Bài đăng : Thứ sáu 28 Tháng Hai 2014 -
Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 28 Tháng Hai 2014
Các dân
biểu Tây Ban Nha hôm 27/02/2014 đã biểu quyết thông qua đạo luật gây
tranh cãi nhằm hạn chế nguyên tắc pháp lý phổ quát của tư pháp. Cánh tả
đối lập tố cáo đây là một cách hy sinh nhân quyền cho lợi ích kinh tế
hay ngoại giao.
Nguyên tắc pháp lý phổ quát giúp các tòa án Tây Ban Nha điều
tra các tội phạm ở nước ngoài, đã gây căng thẳng ngoại giao mới đây với
Trung Quốc và trong quá khứ là với các nước khác trong đó có Israel.
Nhân danh nguyên tắc này, tư pháp Tây Ban Nha đã ra lệnh bắt giữ nhà cựu độc tài Chilê Augusto Pinochet. Hôm 10/2, một thẩm phán Tây Ban Nha đã phát lệnh truy nã quốc tế đối với cựu Chủ tịch nước Trung Quốc Giang Trạch Dân, trong khuôn khổ cuộc điều tra về vụ đàn áp ở Tây Tạng trong thập niên 80-90. Bắc Kinh hết sức phẫn nộ về lệnh truy nã này.
Bên cạnh đó, tư pháp Tây Ban Nha cũng đã mở điều tra về các nhà độc tài châu Mỹ la-tinh hay các chỉ huy quân sự Mỹ trong chiến tranh Irak, nhưng hầu như không có cuộc điều tra nào mang lại kết quả. Hiện Tây Ban Nha đang tiến hành 12 cuộc điều tra loại này.
Bị cánh tả và những tổ chức bảo vệ nhân quyền chỉ trích, đạo luật đã được thông qua chỉ với các lá phiếu của đảng Nhân dân (PP) của Thủ tướng Mariano Rajoy hiện đang nắm đa số tuyệt đối tại Quốc hội.
Luật này đặt thêm các điều kiện cần thiết để một thẩm phán Tây Ban Nha có thể điều tra về một tội phạm thực hiện bên ngoài lãnh thổ nước này, đặc biệt về những vụ diệt chủng và tội ác chống nhân loại. Từ nay, chỉ có Viện Kiểm sát và các nạn nhân mới có thể kiện ra tòa trong những trường hợp trên, còn những cá nhân và tổ chức khác không thể yêu cầu tiến hành điều tra đối với các tội phạm ngoài Tây Ban Nha.
Theo luật mới, các tòa án Tây Ban Nha có thể can thiệp trong trường hợp « diệt chủng, tội ác chống nhân loại hay đối với con người và tài sản được bảo vệ trong các cuộc xung đột vũ trang », với điều kiện liên can đến « một công dân Tây Ban Nha hay công dân ngoại quốc thường trú tại Tây Ban Nha ». Cụ thể hơn trong trường hợp bị tra tấn, tư pháp chỉ có thể điều tra nếu « thủ tục nhắm vào một người Tây Ban Nha » hay « nạn nhân mang quốc tịch Tây Ban Nha trong lúc xảy ra sự kiện ».
Dự luật này được đưa ra thảo luận theo thủ tục khẩn cấp sau vụ truy nã Giang Trạch Dân. Amnesty International và 16 tổ chức phi chính phủ khác đã gởi thư đến các đại biểu Quốc hội khẳng định nếu thông qua « Tây Ban Nha sẽ đi ngược lại các tiêu chuẩn luật quốc tế, khẳng định rằng một số tội ác quá tàn độc khiến các Nhà nước buộc phải điều tra ».
Nhân danh nguyên tắc này, tư pháp Tây Ban Nha đã ra lệnh bắt giữ nhà cựu độc tài Chilê Augusto Pinochet. Hôm 10/2, một thẩm phán Tây Ban Nha đã phát lệnh truy nã quốc tế đối với cựu Chủ tịch nước Trung Quốc Giang Trạch Dân, trong khuôn khổ cuộc điều tra về vụ đàn áp ở Tây Tạng trong thập niên 80-90. Bắc Kinh hết sức phẫn nộ về lệnh truy nã này.
Bên cạnh đó, tư pháp Tây Ban Nha cũng đã mở điều tra về các nhà độc tài châu Mỹ la-tinh hay các chỉ huy quân sự Mỹ trong chiến tranh Irak, nhưng hầu như không có cuộc điều tra nào mang lại kết quả. Hiện Tây Ban Nha đang tiến hành 12 cuộc điều tra loại này.
Bị cánh tả và những tổ chức bảo vệ nhân quyền chỉ trích, đạo luật đã được thông qua chỉ với các lá phiếu của đảng Nhân dân (PP) của Thủ tướng Mariano Rajoy hiện đang nắm đa số tuyệt đối tại Quốc hội.
Luật này đặt thêm các điều kiện cần thiết để một thẩm phán Tây Ban Nha có thể điều tra về một tội phạm thực hiện bên ngoài lãnh thổ nước này, đặc biệt về những vụ diệt chủng và tội ác chống nhân loại. Từ nay, chỉ có Viện Kiểm sát và các nạn nhân mới có thể kiện ra tòa trong những trường hợp trên, còn những cá nhân và tổ chức khác không thể yêu cầu tiến hành điều tra đối với các tội phạm ngoài Tây Ban Nha.
Theo luật mới, các tòa án Tây Ban Nha có thể can thiệp trong trường hợp « diệt chủng, tội ác chống nhân loại hay đối với con người và tài sản được bảo vệ trong các cuộc xung đột vũ trang », với điều kiện liên can đến « một công dân Tây Ban Nha hay công dân ngoại quốc thường trú tại Tây Ban Nha ». Cụ thể hơn trong trường hợp bị tra tấn, tư pháp chỉ có thể điều tra nếu « thủ tục nhắm vào một người Tây Ban Nha » hay « nạn nhân mang quốc tịch Tây Ban Nha trong lúc xảy ra sự kiện ».
Dự luật này được đưa ra thảo luận theo thủ tục khẩn cấp sau vụ truy nã Giang Trạch Dân. Amnesty International và 16 tổ chức phi chính phủ khác đã gởi thư đến các đại biểu Quốc hội khẳng định nếu thông qua « Tây Ban Nha sẽ đi ngược lại các tiêu chuẩn luật quốc tế, khẳng định rằng một số tội ác quá tàn độc khiến các Nhà nước buộc phải điều tra ».
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.