Bài đăng : Thứ năm 27 Tháng Chín 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ năm 27 Tháng Chín 2012
Các
chính phủ khu vực sông Mêkông phải hành động khẩn cấp để phòng chống sự
lan tràn của bệnh sốt rét kháng thuốc có thể xuất hiện tại Việt Nam và
Miến Điện. Trên đây là tuyên bố của Tổ chức Y tế Thế giới (OMS) hôm nay
27/09/2012 trong cuộc họp khu vực tại Hà Nội.
Thông cáo của OMS cho biết, có những yếu tố ngày càng thuyết
phục cho thấy ký sinh trùng sốt rét kháng lại artémisinine - loại thuốc
chiết xuất từ cây thanh hao để trị bệnh sốt rét - hiện diện ở miền Trung
và miền Nam Việt Nam, cũng như tại đông nam Miến Điện.
Ổ bệnh kháng thuộc xuất hiện cách đây tám năm tại biên giới giữa Cam Bốt và Thái Lan, và một ổ bệnh khác mới được xác định tại biên giới Thái Lan và Miến Điện.
Giám đốc khu vực của OMS, ông Shin Young Soo nhấn mạnh, các chính phủ phải « quan tâm đến vấn đề này trước khi gây nguy hiểm không chỉ cho những thành tựu mong manh đạt được trong cuộc đấu tranh chống bệnh sốt rét, nhưng cả cho mục tiêu một khu vực Thái Bình Dương phương Tây không có bệnh sốt rét ».
Theo ông, các nước khu vực sông Mêkông cần phải « tăng cường và mở rộng » các hoạt động chặn đứng và diệt trừ sốt rét kháng thuốc. Các biện pháp ngăn chận tổng quát là phân phối mùng, các loại thuốc hiệu quả, tẩy trùng và phổ biến các xét nghiệm chẩn đoán.
Tại Việt Nam, theo cơ quan y tế, sốt rét kháng thuốc chủ yếu tại ba tỉnh ở miền Trung và miền Nam, trong đó có nhiều yếu tố khiến khó thể chận đứng được căn bệnh. Dân chúng các tỉnh này rất nghèo, thường xuyên di chuyển, ít khi sử dụng các loại mùng đã tẩm thuốc diệt muỗi, và bệnh nhân thường không theo chỉ định điều trị của bác sĩ đến nơi đến chốn.
Tuy nhiên hiện tượng ký sinh trùng sốt rét kháng lại thuốc artémisinine không ngăn trở được việc điều trị cho bệnh nhân. Loại thuốc này cần được phối hợp với các thuốc khác, và việc kháng thuốc chỉ làm kéo dài thêm hai, ba ngày so với thời gian khỏi bệnh thông thường là 24 tiếng đồng hồ.
Bệnh sốt rét do ký sinh trùng gây ra qua trung gian của loài muỗi, đã giết hại khoảng 655.000 người trong năm 2010, đặc biệt là trẻ em châu Phi, cho dù tỉ lệ tử vong có giảm mạnh trong những năm gần đây.
Ổ bệnh kháng thuộc xuất hiện cách đây tám năm tại biên giới giữa Cam Bốt và Thái Lan, và một ổ bệnh khác mới được xác định tại biên giới Thái Lan và Miến Điện.
Giám đốc khu vực của OMS, ông Shin Young Soo nhấn mạnh, các chính phủ phải « quan tâm đến vấn đề này trước khi gây nguy hiểm không chỉ cho những thành tựu mong manh đạt được trong cuộc đấu tranh chống bệnh sốt rét, nhưng cả cho mục tiêu một khu vực Thái Bình Dương phương Tây không có bệnh sốt rét ».
Theo ông, các nước khu vực sông Mêkông cần phải « tăng cường và mở rộng » các hoạt động chặn đứng và diệt trừ sốt rét kháng thuốc. Các biện pháp ngăn chận tổng quát là phân phối mùng, các loại thuốc hiệu quả, tẩy trùng và phổ biến các xét nghiệm chẩn đoán.
Tại Việt Nam, theo cơ quan y tế, sốt rét kháng thuốc chủ yếu tại ba tỉnh ở miền Trung và miền Nam, trong đó có nhiều yếu tố khiến khó thể chận đứng được căn bệnh. Dân chúng các tỉnh này rất nghèo, thường xuyên di chuyển, ít khi sử dụng các loại mùng đã tẩm thuốc diệt muỗi, và bệnh nhân thường không theo chỉ định điều trị của bác sĩ đến nơi đến chốn.
Tuy nhiên hiện tượng ký sinh trùng sốt rét kháng lại thuốc artémisinine không ngăn trở được việc điều trị cho bệnh nhân. Loại thuốc này cần được phối hợp với các thuốc khác, và việc kháng thuốc chỉ làm kéo dài thêm hai, ba ngày so với thời gian khỏi bệnh thông thường là 24 tiếng đồng hồ.
Bệnh sốt rét do ký sinh trùng gây ra qua trung gian của loài muỗi, đã giết hại khoảng 655.000 người trong năm 2010, đặc biệt là trẻ em châu Phi, cho dù tỉ lệ tử vong có giảm mạnh trong những năm gần đây.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.