mercredi 8 décembre 2021

Lê Nguyễn - Chút hồi ức vụn vặt về hai tạp chí Kiến thức Ngày nay và Thế Giới Mới (2)

 

II) Trong hai tờ báo tồn tại lâu dài trên thị trường báo chí, Thế Giới Mới ra đời sau (1990), khi Kiến thức Ngày nay (1988) đã có một lượng độc giả khá hùng hậu, nên tất nhiên số phát hành không nhiều bằng. Và như một hậu quả tất yếu, tiền nhuận bút trả cho cộng tác viên cũng thấp hơn.

Những năm 1992-1993, khi nhuận bút của Kiến thức Ngày nay đã ở mức trên dưới 100 ngàn đồng/trang thì nhuận bút của Thế Giới Mới còn ở mức 40-50 ngàn đồng/trang. Số trang in của Thế Giới Mới cũng thấp hơn, 96 trang thay vì 112 trang như Kiến thức Ngày nay. Còn nhớ một trong ba bài đầu tiên của tôi trên số báo Thế Giới Mới 28 (1992) dài gần 3 trang, tòa soạn trả nhuận bút 120 ngàn đồng. Khoản tiền đó lúc này cũng không phải là nhỏ.

Trong suốt nửa đầu thập niên 1990, tinh thần “chiêu hiền đãi sĩ” của ban biên tập Thế Giới Mới được nâng cao. Số người cộng tác nhiều hơn, bài viết ngày càng có chất lượng cao hơn, báo phát hành với số lượng lớn hơn trước, nhất là tại miền Bắc.

Thái Hạo - Tất cả chúng ta thật lòng nói dối…

 

Tôi viết, “Khi một nhóm người ăn cướp để làm giàu thì phần còn lại sẽ phải ăn cắp để sống”, câu này được nhiều người hiểu một cách rất thô sơ “chắc nó chừa mình ra”, mà không tự thấy rằng, chính mình cũng là người ăn cắp. Thói gian dối tràn ngập khắp nơi.

Khi đi học, chúng ta ăn cắp bằng cách quay cóp trong những giờ kiểm tra; khi ra trường chúng ta ăn cắp bằng cách chạy chọt đút lót “xin việc” – đó là cách ăn cắp cơ hội của người khác. Khi đi làm chúng ta đối phó, làm việc cầm chừng, đi muộn về sớm. Chúng ta ăn cắp giáo án trên mạng, ta ăn cắp thành tích bằng cách cấy điểm cho học trò, ăn cắp bằng những bản báo cáo “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”…

Ăn cắp khắp nơi, ăn cắp tràn lan trong xã hội, ăn cắp từ trẻ tới già, từ nông thôn lên thành phố, từ ngoài đường vào công sở.

Đỗ Duy Ngọc - Những con hẻm của Sài Gòn

 

Sài Gòn có những con hẻm, có hẻm cạn chục nóc nhà, có hẻm sâu hun hút chạy ngoằn nghèo dẫn ta đi miết đến những xóm nhà khác nếu không quen sẽ khó tìm lối ra. Có hẻm giàu với những giàn hoa đẹp dưới nắng vàng và những ngôi nhà đóng cửa. Có hẻm nghèo bốn mùa nước đọng.

Cách đây hơn nửa thế kỷ có chàng trai tỉnh lẻ vào đất này kiếm chữ. Vì hoàn cảnh nên ở trọ trong những xóm nghèo của những con hẻm đó. Phương tiện di chuyển là đôi chân, nên anh chàng len lỏi trong hẻm mà đi, và nhờ vậy anh ta khám phá ta cái duyên của những con hẻm Sài Gòn.

Ở đó người ta chen chúc nhau trong những căn nhà nhỏ. Ở đó người ta sống ở ngoài ngõ nhiều hơn ở trong nhà. Sáng ngồi cà phê ăn gói xôi, tô cháo, ổ bánh mì, dĩa bánh cuốn...rồi tản đi kiếm cơm. Chiều chiều, tối tối tụ lại, bắt ghế ra ngồi tán bao nhiêu là chuyện.

Nguyễn Thông - Văn hóa (3)

 

Không ít người bênh giáo sư Thêm đã về hùa với ông ta, nói rằng bỏ lễ là đúng. Họ cũng như ông Thêm, đánh đồng lễ với nho giáo, với phong kiến, với sự kìm hãm bằng tôn ti trật tự để trói buộc con người.

Họ không cần biết người Việt cả nghìn đời nay đã biến lễ vốn từ sự tuân phục, cung kính giáo điều, chấp nhận sự ngoan ngoãn tẻ nhạt, thành đạo đức, văn hóa, lối sống, thái độ sống, hành vi sống tốt đẹp.

Có thể nói không ngoa rằng, người Việt hiện nay còn được người nước khác yêu mến, nể trọng, thì phần rất quan trọng là nhờ thứ “lễ-đạo đức-văn hóa” ấy, chứ không phải do giỏi đánh nhau.

Lê Huyền Ái Mỹ - Ai chăm sóc họ?

 

Trong cùng một buổi sáng, 8/12, tại phiên họp Hội đồng nhân dân, phía Hà Nội, phó chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải thông tin: UBND TP đã báo cáo HĐND TP gói đầu tư 1.000 tỉ đồng để tăng cường cho y tế cơ sở.

Phía thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), giám đốc Sở Y tế Tăng Chí Thượng nói: “Số nhân viên y tế trên 10.000 dân ở TP HCM thấp nhất nước”.

Có nghĩa: TP HCM bố trí cán bộ y tế địa phương ở mức 2,3 biên chế trên 10.000 dân, so với mức bình quân tại Hà Nội là 6,1 biên chế, cả nước là 7,4 biên chế.

Chương trình phát thanh RFI ngày 08.12.2021

mardi 7 décembre 2021

Lê Dũng - Mua bán danh dự quốc gia

 

Việt Nam có mấy thứ liên quan đến khái niệm sở hữu toàn dân, nhưng hướng dẫn sử dụng lại loằng ngoằng vô đối so với thế giới.

- Đất đai,

- Chuyện Kiều, phi vật thể

- Quốc ca,

Tiểu Vũ - YouTube có quyết định quyền sở hữu bản quyền không ?


Với tư cách một YouTuber, một đối tác chính thức của YouTube gần 10 năm nay, bản thân tôi cũng không ít lần làm việc với YouTube về những vấn đề liên quan đến "Chính sách bản quyền" nên ít nhiều hiểu về vấn đề này.

Nội dung ngắn dưới đây hy vọng giúp mọi người thấy rõ được tính bất hợp lý của BH Media, khi ngang nhiên tuyên bố sở hữu bản ghi âm "Tiến quân ca" trên YouTube.

Theo cách làm việc của YouTube, sau khi quét tự động những video mới tải lên, nếu phát hiện có giai điệu, hình ảnh tương tự, YouTube sẽ gửi cho người tải lên lẫn người nhận sở hữu nội dung đó một thông báo rằng "đoạn âm thanh hình ảnh đó trùng khớp với video ABC nào đó". Phía chủ sở hữu xem xét và đưa ra quyết định (hoàn toàn thủ công do con người thao tác).

Hoàng Hải Vân - Khi chính tác giả cũng « vi phạm bản quyền » tác phẩm của mình trên YouTube

 

“Giáng Son và nhiều nghệ sĩ khác đã bày tỏ bức xúc khi ca khúc mình sáng tác bị đánh gậy bản quyền, bởi một đơn vị truyền thông là BH Media đã xác nhận quyền chủ sở hữu video trên YouTube” (QĐND, 5-11).

Theo QĐND, dù không sở hữu bản quyền ca khúc, video nhưng BH Media lại là đơn vị đầu tiên gắn Content ID vào sản phẩm trên YouTube. Việc này khiến nhiều cá nhân chủ sở hữu lại trở thành những người vi phạm bản quyền khi đăng tải nội dung của mình trên YouTube.

Xác nhận tình trạng này khi nói chuyện với tôi, nhạc sĩ Nguyễn Quang, con trai nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, cho biết gia đình anh cũng là nạn nhân của tình trạng bị “cướp” bản quyền này.

Đỗ Duy Ngọc – Hát quốc ca phải trả tiền

 

Có xứ nào như xứ này không? Hát Quốc ca phải trả tiền nếu không thì không cho phát. Thế là cho câm luôn.

Chuyện xảy ra khi mở màn trận đấu giữa Việt Nam và Lào chiếu trên YouTube. Thời điểm tắt tiếng, trên màn hình Next Sports chạy dòng chữ với nội dung: "Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường, mong quý vị khán giả thông cảm".

Thiết nghĩ Quốc ca là thuộc bản quyền của nhà nước và trở thành tài sản quốc gia, không lẽ mỗi lần sử dụng phải đóng phí cho nhà nước hay doanh nghiệp?

Đặng Đình Mạnh - Sao tắt quốc ca chời ?


Hồi năm 2016, trong buổi đón ông Obama đến thăm xứ này, cô ca sĩ ML hát quốc ca theo phong cách Acapella, hông có nhạc nền, hông có ca bè, cho nên, hông có hùng hồn ... khiến nhiều người phản đối quá xá vì nghe hông quen tai, hông giống quốc ca gì ráo trọi.

Tui khác, tui cổ võ cho bài “Việt Nam X 3” mần quốc ca vì hông thích ca từ sắt máu của “Tiến Quân Ca”. Nhưng khi nghe cô ấy hát quốc ca “Tiến Quân Ca” theo kiểu phi truyền thống, thì tui lại nhớ miết. Nhất là mồm cô ấy hát theo khẩu hình O tròn vo như quả trứng gà, trông rất là ... dzui!

Quốc ca ấy, theo nghĩa bản quyền pháp lý thì đúng là “của chùa”. Ai xài cũng được, xài đâu cũng được, xài bao lâu, bao lần, xài 100% hay 50% cũng được. Xài chung hay xài riêng cũng được, xài nhạc không xài lời hay xài lời không xài nhạc cũng được, kể cả xài kiếm xiền cũng ok luôn. Vì người có bản quyền ấy, ông Văn Cao đã hiến bản quyền cho đồng bào mình từ khuya rồi.

Hoàng Hải Vân - Đến quốc ca còn dùng để trục lợi thì còn gì là không ?

 

Tối qua, khi phát hình tường thuật trận bóng giữa đội tuyển Việt Nam và Lào, trên một số kênh YouTube đã tắt tiếng phần chào cờ kèm theo dòng chữ "Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường. Mong quý vị và khán giả thông cảm".

Dư luận phản ứng dữ dội, báo chí đang thi nhau bình luận.

Ấy là do có một công ty (hình như không chỉ có một) được cấp bản quyền bản ghi ca khúc Tiến quân ca làm của riêng. Ai sử dụng thì phải mua hoặc phải được họ cho phép. Vì vậy một số kênh phát sóng trận bóng đá, do không mua hoặc chưa xin phép phát bản Quốc ca có bản quyền này, đã phải tắt tiếng để tránh bị kiện.

Lê Nguyễn - Chút hồi ức vụn vặt về hai tạp chí Kiến thức Ngày nay và Thế Giới Mới (1)

 

I) Trong sinh hoạt trên diễn đàn này, thỉnh thoảng có người nhắc đến sự tồn tại của hai tờ tạp chí tri thức Kiến thức Ngày nay và Thế Giới Mới với một chút tiếc nuối, một chút bùi ngùi. Điều này khiến những ai từng góp chút công sức vào sự phát triển của hai tờ báo này và chứng kiến sự tàn tạ của chúng càng cảm thấy ngậm ngùi hơn.

Chúng ta biết rằng sau tháng 4.1975, các hoạt động văn hóa cực đoan đã hủy hoại rất nhiều sách báo tồn tại trên 20 năm tại miền Nam. Điều đó cũng có nghĩa là cơ hội tiếp cận tri thức Đông Tây của lớp trẻ vào thời kỳ này đã bị triệt tiêu khá nhiều. Vì thế, hiện tượng “đói tri thức” của giai đoạn trước “đổi mới” là điều có thật.

Kể từ những năm cuối thập niên 1980, khi chính sách đổi mới được áp dụng trên cả nước về nhiều mặt của đời sống, trong đó có mặt văn hóa-tư tưởng, sinh hoạt báo chí tại Sài Gòn bắt đầu khởi sắc với sự ra đời của hai tờ tạp chí tri thức tiên phong là Kiến thức Ngày nay (1988) và Mỹ thuật Thời nay.

Trần Thị Sánh - Đất và tình


Rất nhiều quan chức Việt Nam giàu nhanh, giàu kinh khủng từ đất. Nhưng cũng rất nhiều người vào tù, vào lò và nhục nhã, ê chề cũng từ đất.

Trong đó phải kể đến các quan chức tại thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến vụ Thủ Thiêm, các quan chức TP Đà Nẵng liên quan đến vụ Vũ Nhôm. Rồi vụ Trần Văn Nam ở Bình Dương, vụ đất vàng ở đường Hai Bà Trưng thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến các quan chức Bộ Công Thương, và nhiều vụ khác ở các địa phương …

Rất nhiều gia đình hạnh phúc ấm êm vì đất, song cũng không ít gia đình anh chị em, con cái mất đoàn kết, dứt tình anh em, thậm chí chém giết nhau vì đất.

Đàm Hà Phú - Sài Gòn, những lá thơ trong hẻm

 

Đó là một con hẻm, ở quận Phú Nhuận. Nó lâu đời và bình thường như mọi con hẻm khác ở Sài Gòn, nơi người ta đã sống qua nhiều thế hệ, chứng kiến nhiều biến cố thời cuộc, của Sài Gòn.

Trong con hẻm lâu đời đó có hai căn nhà lâu đời như hẻm, hai căn nhà sát vách, họ đã làm hàng xóm của nhau hơn ba mươi năm. Một bên là một ông cụ già, sống một mình. Trước đây ông cũng sống cùng người thân nhưng rồi có lẽ người thân ông đã ra riêng nên chỉ còn mình ông. Ông cụ đã gần 90 tuổi, cũng đau yếu nhiều nhưng còn rất minh mẫn.

Cụ ông ít khi ra ngoài, chỉ đi ra ngoài khi đi ăn tiệm, mua đồ, đổ rác hoặc quét sân. Ông lúc nào cũng ăn vận lịch sự, đồ đạc cũ nhưng rất trang trọng.

Chương trình phát thanh RFI ngày 07.12.2021

lundi 6 décembre 2021

Ngô Nhân Dụng - Đối phó lâu dài với Tập Cận Bình


Trong nước Trung Quốc, Tập Cận Bình sẽ thành một Mao Trạch Đông mới. Nhưng với thế giới bên ngoài, mối đe dọa của Tập Cận Bình còn nguy hiểm hơn Mao rất nhiều.

Mao Trạch Đông chỉ hô hào “cách mạng thế giới” nhưng không đủ tiền và vũ khí để thực hiện. Tập Cận Bình có cả hai, đem tiền trải ra trên “Vòng Đai” và “Con Đường” và đang chế tạo thêm các hàng không mẫu hạm cũng như hỏa tiễn liên lục địa và vệ tinh nhân tạo.

Trên nhật báo Wall Street Journal, ngày 13 tháng 8, 2021, George Soros viết rằng Tập Cận Bình là “kẻ thù nguy hiểm nhất của các ‘xã hội mở’ trên thế giới.” Sau khi yên vị làm “chủ tịch mãn đời” thì trong 10 năm hay 20 năm tới, Tập Cận Bình sẽ còn nguy hiểm hơn.

Nguyễn Quang Thiều - Ngôi nhà gỗ màu đỏ

 

Bạn đã bao giờ được chứng kiến người ta chuẩn bị cho cái chết của mình chưa ? Còn tôi, tôi đã được chứng kiến cảnh đó trong một buổi tối với quá nhiều ánh sáng.

Trong một lần ngồi ăn cơm với con gái mình, tôi hỏi : “Nếu bây giờ Thần Thánh cho bố một món quà là được chọn một trong những người thân yêu của bố đã mất sống lại thì con có biết bố sẽ chọn ai không ?“. Con gái tôi trả lời : “Bố chọn cụ nội”. Nghe vậy, tôi ứa ước mắt vì hạnh phúc.

Lúc đó, tôi vẫn chưa hết sầu thương cha mẹ tôi mới mất cách đó vài năm. Nhưng tôi đã chọn bà nội tôi. Tại sao con gái tôi lại hiểu đúng ước mong của tôi ? Bởi con gái tôi đã biết tôi thương nhớ bà nội tôi như thế nào. Trong rất nhiều câu chuyện tôi kể cho con gái tôi nghe suốt tuổi ấu thơ của cô bé là chuyện về bà nội tôi. Hơn nữa, tôi được sống với cha mẹ tôi nhiều hơn và cũng làm được một hai điều nhỏ bé tỏ lòng đáp đền công dưỡng dục của cha mẹ. Còn đối với bà nội mình, tôi chẳng làm được một việc gì cho bà cả.

Nguyễn Hữu Vinh - Hoa hậu Hòa bình và “Hoa hậu Chiến tranh”

 

Việt Nam, một xứ sở luôn có những điều kỳ diệu, khi mà một “Hoa hậu Chiến tranh” – vót chông xiên thây “giặc Mỹ cọp beo” đang gây bão lửa trên mạng, đài báo quốc tế và trong lòng người thì, như một làn gió mát Trời cho, lập tức lại có ngay một người đẹp vừa đăng quang ngôi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế.

Để rồi, “Hoa hậu Chiến tranh” cũng lập tức lặng lẽ thay đổi thông điệp của mình, không còn muốn … “vót chông” nữa.

Chủ quan và thiển cận

Trần Đình Thu – Vụ "Cô gái vót chông", một thắng lợi của mạng xã hội


Hoa hậu vót chông hay Hoa hậu óc nho Đỗ Thị Hà đã đổi bài trình diễn, không còn dùng cái bài hát đầy sát khí ấy nữa.

Có thể coi như một thắng lợi của mạng xã hội.

Trong câu chuyện này thật ra tôi không nghĩ là Bộ Văn hóa ấn định bài vót chông đó mà có lẽ do cô giáo dạy đàn cho Đỗ Thị Hà chọn, rồi đến người duyệt trong Ban tổ chức và cuối cùng người duyệt của Bộ Văn hóa đều đồng ý.