samedi 9 décembre 2023

Dương Quốc Chính - Thích Tâm Phúc bị hốt

 

Cậu sư gì có nick là Thích Tâm Phúc ở Củ Chi, mới bị công an hốt vì lừa đảo giấy tờ đất cát gì đó.

Mình thấy trước đây có nhiều anh em ca ngợi cậu này, thấy share video loạn lên, đơn giản chỉ vì cậu hay chửi sư quốc doanh. Mà chửi giọng rất chợ búa. Mình thì chưa bao giờ ủng hộ cái cung cách phát ngôn và lối sống "tu hành" tự nhận là đạo Phật của cậu này. Nhưng chả hiểu sao nhiều người lại bất chấp?

Có lẽ về tôn giáo mình bảo thủ, không chấp nhận được kiểu tu hú này. Nhất là vừa rồi còn có cảnh cậu này đi bar, sàn gì đó, rồi ăn thịt chó nữa.

Mai Bá Kiếm - Học sinh học tiếng Hoa từ lớp Ba, Không quân QĐND Việt Nam học tiếng Anh từ nay ?

 

Ngày 03/06/2019, website tòa Đại sứ Mỹ tiết lộ Không quân Mỹ đào tạo phi công đầu tiên cho Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam. Sau đó, các báo dẫn nguồn này, đưa tin thượng úy Đặng Đức Toại tốt nghiệp phi công T.6 tại căn cứ Columbia, Mỹ.

Không biết từ lúc đàm phán giữa hai nước đến bao lâu sau mới đào tạo phi công đầu tiên, chỉ biết từ lúc phi công đầu tiên tốt nghiệp đến khi Mỹ viện trợ máy bay huấn luyện T.6 cho Việt Nam là 5 năm.

Ngày 09/12/2022, báo chí Việt Nam đồng loạt loan tin: 12 chiếc máy bay T.6 mới tinh sẽ được Mỹ chuyển giao trong giai đoạn 2024-2027, góp phần vào quá trình hiện đại hóa chương trình đào tạo phi công cho Không quân Việt Nam trong tương lai.

Nguyễn Đắc Kiên - Sản phẩm của một nền giáo dục thất bại

 

Sáng nay, 09/12, mở đầu tọa đàm ra mắt sách “Vì một Việt Nam dân giàu nước mạnh”, GS Trần Văn Thọ (GS Kinh tế, Đại học Waseda, Nhật Bản) có nói một ý rằng, chúng ta có thể chậm làm một cây cầu, một con đường 10 năm, 20 năm, thì cơ hội vẫn còn đó. Sau này chúng ta vẫn có thể xây cầu, làm đường ở chỗ đó.

Nhưng nếu để hỏng giáo dục thì cái hại sẽ đến ngay tức thì, sẽ mất ngay cả một thế hệ theo cách không thể cứu vãn nổi.

Sau đó, khi trả lời câu hỏi của một cử tọa về việc Việt Nam phải làm gì trong 5-10 năm nữa để thoát “bẫy trung bình”, GS Trần Văn Thọ lại một lần nữa nhắc đến giáo dục. Ông cho rằng có ba thứ: Thứ nhất, một bộ máy công quyền chuyên nghiệp; thứ hai, một lực lượng doanh nghiệp mạnh; và thứ ba, một nền giáo dục tốt.

Chương trình phát thanh RFI ngày 09.12.2023


 

vendredi 8 décembre 2023

Ngô Nhân Dụng - Những con chuột lớn nhất nằm trong lọ

Tờ báo South China Morning Post tỏ ý thương mấy cái thùng styrofoam trong trắng vô tội, bị “mang tiếng xấu” oan vì dính vào các vụ tham nhũng, hối lộ “cấp cao” ở Việt Nam.

Khi các nước cộng sản cho tư nhân được làm ăn, đổi mới kinh tế nhưng vẫn giữ chế độ độc tài, người ta thường báo động sẽ diễn ra cảnh “tư bản hoang dã.” Nhưng “Tư bản hoang dã” vào thế kỷ 19 ở Âu Mỹ cũng không “rừng rú” bằng xã hội Việt Nam bây giờ.

Thí dụ chuyện ngân hàng. Các ngân hàng ở Anh, Hòa Lan, Mỹ đã đặt ra các luật lệ từ thế kỷ 16, 17. Họ đặt ra luật lệ, ai cũng phải tuân hành. Vì đó là cách tốt nhất để làm ăn, kiếm tiền. Họ biết nếu bỏ qua các luật lệ này thì cuối cùng chính họ bị thiệt hại. Vì nếu không tin tưởng, chẳng ai thèm gửi tiền nữa. Muốn được công chúng tín nhiệm hơn, họ yêu cầu có người ngoài đóng vai kiểm soát. Chính phủ lập ra các cơ quan giám sát để bảo vệ dân chúng nhưng cũng bảo vệ uy tín các ngân hàng. Sống trong luật lệ minh bạch như vậy thì không thể gọi họ là “rừng rú.”

Đặng Chương Ngạn - Cuộc trò chuyện sáng nay

 

Mỗi ngày, tôi nhận không biết bao nhiêu cuộc điện thoại quảng cáo và lừa đảo.

Tôi không biết, dân Việt dễ lừa quá hay sao, kịch bản các cuộc điện thoại cứ theo một bài cũ rích.

Đôi khi biết bọn lừa rồi, nếu không bận gì cố gắng nghe để xem chúng sẽ lừa như thế nào. Và, cũng đôi khi đưa ra lời khuyên. Thường khi nghe mình bóc mẽ, chúng hay chửi lại, chửi thô tục, hoặc dập máy...

Nhưng sáng nay cuộc gọi từ số máy 08121729xx lúc 9 giờ thì rất lạ.

Huy Đức - "Sáu câu vọng cổ..."

 

Cho dù Đài Tiếng Nói Việt Nam vẫn phát những chương trình của Đoàn Cải lương Chuông Vàng. Nhưng, phải sau 30-4-1975, tôi mới thực sự biết thế nào là cải lương, vọng cổ...

Nghe riết, cho tới khi "rành sáu câu".

Cho dù, trên hệ thống loa phóng thanh, Thanh Tuấn - Lệ Thủy luôn chiếm sóng với "Cô Gái Tưới Đậu", Út Trà Ôn với "Đài Hoa Dâng Bác". Akai, cassette cũng mang đến cho chúng tôi những Thành Được, Út Bạch Lan, Thanh Kim Huệ... và Văn Hường.

Xin nghe lại những khúc hát này để tiễn biệt "Vua Vọng Cổ" Văn Hường (1934-2023).

HUY ĐỨC 08.12.2023

Học sinh đánh cô giáo ở Tuyên Quang: Phụ huynh bênh chằm chặp, hiệu trưởng đòi xử lý cô giáo!

Đây là những gì trên báo Tuổi Trẻ sáng nay:

“Việc tôi bị nhốt trong lớp, đuổi hay chửi, đấm vào lưng giữa sân trường diễn ra thường xuyên. Một số học sinh quây tôi vào bàn giáo viên, đội mũ, khoác áo lên đầu, phe phẩy trước mặt tôi. Có bạn cầm thước kẻ, chống xuống đất doạ nạt, chửi tôi. Có bạn còn thọc gậy vào bộ phận sinh dục của tôi”.

Đọc đến đây, tôi lạnh toát người. Thực sự là không quá khó tin sau khi xem clip và nghe từ trong clip những ngôn từ bẩn thỉu nhất mà một học sinh nam lớp 7 nói với cô.

Em này có phụ huynh tên Hương, cũng là em học sinh cầm ghế phang lại cô giáo, rồi lăn đùng ra giữa lớp hô hoán là bị cô giáo đánh. Bà Hương, mẹ của học sinh này, hôm nay phát ngôn trên báo là “Cô có thế nào con tôi mới vậy. Cô đánh con tôi thì con tôi đánh lại”.

Bông Lau - Biểu tình bất bạo động

 

Tấm hình này rất quý, vì sự bày tỏ khuynh hướng chính trị đối nghịch vẫn còn rất nhân văn.

Đây là cảnh kiều bào Việt Nam và các cảm tình viên đang biểu tình ủng hộ phe mình bên ngoài Trung Tâm Hội Nghị Quốc tế ở Paris, ngày 25 tháng 1 năm 1969, khi phiên họp đầu tiên của cuộc đàm phán hòa bình Việt Nam bắt đầu.

Những người biểu tình phất cờ Nam Việt, Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Họ đứng trộn lẫn với nhau và hỏng thấy ẩu đả. Có lẽ họ là sinh viên du học ở thập niên 60 nên vẫn còn rất nhân văn chăng?

Nguyễn Thông - Tên đường (6)

 

Cần phải coi đường, đường sá, phố xá, đường giao thông là tài sản chung của nhân dân, chứ không phải của riêng một tổ chức chính trị, đảng phái, đoàn thể nào.

Nó cũng không phải của riêng nhà nước, chính quyền, bởi chính quyền chỉ thay mặt dân quản lý nó thôi. Vì vậy, đặt tên cho mỗi con đường, tiêu chuẩn tiên quyết phải là “dân”.

Từ lâu lắm rồi, ở xứ này, việc đặt tên đường bị chính trị chi phối. Lẽ dĩ nhiên đó không phải là sự áp đặt tuyệt đối nhưng gần gần như vậy. Phe nắm quyền, bên thắng cuộc, cụ thể là người cộng sản, cứ lấy những ai, những gì họ thích, họ đề cao, ca ngợi, có lợi cho họ để đặt tên đường. Mỗi con đường đều “làm nhiệm vụ chính trị”. Vì thế, dù tên cũ đã rất ổn rồi, ăn sâu bắt rễ vào đời sống rồi, được dân chúng tán đồng rồi, vẫn bị đổi thay.

Dương Quốc Chính - Nghệ sĩ nhân dân

 

Danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân nó là sản phẩm xã hội chủ nghĩa, đại khái cũng gần như huân huy chương cho sự nghiệp cống hiến. Các nghệ sĩ miền Bắc đa phần có biên chế cơ quan nhà nước, hay sáng tác theo lề, thì rất thích.

Anh em cũng cần hiểu tâm tư của những người làm nhà nước lâu năm, não người ta tư duy theo lề. Đến ngày đến tháng, với cống hiến như thế là phải được phong danh hiệu như thế. Tự nhiên không được là người ta ấm ức, bị đồng nghiệp dị nghị: Phải thế nào thì mới không được phong chứ !

Thế nên anh gì mới hậm hực như vậy, nhất là khi vợ còn được rồi! Nhưng mình đọc CV thấy ảnh có giai đoạn làm công chức và làm sếp, lại thấy bảo bị có đơn...nên chắc bị tố cáo tội gì đó mà công chức, cán bộ hay dính?

Ann Đỗ - Nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú được hưởng quyền lợi gì?

Tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP, mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng.

Chính sách cũng quy định mức thưởng cho các tên tuổi đoạt Nghệ sĩ Nhân dân là 18,6 triệu đồng mỗi người (gấp 12,5 lần mức lương cơ sở), với Nghệ sĩ Ưu tú là 13,41 triệu đồng mỗi người (gấp 9 lần mức lương cơ sở).

Theo đề nghị của UBND thành phố Hà Nội năm 2022, Nghệ sĩ Nhân dân được hỗ trợ thêm 80.000 đồng, Nghệ sĩ Ưu tú được thêm 40.000 đồng/buổi tập, tương đương mức bồi dưỡng của diễn viên chính trong vở diễn sân khấu, opera, ballet, ca sĩ hát chính, nhạc công độc tấu.

Mai Bá Kiếm - Vua vọng cổ hài Văn Hường qua đời !

Văn Hường, Hề Minh, Kim Quang là ba danh hề cải lương mà tôi mê từ thuở lên bảy. Dường như ba ông đã khơi gợi tánh cà khịa trong tôi từ nhỏ.

Từ năm 1990, khi biết ông nghỉ hát, về mở quán nghệ sĩ Văn Hường ở quê nhà, xã Long Thạnh Mỹ, huyện Thủ Đức, mỗi khi đi lấy tin, viết bài ở Thủ Đức tôi đều ghé quán Văn Hường ủng hộ.

Thật ra tôi không thích nghe mấy cô đào trẻ nghiệp dư hát vọng cổ. Tôi chỉ muốn nghe ông hát mấy bài vọng cổ, mà soạn giả tài danh Viễn Châu đã "đo ni đóng giày" từng lời hát cho ông. Đặc biệt, bài Vợ Tôi Nói Tiếng Tây, mà lúc tôi mười mấy tuổi rất thán phục khi nghe ông hát vọng cổ bằng tiếng Tây, bắt đầu nói lối:

Hoàng Hải Vân - Vĩnh biệt Nghệ sĩ nhân dân Văn Hường

 

“Nghệ sĩ nhân dân” là tôi “phong” cho ông đó, chứ ông không quan tâm đến các danh hiệu.

Nghe nói trước đây “cơ quan chức năng” có cử người đến bảo ông làm hồ sơ đề nghị để họ làm thủ tục phong Nghệ sĩ nhân dân. Nhưng ông dứt khoát từ chối, nói rằng ông nghỉ hát từ lâu rồi, nhận cái danh hiệu đó để làm gì, trông kỳ cục lắm.

Theo quy chế thì người nghệ sĩ phải tự đề nghị thì Nhà nước mới phong, nhưng ông không đề nghị nên Nhà nước không phong.

Thọ Nguyễn - Thế giới đảo điên (4) : Kẻ khổng lồ loạng choạng

 

Tin Moody‘s tuyên bố hạ chỉ số uy tín tín dụng của Trung Quốc khiến tôi viết bài này. Dù vẫn xếp các khoản vay nhà nước của Trung Quốc  ở mức A1, nhưng Moosdy‘s  hạ triển vong của nó từ  "Ổn định“ (Stable) xuống mức "Âm tính“ (Negative, có người còn dịch là tiêu cực). [1]

Moody‘s là công ty xếp hạng tín dụng hàng đầu thế giới, cùng với S&P và Fitch. Chỉ số tín dụng do các công ty này đưa ra có tính chất dẫn đường cho mọi tổ chức tiền tệ và các nhà đầu tư khi cho vay tiền. Ai xếp hàng đầu AAA sẽ được vay với lãi suất rất thấp, ngược lại ai bị xếp hạng BBB hoăc C, D thì sẽ chịu lãi suất càng cao do các rủi ro tiềm ẩn. Tất cả các nền kinh tế đều dựa vào thước đo này để nhìn nhận tình trạng của mình và đối tác. [2]

Cách đây ít lâu, Moody's cũng đánh giá Mỹ AAA nhưng hạ triển vọng từ Stable xuống Negativ. Nước Đức thời kỳ Covid từng bị Fitch hạ từ AAA xuống AA+. Mọi chính phủ đều tôn trọng thước đo này, từ đó có biện pháp chấn chỉnh nền kinh tế.

Chương trình phát thanh RFI ngày 08.12.2023


 

jeudi 7 décembre 2023

Phúc Lai - Cuộc chiến tranh sẽ kéo dài 10 năm nữa !

 

1. Chúng ta hãy bắt đầu với những gì khó chịu nhất: “Nga coi Ukraine trung lập, yếu ớt (phi quân sự hóa) là nền tảng cho hòa bình”

Nga tin rằng hòa bình lâu dài với Ukraine chỉ có thể xảy ra nếu phương Tây ngừng gửi vũ khí và nếu Kyiv chấp nhận “thực tế lãnh thổ mới,” Bộ Ngoại giao Nga nói với AFP.

Cái loa của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng Mátxcơva sẵn sàng đàm phán nhưng nói thêm: “Hiện tại, chúng tôi không thấy ý chí chính trị cho hòa bình ở Kyiv hay ở phương Tây.”

Con mẹ này cũng nói rằng, để bất kỳ thỏa thuận nào xảy ra, Ukraine phải có tư cách trung lập và quyền lợi của cư dân nói tiếng Nga cần được bảo vệ. Y thị nói: “Chúng tôi sẽ không cho phép sự tồn tại của một quốc gia Quốc xã hung hãn bên lãnh thổ của chúng tôi gây nguy hiểm cho Nga và các nước láng giềng”.

Nguyễn Văn Tuấn - ‘Tài tử’ trong ‘Đờn ca tài tử’ có phải là nghiệp dư?

 

Trong bài viết luận bàn về câu hỏi trên, anh bạn tôi Tiến sĩ Nguyễn Lê Tuyên lý giải rằng chữ ‘tài tử’ đã bị hiểu sai và dịch sai.

Chúng ta biết rằng Đờn ca tài tử được UNESCO công nhận là một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Vài ngày trước, Google Doodle tôn vinh Đờn ca tài tử với tranh minh họa hẳn hoi.

Từ hồi nào đến giờ, tôi vẫn nghĩ ‘tài tử’ là amateur. Amateur thường được xem là thấp hơn professional (chuyên nghiệp). Thành ra, nói ai đó là amateur là một cách nói hạ thấp, không đáng trân trọng.

Đỗ Việt Khoa - Chuyện giáo viên đánh học sinh và học sinh đánh giáo viên ở địa phương tôi

 

1) Trường THPT Ng. Tr xảy ra ít nhất ba vụ đánh giáo viên

- Giáo viên (GV) Thai dạy Hóa có vấn đề về tâm thần, nóng nảy mất kiểm soát ngôn từ, đánh học sinh, cuối cùng thì bị học sinh đánh lại vài bận.

- GV Huong mắt rất kém, dạy Toán. Cứ học sinh này mất trật tự thì đánh nhầm sang học sinh khác. Lớp trưởng can thì đánh luôn lớp trưởng. Kết quả bị các nam sinh lao vào đánh, khiêng lên văn phòng bàn giao cho hiệu trưởng và dọa : Nhà trường mà để giáo viên này lên lớp là chúng em đánh tiếp. Chán chường, GV này xin chuyển về trường THPT Va.T.

- GV Hoa dạy Lý. Vừa mới bị học sinh đánh vài bận vì nóng nảy, chửi bới nói năng vung vít, đánh học sinh.

Hoàng Quốc Dũng - Chạy, chạy nữa, chạy mãi...?

 

Ai cũng biết là ở Viêt Nam, mọi chuyện đều phải “chạy” mà chạy bằng tiền. Không ai chạy bằng nước bọt.

Có những nhu cầu buộc người ta phải chạy, vì không chạy là chết, như chuyện phải chạy khi vào bệnh viện. Có những chuyện không chạy thì khổ một đời, thí dụ như chạy cái tờ giấy khai sinh cho đứa con. Tức là chạy ngay từ khi chưa biết đi.

Việt Nam mà đi chạy thi thì chạy chậm nhất thế giới, nhưng “chạy việc” thì nhất quả đất. Cả nước chạy, lúc nào cũng chạy.