"Sẽ cần bao nhiêu ví dụ về tình báo Hoa Nam âm
thầm phá hoại và cả những phá hoại mang tính "chính ngạch" của gã
láng giềng khổng lồ? Và các thiết bị mà Viettel triển khai ở trong và ngoài nước,
có bao nhiêu thiết bị mà phương Tây lo sợ bị xâm nhập tình báo, từ Trung Quốc?"
Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng từ tập đoàn Viettel về Bộ Thông
tin & Truyền thông. Vị tân Bộ trưởng này được tôi đánh giá là khéo léo sử
dụng truyền thông nhất trong số các Bộ trưởng đương nhiệm. Hình ảnh của ông
được đưa lên luôn chuyên nghiệp, các phát ngôn luôn rất hay (khiến tôi không
thể không khâm phục người phụ nữ đảm nhiệm truyền thông của Viettel).
Ở cương vị mới, ông Hùng làm hai việc khiến tôi quan tâm:
Một là phát ngôn về việc người dân, nhà báo đưa chính kiến trên mạng xã hội.
Hai là xây dựng mạng xã hội Việt Nam để làm đối trọng với Facebook, Google.
Ở phát ngôn đầu tiên, không thể không khen ông Nguyễn Mạnh
Hùng. Nhưng với ý định xây dựng mạng xã hội Việt Nam (thực ra đã làm rồi) thì
nó không khác nào đưa nhân dân trở lại thời bao cấp. Chỉ khác, cái đói và sự
tụt hậu về sản xuất sẽ là thông tin. Mà trong thời đại thông tin như hiện nay,
bị bỏ đói thông tin chính là tự sát!
Hãy nhớ nguyên nhân con trai của cựu Bộ trưởng Quốc phòng cũ
vì sao lộ nhiều bí mật đời tư: thiết bị viễn thông Tàu. Hãy nhớ đường sắt Cát
Linh - Hà Đông vừa xấu, vừa mau xuống cấp ngay khi chạy thử và đội vốn nhiều
lần vì ai: Nhà thầu Trung Quốc. Sẽ cần bao nhiêu ví dụ về tình báo Hoa Nam âm
thầm phá hoại và cả những phá hoại mang tính "chính ngạch" của gã
láng giềng khổng lồ?
Nếu ông Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông cần, tôi sẽ chỉ
ông ngay những trạm phát sóng nào của Viettel có những bộ phận nào làm từ đồ
Tàu. Còn dự án quân sự công nghệ cao thì để người có chuyên môn chỉ ra khi cần
vậy...
Chỉ là xin nhắc tân Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông một
việc: Viettel Global mà thời ông nắm quyền Viettel vẫn đang lỗ và nợ (khoảng
35.000 tỉ). Hiện nay Viettel Telecom vẫn phải gồng gánh cho Viettel Global.
Nghĩa là lấy lợi nhuận trong nước để san sẻ cho những đầu tư bất cập ở nước
ngoài. Nghĩa là đáng ra Viettel hoàn toàn có thể giảm giá cước nội địa xuống
nữa cho người dân. Song điều đó khó xảy ra khi các dự án tại Mỹ Latin và nhất
là Châu Phi giờ muốn "gói ghém" cũng không dễ.
Và các thiết bị mà Viettel triển khai ở trong và ngoài nước,
có bao nhiêu thiết bị mà phương Tây lo sợ bị xâm nhập tình báo, từ Trung Quốc?
Lần nữa cho tôi bày tỏ sự ngưỡng mộ về phong thái đĩnh đạc,
khả năng sử dụng tiếng Việt tài tình và trình độ ngoại ngữ cao của tân Bộ
trưởng Bộ Thông tin truyền thông. Chỉ có điều, nơi ông đang tại vị rất khác nơi
ông vừa rời đi. Quân lệnh như sơn tại Viettel nếu áp dụng vào môi trường báo
chí thì người dân tốt nhất là chỉ xem tin hội nghị. Và cũng sẽ khó có chuyện
"nước sông, công lính" áp vô đối với các tờ báo, nhà báo được (trừ
báo ngành).
Lần nữa, không thể không bày tỏ sự quan ngại sâu sắc cách
ông Nguyễn Mạnh Hùng nói về mạng xã hội thuần Việt. Cổ súy phát triển công nghệ
và nó không phải thứ công nghệ ruột Tàu, kinh phí từ thuế dân và các điều kiện
đưa người dùng vào mang tính chất "tiêu thổ thông tin".
Bởi tôi nhìn thấy một cách nghĩ về Trung Quốc ở một bộ phận
quan nhân nước ta: Rập khuôn làm theo.
Trong khi chiếc nỏ thần của An Dương Vương bị tráo lẫy ra
sao, ai cũng đều được dạy khi còn nhỏ...
Chú thích: Nếu có một thay đổi cần thiết, tôi
đề nghị ông Hùng thay đổi cách tư duy không chỉ về dự án mạng xã hội Việt Nam.
MAI QUỐC ẤN 13.09.2018
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.