mardi 19 octobre 2021

Thủ tướng Ba Lan giải trình dự án cải cách tư pháp trước Nghị viện Châu Âu


Đăng ngày:

Nhà lãnh đạo Ba Lan vốn xung đột với Bruxelles từ nhiều năm qua vì các cải cách tư pháp từ đảng Pháp luật và Công lý (PiS) của ông, được chờ đợi trong không khí « hừng hực lửa » ở Nghị viện Châu Âu. Nhiều nghị sĩ đòi hỏi Ủy ban Châu Âu kích hoạt tiến trình dẫn đến việc ngưng tài trợ cho Ba Lan.

Ủy ban Châu Âu có thể đưa vấn đề ra trước Tòa án Công lý Châu Âu, và ngưng hoặc giảm bớt tài trợ, nhờ một cơ chế đặt ra từ tháng Giêng, tuy nhiên thủ tục có thể kéo dài đến 9 tháng.

Tin vắn 19.10.2021


(Reuters) Tàu chiến Trung Quốc và Nga cùng đi qua eo biển Nhật Bản

Một nhóm 10 chiến hạm của Trung Quốc và Nga hôm 18/10/2021 đã lần lượt đi qua eo biển chia cắt đảo chính Nhật Bản và đảo Hokkaido ở miền bắc nước Nhật. Bộ Quốc phòng Nhật Bản loan báo như trên.

Nga và Trung Quốc trong bốn ngày qua tiến hành tập trận chung trên biển Nhật Bản, kết thúc vào hôm qua.

AUKUS : Indonesia và Malaysia quan ngại về tàu ngầm nguyên tử


Đăng ngày:

Đề cập đến AUKUS, hiệp ước an ninh Mỹ-Anh-Úc được loan báo vào tháng trước, ngoại trưởng Saifuddin Abdullah nói rằng hai quốc gia Đông Nam Á đều có cùng lo ngại về hệ quả của thỏa thuận này.

Hãng tin AP dẫn lời ông Saifuddin trong cuộc họp báo sau khi gặp gỡ đồng nhiệm Indonesia, Retno Marsudi, cho biết đôi bên đều quan ngại khi một nước láng giềng mua tàu ngầm nguyên tử.

Pháp siết các « KOL » để bảo vệ người tiêu dùng


Đăng ngày:


Với nhiều triệu người theo dõi trên các mạng Instagram, Twitter, Tik Tok…Nabilla, ngôi sao nổi lên từ một chương trình truyền hình thực tế, đã gây thêm chú ý vào tháng Bảy một cách bất đắc dĩ. Cơ quan quản lý cạnh tranh, tiêu thụ và trấn áp gian lận của Pháp (DGCCRF) phạt cô này 20.000 euro vì gian dối thương mại. Đó là do trong một video tháng Giêng 2018 trên Snapchat, Nabilla đã cổ vũ mua bán bitcoin, nhưng không nói mình được trả thù lao cho việc này, theo như luật tiêu thụ đã quy định.

Chương trình phát thanh RFI ngày 19.10.2021


 

lundi 18 octobre 2021

Đỗ Duy Ngọc - Nghĩ buồn lòng thật

 

Trong thời kỳ dịch bùng phát mạnh ở thành phố, nhiều khu cách ly được hình thành, nhiều bệnh viện dã chiến gấp rút được thành lập. Trang thiết bị thiếu thốn vô cùng, đến cái khẩu trang y tế, bộ đồ bảo hộ cũng không được đầy đủ cho nhân viên. Người bệnh cũng thiếu từ cái quạt cho đến cái ấm nấu nước, chai dầu gió.

Nhiều tổ chức thiện nguyện, nhiều nhóm từ thiện đã khắc phục nhiều khó khăn để mang đến giúp những thiết bị chữa bệnh, phương tiện sinh hoạt cho dân.

Thế rồi, khi khu cách ly giải tỏa, dân được trở về nhưng lại mang theo luôn những chiếc quạt máy, những ấm nấu nước về nhà luôn. Dù những tình nguyện viên, những người làm thiện nguyện năn nỉ mọi người để lại cho những người khác sử dụng, nhưng chẳng ai nghe cả. Lúc đấy ai cũng bảo tham chi mà tham quá thế, của chung xài xong lại mang về làm của riêng?

Tạ Duy Anh - Tại bọn Tầu hay bọn ta ?

 

Đa số dư luận đều đổ lỗi việc cù nhầy về tiến độ và chất lượng của đường sắt Cát Linh-Hà Đông cho nhà thầu Trung Quốc. Nhưng rất ít ai đặt câu hỏi: Thực sự thì điều đó có đúng?

Tôi cho rằng chỉ đúng một phần.

Chính phủ cộng sản Trung Quốc chưa bao giờ bỏ qua bất cứ cơ hội nhỏ nào để gây thiệt hại cho kinh tế và uy tín của Việt Nam. Nằm trong chiến lược tổng thể, bài bản, lâu dài làm suy yếu người láng giềng khó chịu nhất cho mục tiêu bành trướng trên biển của họ.

Lưu Trọng Văn - Chả lẽ cứ tiếp tục chờ lũ đến chân?

 

Nga điều tàu chống ngầm Đô đốc Tributs thuộc lớp Udaloy ngăn chặn tàu khu trục Mỹ hướng về nơi Nga và Trung Quốc tập trận bắn đạn thật từ ngày 14 - 17.10, theo hãng tin Sputnik.

Tham gia tập trận, về phía Trung Quốc, có tàu khu trục Kunming và Nanchang, các tàu hộ vệ Qinzhou và Luzhou, một tàu ngầm diesel, một tàu hậu cần và một tàu cứu hộ.

Cuộc tập trận bao gồm hoạt động phối hợp chiến thuật cơ động, hỗ trợ chống mìn cho các nhóm hải quân, bắn pháo vào mục tiêu trên biển, tìm kiếm và ngăn chặn tàu ngầm giả định của đối phương.

Cù Mai Công - Chuyện một phu nhân tổng thống từng là dân Ông Tạ vừa ra đi và « bệnh viện bà Thiệu »

 

Bà Nguyễn Thị Mai Anh, đệ nhất phu nhân của nền Đệ nhị Cộng hòa (1967-1975) Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu vừa qua đời bên Mỹ ngày 15-10-2021, tại nhà người con trai lớn Nguyễn Quang Lộc ở miền nam California. Đúng 20 năm sau khi ông Thiệu ra đi (29-9-2001). Bà sanh năm 1931, mất 2021. 90 tuổi, kể cũng đại thọ.

Bà Mai Anh dân Tiền Giang, vùng đất ít nhất đã có hai hoàng hậu (Từ Dũ, Nam Phương – cùng ở Gò Công) và hai đệ nhất phu nhân: phu nhân Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng: Đoàn Thị Giàu (Châu Thành) và phu nhân Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: Nguyễn Thị Mai Anh (Mỹ Tho).

Vợ chồng ông Thiệu từng có lúc là dân vùng ven Ông Tạ trước 1963, khi ông ở cấp tá. Nhà ông bà trong khu cư xá sĩ quan Trần Hưng Đạo gần đầu đường Thoại Ngọc Hầu (nay là Phạm Văn Hai).

Dương Thủy - Viết cho một người được gặp từ 50 năm trước

 

Mùa tựu trường năm 1972, lúc đó mình chỉ mới 6 tuổi và được vào lớp 1.

Ngôi trường mình học có tên là tiểu học Phước Bình, hiện nay nó thuộc quận 9, tọa lạc đâu đó trên con đường Đỗ Xuân Hợp thì phải?

Ngày xưa, ba mình vốn là thương phế binh thời đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa. Để ghi nhớ những công lao người lính mất một phần thân thể hay sức khỏe vì cuộc chiến, khi ba xuất ngũ, chánh phủ có cấp cho gia đình một căn nhà tại Làng Phế binh Thủ Đức.

Huy Đức - Phu nhân

 

Hôm nay, mạng xã hội xuất hiện rất nhiều hình ảnh và lời chia buồn khi có tin bà Nguyễn Thị Mai Anh, Phu nhân cố Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu, qua đời (1931-2021).

Một “ông anh” của tôi, con trai một nhà ngoại giao thời kỳ đầu của chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - người xuất hiện trong khá nhiều bức hình bên cạnh Hồ Chủ Tịch (bế và dắt tay khi còn là một đứa bé 5-6 tuổi) - viết: “Sau 1975 làm quái gì có 'phu nhân..' toàn chân đất, mắt toét đeo hột xoàn”.

“Ông anh” tôi quả là quá khắt khe. Đành rằng, phần lớn vợ của các nhà lãnh đạo chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa XHCN Việt Nam đều xuất thân từ nông dân, nhưng có những người trong số họ làm “phu nhân” cũng rất đáng nể.

Lê Huyền Ái Mỹ - Nhân một người “Vì Dân” vừa nằm xuống

 

Sáng nay, Facebook tràn ngập lời tiễn đưa trang trọng bà Nguyễn Thị Mai Anh, phu nhân cựu tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu. Và hình ảnh gắn với người vừa nằm xuống, như một “di sản” của riêng bà là bệnh viện Vì Dân - sau năm 1975 đổi tên thành bệnh viện Thống Nhất.

Người Sài Gòn thường kêu bệnh viện là “nhà thương”, nơi người dân bị bệnh tới khám, chữa, chăm sóc mà không phải bỏ tiền, được nhà nước lo đầy đủ. Năm 1972, Vì Dân ra đời cũng là để chăm sóc, chữa bệnh miễn phí cho người dân.

Thử lật lại mấy tờ báo đưa tin nhân kỷ niệm 40 năm (2015), 45 năm (2020) ngày truyền thống bệnh viện Thống Nhất, có một dòng nhắc lại Nghị quyết số 07/QĐ75 “về việc tổ chức bệnh viện để điều trị cho cán bộ cao cấp, trung cấp của quân, dân chính Đảng”. Trong đó nêu rõ “Lấy bệnh viện Vì Dân làm bệnh viện của Trung ương cục để điều trị cho cán bộ cao cấp, trung cấp quân sự và dân, chính Đảng, bác sĩ Nguyễn Thiện Thành - Viện trưởng Viện Quân y K71, Chủ tịch Hội đồng Bảo vệ Sức khỏe của Trung ương cục làm viện trưởng”.

Trần Đình Thu - Ký ức về cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và bà phu nhân Mai Anh


Tháng Tư năm 1975 thì tôi mới 11 tuổi, độ tuổi chưa biết gì về thế sự, nhưng những ký ức về mặt hình ảnh trên ti vi thì tôi còn nhớ rất rõ.

Cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, cũng như ba tôi và ông thầy hiệu trưởng Trần Đại Nhơn của tôi ở Trường tiểu học Trần Quốc Tuấn tại thôn Phú Lộc, xã Hòa Phú huyện Hòa Vang tỉnh Quảng Nam, đều có mái tóc như nhau. Đó là mái tóc được chải bằng một thứ keo gọi là “bi dăng tin” làm cho nó giữ nguyên trạng thái bóng mượt, rẽ ngôi ngay ngắn suốt cả ngày mà không hề có sợi tóc nào bị gió tung lên.

Ông Thiệu có giọng nói mạnh mẽ sang sảng át cả cái xóm nhỏ mỗi khi ông xuất hiện trên chiếc ti vi 21 inches của nhà tôi.

Chương trình phát thanh RFI ngày 18.10.2021


 

dimanche 17 octobre 2021

Trần Phi Tuấn - Lại trên bảo dưới không nghe

 

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128, coi như xóa bỏ các Chỉ thị 16, 15, 19 trước đây, vốn đặt ra nhiều dấu hỏi về giá trị pháp lý, nhưng lại được áp dụng rộng rãi và quyết liệt. Thậm chí còn nâng lên các mức độ cao như “tình trạng khẩn cấp”, “giới nghiêm”, “thiết quân luật”.

Vậy mà các tỉnh vẫn chưa chịu làm theo, dù hiệu lực của Nghị quyết mới là từ ngày ký, nếu tính theo thời gian ban hành thì 12-10.

Chỉ một chuyện, đi máy bay, đã chích 2 mũi vaccin, không bị cách ly tập trung 7 ngày, đã phải nói tới nói lui, bàn trước bàn sau, từ Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Lạt…

Đỗ Duy Ngọc - Ăn mà không chơi sau cơn đại dịch (4)

 

ĂN TỐI

Thế là xong chuyện ăn vặt, giờ tính chuyện ăn tối. Người ta thường bảo: Hãy ăn sáng như một vị vua, ăn trưa như hoàng đế và ăn tối như một kẻ ăn mày. Tui không nghĩ thế, có thể ăn tối nhẹ nhàng hơn một chút nhưng cũng nên chọn món ngon mà ăn chứ, tội gì ăn như hành khất nhỉ!

Mình lên đường đi ăn tối nhé! Buổi trưa ta đã ghé Bà Béo, giờ ta đến Cơm Tấm Bà Ròm cho nó đều nha.

Đây là quán cơm tấm bình dân, chỉ cần trong túi 50.000 đồng là có dĩa cơm đủ món sườn, bì chả lại thêm chén soup có thịt. Sang hơn một chút thì gọi thêm chén canh khổ qua dồn thịt cũng ngọt ngào.

Tạ Duy Anh - From The People Of China

 

(Nhân chuyện Tổng thầu Trung Quốc bất hợp tác)

Trên những con đường vay vốn ODA của Nhật Bản, ví dụ đường Vành đai 3, cầu Nhật Tân (đẹp long lanh) và đường lên sân bay Nội Bài…cách một vài cây lại thấy có dòng chữ From The People Of Japan.

Tôi cũng thấy dòng chữ này trên những con đường cao tốc của một số nước châu Á, nơi tôi có dịp đến…và tự hiểu rằng, đó là thông lệ đối với những công trình tài trợ bằng vốn ODA (Official Development Assistance - Quỹ hỗ trợ phát triển chính thức), dành cho những nước nghèo.

Lưu Trọng Văn - Cát Linh-Hà Đông: "Phát triển" gấp đôi!

 

Nguyễn Văn Thể, bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nêu: "Bộ Giao thông vận tải đã hoàn thành công tác nghiệm thu dự án…".

Lập tức Nguyễn Thanh Nghị, bộ trưởng Bộ Xây dựng phản ứng: "Bộ Giao thông vận tải đã hoàn thành nghiệm thu tổng thể công trình…" mà thôi. Bởi việc nghiệm thu dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông phải được Hội đồng Kiểm tra Nhà nước kiểm tra, đánh giá và thông qua đã.

Nguyễn Văn Thể nêu:

Hoàng Hải Vân - Đường sắt Cát Linh-Hà Đông: Ai rước thằng bá đạo này vào nắm đằng chuôi chủ quyền quốc gia?

 

Thằng bá đạo đó là thằng tổng thầu Trung Quốc được Hiệp định vay vốn chỉ định. Giờ nó tuyên bố đ*o có nghĩa vụ thực hiện kết luận của Kiểm toán Nhà nước, Quốc hội làm gì được nó ?

Cuộc kháng chiến chống Pháp chỉ mất có 9 năm, nhưng cuộc làm cái đường sắt chỉ 13 km này đã mất hơn 10 năm vẫn chưa biết đến bao giờ xong.

Sử dụng không được, bỏ đi cũng không xong, bảo nó tuân thủ luật pháp nó không tuân thủ, chẳng lẽ đất nước này vô chủ ?

Đỗ Duy Ngọc - Tại sao Thành phố Hồ Chí Minh có số người tử vong vì dịch cao đến thế?

 

Từ khi thành phố bùng phát dịch vào đầu tháng 5.2021, tôi cứ thắc mắc hoài về con số tử vong vì dịch bệnh. Con số người mắc bệnh ở thành phố cho đến nay là 416.665 người, nhưng con số tử vong đã lên đến trên 18.000

Trong khi đó ở Bình Dương số người nhiễm là 224.877, tức khoảng hơn một nửa Sài Gòn nhưng số người chết chỉ hơn 2.000 người.

Nếu so sánh với thế giới như Mỹ có 44.900.000 người nhiễm và số người chết là 724.000 người. Ấn Độ có 34.100.000 nhiễm và chết 452.000 người, Brazil có 21.600.000 nhiễm và tử vong 603.000 người. Việt Nam có 861.000 người nhiễm và 21.131 tử vong. Toàn thế giới có 219.000.000 người nhiễm dịch và số tử vong là 4.550.000 người.