Bài đăng : Thứ sáu 28 Tháng Ba 2014 -
Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 28 Tháng Ba 2014
Matxcơva
hôm nay 28/03/2014 đã lên tiếng chỉ trích nghị quyết Đại hội đồng Liên
Hiệp Quốc được thông qua hôm qua, tố cáo cuộc trưng cầu dân ý ở Crimée
và việc sáp nhập bán đảo này vào Nga. Nghị quyết không mang tính chất
ràng buộc do Ukraina đề xuất và được phương Tây ủng hộ, đã nhận được
100 phiếu thuận, 11 phiếu chống và 58 nước không bỏ phiếu trong số 193
quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga cho rằng « sáng kiến phản tác
dụng này chỉ làm phức tạp thêm việc giải quyết khủng hoảng chính trị ở
Ukraina ». Bộ Ngoại giao Nga nhận định : « Số lượng lớn các nước
không bỏ phiếu và vắng mặt là bằng chứng hùng hồn về sự bác bỏ cách diễn
dịch thiếu khách quan những sự kiện ở Ukraina », và tố cáo « các áp lực
trơ trẽn thậm chí cả việc làm săng-ta chính trị và kinh tế của phương
Tây đối với một số quốc gia thành viên để họ bỏ phiếu thuận ».
Ngược lại, nhiều nhà ngoại giao phương Tây tố cáo đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc đã lao vào cuộc vận động hành lang một cách thô bạo chống lại nghị quyết, mà theo họ đã biểu lộ sự bối rối của Matxcơva trước những lời lên án về việc sáp nhập Crimée.
Nghị quyết nhấn mạnh : « Cuộc trưng cầu dân ý hôm 16/3 không có một giá trị nào, không thể chứng minh cho bất kỳ sự thay đổi nào về Crimée », và đòi hỏi tất cả các Nhà nước cũng như tổ chức quốc tế « không công nhận sự thay đổi này ». Bản nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc « khẳng định sự cam kết về chủ quyền, độc lập chính trị, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina với các đường biên được quốc tế nhìn nhận ».
Nghị quyết này cũng tương tự như văn bản đã bị Nga dùng quyền phủ quyết bác bỏ tại Hội đồng Bảo an hôm 19/3, còn Trung Quốc vắng mặt, trong khi cả 13 thành viên còn lại của Hội đồng đều bỏ phiếu thuận. Với tư cách thành viên thường trực, Nga có thể gây bế tắc đối với tất cả các nghị quyết của định chế này, nhưng thủ tục trên đây không áp dụng cho Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Được biết trong số những nước bỏ phiếu chống có Nga, Bắc Triều Tiên, Cuba, Armenia, Belarus, Nicaragua, Venezuela, Bolivia, Zimbabwe, Sudan và Syria. Trong cuộc khủng hoảng giữa Nga và Gruzia trước đây, nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 9/2009 chỉ thu được có 48 phiếu thuận.
Ngược lại, nhiều nhà ngoại giao phương Tây tố cáo đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc đã lao vào cuộc vận động hành lang một cách thô bạo chống lại nghị quyết, mà theo họ đã biểu lộ sự bối rối của Matxcơva trước những lời lên án về việc sáp nhập Crimée.
Nghị quyết nhấn mạnh : « Cuộc trưng cầu dân ý hôm 16/3 không có một giá trị nào, không thể chứng minh cho bất kỳ sự thay đổi nào về Crimée », và đòi hỏi tất cả các Nhà nước cũng như tổ chức quốc tế « không công nhận sự thay đổi này ». Bản nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc « khẳng định sự cam kết về chủ quyền, độc lập chính trị, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina với các đường biên được quốc tế nhìn nhận ».
Nghị quyết này cũng tương tự như văn bản đã bị Nga dùng quyền phủ quyết bác bỏ tại Hội đồng Bảo an hôm 19/3, còn Trung Quốc vắng mặt, trong khi cả 13 thành viên còn lại của Hội đồng đều bỏ phiếu thuận. Với tư cách thành viên thường trực, Nga có thể gây bế tắc đối với tất cả các nghị quyết của định chế này, nhưng thủ tục trên đây không áp dụng cho Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Được biết trong số những nước bỏ phiếu chống có Nga, Bắc Triều Tiên, Cuba, Armenia, Belarus, Nicaragua, Venezuela, Bolivia, Zimbabwe, Sudan và Syria. Trong cuộc khủng hoảng giữa Nga và Gruzia trước đây, nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 9/2009 chỉ thu được có 48 phiếu thuận.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.