Các
lãnh tụ của phong trào biểu tình - mà cuối cùng đã bị khựng lại do chủ
trương không khoan nhượng của Bắc Kinh - từ chối ước lượng số người sẽ
tham gia. Khác với những cuộc biểu tình rầm rộ năm ngoái, cuộc xuống
đường hôm nay dự định sẽ là dịp để suy ngẫm, nhằm triển khai các chiến
lược mới.
Cách đây một năm, người biểu tình đòi hỏi tổ chức phổ
thông đầu phiếu thực sự cho kỳ bầu Trưởng đại diện Hồng Kông năm 2017.
Nhưng Bắc Kinh không nhường bước một ly nào, khiến những người tham gia
phong trào « Cách mạng Dù vàng » - tên gọi có được do người biểu tình giương dù ra che chắn trước hơi cay của cảnh sát - dần dà nản chí.
Vào trưa nay, cuộc tập họp đầu tiên diễn ra gần « Bức tường Lennon »
tại khu Admiralty (Kim Chung), khu vực chính bị chiếm đóng năm ngoái.
Cầu thang bên ngoài được dán hàng ngàn tờ giấy nhiều màu sắc với những
dòng chữ ủng hộ phong trào phản kháng.
Cũng tại khu trung tâm tài
chính này, gần các trụ sở chính quyền, chiều nay cuộc biểu tình quan
trọng nhất được tổ chức. Mọi người dành một phút im lặng vào lúc 5 giờ
58 (9 giờ 58 GMT), đây là thời điểm lực lượng an ninh sử dụng hơi cay
tấn công người biểu tình năm ngoái. Mấy chục chiếc dù màu vàng, biểu
tượng cho cuộc cách mạng được bung ra. Các nhóm ủng hộ ở Bắc Kinh cũng
tổ chức những cuộc xuống đường trong ngày.
Những ngày gần đây, các
cuộc biểu tình đòi dân chủ đã diễn ra nhưng số người tham dự không đông
đảo. Catherine Shek, nữ sinh viên 21 tuổi nói với AFP : « Hoạt động này không chỉ nhằm kỷ niệm một năm phong trào biểu tình, mà còn để chứng tỏ người Hồng Kông không buông xuôi ». Đối
với anh sinh viên 18 tuổi Law Kin Wai, phong trào « Chiếm đóng Trung
Hoàn » (Occupy Central) ít nhất đã đóng vai trò ngòi nổ, « gợi lên cho sinh viên và nhiều người khác ý muốn can dự » để thay đổi.
Giáo sư Đái Diệu Đình (Benny Tai), người đồng sáng lập phong trào « Chiếm lĩnh Trung Hoàn » nhận định năm 2014 là « một trong những thời điểm quan trọng nhất trong lịch sử Hồng Kông ».
Là
cựu thuộc địa Anh được quyền tự trị rộng rãi, Hồng Kông vào mùa thu
2014 đã trải qua cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng nhất kể từ khi bị
trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Bắc Kinh đồng ý cho bầu Trưởng đại
diện bằng phương thức phổ thông đầu phiếu, nhưng các ứng cử viên phải do
một ủy ban gồm những đại cử tri thân Trung Quốc lựa chọn trước.
Dự
luật bầu cử được Bắc Kinh ủng hộ rốt cuộc đã bị các dân biểu ủng hộ dân
chủ bác bỏ hồi tháng Sáu, và nay thì trở lại tình trạng cũ : Trưởng đại
diện Hồng Kông sẽ do một ủy ban thân Bắc Kinh chỉ định.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.