Affichage des articles dont le libellé est Cộng đồng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Cộng đồng. Afficher tous les articles

mardi 25 février 2020

Nguyễn Quang Duy - Những gương mặt trong cộng đồng người Việt tị nạn đến thành phố Melbourne, Úc từ 1976


Nguyễn Quang Duy : Bạn đọc thân mến, đây là bài thứ hai trong loạt bài “45 năm Người Việt Tự Do tại Melbourne: Thử Thách và Thành Tựu”, xin gởi đến quý bạn đọc. Chúng tôi có lược dịch qua Anh ngữ nếu quý vị muốn có xin liên lạc qua email. Chúng tôi cố gắng thu nhặt thông tin để nhìn lại sự phát triển cộng đồng 45 năm qua, chủ trương không đưa những thông tin sai sự thật nên nếu bạn đọc có thêm thông tin, hay thông tin khác với bằng chứng rõ ràng xin chia sẻ để chúng tôi có thể hiệu đính bài viết. Chúng tôi cũng tìm kiếm hình ảnh sinh hoạt Cộng Đồng nếu quý vị ở Úc Châu có xin chụp lại chuyển cho chúng tôi để đăng trên Đặc San và trên Báo Nhân Quyền. Hết sức cám ơn. Thân mến.


Theo phần mở đầu Bản Nội Quy, Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Victoria đã được hình thành vào những năm cuối của thập niên 1970, nhưng Bản Nội Quy không cho biết ngày thành lập. Theo thông tin về Liên Hội Ái Hữu người Việt Tự Do Úc châu tiền thân Cộng Đồng Úc châu đã được thành lập vào ngày 26/12/1977, tại thủ đô Canberra.

dimanche 16 février 2020

Nguyễn Quang Duy – Bài 1 : Những người Việt đầu tiên tại Úc


Cộng đồng người Việt tị nạn biểu lộ lòng tri ân trong tang lễ cố thủ tướng Úc Malcolm Fraser. Ảnh aihuubienhoa.com

Nguyễn Quang Duy: Bạn đọc thân mến, Đây là bài đầu tiên trong loạt bài “45 năm Người Việt Tự Do tại Melbourne: Thử Thách và Thành Tựu”, xin gởi đến quý bạn đọc. Chúng tôi có lược dịch qua Anh ngữ nếu quý vị muốn có xin liên lạc qua email này. Chúng tôi cố gắng thu nhặt thông tin để nhìn lại sự phát triển cộng đồng 45 năm qua. Chúng tôi chủ trương không đưa những thông tin sai sự thật nên nếu bạn đọc có thêm thông tin, hay thông tin khác với bằng chứng rõ ràng xin chia sẻ để chúng tôi có thể hiệu đính bài viết. Thân mến.
 
Ở thời điểm 30/4/1975 chỉ có trên 1,000 người Việt tại Úc, gồm những phụ nữ lập gia đình với người Úc, sinh viên du học ở lại Úc, sinh viên đang du học, viên chức đang làm việc hay tu nghiệp, tu sĩ Công giáo tu học và trẻ mồ côi sang Úc vào tháng 4/1975.

Trừ các trẻ mồ côi chưa hiểu biết, đa số đều lo lắng cho gia đình bị kẹt lại ở Việt Nam. Các sinh viên đang theo học và viên chức miền Nam còn nhận được thư của Chính phủ Lao Động Gough Whitlam yêu cầu thu xếp hồi hương.

Những người đến Úc đầu tiên

mercredi 12 février 2020

Virus corona : Gần 2.000 người nhập cảnh bị cách ly tại Sài Gòn

jeudi 12 décembre 2019

Marko Nikolic - Phẩm chất người Việt


(VnExpress 11/12/2019) Tôi thấy ấm lòng mỗi khi cả nước ''nhuốm đỏ'' cờ tổ quốc để tiếp lửa cho đổi tuyển Việt Nam và một lòng yêu nước bùng nổ sau mọi chiến thắng.

Tình đoàn kết này là điều mà chúng tôi hình như ngày càng thiếu tại châu Âu, nơi mà không ít quốc gia phải đối mặt với bất ổn chính trị hay thậm chí phong trào ly khai trong khi tương lai của Liên Minh châu Âu trông ngày càng bấp bênh. Bản thân tôi đã sinh ra tại Nam Tư, một Cộng hòa liên bang đã sụp đổ và tan rã thành sáu quốc gia độc lập sau nội chiến đẫm máu vào thập niên 90.

Theo tôi, tình đoàn kết là một trong những thành tựu lớn của Việt Nam, một đất nước hơn chín mươi triệu dân đã duy trì ổn định về mặt chính trị và xã hội bất chấp một quá khứ đầy biến động và những chiến tranh khốc liệt.

mardi 10 décembre 2019

Hoàng Nguyên Vũ - Cầu thủ nữ và hoa hậu, vinh quang thật sự ở đâu ?


Những cô gái tận hiến trên sân bóng và những cô hoa hậu đi thi xúng xính váy áo: Vinh quang thật sự nằm ở đâu?

Nhìn những cô gái không còn tí sức lực gì sau khi nâng cao chiếc Huy chương vàng và hát Quốc ca vang dội tối qua, hẳn nhiều người sẽ khóc. Khóc không chỉ vì cái tự hào thành quả sau cuối, mà khóc vì thương. Thương quá. Họ là phụ nữ. Họ phải vắt kiệt thứ mạnh mẽ cuối cùng trong một đặc tính sinh học yếu ớt để đi đến đích vinh quang.

Các cô gái của chúng ta thi đấu với một đối thủ nặng ký hơn, kỹ thuật hơn, khỏe hơn và đương nhiên là khôn hơn. Suốt hiệp 1, đối thủ chơi bào sức của các cô gái. Sau 90 phút, các cô gái của chúng ta không còn một tí sức lực nào nhưng họ đã quả cảm chiến đấu không dừng lại. 

samedi 14 septembre 2019

Mạnh Kim - « Nguyện vinh quang quy Hương Cảng »



“Glory to Hong Kong” (“Nguyện vinh quang quy Hương Cảng”) đang được hát khắp Hồng Kông. Từ siêu thị, góc phố đến học xá đại học, đâu đâu người ta cũng nghe “Nguyện vinh quang quy Hương Cảng” ! Đây không phải là “ca khúc đấu tranh” duy nhất và đầu tiên của giới trẻ Hồng Kông khi xuống đường nhưng nó là ca khúc gây xúc động nhất, truyền cảm nhất và lan truyền nhanh nhất…

Người sáng tác “Nguyện vinh quang quy Hương Cảng” là một người giấu mặt. Cậu ấy, ở độ tuổi 20, chỉ muốn được nhắc đến với cái tên “Thomas”. Như mọi sự kiện và nhân vật khác liên quan cuộc biểu tình Hồng Kông 2019, “Nguyện vinh quang quy Hương Cảng” là kết quả của một tinh thần tập thể. 

Theo New York Times (12-9-2019), Thomas đưa phần nhạc và lời lên diễn đàn LIHKG vào ngày 26-8-2019 và nhờ các bạn khác tự ghi âm rồi anh phối lại, như thể ca khúc được trình bày từ một dàn đồng ca. Thomas sau đó cũng sửa lại lời dựa vào những góp ý trong diễn đàn, với hơn 1.000 lượt thu thập ý kiến (theo Time, 10-9-2019). 

vendredi 6 septembre 2019

Trung Quốc tẩy não trẻ em Duy Ngô Nhĩ từ tiểu học để đồng hóa

Người Duy Ngô Nhĩ bị giám sát nghiêm ngặt trên đường phố Kashgar, Tân Cương. Ảnh chụp ngày 23/03/2017.

Trang nhất Libération hôm nay 06/09/2019đăng ảnh các trẻ em Duy Ngô Nhĩ với dòng tựa lớn « Trung Quốc đang đày đọa các em này », và dành bốn trang báo khổ to để tố cáo tình trạng « Người Duy Ngô Nhĩ bị giam hãm từ lúc mới đến trường ».

Bài xã luận của Libération mang tựa đề « Không thể dung thứ », đặt câu hỏi, có ai biết được trẻ em bị tách khỏi cha mẹ đang bị cải tạo, chỉ vì là người Duy Ngô Nhĩ ? Ai biết được chính quyền Trung Quốc đã phá vỡ cơ cấu gia đình, khi buộc con cái phải tố cáo khi thấy cha mẹ cầu nguyện hoặc ăn chay ? 

Nếu tình trạng của người Tây Tạng gây xúc động cho cộng đồng quốc tế, thì việc người Duy Ngô Nhĩ bị đàn áp lại không được quan tâm. Tệ hơn nữa, để giữ quan hệ (chủ yếu là kinh tế) với Bắc Kinh, chủ đề này không được nhắc đến trong các cuộc họp song phương, đa phương.

vendredi 30 août 2019

Nguyễn Quang Duy - Thoát Trung mà thoát cái gì?


Ý kiến về cách tổ chức đấu tranh cách mạng

Thứ Sáu tuần rồi 23/08/2019, một người bạn của tôi là từ Hoa Kỳ sang thăm có kêu gọi tôi ủng hộ phong trào thoát Trung, do tổ chức anh đang vận động.

Tổ chức của anh là một tổ chức đấu tranh cách mạng, theo chủ thuyết nhân bản, thành lập tại Hoa Kỳ vào năm 1992. Xin nêu rõ điều này để tránh hiểu lầm với các tổ chức khác, vì những điều tôi góp ý là nhìn chung cho các tổ chức đấu tranh cách mạng. Cảm thấy cuộc trò chuyện khá thú vị, tôi xin viết lại, cũng vừa để ghi nhớ vừa để chia sẻ cùng bạn đọc.

Nhân bản kiểu cách mạng

Chữ nhân bản có hai nghĩa và khá thú vị hai nghĩa lại có phần đối nghịch. Nghĩa thứ nhất là sinh sản hay sao chép. Thí dụ con giống cha không thể giống ông hàng xóm hay nhân bản tế bào gốc con trừu thì thành con trừu dolly, không thể thành con bò hay con heo.

jeudi 22 août 2019

Nguyễn Quang Duy - Chúng tôi không muốn Thiên An Môn xảy ra ở Hồng Kông


Tối thứ Sáu 16/8/2019, tại hai thành phố Melbourne và Sydney, Úc, những người ủng hộ Bắc Kinh đã tấn công người ủng hộ tự do cho Hồng Kông. Những hình ảnh bạo động được nhanh chóng thông tin, giúp dư luận Úc nhận rõ bản chất của cộng sản Bắc Kinh, tạo sự quan tâm đến tình hình đấu tranh tại Hồng Kông. 

Cảnh sát Melbourne cho biết hai người ủng hộ Bắc Kinh đã bị lập biên bản vì bạo hành người biểu tình, cả hai sẽ bị truy tố vì vi phạm luật Úc.

Sáng hôm sau, thứ Bảy 17/8/2019, tại Melbourne hằng trăm người người Hoa, Tân Cương, Tây Tạng, Đài Loan, Hồng Kông, Việt Nam và Úc tập họp trước Thư viện tiểu bang và sau đó tuần hành quanh thành phố Melbourne, vừa lên án hành vi bạo hành của phía ủng hộ Bắc Kinh, vừa lên tiếng ủng hộ người biểu tình Hồng Kông (We love Hong Kong).

vendredi 4 janvier 2019

Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ngay tại Pháp

Biểu tình tại Bandung, Indonesia, ngày 21/12/2018, phản đối chính quyền Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ.

Việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ không dừng lại ở biên giới Tân Cương. Chính quyền Trung Quốc còn cố gắng dùng mọi cách để kiểm soát cộng đồng người thiểu số này dù sống ở nước ngoài. Trang tin Asialyst đã điều tra về những biện pháp của Bắc Kinh để dọ thám cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ tại Pháp, ép buộc một số người quay về Hoa lục.

« Mẹ của cháu đang ở trường trại ». Khi nhận được tin nhắn bí ẩn này qua điện thoại vào đầu tháng 7/2017, Gulhumar Haitiwaji hiểu được ngay. Cô gái Duy Ngô Nhĩ, sống ở Paris từ 12 năm qua, thấy mối nghi ngờ của mình được xác nhận nhờ người dì vẫn ở Tân Cương, cách xa 6.000 km. 

« Trường trại » là một trong những từ dùng để chỉ các trại cải tạo đang nở rộ từ hai năm qua tại vùng tự trị Tân Cương. Như vậy là mẹ của Gulhumar đang bị nhốt tại một trong « trung tâm huấn nghiệp »nhằm « giáo dục và cải tạo những người bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa cực đoan », theo như tuyên truyền của Bắc Kinh. Theo Ủy ban Liên Hiệp Quốc về loại trừ phân biệt chủng tộc, có trên một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác nói tiếng Thổ và theo đạo Hồi (Kazakhstan, Kyrghyzstan, Uzbekistan) bị giam giữ trong những trại này, khiến Tân Cương trở thành « một kiểu giống như trại tập trung lớn, phủ đầy bí mật, chẳng theo luật lệ nào cả». 

samedi 16 juin 2018

Thụy Điển: Dọ thám người tị nạn Tây Tạng, một người Hoa bị kết án

Người tị nạn Tây Tạng tại Thụy Điển.


Cộng đồng tị nạn Tây Tạng tại Thụy Điển chỉ có 130 người, nhưng cũng không thoát khỏi cặp mắt cú vọ của tình báo Hoa Nam !
 
Một người Trung Quốc hôm 15/06/2018 đã bị tòa án Thụy Điển tuyên án 22 tháng tù vì đã dọ thám cộng đồng người tị nạn Tây Tạng tại quốc gia Bắc Âu này, thu thập các tin tức cho Bắc Kinh.
Dorjee Gyantsan, 49 tuổi, bị tòa khẳng định đã trà trộn vào cộng đồng người Tây Tạng gồm khoảng 130 người sống tại Thụy Điển, để thu thập các thông tin về nghề nghiệp, tình trạng gia đình và hoạt động chính trị của họ. Sau đó những tin tức này được chuyển giao cho tình báo Trung Quốc để được nhận tiền thưởng.

lundi 14 mai 2018

Huy Đức - Thủ Thiêm & Nhiêu Lộc: Không ai xứng đáng hy sinh cho người khác



Đừng trách báo chí hai hôm nay không nói một lời về Thủ Thiêm. Họ đã đưa được những tiếng nói oan khiên lên mặt báo và giờ đây là trách nhiệm của chúng ta. Chúng ta đã có dữ liệu để "share" và lên tiếng. 

“Tôi phải nói ! Anh biết không, tôi phải nói bởi tôi già sắp chết rồi” - nhiều bạn bị ám ảnh bởi câu nói này của cụ bà Trần Thị Mỹ, 77 tuổi. 

Chuyên gia từ ĐH Yale: 'Dân Thủ Thiêm bị đối xử như không tồn tại'



(Zing.vn 10.05.2018) "Phát triển là dành cho người dân, không phải cho dự án. Tuy vậy tại Thủ Thiêm, dự án đã trở nên quan trọng hơn người dân", PGS.TS. Erik Harms, Đại học Yale (Mỹ), viết cho Zing.vn.

Trong suốt tuần qua, Thủ Thiêm đã trở thành từ khóa nóng và đang tràn ngập các trang báo Việt Nam. Tuy nhiên, với những hộ dân thuộc diện di dời để nhường chỗ cho các dự án Khu Đô thị mới Thủ Thiêm, vấn đề này đã thực sự “nóng” từ lâu.

Đặng Thanh Hằng - Về Thủ Thiêm: Cần sự hy sinh cho phát triển đô thị?



Khu tái định cư Liede, tòa nhà bên phải là khách sạn của công ty Liede đang được xây. Khi xây dựng xong, nguồn thu từ khách sạn sẽ được chia đều cho người dân tại làng.

Tôi tìm hiểu về câu chuyện Thủ Thiêm cách đây gần hai năm, cho bài luận cuối kỳ môn Đô thị hóa. Câu chuyện như dư luận hiện đang quan tâm: người dân cảm thấy đền bù không thỏa đáng, mất đất, mất nhà, mất kế sinh nhai. 

Khi đô thị mở rộng, thành phố cần có đất, và phần đất này đến từ sự “hy sinh“ của những cư dân ở vùng ven, để đổi lấy phát triển cho thành phố. Nhà nghiên cứu Erik Hamm, khi phỏng vấn người dân Thủ Thiêm để viết cuốn Luxury and Rubble, ghi nhận, người dân Thủ Thiêm không phản đối sự phát triển của thành phố. Họ cũng muốn một hình ảnh Saigon văn minh, hiện đại, nhưng lời hứa của sự chuyển mình của thành phố lại khiến họ phải trả một cái giá quá đắt. Không chỉ mất mảnh đất sống bao đời mà còn cảm giác của sự bất công, tham nhũng, không minh bạch từ phía chính quyền khi trả lời thắc mắc của họ.

Nỗi niềm 'cựu' cư dân Thủ Thiêm



Chị Hường nhận quyết định đền bù đất ở diện tích gần 39m2 của gia đình với mức giá đền bù hơn 7,7 triệu đồng.

(TP 10/05/2018) Chị Nguyễn Thị Hường, năm nay 64 tuổi đã có 10 năm rơi vào cảnh không nhà, sống trong khu định cư tạm với một căn phòng hơn 40m2 cùng 13 người. Chị vẫn nhớ như in vùng đất quê yêu dấu của mình với người thân chòm xóm và màu xanh của dừa nước, nay đã thành khu đô thị.

Chị bảo: “Khi chúng tôi mua đất làm nhà, chẳng ai nói với chúng tôi là nơi này rồi sẽ được quy hoạch xây dựng đô thị. Rồi chúng tôi được xét bồi thường 200.000 đồng cho một mét vuông đất, và giờ trở thành kẻ trắng tay”.

Đền bù đất ở cho một gia đình  là… 7,7 triệu đồng

Huy Đức - Tái định cư cho dân Thủ Thiêm trước đã

Nếu tỉ lệ đất có thể xây dựng ở Thủ Thiêm (sau khi làm hạ tầng và các công trình công cộng khác) là 10%, thì cứ một hộ dân trước đây có 1.000 mét vuông, cho dù là "đất nông nghiệp", cũng xứng đáng có một căn hộ 100 mét vuông ở trung tâm đô thị mới. Vì sao? Vì các cao ốc căn hộ có thể xây 5-7 tầng thậm chí hàng chục tầng. Phần bán những căn hộ khác dư để xây nhà, công viên, đường sá. 

Lãnh đạo Thành phố nên nhóm họp khẩn cấp; đừng để những oan khuất mất đất của người dân Thủ Thiêm kéo dài nữa. Ngoài phần "đền bù" họ đã nhận trước đây, Thành phố nên: hoặc dành hẳn một khu để xây nhà tái định cư đạt tiêu chuẩn Thủ Thiêm [chứ không phải là những cao ốc ổ chuột như các khu tái định cư hiện nay]; hoặc, yêu cầu các nhà đầu tư dành một lượng căn hộ nhất định trong các khu nhà kinh doanh của mình để hoàn trả cho người dân mất đất [theo tỉ lệ ở trên đã nói]. 

dimanche 17 décembre 2017

Trần Trung Đạo – Giặc Ân ngày nay không ở đâu xa



Tượng Phù Đổng Thiên Vương ở Sóc Sơn, Hà Nội.

Theo Niên giám Thống kê Di dân (Yearbook of Immigration Statistics) của chính phủ Mỹ, tôi là một trong 280.728 người Việt Nam đến Mỹ trong thập niên 1980-1990. Nói như vậy để phân biệt với 135 ngàn đồng hương trong đợt di dân đầu tiên vào những ngày trước 30 tháng 4 năm 1975, với khoảng 100 ngàn chú bác anh chị cựu tù nhân chính trị, với diện ODP và nhiều diện khác đến sau.

Chúng tôi được báo chí gọi chung cho một cái tên là Thuyền nhân (Boat people). Hai chữ đó đã là nguồn sáng tác của nhiều bài thơ, bút ký, nhạc phẩm mang đầy ký ức bi thương và hãi hùng trên Biển Đông. Nhưng cũng từ những khó khăn vất vả đó, những người tị nạn như tôi đã tìm đến nhau, giúp đỡ nhau và xây dựng nên một tập thể được gọi là Cộng đồng Việt Nam.