Bài đăng : Thứ ba 18 Tháng Chín 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ ba 18 Tháng Chín 2012
Hàng
trăm người Miến Điện trong đó có nhiều tu sĩ Phật giáo, hôm nay
18/09/2012, tập họp tại Răngun để kỷ niệm « cuộc cách mạng áo cà sa »
năm 2007. Đây là lần đầu tiên các nhà đối lập tổ chức được lễ kỷ niệm
cuộc nổi dậy từng bị tập đoàn quân sự đàn áp làm hàng chục người thiệt
mạng.
Dammha, một nhà sư đã từng ở tù hơn bốn năm nói với AFP : «
Những năm qua chúng tôi không tổ chức được một buổi lễ như thế này vì
đang còn bị tù, nhưng chúng tôi vẫn cầu nguyện cho những người đã hy
sinh ».
Buổi lễ kỷ niệm được các nhà sư từng bị tù đày tổ chức trong một ngôi chùa ở ngoại ô Răngun. Họ bị giam cầm vì đã tham gia các cuộc biểu tình diễn ra vào tháng 9/2007, thu hút hàng trăm ngàn người tham gia.
« Cuộc cách mạng áo cà sa » do các tu sĩ Phật giáo tiến hành nhằm phản đối việc chính phủ đột ngột tăng cao giá hàng hóa làm cho đời sống người dân khốn đốn. Đây là một thách thức đối với nhà cầm quyền sau cuộc nổi dậy đòi dân chủ năm 1988. Cả hai phong trào phản kháng trên đây đều bị thẳng tay đàn áp.
Sandar Thiri, một người trong ban tổ chức cho biết, tuy không đạt được mọi yêu sách, nhưng họ vẫn giữ được tinh thần của cuộc cách mạng áo cà sa. Ko Ko Gyi, một lãnh tụ phong trào 1988 được phóng thích vào đầu năm, có mặt trong buổi lễ, đã hoan nghênh vai trò và tinh thần trách nhiệm của các nhà sư trong cuộc cách mạng này.
Dưới chế độ của tập đoàn quân sự trước đây, không có bất kỳ lễ kỷ niệm nào về cuộc cách mạng áo cà sa được tổ chức. Năm ngoái, sau khi tân chính phủ vừa lên nắm quyền, khoảng 200 người dự tính biểu tình kỷ niệm tại Răngun, nhưng rốt cuộc đã từ bỏ ý định theo yêu cầu của cảnh sát.
Buổi lễ kỷ niệm được các nhà sư từng bị tù đày tổ chức trong một ngôi chùa ở ngoại ô Răngun. Họ bị giam cầm vì đã tham gia các cuộc biểu tình diễn ra vào tháng 9/2007, thu hút hàng trăm ngàn người tham gia.
« Cuộc cách mạng áo cà sa » do các tu sĩ Phật giáo tiến hành nhằm phản đối việc chính phủ đột ngột tăng cao giá hàng hóa làm cho đời sống người dân khốn đốn. Đây là một thách thức đối với nhà cầm quyền sau cuộc nổi dậy đòi dân chủ năm 1988. Cả hai phong trào phản kháng trên đây đều bị thẳng tay đàn áp.
Sandar Thiri, một người trong ban tổ chức cho biết, tuy không đạt được mọi yêu sách, nhưng họ vẫn giữ được tinh thần của cuộc cách mạng áo cà sa. Ko Ko Gyi, một lãnh tụ phong trào 1988 được phóng thích vào đầu năm, có mặt trong buổi lễ, đã hoan nghênh vai trò và tinh thần trách nhiệm của các nhà sư trong cuộc cách mạng này.
Dưới chế độ của tập đoàn quân sự trước đây, không có bất kỳ lễ kỷ niệm nào về cuộc cách mạng áo cà sa được tổ chức. Năm ngoái, sau khi tân chính phủ vừa lên nắm quyền, khoảng 200 người dự tính biểu tình kỷ niệm tại Răngun, nhưng rốt cuộc đã từ bỏ ý định theo yêu cầu của cảnh sát.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.