samedi 27 juillet 2024

Vi Văn Việt - Từ ngày thương binh liệt sĩ 27/7, nghĩ về những “Chủ nhật tri ân” và “Giờ tình nghĩa”

Đến hẹn lại lên, năm nào ngày 27/7; các cơ quan, đoàn thể cũng chộn rộn; lãnh đao tất bật với những hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” như viếng nghĩa trang liệt sĩ (NTLS), thăm hỏi và tăng quà các gia đình chính sách.

 Việc làm này đã trở thành truyền thống, thể hiện đạo đức cách mạng, giáo dục ý thức “Uống nước nhớ nguồn” và đạo lý người Việt.

Tuy nhiên, không ít người cứ mãi lăn tăn. Bởi các ba mẹ liệt sĩ, người có công, quanh năm vò võ, cô đơn không chỉ cần mỗi ngày 27/7. Sau những chuyến thăm viếng, tặng quà, sự quạnh quẽ và nỗi nhớ quay quắt người thân đã ngã xuống vì tổ quốc càng tăng lên của những Anh hùng Thầm lặng (AHTL). Thầm lặng hiến dâng những người thân yêu nhất hoặc một phần thân thể cho đất nước. Thầm lặng chịu đựng những sang chấn tâm lý, không chỉ sống đẹp mà còn gương mẫu.

Nguyễn Thành Phong - Bước sang thời kỳ mới

Thế là đã kết lại một sự kiện rất đặc biệt với nhiều ấn tượng, nhiều tình cảm quyến luyến và đau buồn.

Sắp tới đây sẽ là một thời kỳ mới, ẩn chứa nhiều biến động, nhiều thay đổi và biến cải lớn lao.

Người vừa nằm xuống đã để lại bài học về lẽ sống của bậc quân tử xuất hiện trên đời này. Người tiếp nối liệu có tiếp nhận được những bài học ấy không? Và nếu chỉ tiếp nhận được tốt những bài học ấy thôi, thì cũng là chưa đủ.

Võ Khánh Tuyên - Cuộc sống vẫn tiếp diễn


Thôi các bạn ạ ạ, hãy trả ông ấy về cùng với gia đình, nơi mà bất kỳ ai rồi cũng sẽ phải nương tựa và thực sự được tưởng nhớ.

Níu kéo làm chi, bởi phía trước cuộc sống vẫn cuồn cuộn với ngồn ngộn những sự kiện, những câu chuyện mới mẻ. Của một thế giới quanh ta chuyển động mỗi ngày.

Bạn hãy giở những trang báo online thường lệ mỗi ngày bạn thường xem. Cái sắc đen bao phủ với những tin tức trầm buồn dày đặc của những ngày hôm qua đâu rồi? Bây giờ những màu sắc tươi vui đã trở lại với những tin tức sống động hơn. Bạn đừng hỏi: Ngày hôm qua đâu rồi?

Hoàng Quốc Dũng - Paris chưa bao giờ vui như thế, Hà Nội chưa bao giờ buồn như thế?

Hôm nay, 26/07/2024, Paris khai mạc thế vận hội mùa hè lần thứ 33. Cỡ như Paris mà cũng chỉ được tổ chức thế vận hội lần thứ hai trong đời. Lần thứ nhất là cách đây đúng 100 năm.

Đây là một sự kiện trọng đại của thế giới chứ không phải chỉ của riêng Paris. Nước Pháp đã phải miệt mài chuẩn bị từ rất nhiều năm nay cho sự kiện này, đã phải vượt qua biết bao nhiêu thách thức. Đặc biệt là lần này lễ khai mạc sẽ được tổ chức trên đường phố. Toàn bộ phần diễu hành sẽ ở ngoài trời, trên sông Seine.

Một trong những khó khăn lớn nhất là đảm bảo an ninh, trong bầu không khí chiến tranh đã đang gõ cửa Châu Âu. Chưa có chiến tranh, Pháp đã là đất bị nhiều khủng bố. Với chiến tranh Nga-Ukraina, nguy cơ khủng bố còn cao hơn nhiều. Hôm thứ Ba vừa qua, An Ninh Pháp đã bắt một người Nga bị tình nghi sẽ phá rối Thế Vận.

Đặng Sơn - Vài cảm tưởng về lễ khai mạc Thế vận hội Paris


Ý tưởng tổ chức Olympic 2024 có thể tóm gọn trong một từ: “Incroyable”. Nào là, hạn chế việc xây dựng mới các phức hợp thể thao tốn kém và lãng phí, rồi thì mang giải đấu vào trong thành phố, mở rộng sự tiếp cận, nhất có thể, đến số đông nhân dân, hứa hẹn một “sân khấu” mở ngoài trời lớn nhất lịch sử…

Nhưng mưa. Mình thì thích mưa. Chả ngại. Các sự kiện thể thao cứ nên tiếp tục truyền thống open air. Mưa gió cho bớt ngồi máy lạnh.

Cơ mà mưa lớn quá. Đổ rầm rập, thì cũng tội. Khán giả lớn tuổi lục tục bỏ về hết. Thế là mọi người lại lăn tăn, tổ chức trong sân vận động có mái che dễ thở hơn nhiều nhỉ. Đấy, cứ muốn mới thì phải vượt qua nhiều cái khó.

Lê Xuân Nghĩa - Một số tin tức có lẽ các bạn cần quan tâm

1. Hôm nay, bà Harris đã dẫn trước ông Trump ở tất cả các cuộc thăm dò. Đồng thời, Harris chính thức ký đơn tuyên bố tham gia tranh cử tổng thống nhiệm kỳ tới.

Có vẻ như người dân Mỹ tuy không thích Harris cho lắm. Nhưng họ vẫn buộc phải lựa chọn bà hơn là Trump, một người có tính khí thất thường ngay từ nhiệm kỳ trước, và nay còn thất thường hơn nữa. Không chỉ vậy, đồng minh của Mỹ cũng có vẻ yên tâm hơn nếu Harris đắc cử.

Tuy nhiên, Trump vẫn có lợi thế vững chắc hơn Harris, tính đến lúc này, là số lượng cử tri da trắng (Mỹ xịn) đông đảo, chất lượng và ổn định. Còn lượng ủng hộ bà Harris tuy đông nhưng mang tính hên/xui, do sự ngẫu hứng là chính. Và dù sao thì đến bây giờ bà Harris vẫn chưa mang tính chính danh, do chưa được đảng Dân chủ chính thức đề cử.

Nguyễn Đình Bổn - Vì sao ông Trump thay đổi thái độ về Ukraine?


Vì biết Putin cứng rắn, hay vì tỉ lệ ủng hộ bà Harris lên cao ?

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Wall Street Journal (WSJ) đã tiết lộ một số bước đi mà ông Trump sẽ thực hiện nếu đắc cử.

Một trong những hành động đáng chú ý nhất là triển khai chương trình Lend-Lease trị giá 500 tỉ USD cho Ukraine để giúp Kyiv có số tiền cần thiết mua vũ khí Mỹ, điều này sẽ tăng cường đáng kể khả năng quân sự của họ.

Lưu Nhi Dũ - Nói về những bức ảnh…


1. Ảnh bạn Nguyễn Văn Thạnh, người bạn đồng đội thân yêu của chúng tôi và anh em Trung đoàn 812 (f309) mới mất cách nay 3 năm.

Bạn ấy là xạ thủ đại liên M60, một chiến binh dày dạn trận mạc trên chiến trường K, mất 2 chân, cưa đến tận háng vậy mà sau này trở thành một doanh nhân thành đạt. Khi còn sống, Thạnh là một cựu chiến binh cảm nhận chiến tranh rất mẫn cảm. Qua bạn, tôi biết mỗi người cựu binh chiến trường sau này trong tâm thức họ đều có hai cuộc chiến, cuộc chiến trên thực địa và cuộc chiến trong ký ức với những đêm bạn ấy mơ cầm khẩu AK rượt theo thằng Pol Pot đòi lại đôi chân của mình.

Có những khi nhớ rừng, nhớ những cuộc hành quân bất tận trên đất nước chùa tháp, ba lô nặng 30 ký, 2 cơ số đạn, trên vai lủng lẳng 2 quả cối cho pháo binh, Thạnh gọi tôi lên xe và đi dọc đường Trường Sơn, để chỉ một niềm vui trải tấm bạt bên suối uống cùng đồng đội, ngắm núi rừng.

Cù Mai Công - Đức giám mục kiệt xuất Gioan Baotixita Bùi Tuần, nhà văn tột bậc khó nghèo vùng Ông Tạ về nước Chúa

“Công ơi, chú Tuần mất sáng nay 27-7-2024, lúc 3 giờ 30" - Bùi Thanh Thủy, cháu ruột Giám mục Bùi Tuần thảng thốt báo tin cho tôi. Thủy cùng lứa học trò với tôi và là em cô giáo Bùi Mai Phương, dạy tôi lớp Bốn 1 Trường trung tiểu học Mai Khôi (nay là Trường tiểu học Bành Văn Trân) niên khóa 1971-1972.

Các cháu của ngài xưa giờ vẫn gọi ngài là chú chứ không gọi đức cha. Có người nhăn mặt chỉnh: “Ngài là giám mục, phải gọi đức cha chứ”. Ngài gạt đi: “Bên giáo hội, tôi là giám mục, nhưng trong gia đình, tôi là con em. Phải để cháu tôi gọi tôi là chú”.

(…) Lễ tấn phong giám mục của ngài diễn ra trong tiếng súng đạn vang rền khắp nơi trưa 30-4-1975, bổ nhiệm làm giám mục phó Giáo phận Long Xuyên. Không kèn trống, đàn hát; không rước kiệu, quay phim, tiệc tùng; không diễn từ chúc tụng.

Nguyễn Đình Ấm - Những cái chết "lãng xẹt" ở Trường Sơn

Tôi chiến đấu ở chiến trường 559 năm năm. Thiếu thốn, gian khổ, đói khát...thì khỏi nói, nhưng rất đau lòng trước những cái chết "lãng xẹt".

Trên đường đi lấy gạo cho đơn vị ở kho "ban 5" (kho hậu cần), lúc về quá mệt ngồi nghỉ ở rìa bãi bom B52 tràn ngập ánh sáng. Một tốp bộ đội đi qua, có mấy cậu trẻ măng từ ngoài vào tới, thấy chỗ có gốc cây to lại có ánh sáng mặt trời cũng ngồi nghỉ (ở Trường Sơn ít khi nhìn thấy mặt trời).

Nghỉ được một lát, cậu lính nước da trắng nõn, ăn vận bộ đồ Tô Châu còn mới có vẻ như thư sinh Hà Nội mới đi lính, đi vào trong rừng rậm có lẽ đi tiểu. Tôi định gọi cậu lại khuyên không đi khỏi đường nhưng không kịp. Ở những nơi bị nghi có quân đội hoạt động, phía bên kia thường rải mìn vướng, mìn lá, mìn cóc.

Đặng Bích Phượng - Tại sao chỉ những liệt sĩ "bên thắng cuộc" mới được tưởng niệm ?


Ngày 30/4, là ngày triệu người vui, triệu người buồn.

Ngày 27/7, chỉ đãi ngộ thương binh, và tưởng nhớ các liệt sĩ phía "thắng cuộc".

Còn những người cũng máu đỏ da vàng phía bên "thua cuộc" đã ngã xuống thì sao? Có những gia đình có người thân ở cả hai bên, bị thương và chết trong cuộc chiến tranh này. Phải gọi đó là gì?

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 27.07.2024

1. "Xử phạt người đăng thông tin sai sự thật vụ ‘cô gái lây HIV cho 16 người’"- Nhà cháu cũng được vài người chuyển cho thông tin này, nhà cháu nhắn lại, đây không sẵn 7,5 củ. Vả nữa, đăng ảnh con nhà người ta rành rành thế, còn hình sự nữa đấy.

Èo mẹ, đến đọc báo nhà nước kia cũng còn phải tỉnh táo huống gì mạng xã hội cứ à à theo như... ruồi, rồi có ngày ăn vã. Cũng như cái thằng cu gì bố tướng, mượn xe đi mà ra oai hổ báo, đi sai còn đòi oánh nhau, bị đưa clip lên. Dân mạng như vẫn, tìm ra... chủ xe. Nhưng chủ xe lại không phải là người lái xe và gây sự hôm ấy. Có thông tin lại là, không phải anh trưởng phòng chủ xe gây chuyện, nhưng dân mạng đâu có chịu, he he, cứ bắt anh ta phải là người lái xe sai rồi gây sự kia. Nhưng của đáng tội, mới hôm qua nhà cháu có viết chuyện cho mượn xe, dễ ăn đòn lây phết...

2. "Ông Kim Jong Un kêu gọi xây dựng 'thiên đường cho nhân dân'"- Hoan hô ông Ủn, thiên đường trước mắt là người nào cũng huân chương, mề đay đầy ngực, tay lăm lăm bút vở để ghi nhời ông dạy.

Nguyễn Thông - Chuyện sơ tán (3)

Trẻ con học sinh các trường ngoài phố chia nhau sơ tán về thôn quê thì các thầy cô cũng về theo.

Tôi nhớ hồi học cấp 1, trường làng tôi có vợ chồng thầy Sơn cô Quý ở khu Sở Dầu, Thượng Lý chuyển về. Thầy Sơn trán hói, kính cận, còn cô Quý tóc phi dê đúng kiểu phụ nữ nội thành. Thầy cô có hai đứa con trai tên Hà, Giang, chúng sạch sẽ, dễ thương, quần áo lúc nào cũng lành lặn. Cuối năm 1968, Mỹ ngưng ném bom, thầy cô lại chuyển về phố.

Trong trận bom tối 16.4.1972 máy bay B52 rải thảm khu Sở Dầu, Thượng Lý, nhà thầy trúng bom, cả thầy cô và một trong hai con bị chết. Tôi không nhớ người thoát chết là Giang hay Hà. Mỹ đánh trở lại đột ngột quá, thầy cô và mọi người không kịp sơ tán như lần trước. Đêm ấy, làng Phúc Lộc xã Hưng Đạo cạnh trận địa pháo sát chân cầu Niệm bị chết hơn 6 chục người. Thương lắm.

Chương trình phát thanh RFI ngày 27.07.2024


 

vendredi 26 juillet 2024

Mai Quốc Ấn - Sau cuộc "đốt lò" sẽ là gì ?

 

Cái kỳ lạ nhất của xã hội Việt Nam là có đôi khi trong một cuộc tiễn đưa, trắng và đen đan xen nhau, thiện và ác bắt tay nhau.

Có người nói “đó là người cộng sản cuối cùng của chế độ”, tôi cho rằng phiến diện. 

Có không ít người cộng sản sống cuộc đời thanh bạch vì lý tưởng của mình và được gọi là những người Bôn-sê-vích (Bolshevik). Những người như vậy thường sinh ra ở thập niên 40, 50, 60 của thế kỷ 20.

Thanh Hằng - Lời đáp từ khiêm tốn

 

Trong lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dường như là lần đầu con trai và con gái ông xuất hiện trước truyền thông.

Bên cạnh người vợ đảm đang, nhân hậu, là hậu phương vững chắc của Tổng Bí thư, thì con trai ông - anh Nguyễn Trọng Trường - cũng thể hiện được sự khiêm cung, mực thước đáng trân trọng, qua lời đáp từ của gia đình tại lễ tang.

Trong lời đáp từ, con trai Tổng Bí thư khiêm nhường chọn đại từ nhân xưng là CHÁU và không một lời ca ngợi bố, không một lần dùng từ “Tổng Bí thư”, chỉ giản dị là “bố chúng cháu”, “bố cháu”.

Lê Nguyễn - Chút suy nghĩ về công cuộc chống tham nhũng tại Việt Nam hiện nay

 

Sự ra đi của ông Nguyễn Phú Trọng, người lãnh đạo đất nước trong một thời gian khá dài, gợi lên nhiều suy nghĩ, nhiều dư luận trái chiều.

Đó cũng là điều bình thường với một người từng nhiều năm gắn bó cuộc đời mình với vận mạng đất nước như ông.

Song, với ông Trọng, điều nổi bật được công luận nhắc đến là công cuộc chống tham những mà ông chủ trương, được nhiểu người ưu ái gọi ông là “người đốt lò vĩ đại”. Đó là một trong những khác biệt quan trọng giữa ông và các người tiền nhiệm, nó gợi lên nhiều cảm xúc khác nhau cho những ai vẫn còn quan tâm đến vận mạng đất nước. Đến đời sống vẫn còn cơ cực của hàng triệu đồng bào, đến nhiều bất hợp lý và bất công vẫn còn thách thức xã hội.

Thanh Hằng - Một kỷ niệm với cụ Tổng

 

Chùm ảnh này chụp ở một hội nghị tại Văn phòng Trung ương Đảng hơn 12 năm trước, ngày 16/05/2012.

Hôm đó, do chủ quan nên đi sát giờ họp, lại nhầm chỗ và còn quên mang thẻ dự hội nghị, trình bày một lúc mấy anh công an mới cho vào, nên dự họp muộn.

Vào được phòng họp thì cụ Tổng đã phát biểu gần xong. Hội trường rộng mênh mông, cái máy ảnh cơ cùi bắp thì không "rum" được người phát biểu, nên mình rất lo không có ảnh thì "ốm". Báo CAND có nguyên tắc đã đi họp là phải có ảnh hiện trưởng. Mà cuộc họp quan trọng này lại không có ảnh Tổng Bí thư thì chết, vừa ăn mắng mà còn “méo sĩ” với đồng nghiệp, với tòa soạn ý chứ!

Nguyễn Khắc Nhượng - Cám ơn cụ Biden

 

Chuyện cụ Joe Biden rút lui, nhường cho bà Kamala Harris làm ứng viên đảng Dân Chủ tranh cử chức vụ tổng thống trong nhiệm kỳ tới với cụ Donald Trump bên đảng Cộng Hòa là việc riêng của người Mỹ, chả liên quan gì đến một công dân Việt Nam như tôi.

Và tôi chẳng quan tâm ai sẽ thắng ai trong cuộc tranh ghế tổng thống ở Mỹ, bởi tôi không phải là người Mỹ. "Không phải là cá làm sao biết được cái vui của cá khi thấy cá nhởn nhơ bơi lội" như trong một câu chuyện ngụ ngôn về Trang Chu.

Nên tôi hoàn toàn không hiểu tại sao có những người Việt ở trong nước lại "đoạn tình" nhau chỉ vì thích hay không thích ông Trump, ứng cử viên tổng thống của một nước ở cách nước ta đến nửa vòng trái đất.

Lê Xuân Nghĩa - Ôi! Đồng chí Đỗ Nam Trung!

 

Ngày hôm nay, đồng chí Đỗ Nam Trung xứ cờ hoa bỗng nhiên có hai động thái bất ngờ. Bất ngờ đến độ nó khiến người ta ngơ ngác không hiểu chuyện gì đang xảy ra nữa.

Cụ thể:

- Nam Trung ra tuyên bố sẽ “xóa sổ Iran khỏi bản đồ thế giới” nếu có bằng chứng Iran thực hiện cuộc ám sát ông ấy vừa qua.