là một diễn đàn ngôn luận tự do nhưng thủ tục nghị trường lại là một quy phạm có tính pháp lý. 

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nêu ý kiến của mình trong phiên chất vấn. Bộ trưởng Công an có trách nhiệm trả lời. Nếu ý kiến của đại biểu không đúng bộ trưởng phải thông qua lập luận, phản bác, tranh luận. Trong thực tế tranh luận cần phải phân định ai đúng ai sai cụ thể, chủ tọa phiên họp muốn xác định, phải tiến hành thủ tục biểu quyết. Thảo luận, tranh luận và biểu quyết ở QH đôi khi không đạt đến chân lý mà chỉ là một thỏa hiệp chính trị. 

Mỹ đánh thêm thuế vào nhôm Trung Quốc

Nhà máy sản xuất nhôm ở Hoài Bắc (Huaibei), phía đông tỉnh An Huy (Anhui), Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 20/05/2017.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ hôm 07/11/2018 loan báo sẽ chính thức áp thuế chống phá giá và chống trợ giá từ 96,3% đến 176,2% đối với một số loại tấm nhôm sản xuất tại Trung Quốc. 

Bộ trưởng Thương mại Mỹ, ông Wilbur Ross, tuyên bố: « Chúng tôi sẽ tiếp tục làm mọi điều trong quyền hạn hợp pháp của mình để hạn chế luồng hàng hóa được trợ giá hoặc bán dưới giá thành đi vào thị trường nước Mỹ ».

Mỹ : Ngay sau bầu cử giữa kỳ, Trump sa thải bộ trưởng Tư pháp

Bộ trưởng Jeff Sessions tại trụ sở bộ Tư pháp Hoa Kỳ, ngày 25/10/2018.

Hôm qua 07/11/2018 ngay sau khi cuộc bầu cử giữa kỳ kết thúc, tổng thống Mỹ Donald Trump đã cách chức bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions, người vốn thường xuyên bị ông chỉ trích vì đứng ngoài trong cuộc điều tra về nghi vấn Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ. Quyết định này ngay lập tức làm căng thẳng quan hệ giữa Nhà Trắng và phe Dân Chủ, vừa giành được đa số tại Hạ viện. 

Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet gởi về bài tường trình: 

«Tổng thống Mỹ luôn gây bất ngờ cho mọi người, và áp đặt nhịp độ của ông lên đời sống chính trị. Việc sa thải ông Jeff Sessions ngay lập tức đã làm thay đổi giọng điệu trao đổi giữa Nhà Trắng và phe Dân Chủ, nay có đa số tại Hạ viện. 

Việt-Mỹ hoàn tất việc tẩy độc sân bay Đà Nẵng

Ông Francis Donovan, trưởng phái đoàn Mỹ thuộc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) trong lễ khai trương dự án tẩy rửa chất độc da cam, tại Đà Nẵng, ngày 09/08/2012.

Việt Nam và Hoa Kỳ đã hoàn tất việc tẩy rửa chất độc dioxin tại phi trường Đà Nẵng, nơi vận chuyển và trữ chất diệt cỏ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Trong buổi lễ tổ chức hôm qua 07/11/2018, thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh đã hoan nghênh việc Hoa Kỳ tham gia vào việc tẩy độc 30 hecta tại đây.

Ông Nguyễn Chí Vinh tuyên bố : « Hôm nay đánh dấu ngày mà sân bay Đà Nẵng không còn là điểm nóng về chất độc dioxin, người dân Đà Nẵng có thể an tâm rằng sức khỏe của họ không bị các hóa chất từ thời chiến tranh hủy hoại. Đây là bằng chứng cho thấy đang mở ra một tương lai mới cho sự hợp tác giữa hai chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ ».

Nga muốn họp HĐBA để bàn giảm nhẹ trừng phạt Bắc Triều Tiên

Binh sĩ Bắc Triều Tiên đặt hoa tại tượng Kim Nhật Thành và Kim Jong Il, nhân 73 năm ngày thành lập đảng Lao Động Bắc Triều Tiên. Ảnh KCNA cung cấp ngày 11/10/2018.

Matxcơva đề nghị Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc họp lại hôm nay 08/11/2018 để thảo luận về các biện pháp trừng phạt đang nhắm vào Bắc Triều Tiên. Trước đó vào mùa hè, Nga và Trung Quốc đã đòi hỏi giảm nhẹ trừng phạt đối với Bình Nhưỡng.

Hội đồng Bảo an hồi tháng 12/2017 đã thông qua nghị quyết trừng phạt thứ 10 đối với chương trình nguyên tử và đạn đạo Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng bị cấm xuất khẩu than đá, sắt, chì, hàng dệt may, hải sản ; và việc nhập khẩu dầu thô cũng như dầu tinh luyện bị hạn chế ngặt nghèo. Liên Hiệp Quốc cũng cấm mọi hoạt động trao đổi về công nghệ nguyên tử và thiết bị hỏa tiễn với Bình Nhưỡng.

Tin vắn 08.11.2018


Cảnh sát Mỹ tại hiện trường ở Thousand Oaks, California ngày 08/11/2018.

(AFP)Xả súng ở California, 12 người chết

Một người đàn ông vũ trang tối qua 07/11/2018 đã xả súng vào một quán bar đông khách ở Los Angeles, khi hàng trăm sinh viên đang tổ chức lễ hội. Cảnh sát trưởng cho biết 11 người trong quán và một cảnh binh đã thiệt mạng. Thủ phạm là Ian David Long, cựu quân nhân thủy quân lục chiến 28 tuổi, đã tự sát.

mercredi 7 novembre 2018

Trung Quốc hứng bão tại LHQ vì giam giữ cả triệu người Duy Ngô Nhĩ

"Cha mẹ và người thân của tôi, họ còn sống hay đã chết? Trong nhà tù hay trong trại tập trung?"

Hôm qua 06/11/2018 tại Genève, trong suốt cả buổi sáng, phái đoàn đông đảo của Trung Quốc do thứ trưởng ngoại giao Lạc Ngọc Thành (Le Yucheng) làm trưởng đoàn, đã phải hứng chịu một trận bão chỉ trích trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) ở Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. 
Đại diện Mỹ Mark Cassayre đòi hỏi Bắc Kinh « chấm dứt tất cả các kiểu bắt giam tùy tiện, trả tự do ngay lập tức cho hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu người bị giam giữ trong các trại cải tạo ở Tân Cương ». Đại sứ Pháp François Rivasseau cũng yêu cầu « kết thúc việc giam giữ người hàng loạt trong các trại tập trung », và đề nghị cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc Michelle Bachelet giám sát tình hình tại chỗ. 

Trong lúc đại sứ các nước liên tục đặt câu hỏi, đả kích, chất vấn đoàn Trung Quốc, bên ngoài trụ sở Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc khoảng 500 người biểu tình với các khẩu hiệu đòi « Chấm dứt diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ ».