mercredi 2 juillet 2014

Phạm Chí Dũng : Làm sao để hơi nóng thoát ra ?


Bình nước sôi

Mùa Hè năm 2014, cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ diễn ra vào trung tuần tháng Năm đã không có mặt Dan Baer - viên trợ lý điển trai của Ngoại trưởng Hoa Kỳ. Đây là người dẫn đầu đoàn đàm phán Mỹ tại cuộc đối thoại cùng tên vào Tháng Tư năm 2013, cũng là nhân vật được giới quan sát đánh giá là rất nhiệt tình cho công cuộc phục hồi các giá trị dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.

Tuy thế, cuộc gặp mặt giữa hai quốc gia cựu thù vào năm nay lại được dẫn dắt bởi một gương mặt không kém mẫn cảm so với trưởng phái đoàn Hoa Kỳ năm ngoái: Tom Malinowski. Cũng như Dan Baer, ông Malinowski phụ trách về dân chủ và nhân quyền và lao động - những lĩnh vực mà Hà Nội không thú vị chút nào.

Nhà báo Phạm Chí Dũng hội luận với giáo sư Carl Thayer và người Việt ở Úc


Tàu hải cảnh TQ kéo lên một khúc gỗ mà họ quy cho VN thả chướng ngại vật, 05/05/2014.
(SBTN Úc) Ngày 14/06/2014, một cuộc hội luận về chủ đề TPP và Biển Đông đã được Đài SBTN Úc châu tổ chức. Tham gia cuộc hội luận này có giáo sư Carl Thayer của Học viện Quốc phòng Úc, đại diện cộng đồng người Việt ở đất nước những chú chuột túi Kangaroo, và nhà báo Phạm Chí Dũng từ dân tộc đang phải hứng chịu tủi nhục bởi Trung Quốc.

Dưới đây là phần diễn đạt của nhà báo Phạm Chí Dũng trong tương tác với các vấn đề đặt ra từ người điều phối chương trình SBTN - luật sư Nguyễn Văn Thân - và các diễn giả khác.

- LS Nguyễn Văn Thân: Chúng tôi xin trân trọng đón chào TS Phạm Chí Dũng là một nhà báo tự do ở Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là thái độ của người Việt hải ngoại nên như thế nào đối với khuynh hướng thương thảo của nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay về vấn đề TPP. Tuy nhiên chúng tôi muốn được lắng nghe ý kiến của nhà báo Phạm Chí Dũng là, đối với anh thì các cộng đồng người Việt hải ngoại nên có thái độ như thế nào, và vấn đề Việt Nam thương thảo để vào TPP thì gồm những phần nào ?

Mua chiến hạm Mistral hiện đại của Pháp, Nga rút ngắn được thời gian

Lính hải quân Nga đến Saint-Nazaire, Pháp ngày 30/06/2014 để học điều khiển chiến hạm Mistral.
Bài đăng : Thứ tư 02 Tháng Bẩy 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 02 Tháng Bẩy 2014 
« Pháp-Nga, Mistral thắng cuộc », đó là tựa đề bài viết của nhật báo cánh tả Libération, nói về sự kiện 400 lính hải quân Nga đến thành phố cảng Saint-Nazaire của Pháp để được đào tạo việc điều khiển chiến hạm Mistral. Loại tàu chiến hiện đại này sẽ được Paris giao cho Matxcơva, mặc cho các áp lực đòi hỏi Pháp ngưng bán cho Nga.

Năm 2011 dưới thời Tổng thống Nicolas Sarkozy, một hợp đồng 1,2 tỉ euro đã được ký kết, theo đó Pháp bán cho Nga Mistral, chiến hạm phóng hỏa tiễn và điều khiển (BPC) có thể vận chuyển thiết bị quân sự và binh lính đến nơi xảy ra chiến sự. Pháp hiện có ba chiếc, đã từng sử dụng để đưa quân và vũ khí đến Mali trong chiến dịch Serval, hay để can thiệp ở Trung Phi tháng 12/2013. Còn tại Liban năm 2006, Mistral được đưa đến để di tản thường dân.

Quan trọng nhất ở chiến hạm loại BPC có lẽ là tính đa năng. Buồng chỉ huy của các tàu chiến này đầy các thiết bị điện tử, bệnh viện trên tàu có cả phòng phẫu thuật, chiến hạm cũng chở theo được các trực thăng. Đây là một công năng hết sức quan trọng trong chiến dịch Harmattan ở Libya năm 2011, giúp các trực thăng cất cánh một cách hoàn toàn bí mật ở cách vùng duyên hải chỉ vài cây số, để không kích lực lượng của Kadhafi trong đêm tối. Nhà sử học Jean-Christophe Notin nhấn mạnh : « Chính nhờ sự can thiệp này mà Mistral đã chinh phục được người Nga ».

Một Việt kiều Úc bị kết án tử hình vì ma túy

Bài đăng : Thứ bảy 28 Tháng Sáu 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 28 Tháng Sáu 2014 
AFP hôm nay 28/06/2014 loan tin, một Việt kiều Úc đã bị lãnh án tử hình vì toan mang ra khỏi Việt Nam 4 kí lô heroin. Ngoại trưởng Úc Julie Bishop cho biết đang thông qua các kênh ngoại giao để hỗ trợ.

Ông Phạm Trung Dũng, 37 tuổi, đã bị bắt với hai chiếc va-li có chứa ma túy tại sân bay Tân Sơn Nhất, định về Úc cùng với vợ và hai con, vào tháng 5/2013. Trước tòa án Thành phố Hồ Chí Minh, ông Dũng khai có hai người đàn ông không rõ lai lịch hứa trả 40.000 đô la để vận chuyển giùm heroin.

Bắc Kinh bắt một nhà biên kịch nổi tiếng nói thẳng


Bài đăng : Thứ bảy 28 Tháng Sáu 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 28 Tháng Sáu 2014 
Theo hãng tin AFP hôm 28/06/2014, công an Trung Quốc loan báo đã câu lưu một nhà viết kịch bản phim truyền hình nhiều tập nổi tiếng vì tội sử dụng ma túy, vào lúc Bắc Kinh tiếp tục chiến dịch chống lại các tội phạm và « tin đồn » trên mạng internet.

Thông cáo của công an hôm thứ Năm 26/6 chỉ nêu họ của người bị bắt là Chen. Nhưng những chi tiết khác cho thấy đây chính là Trần Loan Ninh (Chen Wanning), bút danh Ninh Tài Thần (Ning Caishen), vì bộ phim truyền hình này được rất nhiều người biết.

Bất đồng về lễ kỷ niệm vụ ám sát dẫn tới Đệ nhất Thế chiến

Bài đăng : Thứ bảy 28 Tháng Sáu 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 28 Tháng Sáu 2014 
Vào ngày này, cách đây đúng một thế kỷ, ngày 28/06/1914 Thái tử Áo-Hung, Đại công tước François Ferdinand bị một sinh viên người Serbia là Gavrilo Princip bắn chết tại Sarajevo – một sự kiện đã lôi kéo toàn thể các nước châu Âu và trận đại chiến thế giới lần thứ nhất.

Thủ đô của Bosnia & Herzegovina hôm nay (28/06/2014) trở thành trung tâm của một chương trình hoạt động văn hóa tưởng niệm, nhưng lại bị cộng đồng người Serbia tẩy chay. Từ Sarajevo, thông tín viên Grégoire Sauvage của RFI tường trình :

Kiev hy vọng lệnh ngưng bắn sẽ được tuân thủ ở miền đông

Bài đăng : Thứ bảy 28 Tháng Sáu 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 28 Tháng Sáu 2014 
Chính quyền Ukraina hy vọng hôm nay 28/06/2014 sẽ có được những hành động cụ thể từ phía Nga để lệnh ngưng bắn đưa ra cho phe nổi dậy ở miền đông có thể được chấp hành. Lệnh này đã được gia hạn ba ngày nhằm mục đích mở ra được một cuộc đối thoại hòa bình.

Các lãnh đạo Liên hiệp châu Âu đã ký kết một hiệp định hợp tác lịch sử với Ukraina hôm qua, khiến Kiev xa rời vòng ảnh hưởng của Matxcơva, cũng ra thời hạn cho Nga đến thứ Hai 30/6 tới phải có những biện pháp nhằm chấm dứt phong trào nổi dậy ly khai đẫm máu, nếu không sẽ bị trừng phạt.

vendredi 27 juin 2014

Cánh chim báo bão đã sải cánh tự do!

Đỗ Thị Minh Hạnh
Không còn là tin đồn nữa. Khi chính một nữ cựu tù nhân lương tâm còn trong vòng quản chế như Phạm Thanh Nghiên nghẹn ngào cho tôi biết, và chính anh Đỗ Ty – cha của Hạnh – xác nhận qua điện thoại, thì mọi ngờ vực đều tan biến.

Chiều muộn ngày 27/06/2014, Đỗ Thị Minh Hạnh – cánh chim báo bão những năm về trước – đã làm cộng đồng dân chủ trong nước và hải ngoại tràn ngập một niềm vui khó tả: cô vừa được tự do!

Hạnh đang trên đường về nhà!

Hầu tương tự như trường hợp của “người tù xuyên thế kỷ” Nguyễn Hữu Cầu, những tin tức đầu tiên về việc Minh Hạnh có thể được “cho về” đã xuất hiện cách thời điểm trả tự do khoảng một tháng. Và trong khoảng thời gian một tháng ấy, “họ cố ép tôi ký bản nhận tội, nhưng tôi nói rõ với họ là tôi không ký vì tôi không có tội gì hết!” – tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu thản nhiên thuật lại và còn ngâm nga bài thơ “Con bò kéo xe” của ông.

Triệu phú gốc Việt tại Pháp muốn mua tháp Eiffel


Triệu phú gốc Việt Chuc Hoang
Bài đăng : Thứ sáu 27 Tháng Sáu 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 27 Tháng Sáu 2014 
Phụ trang kinh tế của nhật báo Le Monde hôm nay có bài viết mang tựa đề « Chúc Hoàng, nhà triệu phú của tháp Eiffel » với giòng giới thiệu : « Ở tuổi 70, người kỹ sư Pháp gốc Việt kín tiếng ra khỏi bóng tối khi đưa ra đề nghị OPA đầu tiên » : ông muốn mua lại cổ phiếu của Công ty quản lý tháp Eiffel.

Dành hẳn một trang báo lớn cho bài viết, phía trên là chân dung nhà triệu phú gốc Việt mới chụp ngày 25/06/2014 tại Paris, Le Monde nhận định trong nhiều thập kỷ qua, ông Chúc Hoàng vẫn ẩn mình phía sau một số công ty như Tổng công ty thương mại Phương Đông, MI29 hay Quỹ địa ốc Wilson, nên ít ai chú ý đến.

Nhưng trong những năm gần đây, ông đã mua cổ phần của một số công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, như Bigben Interactive, chuyên phân phối các món phụ kiện dành cho game video. Thế là ông Chúc Hoàng « bị » tạp chí kinh doanh Challenges phát hiện, tính toán giá trị các cổ phiếu của ông và xếp ông vào danh sách 200 doanh nhân giàu nhất nước Pháp.

Nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh được trả tự do

Bài đăng : Thứ sáu 27 Tháng Sáu 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 27 Tháng Sáu 2014 

Theo tin từ thân nhân của cô Đỗ Thị Minh Hạnh, nhà hoạt động công đoàn trẻ tuổi này đã được trả tự do từ chiều qua 26/06/2014 và hiện cô đang trên đường về nhà ở Lâm Đồng. Đây là một thông tin ý nghĩa trong lúc giới hoạt động dân chủ đang vận động cho việc thành lập Công đoàn độc lập tại Việt Nam.

Trao đổi với RFI Việt ngữ qua điện thoại viễn liên, một người thân của Đỗ Thị Minh Hạnh cho biết vào lúc 18 giờ chiều qua cô đã gọi điện thoại báo tin cho gia đình là đã được trả tự do và đang trên đường về nhà. Vì đi xe từ Hà Nội đến Di Linh mất nhiều thời gian, nên dự kiến ngày mai Minh Hạnh mới về đến nơi ; gia đình sau khi được tin vui này đang chuẩn bị đón tiếp.

jeudi 26 juin 2014

Phạm Chí Dũng: Vì sao kinh tế Việt Nam quá khó để thoát Trung?

Bài đăng : Thứ năm 26 Tháng Sáu 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 26 Tháng Sáu 2014 

TS Phạm Chí Dũng - Saigon
(17:47)
« Thoát Trung », đó là cụm từ mới xuất hiện rất nhiều trên mặt báo chính thống cũng như trên các mạng xã hội Việt Nam trong thời gian gần đây, đặt ra một vấn đề lớn mà lâu nay hầu như nan giải. Không chỉ chính trị bị ảnh hưởng nặng nề từ « Thiên triều », mà nền kinh tế đang lệ thuộc chặt chẽ vào Trung Quốc, cũng hết sức chật vật khi muốn thoát khỏi vòng kiềm tỏa của người láng giềng khổng lồ tham lam, nhiều thủ đoạn ở phương Bắc.

RFI Việt ngữ đã đặt vấn đề này với nhà bình luận đồng thời là tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng ở Saigon.

RFI : Vào những ngày này người dân Việt Nam đang sống trong khung cảnh các giàn khoan Trung Quốc vẫn đều đặn tiến chiếm vùng lãnh hải của mình. Nhưng dư luận trong nước cũng đang dậy lên những tiền đề cho một phong trào “Thoát Trung”. Anh có chia sẻ với ý tưởng này không?

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng : Không phải chờ đến bây giờ khi các tàu Trung Quốc đâm nát tàu kiểm ngư Việt Nam, mà cách đây ba năm khi  “người anh em láng giềng” này lần đầu tiên dám cắt cáp tàu Bình Minh, ý tưởng đầu tiên về phong trào “Thoát Trung” đã hình thành trong một bộ phận giới trí thức Việt Nam. Tuy nhiên lúc đó chỉ là một bộ phận nhỏ thôi. Hơn nữa, có muốn trở nên "bộ phận lớn" cũng chưa thể được vì khi đó Nhà nước Việt Nam còn say sưa trấn áp, đàn áp các cuộc biểu tình ôn hòa phản đối Trung Quốc.

Nhưng còn bây giờ thì tình hình đã trở nên bĩ cực hơn nhiều. Dù cho chính quyền vẫn chưa bớt ham muốn việc phong tỏa biểu tình chống Trung Quốc, nhưng một khi quân đội Việt Nam bị đặt vào thế sẵn sàng chiến đấu thì không có lý gì để phong trào “Thoát Trung” không trỗi dậy.

Quán ăn hai ngàn đồng : Lòng nhân ái vẫn như mạch nước ngầm

Ông John Kelly, tình nguyện viên người Mỹ nguyên là giám đốc bưu điện, đang phục vụ tại một quán Nụ Cười ở Saigon
Thứ tư 25 Tháng Sáu 2014


Tạp chí xã hội 25/06/2014
(17:31)
Trong xã hội vẫn còn những tấm lòng, thậm chí như mạch nước ngầm. Nếu mình khai đúng mạch thì sẽ tuôn chảy, thành thác, thành sông. Cho nên gần hai năm rồi, mà quán tôi vẫn còn và sắp sửa mở mấy quán nữa, thành thử có được niềm tin vào lòng nhân ái của con người...Những hôm Ngày Thứ Năm Hạnh Phúc, mình bán bún bò, hủ tiếu, phở… một ngàn đồng một tô. Có những gia đình bà vợ lượm ve chai, ông chồng chạy xe ôm chở hai đứa con lại, đem theo 8 ngàn đồng mua 8 tô phở, họ nói là trong đời chưa bao giờ cả gia đình đi ăn phở...

Hai ngàn đồng Việt Nam, món tiền lẻ nhiều khi không đủ để gởi xe, nhưng cũng đủ cho một bữa cơm tươm tất, sạch sẽ nơi các quán mang tên Nụ Cười ở Saigon. Với số tiền nhỏ bé này, người nghèo khi bước vào các quán cơm từ thiện trên được phục vụ cơm trưa có ba món đầy đủ chất dinh dưỡng cùng với món tráng miệng.

Giá trị thật của bữa ăn là từ 15 đến 20 ngàn đồng, nhưng được bán với giá hai ngàn đồng thay vì cho không để tôn trọng những người nghèo khổ nhưng giàu lòng tự trọng : họ bỏ tiền ra mua, chứ không phải đi xin. Bên cạnh đó cứ mỗi tuần vào ngày thứ Năm lại có bán những món nước như bún bò, phở…là những món xa xỉ đối với nhiều người lao động, chỉ với giá một ngàn đồng.

Thư cảnh báo của nhà báo Phạm Chí Dũng


Về dấu hiệu giới đấu tranh dân chủ có thể bị đầu độc

Đã và đang xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm tính mạng đối với những người đấu tranh dân chủ và chống Trung Quốc. Gần đây, một số nhân chứng cho biết đã bị ngộ độc chỉ sau một ngày được “người lạ” mời nước uống. Hiện trường tình nghi bị đầu độc như thế có thể diễn ra ở sân bay, ở một số địa điểm giải trí và ẩm thực, thậm chí không loại trừ ngay tại đồn công an.

Tháng 5/2014, ngay sau cuộc biểu tình phản đối giàn khoan HD 981 của Trung Quốc, hàng ngàn công nhân ở một nhà máy tại miền Bắc đã phải nhập viện do bị ngộ độc. Dấu hiệu đầu độc tập thể cũng có thể biến thành đầu độc cá nhân vào bất cứ khi nào cá nhân đó lơ đãng hoặc cả tin.

Pháp bổ nhiệm đặc sứ chuyên trách quan hệ kinh tế với ASEAN


Bài đăng : Thứ năm 26 Tháng Sáu 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 26 Tháng Sáu 2014 
Bộ Ngoại giao Pháp hôm 25/06/2014 thông báo, cựu Chủ tịch tập đoàn PSA Peugeot Citroën, ông Philippe Varin đã được bổ nhiệm làm đặc sứ chuyên trách quan hệ kinh tế với các nước ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á).

Theo Bộ Ngoại giao Pháp, mười nước ASEAN là « một thị trường 600 triệu dân đang tăng trưởng mạnh », nhưng « sự hiện diện của các doanh nghiệp Pháp tại đây vẫn chưa tương xứng với tiềm năng ». Thế nên Ngoại trưởng Laurent Fabius coi việc phát triển quan hệ với ASEAN là một « ưu tiên », trong lúc lượng xuất khẩu của Pháp sang khu vực này gần tương đương với xuất khẩu sang Trung Quốc.

Một tàu cá Trung Quốc chìm gần Senkaku, 5 ngư dân mất tích

Bài đăng : Thứ sáu 27 Tháng Sáu 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 27 Tháng Sáu 2014 
Reuters dẫn tin từ Tân Hoa Xã cho biết, năm ngư dân Trung Quốc đã bị mất tích sau khi chiếc tàu cá của những người này bị chìm hôm nay 27/06/2014 ở phía bắc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Bắc Kinh tranh chấp với Nhật Bản tại Biển Hoa Đông.

Nhân dân Nhật báo nói rằng sáng nay tàu Minxiayu 01003 bị nước tràn vào lúc đang đánh cá và sau đó bị chìm. Một tàu hải quân Trung Quốc ở gần đó đã cứu được năm ngư dân, một chiếc tàu hải quân khác đang hỗ trợ tìm kiếm năm ngư dân bị mất tích.

Một trí thức Duy Ngô Nhĩ bị bỏ đói trong tù

Bài đăng : Thứ năm 26 Tháng Sáu 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 26 Tháng Sáu 2014 
Luật sư của Ilham Tohti, một trí thức uyên bác người Duy Ngô Nhĩ bị bắt giam từ tháng Giêng và buộc tội « ly khai » hôm nay 26/06/2014 cho AFP biết, ông Tohti đã bị chính quyền Trung Quốc bỏ đói trong suốt 10 ngày.

Nhà kinh tế Ilham Tohti được nhiều người biết đến qua việc tố cáo nạn đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, tộc người chiếm đa số ở Tân Cương. Cuối tháng Hai, ông bị cáo buộc « ly khai », một tội danh có mức án rất nặng thậm chí tử hình.

Nhiều người Duy Ngô Nhĩ bị kết án nặng nề trong phiên « đấu tố » tại Tân Cương

Bài đăng : Thứ năm 26 Tháng Sáu 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 26 Tháng Sáu 2014 
Theo AFP hôm nay 26/06/2014, tòa án Trung Quốc đã tuyên những bản án tù nặng nề đối với 9 bị cáo bị cho là « khủng bố ». Các bản án này được tuyên bố công khai trước 3.000 người được huy động đến tham gia « đấu tố » ở Tân Cương.

Sự kiện trên minh họa cho khuynh hướng tăng cường đàn áp hiện nay của chính quyền cộng sản Trung Quốc đối với những người bị cáo buộc là Hồi giáo ly khai, ở vùng đất rộng mênh mông mà cư dân hầu hết là người Duy Ngô Nhĩ chống đối lại sự đô hộ của Bắc Kinh.

Quân đội Thái Lan khẳng định không trù tính trước vụ đảo chính

Bài đăng : Thứ năm 26 Tháng Sáu 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 26 Tháng Sáu 2014 
Hãng tin Pháp AFP hôm nay 26/06/2014 cho biết, một viên chức cao cấp trong quân đội Thái Lan bác bỏ cáo buộc tập đoàn quân sự đã dự kiến trước việc xóa bỏ ảnh hưởng của cựu Thủ tướng đang lưu vong Thaksin Shinawatra, nhiều năm trước vụ đảo chính ngày 22/5, theo như cuộc phỏng vấn trên BBC.

Tướng Chatchalerm Chalermsukh, phụ trách giám sát hệ thống tư pháp tuyên bố : « Theo như tôi biết, việc này không được trù tính trước, bởi vì như vậy là bất hợp pháp ». Lời khẳng định này trái ngược với các cáo buộc vào cuối tuần trước của Suthep Thaugsuban, người lãnh đạo nhiều cuộc biểu tình diễn ra trước vụ đảo chính.

Phương Tây tăng áp lực lên Nga trước khi hết hạn hưu chiến

Bài đăng : Thứ năm 26 Tháng Sáu 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 26 Tháng Sáu 2014 
Theo AFP, các nước phương Tây hôm nay 26/06/2014 gia tăng sức ép lên Matxcơva, và Washington đòi hỏi phải hành động « ngay những giờ sắp tới » nhằm làm dịu bớt tình hình tại miền đông Ukraina, một ngày trước khi lệnh ngưng bắn hết hạn.

Những trận đánh (đã làm cho trên 400 người chết kể từ tháng Tư) vẫn tiếp tục trong những ngày qua tại vùng công nghiệp Donbass nói tiếng Nga, mặc dù lệnh ngưng bắn đã được Tổng thống Ukraina Porochenko đưa ra từ thứ Sáu 20/6 và được một thủ lãnh nổi dậy đồng ý.

mardi 24 juin 2014

Những cuộc rượt đuổi tại quần đảo Hoàng Sa

Tàu TQ dùng vòi rồng tấn công tàu VN ngày 03/05/2014.
Tờ báo uy tín Le Monde của Pháp số đề ngày 24/06/2014 dành đến hai trang lớn cho vấn đề Biển Đông và Hoa Đông. Còn trên trang nhất là tấm ảnh một tàu Trung Quốc đang dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam, với dòng tựa « Bắc Kinh liên tục khiêu khích và đe dọa hòa bình trên Biển Đông ».

Thụy My xin dịch bài phóng sự của đặc phái viên Bruno Philips, tường thuật từ một tàu kiểm ngư Việt Nam.

Việc Trung Quốc đặt giàn khoan tại quần đảo được cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội đòi hỏi chủ quyền gây căng thẳng.

Ở khoảng cách này, chừng mười hai hải lý, giàn khoan màu cam của Trung Quốc chỉ là một nét vạch thẳng đứng ở chân trời, khó nhận ra trên bầu trời chao đảo của Biển Đông. Bây giờ là tám giờ sáng ngày thứ Bảy, 14 tháng Sáu.

Chiếc tàu hai màu trắng xanh của kiểm ngư Việt Nam rẽ sóng tiến lên, mũi tàu hướng về phía những chiếc tàu Trung Quốc đầu tiên. Khoảng ba chục chiếc tàu Trung Quốc tạo thành một loại vòng cung bảo vệ giàn khoan mà Bắc Kinh đã đặt « bất hợp pháp » - theo như Hà Nội, tại vùng biển tranh chấp Hoàng Sa ở ngoài khơi Việt Nam.

Từ loa phóng thanh bỗng vang lên lời cảnh báo bằng tiếng Việt, Hoa và Anh : « Tất cả các tàu nước ngoài xin chú ý, đây là vùng biển Việt Nam, các vị ở đây là đã vi phạm Công ước 1982 về Luật Biển và chủ quyền Việt Nam. Yêu cầu ngưng ngay các hoạt động và rút khỏi nơi đây ! »