jeudi 15 décembre 2022

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 294, 14-12-2022

 

1. Một số nguồn tin của Nga đồng loạt tuyên bố rằng: "Phòng tuyến của Ukraina ở Bakhmut vỡ từng mảng một”, "Quân Nga đã vào được thành phố”. Tuy nhiên lại không trưng ra được bất kỳ một phim ảnh nào làm bằng chứng, thay vào đó vẫn là phim ảnh ở chiến hào từ phía bên ngoài:

mercredi 14 décembre 2022

Lê Xuân Nghĩa - Về việc Tổng thống Putin hủy bỏ họp báo cuối năm thường niên

 

Họp báo cuối năm thường niên, hay người ta vẫn gọi là Thông điệp Liên bang mà Tổng thống Putin thực hiện hàng năm trong suốt 10 năm qua là sự kiện đặc biệt quan trọng, và là thời khắc mà ông Putin mong đợi nhất hàng năm.

Bởi ở đó nó khiến ông Putin được thể hiện quyền lực tối thượng của mình với toàn Nga và thế giới, nó thỏa mãn được tham vọng quyền lực tột đỉnh của ông ấy.

Vì vậy, việc mà năm 2022 này ông ấy buộc phải hủy bỏ là điều không đặng. Vì ông ấy thực sự hiểu rõ sự suy sụp thảm hại về uy tín và hào quang cá nhân cũng như của nước Nga, thứ mà ông ấy đã tô vẽ nên suốt 20 năm qua.

Lê Xuân Nghĩa - Các bạn Ukraine cứ yên tâm oánh đến thắng thì thôi

 

- Một trung tâm sửa chữa thiết bị quân sự cho Lực lượng vũ trang Ukraine đã bắt đầu hoạt động tại Slovakia. Có lẽ ở đây làm nhiệm vụ đối với thiết bị quân sự Xô - Nga.

- Một trung tâm sửa chữa, bảo trì khác ở Ba Lan do Mỹ thực hiện cũng sắp đi vào hoạt động. Và có lẽ nó làm nhiệm vụ đối với vũ khí chuẩn NATO

- Séc thì lo sản xuất đạn dược, vũ khí. Estonia lo sửa chữa và cung cấp đạn bổ sung cho PZH 2000.

Nguyễn Thông - Học ngay đi, còn chần chừ gì nữa

 

Thiên hạ đang chú mục, mồm năm miệng mười vào chuyện đánh gôn gãy gậy ở Quảng Nam, chuyện bóng đá tại Qatar sẽ ai nhất ai nhì.

À, nhà cháu mắc cái tội hay thức khuya, tối qua định thức một lèo tới 2 giờ để coi chú em Messi. Cứ thao láo con mắt đến gần 1 rưỡi thì nản, tặc lưỡi, đèo, còn nửa tiếng nữa, nằm chút cho khỏe, rồi dậy coi cho hưng phấn. Ai dè, chợp bà nó tới gần 4 giờ sáng, tỉnh ra bật tivi thì Mét Si về rồi, cho nên cấm dám viết nửa chữ về trận này.

Không bàn gôn, bàn bóng đá không có nghĩa chẳng có chuyện gì.

Phạm Gia Hiền - Quay xe !

 

Sẽ chẳng có họp báo quái nào và chắc cũng chẳng có xử lý quái gì ở Quảng Nam vào 15 giờ chiều nay đâu thưa quý vị, đừng đợi nữa.

Sáng nay, ông Nguyễn Công Thanh - Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Nam - cũng là người chiều tối qua thông báo về cuộc họp báo 15 giờ chiều nay quanh vụ việc Nguyễn Viết Dũng - đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh này, chủ tịch tập đoàn bất động sản Đất Quảng - đánh nữ nhân viên sân gôn - đã quay xe, thông báo hủy họp báo.

(Phù, câu này vừa dài vừa rối như canh hẹ, nhưng tình hình nó thế quan hệ nó vậy, đành chịu).

Ngô Nguyệt Hữu - Gôn!

 

Chính phủ vừa công bố danh sách thanh tra, đa phần các tỉnh có sân gôn đều sai phạm từ dự án sân gôn ấy. Có cái sân gôn ở Gia Lai của FLC, chưa thành hình thì cũng nuốt hết mấy quan chức.

Cũng không biết từ đâu quan chức mê chơi gôn. Chính vì quan chức mê chơi gôn nên doanh nhân cũng mê chơi gôn theo, doanh nhân mê chơi gôn thì người đẹp cũng mê chơi gôn nốt.

Phàm thói đời, người có quyền thích gì, người có tiền thích theo và người chấp chới có tiền cũng học theo nốt.

Trần Phi Tuấn - Thử diễn lại cú đánh "sượt qua nón" ?

 

Cú đập bằng gậy gôn “sượt qua nón chị L.” của Nguyễn Viết Dũng khiến gậy gãy làm đôi diễn ra vào ngày 06/12/2022. Nhưng phải đến ngày 11/12 mới đến tai cánh báo chí dưới cái tên N.V.D., Đại biểu Hội đồng nhân dân, Chủ tịch một tập đoàn bất động sản.

Cú đánh “sượt qua nón” đó khiến chị L. phải vào bệnh viện cấp cứu. D. được cho là cử đàn em đến đe dọa nhân viên sân gôn, không cho truyền tin ra ngoài.

Bàn tay che mặt trời cũng được mấy ngày, tên thật của D. cũng nhanh chóng bị mạng xã hội khui ra: Dũng - Nguyễn Viết Dũng, doanh nhân Anh hùng lao động hạng 3 (Tương đương Anh hùng đồng hương Phan Quốc Việt).

Nguyễn Ngọc Chu - Đạo đức trên sân gôn

 

Điều gì mới xuất hiện trong thực tiễn cũng đối mặt với lực cản. Nhưng những điều mới chứa đựng logic tự nhiên sẽ vượt qua lực cản để tồn tại và phát triển. Gôn ở Việt Nam là một thực thể khách quan như vậy.

Sân gôn đầu tiên ở Việt Nam được đưa vào Bản đồ quy hoạch tổng thể thành phố Đà Lạt năm 1922, và xuất hiện trên thực địa 10 năm sau đó, cùng thời với sân gôn đầu tiên của Thái Lan khoảng năm 1924. Nhưng ngành công nghiệp gôn của Việt Nam bị chậm so với Thái Lan chừng 3-4 thập kỷ, liên quan đến chiến tranh liên miên.

Đầu thập niên 1990, gôn hồi sinh ở Việt Nam, nhưng vấp phải nhiều lực cản. 

Lưu Trọng Văn - Liệu ba người trong nhóm chơi gôn có vô can ?

 

Trả lời báo Quảng Nam của tỉnh nhà, ông Nguyễn Viết Dũng nói:

“Xuất phát từ nhu cầu thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe, ngày 06/12/2022, tôi và một số đối tác có đến sân gôn BRG Đà Nẵng để chơi golf và chị N.A.L. là nhân viên phục vụ, hướng dẫn nhóm người chơi chúng tôi. Tuy nhiên, do bất đồng với cách tính sổ gậy trong một hố khi đánh gôn, trong lúc cự cãi, do bức xúc, thiếu kiềm chế, nóng giận nhất thời nên tôi đã xử lý vấn đề chưa đúng.

Trong lúc cự cãi, do bức xúc, tôi đã đập cây gậy gôn phát bóng sượt qua nón của chị L., hướng xuống dưới đất khiến cây gậy gôn bị gãy làm đôi và bật lại, dẫn đến chị L. bị thương nhẹ phần mềm ở vùng mặt.”

Tạ Duy Anh - Các tình huống giả định

 

Việc một gã đàn ông to béo, cầm cây gậy chơi gôn vụt thẳng vào thân thể cô thiếu nữ mỏng manh, xinh đẹp, da thịt trắng ngần, đến mức cây gậy gẫy đôi, thực sự là một "ca" rất khó phân tích về mặt tâm lý.

Chắc chắn khoa tội phạm học có thêm một ví dụ hiếm về hành vi của kẻ thủ ác.

Chúng ta hãy cùng đưa ra các tình huống giả định dẫn đến cái hành động ghê gớm đó.

Chương trình phát thanh RFI ngày 14.12.2022


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 13.12.2022


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 12.12.2022


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 11.12.2022


 

dimanche 11 décembre 2022

Phan Thế Hải - Bao giờ nước Nga sẽ sụp đổ?

 

Đầu năm 1991, lão vừa mới ra trường, chân ướt chân ráo lên Lạng Sơn, miền biên ải hồi đó vừa ngưng tiếng súng còn rất heo hút. Tá túc tại nhà ông Hàm, một đồng hương xứ Nghệ nhiều chữ nghĩa. Buổi tối, ông thường om ấm chè xanh, mời mấy ông hàng xóm sang bàn chuyện thế sự.

Một buổi tối cuối năm, khách đến nhà chơi có mấy tay làm việc ở tỉnh ủy, vừa mới đi tu nghiệp ở Liên Xô về, rất oách. Bằng cách theo dõi các kênh thông tin từ nước ngoài lão đọc được tin, ngày 08/10/1991, tất cả các nước cộng hòa, bao gồm bản thân Nga đã ly khai khỏi Liên Xô hoặc ít nhất là tuyên bố bãi ước “Hiệp ước thành lập Liên bang Xô viết”. Không có một tờ báo nhà nước nào đưa tin về sự kiện này.

Lão bảo: Liên Xô sắp tan rã rồi các bác à! Mấy ông vừa từ Nga về bỗng dưng nổi khùng rằng: Láo! Liên Xô là một quốc gia hùng mạnh. Gần đây có gặp vài khó khăn nhưng nguồn lực còn khủng lắm, không chỉ có kinh tế mà còn quân sự, vũ khí hạt nhân số 1 thế giới, lại thêm hàng triệu binh lính tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa xã hội … Chú còn nói lăng nhăng, anh kêu công an để gô cổ chú lại đó…

Ngô Nhân Dụng - Apple bắt đầu rút khỏi Trung Quốc

 

Đổi địa chỉ một nhà máy lắp ráp điện thoại di động tức là thay đổi cả hệ thống dây chuyền tiếp liệu nối liền nhiều quốc gia, rải rác khắp thế giới. Nhưng tư bản quốc tế cần rút khỏi Trung Quốc, hiện tượng này đang bắt đầu và “bất khả phản hồi.”

Tháng 11, Công ty Apple đóng cửa nhà máy lắp ráp điện thoại ở thành phố Trịnh Châu (Zhengzhou), tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, một thời gian không biết bao lâu, sau khi nhiều công nhân phải bỏ việc trở về quê, vì chính sách ngừa, chống bệnh Covid của chính quyền cộng sản Bắc Kinh.

Đây là một thất bại của Tập Cận Bình và giới lãnh đạo Trung Cộng, khi họ quá cứng rắn cố giữ tiêu chuẩn “Không Covid,” mà chính người Trung Hoa bình thường cũng phản đối. Sau các cuộc biểu tình tại các thành phố lớn, Tập Cận Bình đã phải bắt đầu buông lơi, cho phép các địa phương nới lỏng những biện pháp ngăn cấm và kiểm soát.

Nguyễn Thành Phong - Viết tiếp về "Bên Thắng Cuộc"

 

Thời sự nhất với nhiều người quan sát xã hội và hoạt động báo chí vào dịp này chính là cái mốc 10 năm tròn ngày ra đời bộ sử ký báo chí "Bên thắng cuộc" (12/12/2012 - 2022) của nhà báo độc lập Huy Đức.

Tuy nhiên, đáng buồn một chút là bộ sách này, dù viết bằng tiếng Việt để dành cho người Việt đọc, lại được xuất bản lần đầu tiên ở nước ngoài và thời điểm này thì không có một hoạt động nào xứng tầm để nói về nó.

Ở Hà Nội, có một cuộc rượu nhỏ ấm áp, trong tiết trời giá lạnh, mưa phùn và đường đang tắc khắp nơi, cho những người bạn cùng ngồi với Huy Đức. Thế cũng là tạm đủ. Những gì khuyết thiếu sẽ được trả đủ, trả lãi cao trong tương lai. Quan trọng nhất là bộ sách đã được viết ra, đã xuất hiện và người tìm đọc nó vẫn đang tiếp tục không ngừng tăng lên...

Dạ Ngân - Thương sách

 

Thập niên tám mươi của thế kỷ trước, mỗi đầu sách ra đời, ấn bản hàng vạn. Hồi ấy các nhà văn tỉnh bơ, mừng bản thân cuốn sách ấy chứ không mừng số lượng.

Dân nghèo thê thảm, nghịch lý thay, mỗi đầu sách là số lượng trong mơ vậy đó. Nước Mỹ thiên đường có lẽ cũng in chừng ấy với những cuốn sách vừa vừa.

Vì sao? Không ai nghĩ sách rơi vào hư vô. Không. Đường đi của mỗi cuốn sách rõ ràng nhờ hệ thống thư viện. Thư viện như mao mạch, tỉnh, huyện và các cơ quan văn hóa, cùng với người đọc ở hai nơi đông người đọc nhất là môi trường của ngành giáo dục và quân đội. Hàng vạn bản sách ra, nói theo ngày nay là “trong vòng một nốt nhạc!”

Phan Thúy Hà - Trí thức không (cần) đọc sách ?

 

Vô cùng xấu hổ khi thú nhận mình là loại người ít đọc sách. Thế nhưng so với bạn bè quanh mình thì mình còn đọc nhiều gấp cả trăm lần.

À, mà cũng không so được, so là so giữa người đọc ít và đọc nhiều, không thể so người không đọc với người có đọc.

Mình từng đến nhà một cô bạn cùng Văn khoa, bạn làm trong lĩnh vực báo chí, mình ngao ngán khi phát hiện ra nhà bạn không có giá sách. Có vài cuốn giáo trình thời đi học xếp một góc trên tủ quần áo (bây giờ có nhiều loại tủ quần áo người ta đục chẻ thêm mấy cái giá bên ngoài).

Bông Lau - Thành phố cảng

 

Hải Phòng không những là một địa danh có nhiều di tích lịch sử của thời Pháp thuộc, và ba trận Bạch Đằng Giang chống ngoại xâm lừng lẫy. Hải Phòng còn là một địa điểm chiến lược quân sự từ Thế Chiến Thứ Hai cho đến chiến tranh Việt Nam.

Theo tài liệu của quân sử Mỹ, từ ngày 8 tháng Tám năm 1942 đến ngày 29 tháng Bảy năm 1945 khi quân Nhật chiếm Việt Nam, Hoa Kỳ đã oanh tạc Hải Phòng khoảng 40 lần. Mỗi lần có khoảng mấy chục chiếc khu trục và oanh tạc cơ các loại như P-38, P-40, P-51, B-17, B-25, B-24 v.v.

Đặc biệt ngày 29 tháng Bảy năm 1945, trước một tuần Hoa Kỳ thả bom nguyên tử ở Nhật Bản, có khoảng 100 chiếc khu trục P-38, P-51, P-61 oanh kích Hải Phòng. Các mục tiêu là cơ sở hạ tầng được quân đội Nhật sử dụng như hải cảng, xưởng sửa chửa tàu, xưởng hỏa xa, phi trường, đài phát thanh, nhà máy xi măng, kho hàng, trại lính v.v...