Affichage des articles dont le libellé est Ngôn ngữ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Ngôn ngữ. Afficher tous les articles

mercredi 28 février 2024

Đặng Chương Ngạn - Ga nước quê hương!

- Ông tổng biên tập! Sao trong cuốn tiểu thuyết của tôi các ông biên tập kỳ thế: Tất cả các từ Ga nội địa Tân Sơn Nhất, Ga quốc tế Tân Sơn Nhất, các ông sửa thành Bến nội địa, Bến quốc tế? Ông có hiểu nghĩa từ "BẾN" không?

- Hiểu chứ! Theo từ điển tiếng Việt: chỗ bờ sông, thường có bậc lên xuống, để tắm giặt, lấy nước; nơi quy định cho tàu thuyền, xe cộ dừng lại để hành khách lên xuống, xếp dỡ hàng hóa...Vậy, anh có hiểu nghĩa từ "GA" không?

- Tất nhiên, cũng theo từ điển: Công trình kiến trúc làm nơi cho tàu hỏa, tàu điện hay máy bay đỗ để hành khách lên xuống hoặc để xếp dỡ hàng hóa...

mardi 27 février 2024

Thái Vũ - Có nên áp đặt ngôn từ miền Bắc cho miền Nam ?

"Cái nào của Miền Nam thì phải ra Miền Nam, cái nào của Miền Bắc thì phải ra Miền Bắc nó mới là tôn trọng văn hóa vùng miền".

Thôi thì, vì dân Bắc vào Nam ồ ạt sau 1975 đến nay, dân miền Nam bỗng có người thay vì kêu "trái dừa" thì lại gọi "quả dừa", "tô bún" thành "bát bún"... Âu cũng là xáo trộn cho phong phú ngôn ngữ.

Nhưng mà những cái mang tính nề nếp, đặc trưng thì đừng có pha lẫn. Nó làm mất cái đặc trưng đi.

Hoàng Nguyên Vũ - Khi Trấn Thành nói chữ

 

Trấn Thành trở thành đạo diễn nghìn tỉ: kệ Trấn Thành. Tôi không xem phim Trấn Thành nên cũng không có gì để khen hay để chê.

Trấn Thành có hàng triệu fan, kệ Trấn Thành và các fan của cậu ta. Gió tầng nào mây tầng đó, của ba đấng người ba loài, nó là điều bình thường của xã hội. Mà bình thường thì kệ họ đi.

Nhưng hôm nay Trấn Thành nói chữ, đành hóng hớt tí.

Nguyễn Thông - Các nhà ngôn ngữ học ơi ời, bận ngủ hở (2)

- Cảng: Cũng theo từ điển Hoàng Phê, là nơi công trình cho tàu thuyền, ghe, ca nô ra vào neo đậu xếp dỡ hàng hóa hoặc hành khách lên xuống.

Cảng là từ chỉ chỗ dùng của các loại phương tiện giao thông thủy. Nơi có nước mới là cảng, chẳng hạn bờ sông, bờ biển. Ven sông thì cảng sông, ven biển thì cảng biển. Ví dụ cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, cảng Đình Vũ, cảng Vũng Tàu.

Nhạc sĩ Hồ Bắc có bài hát “Bến cảng quê hương tôi”, “khi xuân sang trên bến cảng, đàn hải âu tung cánh bay rợp trời”. Không có cảng nào nằm trên đất không sông không biển bao giờ. Gọi những chỗ trung chuyển hàng từ cảng biển cảng sông về là “cảng trung chuyển” là hết sức bậy.

Nguyễn Thông - Các nhà ngôn ngữ học ơi ời, bận ngủ hở (1)

Đành rằng ngôn ngữ (trong đó có tiếng Việt) luôn vận động, phát triển, đổi thay, mỗi thời mỗi khác (như ông hàng xóm nhà tôi bẩu, chế độ còn thay đổi được, huống chi ngôn ngữ). Nhưng không phải cứ đổi lung tung xòe, loạn cào cào như xứ ta thời nay rồi biện bạch là phát triển.

Ngày xưa, cụ thể là thời phong kiến, rồi kế tiếp là thời thuộc Pháp, ngôn ngữ được dùng rất chuẩn mực. Mọi cách tân, thay đổi đều phải hết sức hợp lý, có cơ sở thì mới được chấp nhận. Ngôn ngữ đã đạt được sự trong sáng, chính xác, chuẩn, cả cộng đồng thừa nhận.

Thời ấy, những người trong bộ máy cầm quyền hầu hết đều học hành bài bản, trình độ cao, nắm chắc ngôn ngữ. Họ viết một chữ, dùng một từ, đặt một câu, diễn đạt một ý… đều rất cân nhắc.

lundi 26 février 2024

Nguyễn Gia Việt - Nhìn “Ga tàu thủy Bạch Đằng” ở giữa sông nước Sài Gòn mà buồn lòng quá xá!

 

Lịch sử, văn hóa Sài Gòn đã có sự khó hiểu, sai lệch từ những năm sau này, khi mà chữ nghĩa Miền Nam đã bị thay đổi.

Lịch sử Bến Bạch Đằng đơn giản. Đây vốn là đất Kompong Luông vùng Sài Gòn. Pháp qua đặt tên đường từ cột cờ Thủ Ngữ tới công trường Mê Linh là Quai le Myre de Vilers, đoạn còn lại tới Ba Son là Quai d’Argonne.

Sau 1955 tổng thống Ngô Đình Diệm nhập hai đoạn đường lại đặt thành Bến Bạch Đằng. Kêu là bến vì đây là đại lộ ven sông, dưới là bến sông nhiều ghe tàu. Sau 1975 Bến Bạch Đằng bị xóa tên, đặt thành đường Tôn Đức Thắng. Tuy nhiên người Sài Gòn vẫn kêu là Bến Bạch Đằng. Và nay xuất hiện "ga tàu thủy" tại bến Bạch Đằng.

dimanche 25 février 2024

Tiểu Vũ - Người Quảng và cái thùng diêm bất tử

 

Nếu lần đầu tiên bạn đến Quảng Nam hoặc Đà Nẵng. Ghé vào quán, kêu một ly cà phê và gói thuốc lá, sau đó gọi:

 - Chị ơi cho mượn cái bật lửa...

Chắc chắn bạn sẽ bắt gặp ánh mắt ngạc nhiên của cô chủ quán. Đâu đó sẽ có tiếng càu nhàu: "Chắc ở đâu mới tới, cái thùng diêm thì nói đại cái thùng diêm đi còn bày "đẹt" kêu cái bật lửa".

lundi 19 février 2024

Lưu Trọng Văn - Tiếng nước tôi

 

Các khách sạn lớn ở Phnom Penh không ai biết tiếng Việt. Gã đi xe hơi từ Phnom Penh đến Siêm Riệp dừng lại các trạm nghỉ, nhân viên trẻ cũng “no no Việt Nam”.

Đến Ang Ko Wat vào trung tâm dịch vụ, mặc dù ông chủ là người gốc Việt, các nhân viên đều lắc đầu “no no Việt Nam.”

Phải chấp nhận sự thật này thôi. Cuộc chiến qua 45 năm rồi, thế hệ lớn lên sau 1979 hầu như không còn quan tâm tới ai đã cứu cha mẹ, ông bà họ khỏi nạn diệt chủng nữa. Với họ, lúc này ai làm chủ nền kinh tế, thương mại, ai nhiều tiền là đối tượng họ tôn kính và hết mình phục vụ.

mardi 23 janvier 2024

Lưu Nhi Dũ – Hình thức kỷ luật nào cho ông Thái Minh ?

 

Theo bạn, ông Trúc Thái Minh (tôi chỉ gọi là ông) xứng đáng nhận hình thức kỷ luật nào?

Theo Tỳ Ni Mẫu Kinh (tập 2), có hai loại tấn xuất : a) Vĩnh tấn : Khai trừ vĩnh viễn; b) Điều phục : Không được tham gia pháp sự hoặc bị trừng phạt bằng hình thức gọi là Mặc Tấn, bị Tăng chúng xa lánh, không trò chuyện, giao tiếp.

Vương Trung Hiếu : “Tấn xuất” là gì ?

Nguyễn Thông - Trâu và người (2)

Lại nói chuyện con trâu ở sân bay Nội Bài. Lúc 11 giờ 30, trưa 22.01, nhằm ngày 12 tháng chạp Quý Mão, tức trước Tết hơn hai tuần, nghĩa là thời điểm sân bay rất đông người, đồng chí trâu đã nghênh ngang đủng đỉnh theo đường ô tô vốn lắp đầy camera theo dõi, lên tới tận tầng 2 nhà ga.

Ai đã từng tới sân bay Nội Bài đều biết lối lên ấy không hề ngắn, rất nhộn nhịp, chỉ ô tô được mò lên. Sự kiểm soát an ninh cực kỳ chặt chẽ. Xe vừa dừng đã có người tới nhắc nhở. Nhưng đồng chí trâu leo tới tận nơi thì những nhà chức việc, nhất là lực lương canh gác, bảo vệ mới biết có kẻ xâm phạm.

Sau khi dư luận báo chí và mạng xã hội ồn ào, chủ yếu là ngạc nhiên và chê cười, đại diện sân bay quốc tế Nội Bài đã thừa nhận có “event trâu”. Nhưng vớt vát rằng sau khi phát hiện thì một nam nhân viên an ninh hàng không đã nhanh chóng đuổi con trâu ra khỏi khu vực này, “vụ việc không gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, di chuyển của các phương tiện tiếp cận cảng hàng không quốc tế Nội Bài".

lundi 18 décembre 2023

Nguyễn Chương - Ngớ ngẩn mà đòi lòe bịp !

 

Ai muốn học thứ tiếng, thứ chữ gì, thuộc quyền cá nhân, đây không bàn.

Nhưng có những kẻ biện minh cho thói tôn sùng "chữ Hán", "tiếng Hoa" như ri: Hiện tại người Hàn, Nhật vẫn sử dụng chữ Hán song song với hệ thống chữ viết của họ sáng tạo ra / ở Malaysia, quốc ngữ hiện tại của họ là tiếng Hoa, Anh, Hindu...

Ai biểu nói ra (đại loại như trên), nên thiên hạ biết tỏng là "dốt mà đòi nói chữ"! 

Cần phải phân định "văn tự chính thức" dùng ở cấp quốc gia, với tiếng nói / chữ viết của các tộc người sống ở quốc gia đó.

Nguyễn Thông - Góp ý với các nhà báo : Hoạn lộ hay quan lộ ?

 

Sau khi thằng đầu đảng ở Bến Tre là Lê Đức Thọ (nghe cái tên rất kinh, rất sáu búa) bị bắt, có những tờ báo mậu dịch nhìn ra ngay nội dung thời sự nóng sốt, câu được bạn đọc, kiếm viu (view) dễ, liền khai thác mở rộng, kể chuyện đời tư, chuyện y làm quan.

Tờ Tiền Phong đăng bài “Đường quan lộ của ông Lê Đức Thọ”, còn tờ Người Lao Động thì “Quan lộ của ông Lê Đức Thọ”… Tiền Phong sau đó thấy chối tỉ quá, giật tít lại, bỏ chữ “đường”, giống như Người Lao Động, cứ nghĩ thế là ổn.

Lỗi dùng sai này trên báo mậu dịch dốt đã khá phổ biến và cũng từ lâu rồi chứ không phải bây giờ. Vừa nhầm lẫn, vừa cẩu thả, vừa dốt khi họ không phân biệt được “hoạn lộ” và “quan lộ”, phải dùng thế nào, trong trường hợp nào mới đúng.

mercredi 6 décembre 2023

Huy Đức - Người Việt có thực sự hiểu Trung Quốc

 

Cho đến bây giờ, vốn tiếng Hoa của tôi, chỉ còn có thể nói gần đúng một câu: “Wo shi ba nian ji xue sheng 我是八年级学生 (Tôi là học sinh lớp Tám)”. Vì, năm tôi học lớp Chín, quan hệ Việt - Trung đã rất căng thẳng.

Trường có hai giáo viên dạy tiếng Trung Quốc thì thầy Cát phải nhập ngũ còn cô Thủy phải chuyển sang làm thủ thư kiêm đánh trống. Thầy hiệu trưởng cũng gặp không ít khó khăn do họ "Quách" của mình.

Sáng 17-2-1979, “Trung Quốc nổ súng gây chiến tranh trên toàn tuyến Biên giới”, tôi bỏ học, đi bộ đến thẳng Ủy ban Thị trấn Nông trường Thạch Ngọc, nộp đơn xung phong nhập ngũ.

mardi 5 décembre 2023

Nguyễn Chương - Tiếng "Trung" không phải là "ngôn ngữ toàn cầu"

Ở Việt Nam chúng ta nghe quá nhàm tai trước việc khua chiêng gióng trống học “tiếng Trung” - tức là tiếng nước Giữa (trung quốc).

Bao đời nay, người Việt gọi một cách bình thường như "phố Tàu", có ai nói "phố Trung" không? Không. Gọi "món ăn Tàu", có ai nói "món ăn Trung" không? Cứ nói giản dị là "Tàu", và ngôn ngữ của người Tàu, ta gọi là tiếng Tàu.

Luận điệu gióng trống khua chiêng cho rằng “tiếng Trung là một ngôn ngữ toàn cầu” (?). Đây là cách giải thích rất hàm hồ. Xin mời đọc thủng thẳng phần giải ảo dưới đây.

mercredi 29 novembre 2023

Nguyễn Chương - Hãy cùng nhau yêu tiếng Việt hơn

(Xin mượn chuyện trong nhà tôi để nói lai rai nhiều thứ khác)

Con gái tôi hiện nay đã đi làm cho một công ty nước ngoài. Trước đây cháu theo học trường RMIT (The Royal Melbourne Institute of Technology), điểm IELTS 8.0, ghi vậy để biết cháu không xa lạ gì với việc nói năng bằng tiếng Anh.

Một lần, cách đây mấy năm, khi tôi hỏi: "Con học ngành design thấy sao...". Chưa hỏi dứt câu thì nó nói ngay: "Ba, nói tiếng Việt đi ba! Sao ba không nói "thiết kế" mà phải chêm tiếng Anh "design" vô làm gì?". May là bị con gái mình sửa lưng, chớ không phải người ngoài, nên tôi cũng đỡ "quê".

Nhưng kể từ đó trở đi, tôi ráng rèn giũa ý thức về tiếng Việt: người Việt thì phải hiểu, phải biết tiếng Việt!

Nguyễn Mỹ Khanh - Trả lại tên cho em

 

Hồi bé tí tui được dạy vầy:

- Cái gì có động cơ, chạy trên đường/ mặt đất là XE.

- Cái gì có động cơ,  chạy trên sông, biển là TÀU.

- Cái gì có động cơ chạy trên không là MÁY BAY.

mardi 28 novembre 2023

Nguyễn Chương - Nạn chêm tiếng Anh ba rọi

 

Nhiều người ở ngoài Bắc, hoặc các em các cháu sinh ở miền Nam sau 1975 đã KHÔNG biết sự thật như sau:

Ở Miền Nam Việt Nam trước 1975, trên phần lớn báo chí đều DÙNG TIẾNG VIỆT, không chêm tiếng Anh ngang xương. Nên nhớ: miền Nam hồi đó người Mỹ, lính Mỹ đầy nhóc - NHƯNG chớ hề "hội nhập" theo kiểu lai căng, ba rọi như hiện nay!

Hiện nay, thấy gì? Nói, viết một câu, một đoạn tiếng Việt thể nào cũng phải "chêm" vài chữ tiếng Anh. Cái lối chêm như rứa, người miền Nam, người Sài Gòn trước 1975 gọi là "Anh ba rọi", "Mỹ bồi".

vendredi 24 novembre 2023

Nickie Tran - Du lịch Đài Loan, nghĩ về chữ Quốc Ngữ

Trong tất cả các nước đã từng đặt chân đến thì tôi thích Đài Loan nhứt. Một đất nước mà món ăn thì ngon và phong phú, phong cảnh thì đẹp như bồng lai tiên cảnh. Lên núi nhìn xuống thấy biển, và dưới biển nhìn lên thấy núi.

Nhìn bằng góc độ đầu bếp tham ăn thì tôi thích món ăn đường phố của Đài hơn tất cả mọi nước, tính luôn cả nước Việt.

Streetfood của họ vừa cầu kỳ vừa đơn giản. Vừa truyền thống vừa hiện đại. Túm lại là họ hoàn toàn có thể là một ngôi sao sáng trong làng du lịch Châu Á. Tuy nhiên khách du lịch người Âu Mỹ lại ít hiện diện ở đây. Tôi cứ luôn tự hỏi tại sao họ lại không ngập tràn khách du lịch, với nền tảng văn hóa rất vững chắc và nhiều món ăn đường phố phong phú như họ.

lundi 23 octobre 2023

Tuấn Khanh - Hán hóa Tây Tạng

Chính quyền Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm nói tiếng Tây Tạng trong việc giảng dạy cho tất cả các môn học trong các trường công lập ở các khu tự trị Tây Tạng Kardze và Ngaba (tỉnh Tứ Xuyên), bắt đầu từ bắt đầu học kỳ mùa thu, tháng Chín này.

Tổ chức vận động cho người Tây Tạng (The International Campaign for Tibet - ICT), có trụ sở tại Đức loan báo tin với sự lo ngại.

“Việc cấm sử dụng tiếng Tây Tạng làm ngôn ngữ giảng dạy trong các trường học ở miền đông Tây Tạng, được coi là bước quan trọng, hướng tới việc xóa bỏ ngôn ngữ và văn hóa Tây Tạng. Cộng đồng quốc tế phải hành động ngay bây giờ, không được tiếp tục đứng yên khi chính phủ Trung Quốc thúc đẩy chính sách Hán hóa đối với người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, người Mông Cổ và những người khác mà không ngần ngại gì”, Giám đốc điều hành ICT Đức Kai Müller cho biết.

dimanche 8 octobre 2023

Chu Mộng Long - Bài tập nâng cao Sờ-cu-rờ-ty

 

Tôi nhiều lần lên tiếng yêu cầu bãi bỏ ngay quy định phiên âm tiếng nước ngoài trong sách giáo khoa. Cách phiên âm trên sách giáo khoa trước đây và cho đến bây giờ rất tùy tiện, thậm chí đọc lên nghe rất tục tĩu, phản văn hóa, vô giáo dục.

Thực chất đó là tiếng bồi của kẻ vô học ở ngoài Bắc, chứ tiếng bồi vô học ở trong Nam trước 1975 cũng không kinh dị như vậy.

Cách đây vài mươi năm, có thể chấp nhận cách phiên âm đó để thầy và trò dễ đọc. Nay chính Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện Đề án ngoại ngữ quốc gia rồi phổ cập tiếng Anh từ lớp 1 đến lớp 12. Riêng học đại học, sau đại học và chuẩn năng lực thầy cô giáo đều bắt buộc phải có trình độ và chứng chỉ ngoại ngữ tiêu chuẩn châu Âu hoặc bậc của khung trình độ quốc gia. Vậy mà hà cớ gì cứ phải đọc tên nước, tên địa phương, tên người của người ta bằng thứ tiếng bồi của đứa vô học?