lundi 21 février 2022

Chương trình phát thanh RFI ngày 21.02.2022


 

Dù xâm lăng Ukraina hay không, Putin đã làm tổn hại nước Nga


Đăng ngày:

 

Bạo lực tại Pháp (Le Point), Covid vì sao chưa thể kết thúc (L’Express), gián điệp thời chiến tranh lạnh (L’Obs), thất bại của Putin (The Economist), chuẩn bị hội nhập thế giới ảo tương lai (Courrier International) là hồ sơ của chính các tuần báokỳ này.Riêng cuộc khủng hoảng Ukraina là đề tài được tất cả các tuần san đề cập đến. 

L’Obs nói về « Cuộc chiến tranh phức hợp của Putin ». Khi giương oai diễu võ ở biên giới, tổng thống Nga đồng thời vận dụng những thế cờ vây và ván bài tẩy nhằm chiến thắng mà không phải chiến đấu ; dùng mọi thủ đoạn tung hỏa mù, giựt dây, bóp méo thông tin…

Putin tấn công Ukraina trên mọi phương diện

Nhà báo kỳ cựu Pháp làm gián điệp cho Tiệp Khắc


Đăng ngày:

Trong thập niên 60, Jean Clémentin, một trong những ký giả cột trụ của tờ « Canard Enchainé » (Con vịt buộc) mang bút danh Jean Manan, làm việc cho tình báo Tiệp Khắc StB với mật danh « Pipa ». Clémentin gặp gỡ các nhân viên tình báo Tiệp nhiều lần tại các nhà hàng khác nhau ở Paris, và đã trao gần 300 bản tin mật, từ tin tức về quân đội Pháp ở Đông Dương cho đến quan hệ Pháp-Đức, sức khỏe của tổng thống De Gaulle. Không chỉ cung cấp thông tin, đôi khi ký giả này còn tung tin giả do StB soạn thảo. 

Theo yêu cầu của nhà sử học Jan Koura, hiệu phó trường đại học Charles ở Praha, hồ sơ trên 1.500 trang về « Pipa » được giải mật năm 2019, và tuần báo L’Obs đã nhờ dịch một số ra tiếng Pháp.

dimanche 20 février 2022

Bông Lau - Volodymyr Zelensky hối Joe Biden xuống tay


Tổng Thống (TT) Ukraine Volodymyr Zelensky, một thời gian làm ra vẻ hỏng quan tâm tới sự đe dọa của lính Nga dọc theo biên giới, và chỉ trích chính quyền Joe Biden làm ầm ĩ gây hoảng loạn ở Ukraine. Nhưng bi giờ ngài mới tỏ thái độ lo âu về một cuộc xâm lăng đang sắp sửa xảy ra.

Hai hôm nay TT Volodymyr Zelensky hối thúc TT Joe Biden xuống tay cấm vận Liên Bang Nga liền đi, để Soái Ca Vladimir Putin suy nghĩ lại mà hỏng ra lịnh tấn công. Ông nói nếu để lính Nga tràn vào Ukraine thì quá trễ vì sẽ hỏng trục xuất chúng được.

Volodymyr Zelensky rất có lý. Nếu Putin chiếm xong Ukraine rồi thì hắn đâu có sợ cấm vận của Mỹ. Chiếm được Ukraine thì nước Nga sẽ nghèo mạt rệp, nhưng giấc mộng Liên Bang Xô Viết của hắn sẽ thành hình, và uy tín của Putin với các nước chư hầu sẽ tăng lên. Bọn độc tài sẵn sàng cho dân đen của chúng chết đói miễn sao quyền lực của chúng vững mạnh là OK.

Đỗ Hòa – Phóng viên VTV thường trú ở Nga, Trung Quốc ăn lương của ai ?


Theo VTV1 thì nước bị thiệt hại nếu chiến tranh Ukraina nổ ra là Mỹ vì giá xăng dầu tăng, Ukraina vì kinh tế khó khăn, EU vì ảnh hưởng các dự án đầu tư.

Riêng Nga thì không thấy VTV nói sẽ bị thiệt hại gì!

Có đúng Nga sẽ không thiệt hại gì? Hay do trình độ của nhân viên bình luận VTV hạn chế? Hay do đây là quan điểm chính trị của đài (không đưa tin bất lợi cho Nga?)

Bông Lau - Tin Ukraine


Chương trình truyền hình Fox News do ký giả Bret Baier phụ trách chiều tối thứ Tư 16/02 có phỏng vấn hai nhân vật có uy tín, chuyên gia phân tích tình hình chiến sự thế giới.

Đó là cựu Đại Tướng Jack Keane, Chỉ huy trưởng Quân đoàn Nhảy Dù XVIII mà cựu TT Donald Trump đã từng mời tham chính. Người thứ hai là cựu Trung Tướng Keith Kellogg, thuộc Sư Đoàn 101 và 82 Nhảy Dù, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia của cựu Phó TT Mike Pence. Cả hai vị Tướng này đều từng tham chiến ở Việt Nam.

Trong cuộc phỏng vấn cách đây hai ngày, Tướng Jack Keane đã khen chính quyền Joe Biden đã khôn ngoan cho giải mật và công bố một loạt tin tức tình báo về sự chuẩn bị của Liên Bang Nga tấn chiếm Ukraine.

Tiểu Vũ - Tin đồn và sự thật trên mạng xã hội


Mạng xã hội tuần này dính bẫy việt vị hai vụ lớn, cho thấy càng ngày người ta càng có xu hướng thích tin đồn hơn là tin vào sự thật.

Vụ thứ nhất là share bài bôi xấu nhà báo Lê Thiếu Nhơn, nhưng ngay sau đó bị tẽn tò vì chính người đăng tin đồn nhảm vu khống đã hoảng sợ tự gỡ stt, đăng xin lỗi xin Lê Thiếu Nhơn tha cho.

Vụ thứ hai là rất nhiều người, trong đó có các nhà báo, tiếp tay cho tin đồn nhảm xuất phát từ FB Người Buôn Gió, tung tin giả rằng một tổng biên tập đã bị bắt. Nghe vậy là nhiều người hả hê share tin về trang cá nhân mà không cần kiểm chứng, trong khi đó người bị tung tin đồn ngồi rung đùi uống trà ở nhà mình.

Nguyễn Đình Bổn - Không nịnh thì phải sến


Đây là bộ phim giành một loạt giải thưởng điện ảnh trong nước như: "Cánh Diều Vàng 2020", "Bông Sen Bạc 2020", "Ngôi sao xanh 2021"...và được chọn là đại diện điện ảnh Việt Nam tham dự giải Oscar 2022. 

Thực ra không phải giới văn chương nghệ thuật Việt Nam không có tài. Nhưng người tài thực sự là người tự do, và điều này xung đột trong một xã hội toàn trị.

Xưa họ bị đày đọa, tù tội còn nay thì bị cấm làm phim, in sách, thậm chí cấm cả báo chí nhắc tên.

Nguyễn Gia Việt - Tự tin đến nỗi mang chuông trộn đi đánh Hollywood


"Bố già" của Trấn Thành "làm mưa làm gió" ở một số "người" trong nước, truyền thông nói doanh thu hơn 400 tỉ (biết vậy đi, còn có thực không thì kệ), được "trao" giải thưởng từ Hà Nội ì xèo. Nhưng qua Mỹ thì bị đánh giá thấp, nói thẳng là chê, là khinh chứ không ai "thất vọng" nữa kìa.

Phim "Bố già" được một rừng "giải thưởng" ở Việt Nam mới vui. Bà Lê Giang nổi tiếng đanh đá, chan chát cái miệng diễn và cái mặt bơm, chích, sửa cứng đơ không thể hiện được một chút cảm xúc cũng đoạt "giải thưởng".

Nội cái tên phim "Bố già" đã là một sự pha trộn và lập lờ. Người Sài Gòn không ai kêu cha mình là "bố", mà lấy tên "Bố già" là cố ý trùng tên tác phẩm kinh điển The Godfather từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Mario Puzo.

Đặng Sơn Duân – Chờ sung Nobel rụng !


Sáng Chủ nhật đang theo dõi tin tức Ukraine thì đọc được tin Việt Nam hụt đề cử giải Nobel Văn chương vì thư đến trễ. Bỗng vỗ đùi cái đét, tiếc quá tiếc không chịu được… thế là mất toi nửa giải Nobel đã đến tay.

Rồi lại dấy lên nghi ngờ, mới tháng 1 đây ông chủ tịch nước bày tỏ mong muốn Việt Nam sớm có giải Nobel Văn chương, mà nay lại nảy sinh cản trở vớ vẩn này. Liệu có phải do bàn tay của thế lực thù địch không?

Sau khi cảm xúc lắng xuống thì có ba thắc mắc sau:

Xuống thang, vũ khí mới của Nga trong khủng hoảng Ukraina


Đăng ngày:

 

Sau nhiều tuần lễ căng thẳng và tám ngày ngoại giao dồn dập, Nga bắt đầu rút đi vài đơn vị. Phương Tây thở phào nhưng không thể tin tưởng. Hôm qua 16/02, Nhà Trắng lặp lại mối đe dọa từ Nga vẫn hiển hiện, và lãnh đạo 27 nước Liên hiệp Châu Âu (EU) hôm nay bàn bạc về tình hình Ukraina.

Chương trình phát thanh RFI ngày 20.02.2022

Chương trình phát thanh RFI ngày 19.02.2022

vendredi 18 février 2022

Chử Đức Hoài - Ký ức Vị Xuyên

 

Mình là Hoài, người Đông Anh, học tổ 14 lớp D, sau đi Ngoại-Sản. Gần đây mình đọc không sót câu chuyện nào của các bạn cùng khóa, viết về thời sinh viên vất vả mà vui, về những năm tháng tỏa đi muôn nơi làm việc, về những ấn tượng sâu sắc của tình bạn.

Đặc biệt là về những tháng ngày hoa lửa của những anh bộ đội khóa mình, của các bạn ở các mặt trận biên giới phía Bắc, chiến trường Tây-Nam, nước bạn Lào…Đúng là đời người bác sĩ quân y trên chốt còn nhiều điều không kể hết được!

Vừa thi tốt nghiệp xong, khóa 1978-1984 Đại học Y khoa Hà Nội có 40 bác sĩ vào quân đội. Sau ba tháng học khóa sĩ quan dự bị Học viện Quân y, chúng mình được phong quân hàm thiếu úy-bác sĩ, trực thuộc Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng.

Trần Văn Thọ - « Chiều mưa biên giới » ở hai đầu Tổ quốc


(NĐT 01/02/2021) Có lẽ không tác phẩm nghệ thuật nào có một cuộc đời, một số mệnh hi hữu như nhạc phẩm "Chiều mưa biên giới" của Nguyễn Văn Đông (1932-2018).

Tác phẩm được sáng tác năm 1956 khi nhạc sĩ là trung úy Quân đội Việt Nam Cộng Hòa dưới thời Ngô Đình Diệm, đang đóng quân tại biên giới Việt - Miên.

Ít ai biết rằng qua bao thăng trầm của cả nhạc phẩm và nhạc sĩ, Chiều mưa biên giới ra đời ở miền Tây Nam của đất nước đã làm ấm lòng người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam ở chiến hào lạnh lẽo miền cực Bắc, đang anh dũng chống quân xâm lược Trung Quốc tháng 2.1979.

Nguyễn Ngọc Hải - Nhớ 17-2


Có mỗi hình này, năm nào cũng đưa. Nơi nhà báo Nhật Takano bị bắn lén ngay trước cổng cơ quan ở Lạng Sơn 1979.

Chuyến đi công tác này, các nhà báo dự trao trả tù binh. Lạng Sơn đổ nát, tường nhà nham nhở câu chửi của giặc viết lúc rút đi.

Lên cả cái hang núi cao, nơi Takano ngồi trên tảng đá viết tin chiến sự.

Nguyễn Ngọc Chu - Cuộc chiến tranh trá hình


1. Hôm nay, ngày 17/2/2022, tròn 43 năm ngày Đảng Cộng sản Trung Quốc mang 60 vạn quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc.

Cuộc chiến tranh xâm lược đất liền biên giới phía Bắc Việt Nam của Trung Quốc kéo dài ròng rã 10 năm, cho đến năm 1989.

2. Nhưng đó là cuộc chiến tranh bằng súng đạn. Còn có hàng ngàn cuộc chiến tranh trá hình khác liên tục diễn ra từ ngày này sang ngày khác. Chẳng hạn như các cuộc tấn công thường nhật dưới đây.

Nga-Trung đe dọa hòa bình thế giới, Mỹ khó thoái thác vai trò ‘hiến binh’


Đăng ngày:

Hồ sơ của Courrier International tuần này được dành cho « Lạm phát, nỗi đau đầu của toàn thế giới ». Từ Liban đến Achentina, từ Pháp cho đến tất cả các nước giàu, giá cả lên đến mức chưa từng thấy kể từ 30 năm qua. Về thời sự trong nước, Le Point đăng ảnh tổng thống Emmanuel Macron bên cạnh ứng cử viên cánh hữu Valérie Pécresse, chạy tựa « Một chiếc ghế cho hai người ». L’Express nói về việc kế thừa Bolloré, đế chế truyền thông Pháp 200 năm tuổi ; L’Obs dành nhiều trang trong cho « Chiếc bẫy Mali » đối với Pháp.

Tập và Putin thách thức Mỹ

Chương trình phát thanh RFI ngày 18.02.2022

Đỗ Trung Quân - 1979

 

Chiến tranh lại nổ ra khi trang phục chúng tôi chưa xả hết mùi khói lửa  biên giới Tây Nam Kampuchia. Không có đơn vị thanh niên xung phong phía Nam nào bị điều ra biên giới phía Bắc cả, nhưng ca khúc của ông Trần Tiến thì vang vọng lẫy lừng “Đoàn quân vội đi …đi về biên giới …Cũng từ biên giới về những bầy trẻ nhỏ…”.

Tôi ở yên giữa lòng hồ Duơng Minh Châu, chiều chiều nhìn mây mù đỉnh núi Bà Đen và thầm hỏi bao giờ thấy lại ánh đèn thành phố Sài Gòn.

Nhiều năm và nhiều năm sau nữa [có vẻ giống nhạc Vũ Thành An nhỉ] tôi và Nguyễn Quang Lập  gặp và trách Trần Tiến ngủ yên trong hào quang showbiz. Không có nổi một ca khúc nào khi Trung Quốc uy hiếp Biển Đông trong khi tôi, Nguyễn Quang Lập và rất nhiều người khác  đã có mặt trên mặt đường Sài Gòn những ngày sôi sục ấy. Hình ảnh Lập chống gậy đi đứng khó khăn nhưng quyết không bỏ cuộc tuần hành là hình ảnh đáng khâm phục.