Đăng ngày 24-10-2014
Hôm nay 24/10/2014 Trung Quốc cùng với 20 quốc gia
khác đã ký kết tuyên bố thỏa thuận hướng đến việc thành lập tại Châu Á
một ngân hàng khu vực để tài trợ cho cơ sở hạ tầng. Ngân hàng này được
hình thành như một đối trọng với Ngân hàng Thế giới hay Ngân hàng Phát
triển Á Châu.
Hai mươi mốt nước trong đó có Ấn
Độ, Singapore, Kazakhstan, Qatar, nhưng không có Nhật Bản, đã ký kết tại
Bắc Kinh một thỏa thuận khung nhằm thành lập một « Ngân hàng Châu Á đầu
tư vào cơ sở hạ tầng » (AIIB). Định chế mà Trung Quốc có thể là nguồn
cung cấp tài chính chủ yếu, sẽ có số vốn khởi đầu 50 tỉ đô la và trụ sở
đặt tại Bắc Kinh. Mục tiêu nhằm đáp ứng các nhu cầu đang tăng lên về cơ
sở hạ tầng như giao thông, đập thủy điện, cảng…tại Châu Á.
Nhân dịp này Tập Cận Bình tuyên bố : « Thành ngữ Trung Hoa có câu : Nếu muốn giàu có, trước hết hãy làm đường. Tôi cho rằng câu này diễn tả cụ thể sự quan trọng của hạ tầng cơ sở trong phát triển kinh tế ». Với thế mạnh ba thập kỷ tăng trưởng chưa từng thấy biến Trung Quốc thành cường quốc kinh tế thứ nhì thế giới, Bắc Kinh rất quan tâm đến việc tăng cường vị trí của mình tại Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Á Châu (ADB), hiện vẫn còn do Châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản thống trị.
Các quốc gia mới trỗi dậy BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) hồi tháng 07/2014 đã thành lập ngân hàng riêng của khối này và một quỹ dự trữ, tỏ rõ ý định có định chế tài chính tách biệt với các tổ chức bị coi là nằm trong tay phương Tây.
Nhưng ngoài Trung Quốc, chỉ có hai trong số mười nền kinh tế hàng đầu Châu Á là Ấn Độ và Singapore chịu ký thỏa thuận khung hôm nay. Các nền kinh tế quan trọng như Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia vẫn đứng ngoài. Ngược lại, trong số các quốc gia ký kết có Việt Nam, Lào, Cam Bốt, Philippines, Malaysia, Mông Cổ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Koweit, Brunei, Népal. Trong những tháng tới các nước tham gia sẽ thương thảo các chi tiết và cố gắng kết thúc đàm phán trước cuối năm 2015.
Chủ tịch người Nhật của Ngân hàng Phát triển Á Châu, ông Takehiko Nakao tỏ ra dè dặt. Ông cảnh báo : « Điều quan trọng nhất là AIIB áp dụng các phương pháp quốc tế tốt nhất trong việc gọi thầu và các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội đối với các dự án được tài trợ ». Nhật Bản chính thức bày tỏ sự quan ngại về định chế mới này, còn Hoa Kỳ kịch liệt phản đối – theo như thông tin trên báo chí. Chỉ có chủ tịch Ngân hàng Thế giới, Jim Yong Kim tỏ ra cởi mở hơn. Hồi tháng Bảy, ông Jim ước tính nhu cầu về cơ sở hạ tầng tại các nước đang phát triển tối thiểu là 1.000 tỉ đô la, vượt quá khả năng của các định chế hiện có và các nhà đầu tư tư nhân.
Trung Quốc Châu Á Kinh tế Tài chính Ngân hàng
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141024-ngan-hang-chau-a-trung-quoc/
Nhân dịp này Tập Cận Bình tuyên bố : « Thành ngữ Trung Hoa có câu : Nếu muốn giàu có, trước hết hãy làm đường. Tôi cho rằng câu này diễn tả cụ thể sự quan trọng của hạ tầng cơ sở trong phát triển kinh tế ». Với thế mạnh ba thập kỷ tăng trưởng chưa từng thấy biến Trung Quốc thành cường quốc kinh tế thứ nhì thế giới, Bắc Kinh rất quan tâm đến việc tăng cường vị trí của mình tại Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Á Châu (ADB), hiện vẫn còn do Châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản thống trị.
Các quốc gia mới trỗi dậy BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) hồi tháng 07/2014 đã thành lập ngân hàng riêng của khối này và một quỹ dự trữ, tỏ rõ ý định có định chế tài chính tách biệt với các tổ chức bị coi là nằm trong tay phương Tây.
Nhưng ngoài Trung Quốc, chỉ có hai trong số mười nền kinh tế hàng đầu Châu Á là Ấn Độ và Singapore chịu ký thỏa thuận khung hôm nay. Các nền kinh tế quan trọng như Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia vẫn đứng ngoài. Ngược lại, trong số các quốc gia ký kết có Việt Nam, Lào, Cam Bốt, Philippines, Malaysia, Mông Cổ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Koweit, Brunei, Népal. Trong những tháng tới các nước tham gia sẽ thương thảo các chi tiết và cố gắng kết thúc đàm phán trước cuối năm 2015.
Chủ tịch người Nhật của Ngân hàng Phát triển Á Châu, ông Takehiko Nakao tỏ ra dè dặt. Ông cảnh báo : « Điều quan trọng nhất là AIIB áp dụng các phương pháp quốc tế tốt nhất trong việc gọi thầu và các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội đối với các dự án được tài trợ ». Nhật Bản chính thức bày tỏ sự quan ngại về định chế mới này, còn Hoa Kỳ kịch liệt phản đối – theo như thông tin trên báo chí. Chỉ có chủ tịch Ngân hàng Thế giới, Jim Yong Kim tỏ ra cởi mở hơn. Hồi tháng Bảy, ông Jim ước tính nhu cầu về cơ sở hạ tầng tại các nước đang phát triển tối thiểu là 1.000 tỉ đô la, vượt quá khả năng của các định chế hiện có và các nhà đầu tư tư nhân.
Trung Quốc Châu Á Kinh tế Tài chính Ngân hàng
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141024-ngan-hang-chau-a-trung-quoc/
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.