mardi 31 octobre 2023

Nguyễn Thông - Từ chuyện Thành Bưởi bị hành, nhớ khổ nạn đi lại năm xưa (2)

Cứ nghĩ miền Bắc tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội mà còn thế, thì miền Nam bị giày xéo dưới “gót giày Mỹ ngụy” không thể nào khá nổi. Chắc đám phóng viên phương Tây kia đã “tô hồng” khung cảnh xe cộ, đường sá ở miền Nam, nhất là phố phường Sài Gòn.

Nhiều bức ảnh, ngay từ những năm 1957-1958 đường Sài Gòn đã nhan nhản xe taxi. Thập niên 60, ô tô chạy như mắc cửi. Cũng có xe đạp, xích lô, tuy nhiên xe máy Vespa, Honda mới là đội ngũ chiếm lĩnh mặt đường. Công chức, giáo viên, nhân viên sở này sở nọ đều ngự trên xe Vespa Super hoặc Vespa Sprint.

Thầy Võ Thanh Long dạy cùng trường với tôi chỉ xài rặt loại Vespa. Thầy kể từng mua chiếc Super từ hồi học đại học, mà gia đình ở miền Trung cũng chỉ “gia tư thường thường” chứ không phải hạng giàu có. Sinh viên học sinh ai cũng có xe đạp, nhiều đứa còn được cha mẹ mua cho xe máy đi học.

Chương trình phát thanh RFI ngày 31.10.2023


 

lundi 30 octobre 2023

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 30/10/2023

 

1. Avdiivka – sai lầm của giới chóp bu quân sự Nga

Hôm trước trong bài của mình tôi đã có so sánh Avdiivka với Bakhmut, sơ sơ thôi chứ không thể cặn kẽ được. Sau đó, có một câu hỏi nảy sinh: Chúng ta cần đi sâu hơn chút nữa về vị trí chiến lược của hai thị trấn này, từ đó mới đưa tiếp ra được sự so sánh về tính quan trọng về chiến lược giữa chúng.

Ngoài việc do quân Ukraine chiếm giữ thị trấn Avdiivka trong suốt 8 năm cho đến chiến tranh, và khi bước vào cuộc chiến này nó là vị trí tiền tiêu cho những cú bắn phá, pháo kích vào thành phố Donetsk do vậy nó được xây dựng thành một pháo đài vững chắc… Thì thị trấn còn là một trung tâm hậu cần quan trọng.

Kiểm soát Avdiivka có nghĩa là kiểm soát cả hai con đường cao tốc M-04 – E-50 và H-20 chạy sâu vào vùng đất do Ukraine chiếm giữ, cũng như tuyến đường sắt đi qua thị trấn này. Tuyến đường sắt này kết nối với lãnh thổ Nga và làm chủ được nó, người Nga sẽ dễ dàng hơn nhiều trong việc vận chuyển nguồn cung cấp cho các cuộc tấn công tiềm tàng về hướng Kramatorsk.

Phó Đức An - Than ôi, trời sinh Cường sao còn sinh Bình!

 

Là một cây viết thích bình luận chính trường. Cái chết của cựu thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường là một tin xứng đáng để lão rút gươm múa một bài.

Cái chết bất ngờ của cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã gây ra sự kiểm soát nghiêm ngặt đối với các cuộc thảo luận liên quan trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau ở Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng Trung Quốc vẫn dùng nhiều phương pháp khác nhau để tưởng nhớ ông, người mà họ cho là quan chức cấp cao cuối cùng, đại diện cho con đường cải cách mở cửa dưới thời Tập Cận Bình.

Mọi người đăng clip trên mạng xã hội về những cuộc nói chuyện của ông, hứa hẹn rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục mở cửa với thế giới. Họ chia sẻ những bức ảnh ông lội trong bùn đen ngập đến mắt cá chân để thăm các nạn nhân lũ lụt. Họ thậm chí còn đề cập đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm đầu tiên ông làm thủ tướng: 7,5 %.

Đặng Sơn Duân - Chấp nhận thực tế, không có nghĩa là quên đi những đọa đày

 

Viet nếu chỉ như một gã thiên tả đầy rẫy với những trò mèo tôi cần gì đếm xỉa.

Chỉ là Viet sử dụng vị thế nổi tiếng của mình phát biểu linh tinh về miền Nam Việt Nam, mà Viet chưa từng trải qua. Trong cơn tức giận tôi đã không kiềm chế ngôn từ, nên khóa lại.

Nói thêm một chút, khi tôi kiểu trình bày hoàn cảnh, mục đích rằng tôi đủ tư cách để nói chuyện với Viet về mọi chuyện Việt Nam Cộng Hòa.

Dũng Đặng - "Kẻ nằm vùng" Nguyễn Thanh Việt

 

Trích phát biểu của Viet Thanh Nguyen :

“Tháng Tư đen là cụm từ mà một số người Mỹ gốc Việt sử dụng để nói về ngày 30/04 năm 1975. Tôi nghĩ rằng việc họ tập trung lại với nhau để kỷ niệm ngày này là một cách để tưởng nhớ về một sự kiện mà theo họ đã không được nhớ đến một cách đầy đủ không chỉ ở Mỹ mà còn cả ở Việt Nam.

Họ nhận ra rằng tại Việt Nam, lịch sử (về họ) đã bị tẩy xóa bởi họ bị coi là những kẻ thua cuộc, bị gắn mác “ngụy”. Còn tại nước Mỹ, những người này cảm thấy mình như vô hình, bởi ngay cả những người Mỹ đã từng chiến đấu cùng với những người lính Việt Nam Cộng Hòa cũng muốn “giả vờ” là họ không tồn tại.

Đặng Sơn Duân - Lại là thùng thuốc súng Trung Đông

 

Khi một cuộc khủng hoảng nổ ra, tổng thống Mỹ sẽ hỏi: Hàng không mẫu hạm gần nhất ở đâu? Mất bao lâu thì đến nơi? Nhưng một vị tướng sẽ hỏi: Đội tàu tiếp vận đang ở đâu? Mất bao lâu thì đến nơi?

Phải mất hơn ba tuần sau cuộc tấn công khủng bố ở Israel, Mỹ mới đủ thời gian bố trí lực lượng đến Trung Đông. Dù vậy, đó vẫn là một sự triển khai đáng kinh ngạc mà chỉ có lực lượng quân đội số 1 thế giới mới đủ năng lực dịch chuyển trong một thời gian ngắn ngủi như vậy.

Đó cũng là lý do Mỹ cố gắng trì hoãn ngày mở chiến dịch tấn công trên bộ vào Gaza của Israel. Nay thì lực lượng đã được sắp đặt vào vị trí.

Dương Quốc Chính - Quản lý nhà xe thế nào ?

 

Mình đọc tin Thành Bưởi có thể bị tước giấy phép tối đa 3 tháng và phạt 90 triệu thấy buồn cười. Nếu là mình, mình sẽ đối phó dễ ợt.

Nhà xe, bất kỳ, lập ra một thương hiệu phụ, giống nick Facebook phụ ấy, chạy song song với nick chính. Đại khái có ông Thành Lê, Thành Cam gì đó. Khi nick chính vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng bị khoá mõm thì lấy thằng ảo dùng làm nick chính. Coi như tài xế và xe của bên nick chính cho nick ảo “mượn”. Mấy khi có trường hợp hai nick cùng bị khoá mõm đâu. Hết hạn phạt thì ai về nhà nấy, vẫn là anh em nương tựa như xưa.

Thế nên việc tạm tước giấy phép này nó như trò hề!

Huy Đức - Doanh nghiệp : Dẹp thì « phút mốt », dựng mới khó

 

Sở Giao thông Vận tải nói là sẽ đảm bảo phương tiện thay thế. Tôi tin là Sở có đủ xe, nhưng liệu Sở có thể cung cấp cho hành khách "dịch vụ Thành Bưởi"?

Thành Bưởi là một nhà cung cấp dịch vụ công cộng, đình chỉ hoạt động của Thành Bưởi không chỉ đánh vào một doanh nghiệp mà đánh vào một nhu cầu của dân chúng.

Nếu lấy lý do "để xảy ra tai nạn giao thông" thì nên tham khảo thông tin dưới đây để so sánh mức độ xảy ra tai nạn của hai hãng Thành Bưởi và Phương Trang.

Nguyễn Ngọc Chính - Tiểu thuyết “feuilleton” trong làng báo Sài Gòn

 

“Feuilleton” phát nguồn từ Pháp để ám chỉ những bài viết đăng nhiều kỳ trên báo. Khởi đầu với truyện “La Comtesse de Salisbury” của nhà văn Alexandre Dumas, đăng năm 1836, từ ngày 15/07 đến 11/09, trên tờ Press. Sau đó là truyện “La Vieille Fille” của Balzac từ 23/10 đến 30/11/1836.

Du nhập vào làng báo Việt là một sinh hoạt độc đáo của báo chí quốc ngữ thời xa xưa tại Miền Nam. Có thể nói, đi đầu trong thể loại này là “Vè Tam Cang” bằng văn vần được đăng liên tục tám kỳ trên báo “Thông Loại Khóa Trình” (1888-1889) của Trương Vĩnh Ký.

Riêng về tiểu thuyết “feuilleton” đầu tiên xuất hiện trên báo Nam kỳ phải kể đến loại truyện 1.001 đêm với hai truyện “Bảy chuyến đi của Sinbad” “Chuyện người thợ cao vô duyên bạc phận” thuộc loại bài đăng nhiều kỳ nhất trên “nhựt trình”.

Nguyễn Thông - Từ chuyện Thành Bưởi bị hành, nhớ khổ nạn đi lại năm xưa (1)

 

Làm con dân xứ này luôn có những thứ để quan tâm, nặng cái đầu, mà nhiều chuyện nhiều điều rất vớ vẩn chả đâu vào đâu. Nào là tranh cãi về phim Đất rừng phương Nam, nào vụ bắt Ngọc Trinh, bênh Cơ Nghiệp, ì xèo việc bỏ phiếu tín nhiệm, chê sao lắm giáo sư tiến sĩ...

Hôm qua hôm xưa lại chuyện Thành Bưởi thành bòng. Bà bạn tôi cười bảo ung cái thủ. Tôi nói ai biểu bà quan tâm cho lắm vào, lại còn than thở.

Nhân vụ Thành Bưởi, nhớ chuyện đi lại những năm nào, chửa xa xôi gì. Thời bao cấp, ở miền Bắc trước và sau năm 1975, ở miền Nam sau 1975, khi nhắc lại, người ta chỉ thường nói tới những đói rét (không có ăn, không có mặc) mà thường quên chuyện đi lại. Thực ra, đó là một chương sử hãi hùng, khổ nạn. Con người bị hành hạ như con vật.

Mai Bá Kiếm - Bến xe Miền Đông mới và vai trò trung chuyển của các hãng xe

 

Vừa rồi, tôi đi xe giường nằm từ Quy Nhơn về Bến xe miền Đông, rồi sang xe trung chuyển qua quận 9, quận 2, cầu Phú Mỹ đến quận 7 rất tiện lợi.

Các hãng xe lớn dùng xe trung chuyển đón và trả khách tận nhà ở các quận là việc mà Sở Giao thông Vận tải (GT&VT) không tài nào làm nổi bằng hệ thống giao thông công cộng.

Sở GT&VT cấm xe khách 45 chỗ vào nội thành để triệt buộc các hãng xe ra Bến xe Miền Đông mới. Các hãng xe lớn có xe trung chuyển chấp hành, các hãng xe nhỏ lánh nạn về Kha Vạn Cân hoặc ở Bến xe Miền Đông cũ.

Hoàng Linh - Vì sao tam đại bộ trưởng Giáo dục-Đào tạo đều 'đội sổ' phiếu tín nhiệm?

 

 "Tín nhiệm thấp" hôm 25-10 tại Quốc hội :

1. Bộ trưởng bộ Giáo dục-Đào tạo, Nguyễn Kim Sơn: 72 phiếu.

2. Bộ trưởng bộ Khoa học-Công nghệ, Huỳnh Thành Đạt: 71 phiếu.

3. Bộ trưởng bộ Văn hóa-Thể thao -Du lịch, Nguyễn Văn Hùng: 62 phiếu.

Chương trình phát thanh RFI ngày 30.10.2023


 

dimanche 29 octobre 2023

Đặng Sơn Duân - Nói với Viet Thanh Nguyen

 

Tôi nói điều này với tư cách một người sinh trưởng ở miền nam hậu chiến. Người có ông cố bị bắn năm 54 vì bị quy tội địa chủ, bà cố sống trơ trọi trong túp lều giữa đồng không mông quạnh ròng rã 20 năm.

...Đến năm 75, ông nội bị tìm diệt năm 63 bởi đám tướng lãnh võ biền hám danh hám lợi. Một người dượng bỏ mạng vì trúng bom năm 68, một người chú lãnh viên đạn xuyên sọ ở An Lộc năm 72.

...Một người ba bị tử hình khiếm diện vì lén lút về làng ở bắc hốt cốt ông cố và đón bà cố vào nam sau năm 75, dù vào được nhưng đến khi mất thì những người con trai của bà đang nằm trong trại cải tạo.

Stephen Nguyễn - Lật màu trắng đen

 

Tôi cho rằng, mấy chục triệu dân miền Nam thời ấy cũng tin rằng, nếu người cộng sản không cướp miền Nam thì xã hội miền Bắc ngày nay sẽ không khác gì tấm hình này. Một xã hội mang một màu xám xịt.

Người dân miền Bắc sẽ không khác gì người dân Triều Tiên hiện nay. Nghèo đói thực phẩm, nghèo đói thông tin, nghèo đói văn hóa.

Cưỡng chiếm miền Bắc gần 80 năm rồi. Cướp miền Nam cũng gần 50 năm rồi. Văn hóa cách mạng cứ dần bay màu, hay bị mất niềm tin.  Xã hội Việt Nam thay đổi từ từ, một cách gượng gạo, từ đỏ sang vàng hay xanh.

Bông Lau - Thị trấn Cheo Reo tỉnh Phú Bổn

 

Nếu không có cuộc di tản đẫm máu của Quân Đoàn 2 vào tháng Ba năm 1975 thì rất ít người biết địa danh Cheo Reo – Phú Bổn nằm ở đâu.

Hôm nay tình cờ thấy lại những tấm hình xưa của phần đất quê hương heo hút lặng lẽ ở thập niên 60 và 70. Thấy được cuộc sống đơn sơ mộc mạc của đồng bào thiểu số ở đó.

Trong khung cảnh núi rừng còn có căn chòi lợp bằng tranh của Linh mục người Pháp tên Jacques Dournes. Ông sống ở đó với một con chó để làm bạn. Có lẽ sứ mạng của ông là mang đức tin Thiên Chúa đến vùng đất hoang vu này.

Mai Quốc Ấn - Vĩ mô và vi mô

 

Ngoài Bắc có chị Lò Thị P quê Sơn La nhà nghèo, bệnh chết trong bệnh viện Sơn La. Không tiền thuê xe bệnh chở về nên người thân bó xác trong chiếu chở bằng xe máy về nhà.

Trong Nam có chị Trần Thị T quê ở hậu Giang, nghèo quá lên Bình Dương làm công nhân. Sinh con thì con chết sau sinh vài ngày, cho xác con vào thùng mì tôm đưa về quê an táng.

Các công ty hiện nay không có đơn hàng. Có công ty trước đây cả ngàn người nay phải cắt giảm 99,1 % nhân sự. Có công ty hàng trăm ngàn công nhân nay còn vài ngàn sản xuất cầm cự. Và rất nhiều công ty phá sản.

Đặng Chương Ngạn - Bán nắng

Mỗi lần chạy xe dọc theo bờ biển từ Đà Nẵng, Quy Nhơn, qua Nha Trang, Cam Ranh, Phú Yên...về Phan Thiết, Vũng Tàu, tôi vẫn thường hay nói với con mình: Thiên nhiên quá ưu đãi cho Việt Nam. Hiếm ở đâu trên thế giới có một dải bờ biển hơn ngàn kilomet đẹp đến mê hồn như vậy.

Đẹp, cát trắng, và Nắng.

Những du khách từ Châu Âu, từ Hàn, Nhật...đã mất rất nhiều tiền để thoát khỏi mùa đông băng giá đến Việt Nam.

Nguyễn Mỹ Khanh - Những điều rất cũ

 

Tôi ít khi đi xe khách nhưng trong những chuyến đi đó, tôi có thiện cảm với nhà xe Thành Bưởi hơn những công ty khác.

Tôi quan sát thấy từ mấy chục năm trước họ đã tổ chức và điều hành hợp lý, khiến tôi thuận lợi và dễ chịu, nhân viên phần lớn lịch sự, giải quyết sự cố tích cực.

Một nhà xe khác ra đời sau, tôi cũng từng đi cùng bạn bè. Cả mấy lần tôi đều bị tài xế và phụ xe nặng nhẹ, lên lớp thậm chí nặng lời khi lố đường, nên sau này tôi hiếm khi chọn, cực chẳng đã mới đi thì vẫn thấy thái độ ít thân thiện.