Ông vừa đáp máy bay xuống Bungari, quốc
gia khá thân thiện với Ukraine và được cho là còn một kho vũ khí lớn dù cũ,
nhưng vẫn sử dụng tốt. Có còn hơn không!
Vì sao? Trong cuộc trả lời phỏng vấn mới
nhứt, ông cho biết vì phương tây cung cấp vũ khí chậm đã làm cuộc phản công bị
trì hoãn nhiều tháng, giúp người Nga cũng cố phòng tuyến phòng ngự, đào nhiều
chiến hào, gài mìn dày đặc làm các mũi phản công của Ukraine bị ngăn chặn khá
nhiều.
Ngoài ra Nga tuyệt đối mạnh hơn về máy
bay chiến đấu.
“Đường lưỡi bò” trở nên nóng bỏng với hai
sự kiện liên tiếp liên quan đến sự xuất hiện của nó. Đầu tiên là phim Barbie
sắp được công chiếu đã bị cấm ở Việt Nam. Kế đến là vụ lùm xùm liên quan đến
công ty tổ chức show Born Pink ở Hà Nội. (Có lẽ tôi mới hạ phạm hay sao chứ tôi
hoàn toàn xa lạ với hai cái tên này).
Trước hết, chúng ta không được quên “đường
lưỡi bò” không chỉ đơn giản là những vạch đứt đoạn trên một bản đồ hay hình họa.
Nó là biểu hiện của sự bành trướng và xâm lược. Đằng
sau nó là tiếng kêu khóc của vô số ngư dânbị chèn ép, cướp bóc và bách
hại trên biển. Nó là sự tước đoạt sinh kế của người dân, của công cuộc phát triển,
khai thác tài nguyên của đất nước và là sự xâm chiếm trắng trợn không gian sinh
tồn của dân tộc.
Vì thế, không thể có chuyện nhân nhượng với
bất kỳ ý đồ tuyên truyền nào cho “đường lưỡi bò”. Các trường hợp như
Abominable hay Uncharted thể hiện rõ ý đồ này, vì thế việc cấm chiếu
nó là điều hiển nhiên. Trường hợp phim Barbie mới đây có gây chút tranh
cãi vì cái gọi là “đường lưỡi bò” trong hình ảnh của phim khá mơ hồ, khiến
không ít người bên ngoài cho rằng Việt Nam chủ trương “thà giết nhầm hơn bỏ
sót”.
Bức ảnh trên đây là bản đồ dùng cho mục
“Hỗ trợ” (Support) của Công ty điện thoại thông minh Oppo - Trung Quốc. Đường chín
đoạn được vẽ rõ ràng, dù đang để khả năng contact ở chế độ toàn cầu (Global).
Tuy nhiên, Oppo là công ty điện thoại lớn
thứ hai tại Việt Nam, chỉ đứng sau Samsung (với thị phần 21,6%).
Tương tự, Samsung - nhà cung ứng điện thoại
thông minh hàng đầu Việt Nam - cũng đang sử dụng bản đồ hỗ trợ có đường chín đoạn
tương tự với Oppo.
1. Vào năm 2023, xem clip hàng ngàn phụ
huynh đi thâu đêm xếp hàng để dành cho con một suất lên lớp 10, lại nhớ đến lời
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói năm 1946.
Sau tổng tuyển cử Quốc hội khóa I, nhận
chức Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trả lời phỏng vấn đăng trên báo
‘Cứu Quốc’ ngày 21/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn
tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự
do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".
Ngay sau đó, chiến dịch ‘bình dân học vụ’
đã được tiến hành rầm rộ để xóa “nạn mù chữ”. “Nạn mù chữ” của năm 1946 là
không biết đọc, không biết viết.
Tập Cận Bình đang đứng trước những ngõ cụt.
Dân số giảm nhưng giới trẻ không muốn lập gia đình. Người đã kết hôn không muốn
sanh đẻ. Vì họ lo kiếm việc khó khăn, tương lai bất định.
Đài Á Châu Tự Do mới kể chuyện coi mấy đoạn
phim ngắn được truyền trên Twitter ở Trung Quốc rất nhiều lần, tả cảnh một tài
xế xe tải phải nộp tiền mãi lộ, giống như trả tiền “toll” ở Mỹ.
Trên “video clip,” chiếc xe bị chặn lại
trên xa lộ từ Đường San (Tangshan) đi Mã Lan Trang (Malanzhuang) tỉnh Hà Bắc
(Hebei). Một ông già cầm điện thoại ra hiệu phải đưa tiền mới được đi qua. “Cái
gì vậy? Bao nhiêu? Một nguyên?” Một bà già đưa cái điện thoại cầm tay lên, trên
máy có hình một dấu hiệu QR. Bác tài hỏi: “Trả tiền qua mạng WeChat, phải
không?” QR là những dấu hiệu hình vuông trên các máy vi tính hoặc điện thoại, vẽ
nhằng nhịt trong đó mỗi cái một khác, có thể dùng để trả tiền trên mạng, như
dùng “PayPal” ở Mỹ hoặc “WeChat” ở bên Trung Quốc.
Đã tự nhủ với lòng là không tham gia gì
trên Facebook về vụ bức ảnh các quan chức chiếm hết mặt tiền trong Lễ xuất quân
của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam dự vòng chung kết World Cup 2023.
Nhưng sáng nay 5 giờ dậy tính chạy bộ, lướt
một vòng các trang báo thể thao trên mạng thì thấy một hiện tượng quá kỳ lạ:
cái bức ảnh đó gần như biến mất hoàn toàn, thay vào đó là hình các cô gái vàng
ra mặt tiền ? Thế là bỏ buổi chạy để viết status này.
Nhiều bạn lên tiếng “dạy dỗ”: Việc cái
hình các quan ra mặt tiền là do sự kém cỏi của bộ phận làm công việc bếp núc ở
các tòa soạn. Phóng viên dự sự kiện “bắn” về tòa soạn rất nhiều hình, nhưng do
người làm ở tòa soạn, hoặc mặc định trong đầu tôn thờ quan chức nên ưu tiên chọn
hình tràn ngập các quan chiếm mặt tiền; hoặc ác ý đi chọn hình này để chơi các
quan ! Và trong thực tế, đã có rất nhiều hình các cô gái vàng ra mặt tiền, sao
không chọn ?
“Quyền lực có khuynh hướng tha hóa”.
Không ai tránh được quy luật này và Hun Sen là ví dụ tiêu biểu của sự “tha hóa
tuyệt đối” sau gần 39 năm làm thủ tướng.
Trên tài khoản Facebook của mình Hun Sen
đã sử dụng ngôn ngữ bạo lực để tấn công đối lập và có lúc Hun Sen, thậm chí,
còn chia sẻ sự nuối tiếc khi đã không “bắn” vào đoàn người biểu tình năm 2013,
năm bầu cử mà [theo các nhà quan sát] Hun Sen thua trên thực tế.
Vì thế, hôm 29-06-2023, một ban cố vấn độc
lập của Meta đã khuyến nghị vô hiệu hóa tài khoản Facebook của Hun Sen 6 tháng.
Sợ mất mặt, ngay sau đó, Hun Sen tuyên bố xóa tài khoản Facebook có hơn 14 triệu
người theo dõi để chuyển sang Tik Tok, Telegram… vì theo Hun Sen, những nền tảng
này có thể hoạt động ở nhiều nước cấm Facebook [chắc Hun Sen đang nói về Trung
Quốc].
Với tất cả những người đi làm hưởng
lương, ngày có lương là ngày được chờ đợi nhất. Trên đời, tôi chưa thấy ai
không mong ngóng ngày ấy cả, dù lương thấp tịt. Nhưng lão hàng xóm nhà tôi bảo
có có, đó là bọn quan chức giàu, chúng chả bao giờ quan tâm đến lương. Lương với
chúng là thứ phọt phẹt, muỗi.
Người về hưu ngóng lương (hưu) nhất bởi
già rồi chỉ trông cậy vào món tiền còm ấy sống qua ngày. Nói đâu xa, tôi hồi hộp
chờ lương hưu, ngóng nó trước cả... nửa tháng so với ngày quy định phát. Tháng
nào cũng như tháng nào. Cụ Nam Cao gọi đó là sống mòn. Đứa nào ông nọ bà kia cứ
mở mồm lại leo lẻo rằng "đảm bảo an sinh xã hội" chỉ nói phét.
Nhà nước đã dự định điều chỉnh/tăng lương
cho người lao động, công nhân viên chức, bộ đội công an, và người về hưu từ hơn
một năm trước, nhưng sau đó lấy lý do dịch cô vít nên dời lại tới ngày 01.07 vừa
rồi. Tức là đã có sự chuẩn bị từ khá lâu, chỉ cần triển khai thực hiện.
Tôi có viết nhiều bài về chiến tranh
Nga-Ukraina. Có những bài chỉ trong một ngày có hàng ngàn tương tác.
Tất nhiên là trong các tương tác đó có rất
nhiều ý kiến và xu hướng khác nhau. Nhưng có một số người thể hiện ý kiến đại
loại là : Ai muốn ủng hộ bên nào cũng được, cứ việc ủng hộ đến cùng. Riêng cái
ý này lại gây cho tôi một sự chú ý lớn, và hôm nay tôi viết một bài nhỏ này để
nói về suy nghĩ của tôi về ý này.
Đương nhiên là cá nhân chúng ta, ai muốn ủng
hộ bên nào cũng được, đó là quyền của các bạn. Tuy nhiên trong chuyện ủng hộ
bên nào ở đây nó thể hiện rõ hai điểm rất quan trọng trong tâm hồn chúng ta. Ủng
hộ ai nó thể hiện rất rõ cái TÂM và cái TRÍ của chúng ta.
Các cụ nhà ta đã có lời đúc kết như vậy.
Có thể mỗi người một góc nhìn, mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Tùy anh chị
coi trọng chuyện đó hay không, và có thể chụp hình với nhau chồng thấp vợ cao
thoải mái ở nhà hay chỗ riêng tư.
Nhưng đây thì khác, phải thuộc Kiều để mà
lẩy: “Nghĩ mình thể diện quốc gia, thằng Mỹ trông xuống-thằng Nga trông vào… “.
Thiếu gì cách để so cái đôi đũa lệch đó cho nó cân đối một chút.
Campuchia được dân chủ rơi vào đầu, không
cần đấu tranh gì cả, nhờ cuộc bầu cử tự do do Liên Hiệp Quốc giám sát, sau khi
Việt Nam rút quân.
Bản chất việc này là do Liên Xô trên đà sụp
đổ nên Việt Nam bị áp lực phải rút quân, và Campuchia bắt buộc phải có tổng tuyển
cử tự do để thành lập một chính phủ mới được quốc tế công nhận.
Nước Nga, gần thời điểm, cũng có dân chủ
rơi vào đầu, khi Liên Xô tự sụp đổ bởi quyết định của tổng thống Nga Boris
Yeltsin, và trước đó là cuộc cải cách bất thành của tổng thống Liên Xô
Gorbachev. Bản chất bắt nguồn từ sự mục nát của chế độ cộng sản ở Liên Xô.
Tất
cả dân Trung Hoa lục địa được dùng trong hệ thống theo dõi những người hàng
xóm, dưới sự kiểm soát của 90 triệu đảng viên. Tất cả mọi chi tiết về cuộc sống
từng cá nhân đều được ghi giữ trong “hồ sơ tín nhiệm xã hội”...
Ngày
4 tháng Hai, 2023, một trái ba lông của Trung Cộng bay qua trên nhiều căn cứ quân
sự, bị Mỹ bắn rớt khi bay ra Đại Tây Dương. Mỹ đã phản đối, bãi bỏ chuyến viếng
thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken.
Bây
giờ, sau khi nghiên cứu xác của trái banh được vớt lên, Tướng Pat Ryder thuộc
bộ Quốc phòng Mỹ mới xác nhận các “khí cụ thám thính” trong trái ba lông đều
thuộc loại ai cũng có thể mua được, từ các cửa hàng ở Mỹ. Nó cũng không chụp,
không ghi hay nghe lén một bí mật nào, không gửi một thông tin nào về nước
Trung Quốc.
Sau vụ Wagner nổi loạn, hình ảnh tổng thống Nga chiếm trang bìa tất cả các tuần báo kỳ này. Trên trang nhất Le Point là hình ông Putin cùng với ảnh nhỏ của năm nhân vật khác, với dòng tựa « Hàng tỉ đô, quyền lực và phản bội : Cuộc chiến của các băng nhóm ». Courrier International vốn
ưa thích dạng biếm họa, đưa hình vẽ Putin với vẻ hoảng loạn đang cỡi
trên một con gấu có chiếc cổ nứt toang hoác, nhận định « Nga : Điều tệ hại còn ở phía trước ».
L'Express đăng chân dung Vladimir Putin trong chiếc khung mạ vàng đã bị che đi phân nửa, chạy tít lớn « Hậu Putin đã bắt đầu ».L'Obs chọn tấm hình Putin đầy đăm chiêu, đặt trên nền bìa màu đỏ với những đường rạch chéo màu đen, với tựa đề « Putin, quyền lực rạn vỡ ». The Economist đưa ảnh Putin buồn rầu với đầy vết rạn như một chiếc bình sắp vỡ, thẳng thừng nói về « Sự nhục nhã của Vladimir Putin ».