jeudi 17 novembre 2011

Một người Trung Quốc toan tự thiêu ở Thiên An Môn

Bài đăng : Thứ năm 17 Tháng Mười Một 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 17 Tháng Mười Một 2011
 
Một người đàn ông Trung Quốc toan tự thiêu tại quảng trường Thiên An Môn - trung tâm Bắc Kinh, địa điểm được cả thế giới biết đến qua vụ đàn áp đẫm máu sinh viên biểu tình vào tháng 6/1989. Vụ tự thiêu này xảy ra vào cuối tháng 10, nhưng đến nay (17/11) Bắc Kinh mới công nhận vì đã bị báo chí Anh tiết lộ.

Trong bản thông báo, Sở Công an thành phố cho biết, hôm 21/10/2011 vào khoảng 11 giờ, một người đàn ông họ Vương đã tiến gần Kim Thủy Kiều - chiếc cầu bằng đá cẩm thạch dẫn đến Tử Cấm Thành, nằm phía bắc quảng trường Thiên An Môn - và bất ngờ châm lửa vào quần áo mình. Các nhân viên công an có mặt tại đó đã dập tắt lửa chỉ trong hơn một chục giây sau.

Theo tờ báo duy nhất có đề cập đến vụ này là tờ Global Times của nhà nước, thì vụ tự thiêu đầu tiên kể từ hàng chục năm qua tại Thiên An Môn, là không mang tính chính trị. Xin nhắc lại, cái tên của quảng trường nổi tiếng biểu trưng cho quyền lực chính trị của Bắc Kinh, cho đến nay vẫn bị kiểm duyệt, không thể nào tìm thấy trên internet tại Trung Quốc. Tờ Global Times nói thêm, ông Vương, 42 tuổi, gốc ở Hồ Bắc, tự thiêu vì bất bình với phán quyết của tòa án trong một vụ kiện dân sự.

Hãng tin AFP nhận định, sau bốn tuần lễ im lặng, có lẽ chính quyền Bắc Kinh đành phải tiết lộ nhỏ giọt thông tin nhạy cảm trên đây, vì nhật báo Daily Telegraph của Anh đã công bố một tấm ảnh về vụ tự thiêu này, do một du khách chụp được.

Alan Brown, người khách du lịch đã chụp ảnh, cho tờ báo Anh biết : « Người đàn ông ấy đã hành động ngay trước mắt tôi. Ông ta nhảy qua hàng rào dọc theo tuyến đường dành cho xe đạp, trước chân dung Mao Trạch Đông. Ông nói nhanh điều gì đó với một người công an đứng gần, người này phản ứng nhưng người đàn ông trên đã rút hộp quẹt máy ra và châm lửa tự thiêu ». Theo Global Times, thì ông Vương đã được đưa đến bệnh viện và sau đó đã bình phục.

Hàng ngàn người đã chết tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989, khi đảng Cộng sản Trung Quốc cho xe tăng đến cán lên các sinh viên biểu tình đòi dân chủ tại đây, chấm dứt bảy tuần lễ xuống đường của phong trào phản kháng bị Bắc Kinh gọi là « cuộc nổi dậy phản cách mạng ».

Từ đó đến nay, quảng trường này được lực lượng an ninh thường xuyên canh giữ cẩn mật. Ngày 23/01/2001, tại Thiên An Môn đã xảy ra vụ tự thiêu tập thể của năm người được cho thành viên Pháp Luân Công, nhưng ban lãnh đạo phong trào này lên án chính quyền Trung Quốc đã dàn cảnh ra vụ này để làm mất uy tín của Pháp Luân Công.

tags: Châu Á - Trung Quốc - Xã hội

Mỹ sẽ phản ứng mạnh nếu Bắc Triều Tiên phát triển chương trình nguyên tử

Bài đăng : Thứ năm 17 Tháng Mười Một 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 17 Tháng Mười Một 2011 

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm nay (17/11) trong bài diễn văn đọc trước Quốc hội Úc cảnh báo, Hoa Kỳ sẽ có những biện pháp «cứng rắn» đối với mọi mưu toan tăng cường chương trình nguyên tử của Bắc Triều Tiên.

Ông Obama tuyên bố : « Việc chuyển giao các vật liệu hạt nhân từ Bắc Triều Tiên sang các nhà nước hay các tổ chức khác sẽ được Hoa Kỳ và đồng minh xem là một mối đe dọa nghiêm trọng » và trong trường hợp đó Washington sẽ « phản ứng mạnh mẽ ».

Tổng thống Mỹ nói tiếp : « Bình Nhưỡng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về các hành động như thế » và ông đảm bảo rằng những cam kết của Hoa Kỳ đối với Hàn Quốc là « không bao giờ suy suyển ».

Washington vẫn xem chương trình làm giàu uranium của Bắc Triều Tiên là một nguy cơ và liên tục đòi quốc gia cộng sản này phải có những hành động cụ thể trong vấn đề giải trừ hạt nhân, trước khi tái lập vòng đàm phán sáu bên. Trong tuần này Mỹ cũng đã bày tỏ quan ngại về việc một lò phản ứng nguyên tử nước nhẹ sắp được Bình Nhưỡng đưa vào vận hành, cho rằng vấn đề này vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc năm 2005.

Đặc sứ Liên Hiệp Quốc về Bắc Triều Tiên sẽ đến Hàn Quốc để thu thập thông tin về nhân quyền

Hãng tin Yonhap trích nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Hàn Quốc hôm nay (17/11) cho biết, báo cáo viên Liên Hiệp Quốc về vấn đề nhân quyền ở Bắc Triều Tiên, ông Marzuki Darusman sẽ đến Hàn Quốc tuần tới để thu thập các thông tin liên quan.

Trong sáu ngày lưu lại đây, đặc sứ Liên Hiệp Quốc sẽ gặp gỡ các viên chức chính quyền và thăm viếng các khu nhà dành cho người tị nạn Bắc Triều Tiên.

Vẫn theo Yonhap Ủy ban văn hóa xã hội Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc dự kiến trong tuần này sẽ thông qua bản dự thảo nghị quyết bày tỏ « mối quan ngại vô cùng sâu sắc » về các bản án tử hình vì các lý do chính trị và tôn giáo, các vụ trừng phạt tập thể, và sự hiện diện của một lượng lớn các trại tù ở Bắc Triều Tiên. Theo ông Darusman, thì có khoảng 200.000 tù nhân chính trị đang bị giam giữ, tăng cao so với 10 năm trước.
Nghị quyết cũng lấy làm tiếc là đặc sứ Liên Hiệp Quốc không được phép đến Bắc Triều Tiên và Bình Nhưỡng không hề tỏ ra hợp tác trong vấn đề nhân quyền.

tags: Bắc Triều Tiên - Hoa Kỳ - Quốc tế

AIEA họp kín để bàn về hồ sơ nguyên tử Iran

Bài đăng : Thứ năm 17 Tháng Mười Một 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 17 Tháng Mười Một 2011 
 
Ngày 17/11/2011, Hội đồng quản trị Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA) bắt đầu họp kín tại Vienna trong hai ngày, để bàn luận về bản báo cáo liên quan đến chương trình hạt nhân quân sự bí mật của Iran. Các nước phương Tây bất đồng với Nga và Trung Quốc trước viễn cảnh một cường quốc nguyên tử mới trỗi dậy.

Từ Vienna, thông tín viên RFI Blaise Gauquelin cho biết thêm chi tiết :

« Đó là một báo cáo đơn giản dài khoảng 50 phút, được trình bày tại một trong những phòng chiếu phim của Liên Hiệp Quốc không có gì đặc biệt. Nhưng dù sao đó cũng là một bản báo cáo mang tính lịch sử. 

Ngày 11/11/11, các bản phim đã lần lượt được chiếu lên cho các đoàn đại biểu. Trưởng đoàn thanh tra của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA), trước một cử tọa đầy sững sờ, đã trình bày chi tiết tất cả các yếu tố kỹ thuật của chương trình nguyên tử quân sự, mà Iran vẫn tiếp tục kiên quyết chối bỏ. 

Đoàn đại biểu Nga và Trung Quốc rời phòng họp với gương mặt tái mét và từ đó không còn một ai tại Vienna có thể nghi ngờ nữa : rõ ràng là Iran muốn chế tạo bom nguyên tử. Vấn đề hiện nay là phải phản ứng như thế nào trước tình hình mới này. 

Các nước phương Tây cho rằng « Cần phải bỏ phiếu cho việc trừng phạt ngay lập tức », với hy vọng sẽ khơi lại các cuộc nổi dậy của dân chúng tại Iran và cuối cùng sẽ làm sụp đổ chế độ Hồi giáo.
« Không bao giờ ! », Nga và Trung Quốc đáp lại. Hai nước này muốn dời lại vào kỳ họp tháng Ba tới. Điều đó chẳng khác nào thú nhận ngay lập tức là Iran nay là một cường quốc nguyên tử và thế giới chưa chuẩn bị cho viễn cảnh này. »

Theo một nguồn tin ngoại giao, AIEA cố gắng đưa ra một nghị quyết có thể được tất cả các bên chấp nhận, yêu cầu Iran từ nay cho đến phiên họp tới vào tháng 3/2012 phải trả lời tất cả các vấn đề nêu ra trong bản báo cáo.

Đối với các nước phương Tây, báo cáo mới nhất của AIEA là một bước ngoặt của cuộc điều tra về chương trình hạt nhân của Teheran kéo dài đã 8 năm qua, và là cơ hội buộc quốc gia Hồi giáo này phải tỏ ra hợp tác. Còn Trung Quốc, mà Iran vốn là một trong những nguồn cung cấp dầu hỏa chủ yếu và Nga, vốn duy trì quan hệ thương mại chặt chẽ với Teheran, thì chống đối lại mọi dự định trừng phạt Iran. Về phía Iran thì vẫn lên án AIEA bị áp lực chính trị của Mỹ.

tags: Hạt nhân - Iran - Quốc tế - Theo dòng thời sự
 

Miến Điện kêu gọi phương Tây bỏ cấm vận

Bài đăng : Thứ năm 17 Tháng Mười Một 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 17 Tháng Mười Một 2011 
 
Chính phủ Miến Điện kêu gọi các nước phương Tây hỗ trợ các nỗ lực mở cửa của Rangoon bằng cách dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt được áp đặt từ cuối thập niên 90. Lời yêu cầu này được Bộ trưởng Thông tin Miến Điện đưa ra trong bài trả lời phỏng vấn của báo Wall Street Journal số ra ngày hôm nay 17/11.

Bộ trưởng Thông tin Kyaw Hsan, kiêm phát ngôn viên chính phủ Miến Điện tuyên bố : « Chúng tôi đang trên con đường hướng về dân chủ. Đó là một tiến trình cải cách không thể đảo ngược ». Ông nói tiếp : « Nếu chúng tôi có được sự hợp tác quốc tế trong thời gian này, thì sẽ có khả năng tăng tiến nhanh hơn trong quá trình phát triển và chắc chắn là điều này mang lại lợi ích cho cả đôi bên ». 

Ông Kyaw Hsan nhấn mạnh, trong bối cảnh đó, các biện pháp trừng phạt về kinh tế và chính trị, đặc biệt là do Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu áp đặt, sẽ cản trở quá trình cải cách và phát triển của Miến Điện. Như thế, Rangoon đành phải quay sang Trung Quốc, hiện là một trong những nhà đầu tư chủ yếu tại nước này. Ông nói : « Khi đấu tranh cho sự phát triển, thì người ta không có chọn lựa, phải chấp nhận cái gì tốt nhất cho đất nước ». 

Lời kêu gọi của Rangoon được đưa ra vào thời điểm hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN khai mạc hôm nay 17/11/2011 tại Bali, Indonesia. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á có lẽ sẽ chấp nhận việc Miến Điện làm chủ tịch luân phiên của khối này vào năm 2014, đánh dấu sự trở lại của Rangoon trên chính trường quốc tế.

Sau các cuộc bầu cử đầu tiên kể từ 20 năm qua được tổ chức vào tháng 11/2010 và việc trả tự do cho nhà đối lập Aung San Suu Kyi, tập đoàn quân sự cầm quyền Miến Điện đã tự giải tán vào tháng Ba năm nay. Quyền lực được chuyển giao lại cho một chính quyền được gọi là « dân sự » nhưng thực tế vẫn do các quân nhân lãnh đạo. Chính quyền mới đã tiến hành đối thoại với giải Nobel Hòa bình và trả tự do cho khoảng 200 tù chính trị vào tháng Mười.

Nhưng Washington và Bruxelles luôn đòi hỏi Rangoon phải trả tự do cho hàng trăm tù nhân, nếu muốn phương Tây dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt.  Ngày 17/11/2011, tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố : « Các vụ vi phạm nhân quyền vẫn tiếp diễn. Vì vậy chúng tôi tiếp tục nêu rõ các biện pháp mà chính quyền Miến Điện cần áp dụng nếu muốn cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ ».

tags: Châu Á - Miến Điện
 

Một trụ sở cơ quan tình báo Syria bị tấn công

Bài đăng : Thứ tư 16 Tháng Mười Một 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 16 Tháng Mười Một 2011 
 
Hôm nay (16/11/2011), lần đầu tiên một trung tâm thuộc cơ quan tình báo Syria ở gần Damas đã bị các quân nhân ly khai tấn công. Sự kiện này diễn ra chỉ vài giờ trước hội nghị của Liên đoàn Ả Rập bàn về hồ sơ Syria, và quốc tế đang gia tăng áp lực lên chế độ của Tổng thống Assad.

Theo Ủy ban Điều phối Địa phương (LCC), tổ chức đối lập chuyên điều phối các cuộc biểu tình chống chính phủ Syria, cuộc tấn công trên đây diễn ra vào sáng sớm, do “Quân đội Syria Tự do” tiến hành. Lực lượng này được đại tá Riad al-Assad, một sĩ quan ly khai đang tị nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ huy, đã dùng rốc-kết và lựu đạn đánh vào trung tâm tình báo hàng không ở cửa ngõ thủ đô Damas.

Tổ chức Quan sát Syria về Nhân quyền (OSDH) có trụ sở tại Anh cũng xác nhận thông tin trên. Lực lượng “Quân đội Syria Tự do” cũng loan báo việc thành lập một hội đồng quân sự lâm thời nhằm lật đổ chế độ, bảo vệ người dân và phòng ngừa tình trạng hỗn loạn.

Vụ tấn công trên đây xảy ra chỉ vài tiếng đồng hồ, trước khi Liên đoàn Ả Rập nhóm họp tại Rabat để thông qua quyết định loại trừ Damas khỏi các hoạt động của tổ chức này. Quyết định trên đã được sự đồng thuận của 18/22 thành viên Liên đoàn hôm 12/11. Chế độ Assad cũng bị đe dọa trừng phạt do không chịu áp dụng kế hoạch của các nước Ả Rập nhằm chấm dứt bạo lực, trả tự do cho những người biểu tình bị cầm tù, và triệt thoái lực lượng vũ trang khỏi các thành phố.

Hôm qua, truyền hình nhà nước Syria đã loan báo việc trả tự do cho “1.180 tù nhân có liên can đến các sự kiện ở Syria, tay không bị vấy máu”. Nhưng Bộ Ngoại giao Syria lại khẳng định là Damas sẽ không tham gia vào hội nghị của Liên đoàn Ả Rập, cũng như một hội nghị giữa các nước Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến diễn ra trong hôm nay tại Rabat.

Hoa Kỳ bày tỏ mong muốn hội nghị Liên đoàn Ả Rập sẽ “gởi một thông điệp mạnh mẽ đến ông Assad, cần phải có một sự chuyển đổi dân chủ và chấm dứt sử dụng bạo lực chống lại nhân dân”. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner đã cổ vũ việc quốc tế gia tăng áp lực lên chế độ Assad, cụ thể là việc Thổ Nhĩ Kỳ quyết định trừng phạt Syria.

Hôm qua Ankara đã ngưng hợp tác với Damas trong việc khai thác dầu hỏa, và cho biết có thể xem xét lại việc cung cấp điện. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay tuyên bố trước khi khai mạc Diễn đàn Hợp tác Thổ Nhĩ Kỳ - Ả Rập là “Chế độ Syria sẽ phải trả giá rất đắt những việc đã làm”. 

Ngoại trưởng Pháp Alain Juppé hôm nay cho biết, các vụ bạo lực mới tại Syria đã khiến cho Pháp phải đóng cửa hai lãnh sự quán, các cơ sở văn hóa cũng như triệu hồi đại sứ Pháp tại Damas về nước. Trước đó vào đầu tuần, Quốc vương Abdallah đệ nhị của Jordanie là lãnh tụ Ả Rập đầu tiên kêu gọi ông Assad nên từ chức, còn hoàng tử Ả Rập Xê Út Turki al-Faiçal cho rằng sự ra đi của Tổng thống Assad là không thể tránh khỏi. Về phía Liên hiệp châu Âu đã mở rộng số nhân vật chế độ Syria bị trừng phạt lên 18 người, và phong tỏa các món vay từ châu Âu.

tags: Quốc tế - Syria - Theo dòng thời sự
 

Thái Lan: Khả năng ân xá Thaksin gây căng thẳng

Bài đăng : Thứ tư 16 Tháng Mười Một 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 16 Tháng Mười Một 2011 
 
Sân khấu chính trị Thái Lan hôm nay (16/11/2011) đã nóng lên sau khi có tin đồn là một nghị định ân xá đã được soạn thảo, nhằm giúp cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, anh ruột của đương kim Thủ tướng Yingluck Shinawatra, có thể trở lại nước này.

Báo chí Thái Lan cho biết, chính phủ đã thông qua một dự thảo nghị định ân xá, sẽ trình lên Quốc vương Bhumipol Adulyadej để được ký duyệt trước ngày sinh nhật của ngài vào 5/12 tới. Theo tờ Bangkok Post, thì dự kiến hoàng gia Thái sẽ ân xá cho “các tù nhân từ 60 tuổi trở lên, bị kết án dưới ba năm tù”. Có vẻ như nghị định này được “đo ni đóng giày” cho ông Thaksin Shinawatra, năm nay 62 tuổi, bị kết án khiếm diện hai năm tù vì tội trốn thuế, sau khi bị đảo chánh vào năm 2006.

Nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra, 44 tuổi, vốn không có kinh nghiệm chính trị và vẫn được xem là “con rối” của ông anh Thaksin, đã không đưa ra lời bình luận nào. Uy tín của bà đang đi xuống trước những lời chỉ trích về việc điều hành kém cỏi khi lũ lụt đang đe dọa Bangkok. Còn Phó thủ tướng Chalerm Yubumrung, vốn thay bà Yingluck chủ trì cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng hôm qua, nói rằng đây là một “cuộc họp kín, không có quyết định chính thức, về các chủ đề có liên quan đến Quốc vương”.

Theo một nhà phân tích, thực ra thủ tục phức tạp hơn người ta tưởng, vì muốn được ân xá thì phải đang là tù nhân. Như thế ông Thaksin phải trở lại Bangkok, bị giữ trong một đồn cảnh sát hoặc nhà giam trong vài giờ, đợi đến lúc nghị định ân xá được ban hành.

Hiện nay không có gì chắc chắn là ông Thaksin sẽ chấp nhận các rủi ro này, trong bối cảnh chính phủ Thái đang bị suy yếu trước trận lụt lịch sử. Trong những tháng gần đây, cựu Thủ tướng Thái Lan đang lưu vong liên tục đưa ra những lời tuyên bố trái ngược nhau. Khi thì ông Thaksin nói việc trở về nước không phải là ưu tiên, khi lại nói là rất muốn về dự đám cưới của con gái vào giữa tháng 12 tới.

Trong khi đó, các lời bình luận về khả năng trở lại của ông Thaksin đã tràn ngập trên các mạng xã hội, và phe đối lập tỏ ra phẫn nộ trước nghị định dọn đường cho cựu Thủ tướng quay lại. Đảng đối lập chính là đảng Dân chủ cho rằng tình hình sẽ rất căng thẳng, và việc ân xá như trên sẽ làm chia rẽ thêm đất nước Thái Lan. Các nhà phân tích e ngại việc ông Thaksin Shinawatha về nước sẽ đổ dầu vào lửa cho một loạt các phong trào phản kháng.

Thái Lan vốn đã bị chia rẽ trầm trọng, giữa những người nghèo ở miền bắc và đông bắc đa số ủng hộ ông Thaksin, với tầng lớp trung lưu và thượng lưu ở thủ đô. Xin nhắc lại, cuộc khủng hoảng mùa xuân năm 2010 với các cuộc biểu tình của hàng trăm ngàn người tại trung tâm Bangkok đòi ông Thaksin phải được trở lại, đã làm cho 90 người chết và trên 1.900 người bị thương.

tags: Châu Á - Thái Lan
 

Bình Nhưỡng bắn thử tên lửa mới chống chiến hạm

Bài đăng : Thứ tư 16 Tháng Mười Một 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 16 Tháng Mười Một 2011 
 
Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap hôm nay (16/11) cho biết, Bình Nhưỡng gần đây đã tiến hành bắn thử các hỏa tiễn mới chống chiến hạm tại Hoàng Hải, khiến Seoul phải tăng cường năng lực phòng không. Loại tên lửa này là phiên bản cải tiến của loại hỏa tiễn địa không Styx.

Hãng Yonhap dẫn nguồn một nguồn tin nặc danh từ chính phủ Hàn Quốc nói rằng, quân đội Bắc Triều Tiên đã tiến hành hai vụ bắn thử hỏa tiễn không đối hạm từ các máy bay ném bom loại IL-28, một vụ trong tháng 10 và vụ thứ hai vào đầu tháng 11. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã từ chối bình luận về thông tin trên.

Yonhap cho biết thêm, các hỏa tiễn này là phiên bản đã được cải tiến của loại hỏa tiễn địa-không Styx, có tầm bắn 40 km, đang được Bình Nhưỡng triển khai dọc theo vùng duyên hải phía tây. Nguồn tin trên nói rằng, nếu Bắc Triều Tiên bắn tên lửa chống chiến hạm từ máy bay IL-28 gần đường lãnh hải phía bắc, sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với các tàu tuần tiễu và khu trục hạm của Hàn Quốc. Cũng theo nguồn tin được Yonhap trích dẫn, thì quân đội Hàn Quốc đang tăng cường mặt trận phòng không trên mặt đất và trên biển.

Bình Nhưỡng không công nhận đường lãnh hải trên đây, vốn được Bộ chỉ huy lực lượng Liên Hiệp Quốc do Mỹ cầm đầu vạch ra sau chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Các cuộc chạm trán dữ dội đã diễn ra giữa hai nước Triều Tiên chung quanh đường biên giới này vào các năm 1999, 2002 và 2009.

Năm 2010, một tàu ngầm Hàn Quốc đã bị trúng ngư lôi khiến 46 thủy thủ thiệt mạng. Theo điều tra của quốc tế, thì Bắc Triều Tiên là thủ phạm, nhưng Bình Nhưỡng luôn chối bỏ việc này. Quan hệ giữa hai nước Triều Tiên bắt đầu bớt căng thẳng đôi chút từ đầu năm nay.

tags: Bắc Triều Tiên - Châu Á - Hàn Quốc
 

Mỹ quan ngại về lò hạt nhân nước nhẹ của Bắc Triều Tiên

Bài đăng : Thứ tư 16 Tháng Mười Một 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 16 Tháng Mười Một 2011 
 
Hôm qua (15/11) Hoa Kỳ đã bày tỏ quan ngại về việc Bắc Triều Tiên tuyên bố sẽ cho vận hành một lò phản ứng nguyên tử sử dụng nước nhẹ do Bình Nhưỡng tự sản xuất. Các chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên trong những năm gần đây đã gây lo ngại, nhất là khi đàm phán sáu bên vẫn chưa thể tái lập.

Ông Mark Toner, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố, chương trình nguyên tử Bắc Triều Tiên và việc xây dựng lò phản ứng trên là “vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, cũng như các cam kết của Bình Nhưỡng trong bản tuyên bố chung năm 2005”.

Xin nhắc lại, hãng thông tấn chính thức Bắc Triều Tiên hôm 10/11 đã loan báo sắp đưa vào vận hành một lò phản ứng nguyên tử chạy bằng nước nhẹ do chính nước này thiết kế và sản xuất. Thông báo này được đưa ra một năm sau khi Bình Nhưỡng hé lộ việc xây dựng lò phản ứng trên.

Các lò phản ứng nguyên tử sử dụng nước nhẹ thường được dùng trong mục đích dân sự, và các chuyên gia cho rằng rất khó sử dụng để trích xuất plutonium nhằm sản xuất vũ khí nguyên tử. Tuy vậy, các chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên trong những năm gần đây đã gây ra nhiều lo ngại, nhất là khi cuộc thương lượng sáu bên về hồ sơ này đến nay vẫn chưa thể tái lập.

tags: Bắc Triều Tiên - Châu Á - Hoa Kỳ - Quốc tế
 

Philippines sẽ không lùi bước trước Trung Quốc tại Biển Đông

Bài đăng : Thứ tư 16 Tháng Mười Một 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 16 Tháng Mười Một 2011 


Hôm nay (16/11) trong một tuyên bố chung từ một chiến hạm Mỹ đang đậu trên vịnh Manila, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cho cho biết sẽ hỗ trợ cho Philippines về quân sự. Còn Manila tuyên bố sẽ không lùi bước trong chiến dịch tổ chức một mặt trận thống nhất chống lại Trung Quốc trong việc tranh chấp lãnh hải.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong chuyến viếng thăm Manila đã tái cam kết là Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Philippines, đặc biệt là về quân sự. Bà tuyên bố: “Hoa Kỳ luôn ở bên cạnh Philippines, chúng tôi sẽ cùng kháng cự và chiến đấu với các bạn”.

Tuy không trực tiếp nhắc đến Trung Quốc, bà Hillary Clinton cho biết, Washington sẽ hỗ trợ Manila trong việc bảo vệ biên giới trên biển. Bà nói: “Bất kỳ quốc gia nào cũng có quyền đưa ra yêu sách, nhưng không có quyền theo đuổi yêu sách bằng cách đe dọa hay áp bức”. Hãng tin AFP ghi nhận, Ngoại trưởng Mỹ dùng từ của đồng minh Manila là “Biển Tây Philippines” để chỉ Biển Đông, thay vì từ “Nam Hải”.

Lời tuyên bố trên được đưa ra nhân kỷ niệm 60 năm quan hệ Hoa Kỳ - Philippines, từ chiếc khu trục hạm USS Fitzgerald đang đậu tại vịnh Manila. Thông cáo chung của hai nước kêu gọi “tự do hàng hải, không ngăn trở việc giao thương và lưu thông hợp pháp trên biển”, cũng như giải quyết các tranh chấp lãnh hải trên cơ sở các nguyên tắc quốc tế. Ngoại trưởng Philippines cho rằng chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng Mỹ cùng với bản thông cáo chung trên đây đã gởi đi một thông điệp mạnh mẽ cho vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông

Bắc Kinh đã làm cho Washington và nhiều nước châu Á lo ngại khi đòi hỏi chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, bao trùm nhiều tuyến đường hàng hải quan trọng và được cho là có trữ lượng dầu hỏa và khoáng chất lớn. Nhân hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Bali, Indonesia tuần này, Philippines đã vận động các nước Đông Nam Á đưa ra quan điểm chung về vấn đề trên. Tuy nhiên Manila đã vấp phải sự thờ ơ của nhiều quốc gia trong khu vực, vì các nước này sợ phải đối đầu với Trung Quốc.

Ông Ramon Carandang, phát ngôn viên của Tổng thống Philippines tuyên bố Manila sẽ tiếp tục làm những gì đang làm, và nói thêm, sự ủng hộ của Washington khiến Philippines cảm thấy động thái của mình là hữu ích. Ông nói: “Chúng tôi biết chính xác những gì đang chờ đợi khi mang đến đề nghị trên đây…Ngay từ đầu chúng tôi hiểu rằng cần có thời gian để mọi người cùng chấp nhận”.

Hôm qua các Ngoại trưởng Malaysia và Cam Bốt đã đánh giá đề xuất của Philippines là không có lợi, và cho rằng thay vào đó nên tập trung cho bộ quy tắc ứng xử vốn đã bị tránh né trong nhiều năm qua. Nhưng kế hoạch của Philippines có được sức nặng nhờ sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ.

Trung Quốc trấn áp các ứng cử viên độc lập

Bài đăng : Thứ sáu 11 Tháng Mười Một 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 11 Tháng Mười Một 2011 
 
« Dùng bạo lực và hăm dọa để loại trừ các ứng viên độc lập tại Trung Quốc », đó là tựa đề bài báo của thông tín viên Le Monde tại Bắc Kinh.

Bài viết mở đầu bằng khung cảnh bầu cử ở trường đại học Bưu điện Viễn thông ở tây bắc Bắc Kinh, sinh viên tập hợp lại đi bỏ phiếu theo từng lớp. Cũng giống như 4.348 đơn vị bầu cử khác ở thủ đô, trường đại học này được bầu trực tiếp ra ba đại biểu Hội đồng Nhân dân quận có nhiệm kỳ 5 năm. Tương tự, từ nay cho đến cuối năm 2012, hai triệu đại biểu sẽ được bầu ra tại các quận huyện trên toàn quốc, bằng phương thức dân chủ. Tác giả nhấn mạnh, dân chủ chỉ trên nguyên tắc.

Các « đại biểu nhân dân » ở cơ sở này có rất ít quyền hành, trong hệ thống độc đảng của Trung Quốc. Nhưng điểm đặc biệt của cuộc bầu cửu năm nay là có hàng trăm ứng cử viên độc lập, trong đó tại Bắc Kinh có khoảng ba chục người, đã tự ra ứng cử. Những người này vận động tranh cử trên các mạng xã hội. Đa số bị gạt ra ra khỏi danh sách các ứng viên chính thức, họ hy vọng cử tri sẽ ghi tên họ trong phiếu bầu ở ô « ứng viên khác ».

Tại trường đại học Bưu điện Viễn thông, ứng cử viên độc lập được mọi người nói đến là ông Hứa Chí Vĩnh, giáo sư luật học 38 tuổi, một khuôn mặt tên tuổi của xã hội công dân Trung Quốc. Trong một quán cà phê kín đáo, một sinh viên năm thứ tư cho phóng viên Le Monde biết, anh đã ghi vào phiếu bầu tên ông Hứa Chí Vĩnh, và nhiều bạn học cũng đã bầu cho ông. « Ông ấy đấu tranh bảo vệ cho kẻ yếu, đó là một con người can đảm ». Người đứng đầu danh sách các ứng cử viên chính thức là ông hiệu trưởng Phương Tân Hưng. Ông này là người đã đưa ra khái niệm « Vạn Lý Trường Thành ảo » nhằm kiểm duyệt trên mạng internet, vì thế ông cũng bị cư dân mạng đả kích dữ dội.

Có điều ông Hứa Chí Vĩnh đã hai lần đắc cử vào năm 2003 và 2007, và có lần bị bắt giữ vào năm 2009, vì hiệp hội các luật sư mang tên Công Minh do ông thành lập bị quy tội trốn thuế. Phải chăng việc ông ra ứng cử khiến nhà cầm quyền bối rối ?

Năm nay, ông bị ngăn trở phát biểu trước công chúng, và các sinh viên tình nguyện hỗ trợ ông trong chiến dịch tranh cử cũng bị làm áp lực. Một đoạn video đã đưa kịp lên mạng Vi Bác (tương đương YouTube của Trung Quốc) trước khi bị kiểm duyệt làm cho không thể truy cập được, cho thấy ông Hứa Chí Vĩnh trong sân trường hôm 7/11, được những người ủng hộ và sinh viên vây quanh. Ông tuyên bố : « Một cuộc bầu cử cần phải được tự do, mở rộng và trong không khí vui tươi. Vậy thì tại sao lại cấm việc các ứng cử viên tranh đua với nhau ? Một sự ganh đua nhiệt tình giúp cử tri được thực sự chọn lựa, và như thế chỉ mang lại lợi ích cho người dân mà thôi. Người Trung Quốc đã dửng dưng trước tiến trình bầu cử quá lâu rồi ! ». 

Trong một thông điệp video khác, ông Hứa Chí Vĩnh than phiền lối xử sự « khác thường » của cuộc bầu cử lần này. Đó là hăm dọa, bóp méo các quy định bầu cử, sử dụng bạo lực đối với các ứng cử viên độc lập khác tại Bắc Kinh.

Ông Ngô Lập Hồng, một nhà tranh đấu ở Bắc Kinh chống lại các vụ trục xuất để trưng thu nhà đất, định ra ứng cử nhưng đã bị bắt cóc trong 15 ngày, thời gian đủ để không kịp làm các thủ tục theo quy định. Cô Trình Ngọc Đình, người mẫu 23 tuổi, mà việc cô tự ứng cử đã làm nổi đình nổi đám trên internet, đã không được đơn vị bầu cử ở địa phương mình cấp cho các biểu mẫu cần thiết đúng thời hạn. Còn Từ Xuân Liễu, một nhà báo trẻ tuổi trên mạng thất vọng cho Le Monde biết, mọi thứ đều gian dối. Hồi tháng 9, anh được báo là việc ra ứng cử ở Trung Khê thuộc quận Đông Thần không được chấp nhận, vì anh làm việc ở xa địa phương. Thế là Từ Xuân Liễu đành bỏ việc ở trang mạng Sưu Hồ. Đến ngày 17/10, anh được biết có thể bị loại khỏi danh sách. Ủy ban bầu cử ra hạn định đến sáng hôm sau phải hội đủ 11 chữ ký giới thiệu. Nhờ những người ủng hộ, anh thu thập được 22 chữ ký. Nhưng như thế quá ít so với hàng ngàn chữ ký của bí thư chi bộ khu phố, và bí thư đảng ủy một công ty của địa phương.

Từ Xuân Liễu đã phải tự mình đi vận động trực tiếp, mong cử tri sẽ ghi tên anh trong phiếu bầu – một công việc không dễ dàng. Phóng viên Le Monde ghi nhận, dọc con đường xung quanh địa điểm bầu cử, dầy đặc các tay chân thuộc bộ phận an ninh của ủy ban nhân dân khu phố theo dõi.

Trung Quốc trước thử thách khổng lồ về môi trường

Cũng liên quan đến Trung Quốc nhưng trên lãnh vực môi trường, các thông tín viên của Le Figaro tại Bắc Kinh cho biết : « Trung Quốc đối mặt với thử thách sinh thái khổng lồ ». Thiệt hại từ tình trạng chất lượng của không khí, nước, đất đều bị xuống cấp tương đương 3% tổng sản phẩm nội địa của Trung Quốc.

Theo Le Figaro, cách đây vài hôm thủ đô Bắc Kinh đã bị một đám mây đen dầy đặc bao phủ, phải cấm lưu thông nhiều tuyến đường, và nhiều chuyến bay gặp trở ngại. Chính quyền Bắc Kinh nói đây là « một sự ô nhiễm nhẹ », nhưng đại sứ quán Mỹ tại đây đã lấy mẫu thử ngay và công bố là chất lượng không khí đang « ở mức nguy hiểm ». Thế là tờ báo chính thức của nhà nước Beijing Times lớn tiếng đả kích các nhà ngoại giao Mỹ đã phóng đại, trong khi cư dân mạng Trung Quốc không ngừng chế giễu.

Tờ báo nói thêm, bụi từ các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra nạn ô nhiễm, bên cạnh đó là xe cộ. Trong năm ngoái, mỗi ngày lại có thêm 2.000 chiếc xe mới được đăng ký tại Trung Quốc. Le Figaro nhắc lại, Trung Quốc hiện có 13 trên tổng số 20 thành phố ô nhiễm nhất thế giới, còn thủ đô Bắc Kinh đứng đầu danh sách các thành phố ô nhiễm trên toàn cầu.

Không chỉ có không khí, mà chất lượng nước cũng thế. Theo số liệu chính thức, thì năm 2008 khoảng 300 triệu người Trung Quốc không có nước sạch để sử dụng. Nơi thì có quá nhiều fluor, nơi lại đầy các chất hóa học độc hại. Nhìn chung, có đến 25% lượng nước từ trên 1.000 nguồn nước uống được không đạt tiêu chuẩn quốc gia. Còn chất lượng đất cũng tệ hại : 1/10 diện tích đất canh tác bị nhiễm kim loại nặng.

Thiệt hại do môi trường bị ô nhiễm được ước tính lên đến 3% tổng sản phẩm nội địa Trung Quốc, nhưng theo các con số không chính thức thì có thể lên đến từ 8 đến 12%. Mỗi năm có khoảng 50.000 cuộc biểu tình phản đối các công trình gây ô nhiễm tại Trung Quốc, tính ra mỗi tuần lên đến cả ngàn vụ !

Loài cây thủy tùng có nguy cơ tuyệt chủng

Cũng về vấn đề môi trường, Le Monde cho biết, Liên hiệp Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (UICN) vừa công bố Danh sách đỏ năm 2011, báo động « Trên một phần tư các loài tùng, bách trên thế giới đang bị đe dọa ». Theo báo cáo này, thì khu vực Thái Bình Dương có nhiều loài cây thuộc họ tùng, bách phong phú nhất, trong đó nguy cơ diệt chủng của một số loài chủ yếu ở vùng châu Á nhiệt đới.

Chẳng hạn như loài thủy tùng, có tên khoa học là Glyptostobus pensilis, vốn rất phổ biến ở Trung Quốc và Việt Nam, được xếp loại « bị đe dọa », nay được đưa lên hạng « nguy cấp sắp tuyệt chủng ». Nguyên nhân chủ yếu là do loài cây này mất dần diện tích, vì đất canh tác bị khai thác quá mức. Tại Trung Quốc, hiện không còn thủy tùng hoang dại trong thiên nhiên. Còn tại Việt Nam, nay có rất ít cây thủy tùng cho hạt có thể ươm được. Quần thể thủy tùng lớn nhất mới được phát hiện tại Lào đã bị hủy diệt, sau khi vùng đất này bị ngập lụt do dự án thủy điện Nậm Thôn trên sông Mêkông. Điều này có nghĩa, theo UICN, là loài này sẽ nhanh chóng tiến đến tình trạng « hoàn toàn bị tuyệt chủng trong thiên nhiên ». 

Thư viện và học bổng cho trẻ em nghèo

Trên lãnh vực văn hóa xã hội, phụ trang của Le Figaro đăng bài viết dịch từ New York Times mang tựa đề « Từ Nepal đến Việt Nam, một Carnegie thời hiện đại ». Bài báo nói về tổ chức từ thiện Room To Read do ông John Wood, vốn là giám đốc tiếp thị của Microsoft sáng lập, đã thành lập nhiều thư viện tại các nước nghèo và trao học bổng cho các nữ sinh con nhà nghèo để các em được tiếp tục đến trường.

Câu chuyện bắt đầu từ năm 1998, khi ông John Wood trong chuyến đi Nepal tình cờ thấy một ngôi trường có 450 học sinh nhưng không có cuốn sách nào. Sau đó ông gởi tặng cả một núi sách, được một đoàn lừa chở đến, khiến các em học sinh hết sức vui mừng. Ông bèn từ chức để thành lập Room To Read, và đến nay tổ chức này đã lập được trên 12.000 thư viện tại khắp nơi trên thế giới, gấp 5 lần so với Andrew Carnegie, người đã đi tiên phong trong việc thành lập một loạt thư viện miễn phí tại Mỹ vào thế kỷ 19.

Riêng tại Việt Nam, tác giả bài báo đã đến tận một làng ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi mà tổ chức Room To Read đã phân phối cuốn sách thứ 10 triệu. Tác giả cũng gặp em Lê Thị Mỹ Duyên, sống trong một xã biệt lập, chỉ có thể đến được bằng đò. Do quá nghèo, em đã phải bỏ học, nhưng các cộng tác viên tại chỗ của Room To Read đã thuyết phục được gia đình cho em tiếp tục đến trường, và đóng học phí, mua đồng phục cho em, nhờ đó ngày nay Duyên có thể mơ đến việc vào đại học.

Trước một thư viện mà John Wood đã giúp thành lập ở miền tây Việt Nam, ông Wood nói với phóng viên New York Times, ông không thể chấp nhận được việc có đến 793 triệu người mù chữ, trong khi giải pháp của vấn đề là không hề đắt. John Wood cho biết trong 20 năm tới, ông định mở thêm 100.000 thư viện phục vụ cho 50 triệu trẻ em. Và trong 50 năm nữa, không còn bất cứ trẻ em nào trên thế giới phải nghe nói là : « Em đã được sinh ra không đúng chỗ, không đúng lúc, nên em không bao giờ có cơ hội được học hành ». 

tags: Trung Quốc - Điểm báo
 

Đài Loan thử nghiệm hệ thống radar cảnh báo chống tên lửa Trung Quốc

Bài đăng : Thứ năm 10 Tháng Mười Một 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 10 Tháng Mười Một 2011 
 
Hôm nay, 10/11/2011, thứ trưởng Quốc phòng Đài Loan Triệu Thế Chương cho biết quân đội Đài Loan đang bắt đầu thử nghiệm hệ thống radar cảnh báo vô cùng hiện đại trị giá hàng tỉ đô la, có khả năng báo động về các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn từ phía Trung Quốc sớm hơn trước 6 phút.

Trả lời trước Quốc hội, ông Triệu Thế Chương nói rằng việc lắp đặt hệ thống radar tầm xa do tập đoàn Mỹ Raytheon cung cấp đang trong giai đoạn hoàn tất. Hệ thống này đã trải qua cuộc thử nghiệm đầu tiên cách đây không lâu, và kết quả cho thấy đã kết nối thành công đơn vị chống tên lửa Patriot với trung tâm chỉ huy quân sự khẩn cấp Hoành Sơn ở thủ đô Đài Bắc.

Theo hãng tin Đài Loan Central News Agency, việc xây dựng hệ thống radar siêu cao tần, vốn đã bị chậm trễ ba năm do con đường dẫn đến địa điểm xây dựng ở vùng núi bị sụp đổ, sẽ được hoàn thành vào năm tới.
Theo ông Triệu Thế Chương, thì đây là hệ thống radar tiên tiến nhất trên thế giới, hết sức quan trọng khi mà Trung Quốc vẫn đang hướng 1.000 hỏa tiễn đạn đạo về phía Đài Loan. Nhưng những người chỉ trích cho rằng, hệ thống này quá tốn kém, lên đến trên 30 tỉ đô la Đài Loan, tương đương 1 tỉ đô la Mỹ, trong khi chỉ cảnh báo sớm hơn được có 6 phút.

Quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh đã tốt đẹp hơn từ khi tổng thống Mã Anh Cửu thuộc Quốc Dân đảng, vốn thân Trung Quốc, lên nắm quyền vào năm 2008. Nhưng Bắc Kinh vẫn xem đảo quốc này là một phần lãnh thổ, cần được thống nhất bằng vũ lực nếu thấy cần thiết. Sự đe dọa thường xuyên của Trung Quốc đã khiến Đài Loan phải tìm kiếm các loại vũ khí hiện đại hơn, hầu hết là từ Hoa Kỳ.

tags: Châu Á - Quân sự - Theo dòng thời sự - Trung Quốc - Đài Loan
 

Ông Lucas Papademos được chỉ định làm thủ tướng Hy Lạp

Bài đăng : Thứ năm 10 Tháng Mười Một 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 10 Tháng Mười Một 2011 
 
Cựu phó chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu, ông Lucas Papademos, 64 tuổi, vốn chủ trương gắn bó với khu vực đồng euro, vào trưa nay (10/11) đã được tổng thống Hy Lạp đề cử làm tân thủ tướng, với nhiệm vụ thành lập chính phủ liên minh.

Bản thông cáo được đưa ra sau hơn bốn tiếng đồng hồ thương lượng giữa đa số cánh tả và đối lập cánh hữu cho biết: “Theo đề nghị của các đảng chính trị, tổng thống đã giao cho ông Lucas Papademos đứng ra thành lập chính phủ mới”. Thông cáo này cũng nói thêm, tân chính phủ có nhiệm vụ thực hiện các quyết định đã đưa ra trong Hội nghị Thượng đỉnh các nước khu vực đồng euro ngày 26/10.

Tân thủ tướng Papademos tuyên bố: “Tôi tin rằng sự tham gia của Hy Lạp vào khu vực đồng euro là một bảo đảm cho sự ổn định tiền tệ, một nhân tố cho sự thịnh vượng kinh tế, và cho dù có những khó khăn, cũng sẽ hỗ trợ được cho việc vực dậy nền kinh tế quốc gia”.

Ông Lucas Papademos vốn giữ chức phó chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu từ năm 2002 đến 2010, cũng đã từng là thống đốc Ngân hàng Trung ương Hy Lạp. Các chủ nợ của Hy Lạp là Liên Hiệp Châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã đòi hỏi đất nước đang trên bờ vực phá sản này cần có một giải pháp chính trị rõ ràng. Sự chọn lựa một chuyên gia tài chính có chủ trương hội nhập châu Âu làm thủ tướng mới, sau bốn ngày thương thảo căng thẳng, đã mang lại những phản ứng tích cực từ các đối tác châu Âu.

Tuy nhiên, Hy Lạp vẫn chưa đề ra thời điểm cụ thể cho cuộc bầu cử trước thời hạn do phe đối lập đòi hỏi trước đây. Trong số các vấn đề cần được làm rõ, còn có tỉ lệ các đại biểu đối lập cánh hữu trong tân chính phủ, cũng như việc đề cử bộ trưởng Tài chính, vốn rất quan trọng trong tiến trình thương lượng tái cấu trúc nợ trong tương lai.

tags: Châu Âu - Chính trị - Hy Lạp
 

Bắc Triều Tiên loan báo sẽ cho vận hành một lò nguyên tử mới

Bài đăng : Thứ năm 10 Tháng Mười Một 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 10 Tháng Mười Một 2011 
 
Hôm nay 10/11/2011, hãng thông tấn chính thức của Bắc Triều Tiên KCNA cho biết, Bình Nhưỡng sẽ đưa vào vận hành một lò phản ứng nguyên tử mới, do chính nước này vẽ kiểu và sản xuất. Lời tuyên bố này được đưa ra một năm sau khi Bắc Triều Tiên hé lộ việc xây dựng cơ sở hạt nhân này.

Hãng tin KCNA khẳng định: “ Lò phản ứng nước nhẹ hoàn toàn dựa trên nguồn lực và kỹ thuật nội địa sắp được đưa vào vận hành tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên”. Hãng thông tấn nhà nước không cho biết thêm chi tiết, nhưng thông tin này được nêu ra trong một bài báo nhằm phản bác lại việc Mỹ và Hàn Quốc cho là nền kinh tế Bắc Triều Tiên đang rất tồi tệ.

Hồi tháng 11/2010, Bình Nhưỡng đã thông báo việc xây dựng lò phản ứng nguyên tử trên đây cho một nhà nghiên cứu đồng thời là cựu viên chức Mỹ, ông Siegfried Hecker, khi ông đang thăm nước này. Ông Hecker cho biết, nhà cầm quyền Bình Nhưỡng nói với ông là lò phản ứng này được xây dựng tại khu vực nhà máy nguyên tử Yongbyon, có công suất từ 25 đến 30 mégawatt.

Các lò phản ứng nguyên tử nước nhẹ thường được dùng vào mục đích dân sự, và các chuyên gia cho rằng khó thể sử dụng để trích ly plutonium nhằm sản xuất vũ khí hạt nhân.

Chương trình nguyên tử Bắc Triều Tiên đã gây ra nhiều căng thẳng trong những năm gần đây. Hoa Kỳ đang tìm cách tái lập cuộc thương lượng sáu bên về hồ sơ này, gồm các nước Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và hai nước Triều Tiên.

Vòng đàm phán này được bắt đầu từ năm 2003 nhưng đã bị bế tắc kể từ tháng 12/2008, và Bình Nhưỡng chính thức rút lui từ tháng 4/2009. Chỉ một tháng sau đó, Bắc Triều Tiên đã tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần hai, sau vụ thử đầu tiên năm 2006. Năm ngoái, Bình Nhưỡng cũng đã đánh chìm một tàu ngầm Hàn Quốc, nã pháo vào một hòn đảo của Hàn Quốc, gây thêm căng thẳng trên chính trường quốc tế.

tags: Bắc Triều Tiên - Châu Á - Hạt nhân
 

Phương Tây chuẩn bị gia tăng trừng phạt Iran

Bài đăng : Thứ năm 10 Tháng Mười Một 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 10 Tháng Mười Một 2011 
 
Hôm nay, 10/11/2011, các nước phương Tây chuẩn bị đưa ra các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn đối với Iran, sau khi Cơ quan Nguyên tử Quốc tế (AIEA) công bố bản báo cáo về khả năng chương trình hạt nhân Iran có thể nhằm mục đích quân sự. Cũng hôm nay giáo chủ Khamenei tuyên bố sẽ dùng tổng lực giáng trả nếu bị đe dọa.

Pháp và Anh muốn có « các biện pháp trừng phạt mới mạnh mẽ » nếu Iran từ chối hợp tác trên hồ sơ nguyên tử. Hoa Kỳ cho biết sẽ nghiên cứu về « áp lực bổ sung » lên Teheran. Cho đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức từ Washington, Luân Đôn hay Paris về các biện pháp trừng phạt bổ sung, nhưng các chuyên gia vẫn nghi ngờ về hiệu quả của việc trừng phạt đối với chế độ Iran.

Theo một nhân vật có trách nhiệm của Pháp không muốn nêu tên, việc trừng phạt liên quan đến lãnh vực dầu hỏa, cũng như hạn chế luồng tài chính của Iran, với hy vọng sẽ buộc được Teheran chịu ngồi vào bàn hội nghị. Phương Tây không muốn nhân dân Iran phải chịu nhiều thiệt hại, chỉ muốn nhắm vào bộ máy cầm quyền.
Tuy là nước sản xuất dầu hỏa quan trọng, nhưng năng lực lọc dầu của Iran rất kém. Nếu bị cấm vận, thì ngân sách Iran sẽ bị thất thu rất lớn, nhưng cũng sẽ làm tăng giá dầu thế giới, trong khi phương Tây đang phải đối phó với khủng hoảng kinh tế.

Một nguồn khác nêu ra khả năng « tấn công vào Ngân hàng Trung ương Iran » khiến cho mọi hoạt động trao đổi về tài chính với nước này trở nên phức tạp hơn. Cho đến nay, các biện pháp trừng phạt chỉ mới nhắm vào các ngân hàng có liên quan đến chương trình nguyên tử Iran. Nhưng nếu các biện pháp hiện thời đang có tác động nhất định, cũng có những ý kiến lo ngại việc này sẽ làm cho chế độ Teheran cứng rắn hơn.

Từ năm 2007, Iran đã phải chịu đựng bốn loạt trừng phạt về kinh tế và tài chính, chưa kể các vụ được cho là do tình báo phương Tây hay Israel tiến hành. Chẳng hạn như việc ám sát các nhà khoa học, hoặc virus tin học làm chậm lại hoạt động các nhà máy ly tâm nguyên tử.

Giai đoạn đầu tiên của việc trừng phạt là thông qua một nghị quyết của Hội đồng các nhà quản trị AIEA, nơi phương Tây có thể đạt đa số ủng hộ. Tiếp theo là Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, trong đó Nga và Trung Quốc sẽ phản đối các biện pháp trừng phạt. Nhưng theo các nhà quan sát, thì chỉ cần Hoa Kỳ và châu Âu tự quyết định trừng phạt là đủ, sẽ mạnh mẽ và hiệu quả hơn các biện pháp của Liên Hiệp Quốc.

Hôm nay trong bài diễn văn đọc trước các sĩ quan quân đội, giáo chủ Ali Khamenei đã khẳng định, Iran sẽ dùng toàn lực đáp trả mọi cuộc tấn công, ngay cả khi đó chỉ là những lời hăm dọa tấn công quân sự từ phía Hoa Kỳ và Israel.

Xin nhắc lại, trong những ngày gần đây các lãnh đạo Israel có nêu ra khả năng tấn công phòng vệ vào các cơ sở nguyên tử của Iran. Chính quyền Teheran luôn khẳng định không có ý định chế tạo vũ khí nguyên tử, cũng đe dọa sẽ đánh trả không chỉ Nhà nước Do Thái mà cả vào lực lượng Mỹ trong khu vực.

tags: Hạt nhân - Iran - Quốc tế
 

Một thanh niên Tây Tạng ở Nepal tự thiêu phản đối Trung Quốc

Bài đăng : Thứ năm 10 Tháng Mười Một 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 10 Tháng Mười Một 2011 
 
Hãng tin AFP dẫn nguồn tin từ cảnh sát Nepal cho biết, một thanh niên Tây Tạng giương cao biểu ngữ chống Trung Quốc đã toan tự thiêu hôm nay 10/11/2011, tại Katmandou, nhưng các bạn bè của người này đã dập lửa.

Một viên chức cảnh sát thủ đô Nepal, Shyam Gyawali, nói với AFP, đó là một thanh niên người Tây Tạng khoảng 25,26 tuổi, mặc đồ nhà sư, quấn một lá cờ Tây Tạng quanh người và giơ cao các biểu ngữ như « Tây Tạng tự do muôn năm ! ». Sau đó anh này đã bật quẹt máy châm lửa vào quần áo. Các bạn bè của người thanh niên đứng quanh đó đã dập tắt ngọn lửa. Cũng theo viên chức cảnh sát trên thì người thanh niên toan tự thiêu chỉ bị phỏng nhẹ.

Sự kiện trên diễn ra ở khu lăng mộ Bouddhanath, một trong những di tích Phật giáo thiêng liêng nhất trên thế giới, nơi mà hàng trăm tín đồ tập hợp về để mừng một lễ hội của đạo Phật.

Kể từ tháng Ba cho đến nay, đã có 11 vụ tự thiêu của các nhà sư và ni cô Tây Tạng tại Tứ Xuyên, ở miền tây nam Trung Quốc, nơi có đa số dân là người Tây Tạng. Vụ đầu tiên là một nhà sư trẻ của tu viện Kirti, ở huyện A Bá, tự thiêu nhân ngày kỷ niệm các vụ nổi dậy chống Trung Quốc tại Lhassa năm 2008. Còn vụ gần đây nhất xảy ra vào tuần trước, một người Tây Tạng sống lưu vong ở Ấn Độ đã toan tự thiêu trước đại sứ quán Trung Quốc tại New Delhi, nhưng cảnh sát đã can thiệp. Theo các hiệp hội đấu tranh cho nhân quyền, thì có ít nhất 7 người trong số những người tự thiêu đã qua đời.

Quan niệm rằng việc tự tử là đi ngược lại với giới luật nhà Phật, vốn coi sự sống là thiêng liêng, Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn chủ trương bất bạo động. Nhưng hôm thứ Hai, nhân chuyến viếng thăm Nhật Bản, ngài đã nhận định rằng « nạn diệt chủng văn hóa » mà Trung Quốc đang tiến hành tại Tây Tạng chính là nguyên nhân gây ra đợt sóng tự thiêu gần đây.

tags: Các vấn đề xã hội - Châu Á - Nepal - Tây Tạng - Trung Quốc
 

Dân Trung Quốc đi ngàn dặm đến tặng tiền cho Ngải Vị Vị

Bài đăng : Thứ tư 09 Tháng Mười Một 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 09 Tháng Mười Một 2011 
 
Hôm nay (9/11/2011) nghệ sĩ Trung Quốc Ngải Vị Vị cho biết, nhiều người ủng hộ đã vượt hàng ngàn cây số đến tận nhà ông ở Bắc Kinh để đóng góp, giúp ông nộp số tiền phạt 15 triệu nhân dân tệ do cơ quan thuế đòi hỏi. Sau khi bị giam trong 81 ngày, ông đã bị buộc tội trốn thuế và phải nộp tiền phạt, hạn chót là thứ Ba 15/11 tới.

Từ sáng sớm cho đến tối mịt, những người ủng hộ dồn dập kéo đến nhà ông. Có người ở tận đảo Hải Nam ở miền nam, cách Bắc Kinh đến 3.000 km, nhiều người khác đến từ Hồ Bắc ở miền bắc, Phúc Kiến ở vùng đông nam; gồm đủ mọi tầng lớp từ sinh viên cho đến doanh nhân.

Từ thứ Sáu tuần trước cho đến nay, các ủng hộ viên tiếp tục gởi tiền cho nhà nghệ sĩ thông qua internet hoặc chuyển khoản qua ngân hàng. Một số người còn ném tiền qua bức tường vào sân nhà ông. Theo một người làm việc với Ngải Vị Vị, thì tổng số tiền được tặng nay đã lên đến 6,6 triệu nhân dân tệ. Cộng tác viên này cho biết, thường thì văn phòng mở cửa lúc 9 giờ sáng, nhưng nay nhiều người đã đợi sẵn từ 8 giờ sáng, và cho đến 10 giờ tối vẫn còn người lui tới.

Nghệ sĩ Ngải Vị Vị nói với AFP là, có một số người chỉ có thể đóng góp được 1 nhân dân tệ (tương đương 0,16 đô la), nhưng họ muốn chứng tỏ cho chính quyền thấy sự ủng hộ rộng rãi của người dân. Ông cho biết thêm, mẹ ông dự định thế chấp nhà để giúp ông đóng thuế, và ông có thể trả số tiền phạt trên vào thứ Ba tới.
Tờ báo Global Times của nhà nước trong bài xã luận hôm thứ Hai đã nói rằng, Ngải Vị Vị có thể bị buộc tội “gây quỹ trái phép” khi nhận tiền ủng hộ như thế. Trước đó, nhà nghệ sĩ vốn có nhiều tác phẩm được bán đi trên khắp thế giới đã nói rằng ông không cần tiền, chỉ cần sự hỗ trợ về tinh thần. Ông hứa sẽ hoàn tiền lại cho những người đã đóng góp, trong số đó có những nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng.

Xin nhắc lại, nghệ sĩ Ngải Vị Vị, 54 tuổi, đã bị giam giữ vô cớ tại một địa điểm bí mật trong 81 ngày, sau đó bị buộc tội trốn thuế và phải đóng tiền phạt 15 triệu nhân dân tệ (tương đương 2,4 triệu đô la), hạn chót là thứ Ba tới. Ông là người đã từng nhiều lần mạnh dạn chỉ trích chính quyền Bắc Kinh. Ngải Vị Vị cũng đã từng tổ chức các cuộc điều tra độc lập về vụ các trường học được xây dựng ẩu khiến nhiều trẻ em thiệt mạng trong trận động đất ở Tứ Xuyên năm 2008, hay vụ hỏa hoạn một tòa nhà cao tầng ở Thượng Hải năm 2010 làm hơn một chục người chết.

tags: Châu Á - Theo dòng thời sự - Trung Quốc
 

Iran tuyên bố không lùi bước trong chương trình nguyên tử

Article publié le : mercredi 09 novembre 2011 - Dernière modification le : mercredi 09 novembre 2011 
 
Hôm nay (9/11/2011), Tổng thống Iran đã tỏ thái độ không khoan nhượng, sau khi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA) công bố bản báo cáo lên án Teheran tìm cách chế tạo vũ khí hạt nhân. Một tướng lãnh Iran còn đe dọa sẽ tiêu diệt Israel nếu bị nước này tấn công. Nhiều quốc gia đã lên tiếng đòi tăng cường trừng phạt Teheran, còn Israel thì tạm thời giữ im lặng.

Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad tuyên bố trên truyền hình là: “Chúng tôi không lùi một tí nào, trên con đường mà chúng tôi đã dấn bước”. Ông tố cáo AIEA đã hy sinh danh dự khi lặp lại những điều khẳng định vô giá trị của Mỹ, đồng thời cho biết Iran không có ý định chế tạo vũ khí nguyên tử.

Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Iran, tướng Massoud Jazayeri đe dọa sẽ tiêu diệt Israel nếu Tel Aviv tấn công vào Iran. Cụ thể là sẽ đánh vào nhà máy nguyên tử Israel ở Dimona, và đòn trả đũa sẽ không giới hạn tại vùng Cận Đông mà thôi.

Bản báo cáo của AIEA được công bố hôm nay, nói lên mối quan ngại của tổ chức này trước khả năng thiên về quân sự của chương trình hạt nhân Iran. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế nghi ngờ Teheran làm giàu uranium để sản xuất ra bom nguyên tử.

Các nước phương Tây đặc biệt là Mỹ và Pháp đã phản ứng ngay lập tức, đòi hỏi phải tăng cường các biện pháp trừng phạt Teheran, nhằm tránh khả năng tấn công quân sự do Israel nêu ra. Trả lời phỏng vấn đài RFI, Ngoại trưởng Pháp Alain Juppé cho biết cần có các biện pháp trừng phạt “cứng rắn chưa từng thấy”, và cần đưa vấn đề này ra trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Ngoại trưởng Đức nhận định bản báo cáo của AIEA là “đáng báo động”. Trung Quốc kêu gọi Teheran nên tỏ ra “mềm dẻo” và “chân thành” với AIEA, còn Nga lại lên tiếng phản đối các biện pháp trừng phạt. Về phần Israel, chính phủ nước này từ chối đưa ra những lời bình luận về bản báo cáo. Từ Jérusalem, thông tín viên RFI Nicolas Falez cho biết thêm chi tiết :

“Các thành viên chính phủ Israel được lệnh không nên thảo luận về nội dung bản báo cáo của AIEA với các phương tiện truyền thông. Báo chí Israel thì đưa ra những bài phân tích dài về tài liệu trên đây của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế. Cơ quan chuyên trách của Liên Hiệp Quốc đã công bố rõ trên giấy trắng mực đen những gì mà các bộ phận tình báo phương Tây và Israel cũng đã cố ý tiết lộ trong những năm gần đây, về chương trình nguyên tử của quốc gia Hồi giáo Iran.

Các nhà phân tích và một số nhân vật có trách nhiệm của Israel không muốn nêu tên, cho rằng quả bóng bây giờ đang nằm ở phần sân của cộng đồng quốc tế, và đây là lúc để đẩy mạnh các biện pháp trừng phạt Teheran. Thái độ này không che lấp được những lời tuyên bố và bình luận trong những ngày gần đây, về khả năng Israel tổ chức tấn công phòng vệ nhắm vào các cơ sở nguyên tử của Iran.
Trong quá khứ, Israel đã từng biểu lộ khả năng tấn công vào các nhà máy hạt nhân của một quốc gia thù địch, đó là trường hợp đối với Irak vào đầu thập niên 80. Và điều này cũng có thể sẽ diễn ra đối với Iran, nếu Nhà nước Do Thái cảm thấy mối nguy đang đe dọa đất nước”.

Liên Hiệp Quốc đã từng thông qua một loạt các biện pháp trừng phạt Iran, khiến cho Teheran bị thiệt hại khoảng 60 tỉ đô la mỗi năm. Trong trường hợp Nga và Trung Quốc sử dụng quyền phủ quyết, Hoa Kỳ và châu Âu vẫn có thể tự mình đưa ra các quyết định trừng phạt.


tags: Hạt nhân - Iran - Israel - Quốc tế - Theo dòng thời sự
 

Trung Quốc kết án tử hình một Tổng giám đốc tham nhũng

Bài đăng : Thứ tư 09 Tháng Mười Một 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 09 Tháng Mười Một 2011 
 
Báo chí chính thức Trung Quốc hôm nay (9/11/2011) cho biết, cựu Tổng giám đốc tập đoàn dược phẩm quốc doanh của Thượng Hải, Shanghai Pharmaceutical Group, đã bị tuyên án tử hình vì tội tham nhũng. Bị bắt từ năm 2009, ông bị kết án do đã nhận hàng triệu đô la tiền hối lộ.

Ông Ngô Kiến Văn, 42 tuổi, đã bị Tòa án Thượng Hải tuyên án tử hình hôm qua, do đã nhận hối lộ gần 12 triệu nhân dân tệ (khoảng 1,9 triệu đô la) và tham ô 33,55 triệu nhân dân tệ, nhưng toà đã cho hoãn thi hành án hai năm. Theo tờ China Business News, thì một phán quyết như thế thường được ân giảm xuống thành tù chung thân. Tòa cũng ra lệnh tịch biên tài sản cá nhân của ông Ngô Kiến Văn, kể cả tiền gởi ở các ngân hàng nước ngoài, nhưng không cho biết rõ số tiền này là bao nhiêu.

Ông Ngô Kiến Văn vốn bị bắt giam từ năm 2009, trong vòng khoảng chục năm qua đã 35 lần nhận hối lộ qua việc mua nguyên vật liệu để sản xuất, và việc giao quyền phân phối thuốc cho một số đại lý. Ông ta cũng đã mua được nhiều ngôi nhà sang trọng với giá thấp, đây cũng là một dạng hối lộ.

Shanghai Pharmaceutical Group vốn đứng thứ ba về doanh thu trong số các tập đoàn dược phẩm của Trung Quốc. Trong những năm gần đây đã xảy ra nhiều xì-căng-đan trong ngành công nghiệp dược phẩm của nước này. Hồi năm 2007, người đứng đầu của cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Trung Quốc, ông Trịnh Tiểu Du, cũng đã bị tử hình sau khi bị kết tội nhận hối lộ để duyệt cho lưu hành hàng trăm loại thuốc, trong đó có những loại nguy hiểm cho người sử dụng.

Hãng tin AFP nhận định, nạn tham ô, hối lộ của các quan chức chính phủ và lãnh đạo các công ty quốc doanh hiện đang lan tràn tại Trung Quốc, và là nguyên nhân chủ yếu làm cho dân chúng phẫn nộ trước chính quyền, cho dù đang có các chiến dịch chống tham nhũng. Các lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc nhiều lần lặp lại rằng nạn dịch tham nhũng là mối đe dọa cho tính chính đáng của đảng, và cam kết sẽ dập tắt tệ nạn này.

Một nhà kinh doanh địa ốc lãnh án tử hình do lừa đảo tín dụng đen 

Một nhà kinh doanh bất động sản ở Chiết Giang đã bị kết án tử hình vào hôm thứ Hai vì tội lừa đảo trên 5,5 tỉ nhân dân tệ, tương đương 627 triệu euro, qua hoạt động huy động vốn bất hợp pháp trong thời gian từ 2003 đến 2008. Tờ South China Morning Post hôm nay cho biết như trên.

Ông Quý Văn Hoa, giám đốc công ty Yintai Real Estate còn bị kết tội gian lận số tiền 1,47 tỉ nhân dân tệ, tương đương 167 triệu euro. Hai thành viên trong gia đình ông cũng bị án tử hình nhưng cho tạm hoãn thi hành, hai nhân viên của công ty lãnh án tù ba năm.

Gia đình ông Quý Văn Hoa đã bắt đầu huy động vốn rộng rãi từ năm 2003, cho dù công ty đang lỗ lã. Họ đề nghị trả lãi những người cho vay tiền với tỉ lệ 15% đến 25%, nhưng cuối cùng đã không trả được.
Tỉnh Chiết Giang gần đây đã lâm vào cảnh thiếu hụt vốn, khiến cho thị trường tín dụng đen phát triển. Nhiều công ty lớn tại thủ phủ Hàng Châu đã phải phá sản do không thể trả nổi các món nợ đi vay bên ngoài với lãi suất quá cao.

Theo một giáo sư của trường đại học Chiết Giang, thì do kiểm soát lỏng lẻo, nhiều hệ thống tín dụng tư nhân đã hình thành. Và chỉ khi nào xã hội xôn xao vì các vụ lừa đảo thì chính quyền địa phương mới bắt đầu can thiệp, nhưng thường là quá trễ.

tags: Châu Á - Trung Quốc
 

Nhật thả thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc nhưng bắt nộp tiền phạt

Bài đăng : Thứ tư 09 Tháng Mười Một 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 09 Tháng Mười Một 2011 
 
Hôm nay (9/11/2011), Nhật Bản đã trả tự do cho thuyền trưởng chiếc tàu đánh cá Trung Quốc đã xâm nhập lãnh hải Nhật Bản một cách bất hợp pháp. Nhưng toà án buộc vị thuyền trưởng Trung Quốc này phải nộp tiền phạt. Ông đã bị tòa án Nagasaki tuyên phạt 300.000 yen (tương đương với khoảng 2.800 euro).

Chiếc tàu đánh cá 135 tấn của ông Trương Thiên Hùng, 47 tuổi, hôm Chủ nhật đã bị phát hiện đang ở trong vùng lãnh hải của Nhật Bản, gần quần đảo Goto ở tây nam nước Nhật. Ông ta không chấp hành lệnh của lực lượng tuần duyên Nhật Bản, và đã cho tàu chạy trốn. Sau một cuộc rượt đuổi kéo dài bốn tiếng rưỡi đồng hồ, tàu tuần duyên Nhật phải cho đâm thẳng vào mới chận bắt được chiếc tàu này.

Bị bắt giam cùng với thủy thủ đoàn 10 người, thuyền trưởng Trương Thiên Hùng đã bị tòa án Nagasaki tuyên phạt 300.000 yen (tương đương khoảng 2.800 euro) vì tội vi phạm luật đánh cá của Nhật. Hãng tin Jiji cho biết, sau khi nộp phạt, ông ta đã được trả tự do ngay lập tức.

Lần này chính quyền Bắc Kinh đã chọn lựa thái độ không khai thác ầm ĩ về chính trị đối với sự cố này, tuyên bố rằng vụ bắt giữ thuyền trưởng Trung Quốc là « một chuyện thông thường trong nghề đánh cá ».

Hãng tin AFP ghi nhận, khác với vụ việc xảy ra năm ngoái, sự cố trên đây diễn ra trong vùng biển không bị Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền. Xin nhắc lại, hôm 08/09/2010, thuyền trưởng một tàu cá khác cũng đã bị bắt giữ vì cố ý đâm vào tàu tuần duyên Nhật, gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đây là một vùng biển có nguồn cá dồi dào và có thể có mỏ dầu khí, hiện do Nhật Bản quản lý nhưng Trung Quốc cũng đang tranh chấp. Bắc Kinh đã kịch liệt phản đối, đe dọa và trả đũa, nên cuối cùng Tokyo đã trả tự do cho thuyền trưởng trên vào ngày 25/09/2010.

tags: Châu Á - Nhật Bản - Trung Quốc
 

Đài Loan biểu dương 5 thủy thủ VN đánh bại hải tặc

Bài đăng : Thứ hai 07 Tháng Mười Một 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ hai 07 Tháng Mười Một 2011 
 
Hãng tin AFP cho biết, Đài Loan hôm nay (7/11) đã hoan nghênh hành động dũng cảm của năm thủy thủ Việt Nam xuất thân là lính, đã bất ngờ tấn công sáu tên hải tặc có vũ trang, và giành lại được tàu sau khi bị cướp tại Tây Phi.

Năm thủy thủ trên vốn là bộ đội xuất ngũ, được tuyển vào làm thủy thủ trên tàu Kim Ức Ổn của Đài Loan. Chiếc tàu này có trọng tải 290 tấn, với thủy thủ đoàn gồm 28 người trong đó có 9 người Trung Quốc, 8 người Philippines, 6 người Indonesia, và 5 người Việt Nam. Theo Bộ Ngoại giao Đài Loan, thì thủy thủ đoàn đã bị mất liên lạc từ hôm thứ Sáu, khi đang đi về vùng biển Somali.

Hãng thông tấn chính thức của Đài Loan Central News Agency tức Trung ương Xã, dẫn lời ông Lưu, chủ nhân chiếc tàu Kim Ức Ổn đăng ký ở Cao Hùng, Đài Loan cho biết, năm thủy thủ Việt Nam đã bất ngờ lao vào tấn công bọn hải tặc khi chúng đang ăn cơm. Họ đã buộc được sáu tên hải tặc Somali có vũ trang phải nhảy qua mạn tàu xuống biển, và giành lại quyền kiểm soát con tàu. Sau đó dường như các tên hải tặc đã được đồng bọn đi trên một chiếc tàu nhỏ vớt lên, bỏ chạy đi nơi khác.

Hãng tin Đài Loan nói thêm, ông Lưu hứa sẽ thưởng cho năm thủy thủ gan dạ này, cũng như các thủy thủ có liên quan. Ông chủ tàu cũng cho biết, có ba thủy thủ đã bị thương nhẹ khi chiến đấu với hải tặc, và tàu sẽ phải lưu lại quần đảo Seychelles ở Ấn Độ Dương trước khi quay về Đài Loan.

Cơ quan Ngư nghiệp Đài Loan cũng lên tiếng cảm ơn đội đặc nhiệm chống hải tặc của Anh (UKMTO – United Kingdom Maritime Trade Operation), vì đã nhanh chóng đến hỗ trợ và bảo vệ cho tàu Kim Ức Ổn, khi được kêu gọi trợ giúp hôm Chủ nhật.

Theo tổ chức Ecoterra International, chuyên giám sát các hoạt động hàng hải trong khu vực, thì cho đến nay, có ít nhất 47 chiếc tàu nước ngoài với trên 500 thủy thủ đang bị hải tặc bắt giữ.

tags: Châu Á - Hải tặc - Việt Nam - Đài Loan