dimanche 10 octobre 2021

Tạ Duy Anh - Lời xin lỗi muộn mằn gửi tới một con chó

 

Chuyện này tôi vẫn giấu kín suốt nhiều năm nay, liên quan đến một con chó. Tôi luôn nhủ lòng mình sẽ có lúc phải kể lại.

Khi đó tôi đang tại ngũ tại thị xã Lào Cai bị bỏ trống, làm ở bộ phận tham mưu tiểu đoàn. Vì thế mà chúng tôi có thời gian để tăng gia cải thiện thêm. Chả biết có phải thấy chúng tôi rảnh rỗi mà một hôm anh Nguyễn Ngọc Mùi - thượng úy, phụ trách công tác đoàn và ở cùng với chúng tôi - đi chơi Sa Pa về, đem theo một con chó đen nhánh, vẫn chưa mở mắt.

Chẳng rõ anh nhặt được nó trong hoàn cảnh nào. Qua lời anh thì tôi đoán có lẽ anh ngẫu hứng lấy của ai đó, phần nhiều là của một phụ nữ mà anh tán tỉnh, chắc do đùa cợt rồi không nỡ ném đi nên mang về và đẩy “cái của tội nợ” đó cho tôi.

Lưu Trọng Văn - Hãy cúi đầu lắng nghe nước mắt !

 


Sự kiện hàng trăm ngàn người Dân lao động nghèo trong đó có trẻ thơ, phụ nữ mang thai tháo chạy về quê hàng ngàn cây số bằng xe máy và chân trần, rúng động lương tri những ai có lương tri, còn lương tri.

Nhiều nhà thơ của Dân và nhiều người Dân thương Dân không kìm được nước mắt đã tràn nước mắt trên từng câu thơ.

Gã biết Việt Nam mình rất nhiều quan chức cao cấp cũng làm thơ, sao chưa thấy câu thơ nào? Gã không tin nỗi đau của Dân, những giọt nước mắt trẻ thơ chưa đụng đến được thế giới thơ luôn ngạo nghễ "vần thắng vút cao" của các bác.

Chương trình phát thanh RFI ngày 10.10.2021

samedi 9 octobre 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Số ca dương tính ở TPHCM sau phong tỏa ra sao?

 

Thành phố Hồ Chí Minh đã tạm 'mở cửa' đúng một tuần. Chúng ta thử xem qua số người bị nhiễm có tăng như nhiều người dự báo hay không. Câu trả lời là ... không.

Nhiều người sợ rằng khi TPHCM 'mở cửa' thì số người bị nhiễm covid và số tử vong sẽ tăng. Người ta đoán rằng khi thành phố mở cửa thì sự tương tác trong cộng đồng dĩ nhiên là tăng, và tương tác dẫn đến số ca nhiễm cũng tăng. Nhưng những suy đoán như thế thường chẳng có cơ sở khoa học nào cả, mà chỉ là cảm tính.

Một số người (thường là quan chức y tế và vài chuyên gia) thì bày ra những quy định phức tạp sau phong tỏa, nhưng cũng chẳng có khoa học gì cả, mà chỉ là ... bày ra cho có thôi.

Nguyễn Ngọc Chu - Hãy nuôi trẻ thơ Việt Nam bằng văn hóa Việt Nam


1.

Đổ tội cho Việt Nam xâm chiếm lãnh thổ Trung Quốc chứ không phải Trung Quốc phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam như trong phim “Quân đội vương bài” mới đây của Trung Quốc không gây cho người dân Việt Nam ngạc nhiên.

Ngay trong lễ kỷ niệm 70 năm ngày Hải quân Trung Quốc (23/4/2019), với sự có mặt của các chiến hạm Việt Nam tham gia lễ kỷ niệm, Trung Quốc đã bỉ ổi chiếu thảm cảnh tàu chiến Trung Quốc nã đạn vào 64 chiến sĩ công binh Việt Nam trong tay không có súng ở Gạc Ma, để ca ngợi chiến công của Hải quân Trung Quốc. Đó là sự tởm lợm không giới hạn.

Xâm chiếm lãnh thổ nước người nhưng đổ tội cho nước người xâm chiếm lãnh thổ, là chủ trương nhất quán xuyên suốt của nhà cầm quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Điều này Trung Quốc đã tiến hành với Liên Xô, với Ấn Độ, nhưng dai dẳng và đau đớn nhất là với Việt Nam.

Đỗ Duy Ngọc - Ăn mà không chơi sau cơn đại dịch (2)

ĂN TRƯA

Ăn sáng có thể đi mình ên, nhưng ăn trưa là phải có bạn, đi đôi ba người ăn mới vui, không thì cảm thấy cô độc lắm. Thế là rủ nhau đi. Toàn đàn ông, con trai thì tốt, mà có đàn bà, con gái cũng vui. Chỉ khổ một nỗi, lúc này phụ nữ kiêng ăn nhiều quá, vào quán chỉ khoái gọi rau, mà tui không thích ăn rau nên có chênh vênh một chút.

Lúc này tiền bạc hiếm hoi mà đi cũng đông nên lựa quán bình dân cho nó an lòng. Đến quán Bà Mập, xéo tòa soạn báo Người Lao Động. Vô quán này thì tha hồ chọn món. Cá thu, cá rô chiên, mực nhồi thịt, heo quay kho dưa cải, canh rau đay, thế là đủ bữa cơm.

Ừ thì rau, kêu rau củ xào hay dĩa rau sống. Nếu ngon kêu thêm dĩa tôm đầy gạch đỏ au. Bà chủ ngày xưa gọi là bà Mập nhưng nay gọi là Bà Béo đúng hơn. Tuy nặng ký nhưng bà ngồi điều hành, lính lác chạy theo lệnh, lâu lâu bà cũng ngồi trước một bàn lớn đầy thức ăn chỉ huy vào dĩa cho khách. Thêm mấy ly trà đá hay mấy chai nước La Vie là xong một buổi trưa no kềnh.

Bông Lau - Biệt kích Mỹ hoạt động ở Đài Loan

 

Một đơn vị Biệt Kích Hoa Kỳ (Special Operations) khoảng mấy chục quân nhân cùng với một toán yểm trợ của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đã bí mật hoạt động ở Đài Loan hơn một năm qua.

Lực lượng Đặc Nhiệm Hoa Kỳ tiền phương này đang làm công tác huấn luyện Quân Đội Đài Loan chiến thuật phòng thủ, trong trường hợp Trung Cộng đổ bộ xâm lăng Đài Loan.

Sự kiện Biệt Kích Mỹ bí mật hoạt động ở Đài Loan hơn một năm qua ,là kết quả của sự quan hệ ngoại giao thân thiện giữa chính quyền Thái Anh Văn (Tsai Ing Wen) của Đài Loan và chính quyền Donald Trump Hoa Kỳ.

Nguyễn Mỹ Khanh - Quá tàn ác khi giết chết 15 chú chó và 1 chú mèo của cặp vợ chồng này !

 

Mấy ngày qua, cộng đồng mạng cảm động chia sẻ clip hai vợ chồng từ Bình Dương về Cà Mau, chở theo 15 con chó và 1 con mèo.

Ai cũng thương khi biết dù rất khó khăn nhưng hai vợ chồng vẫn cố gắng nuôi, chăm sóc chúng thật chu đáo, yêu chúng như con. Mọi người dõi theo hành trình của các con và cầu chúc thượng lộ bình an, về tới quê nhà an toàn.

Vậy mà tối nay, thật ngỡ ngàng nghe tin dữ !

Nguyễn Thông - Con chó và tình người

 

Tôi có đọc, thấy không ít lần trên mạng, cả Facebook lẫn báo điện tử, có những người chê trách bà con nghèo trốn dịch trốn đói về quê.

Rằng đã biết đường xa vất vả, chở vợ chở con cùng với đồ đạc trên chiếc xe máy là quá lắm rồi, lại còn đèo một, hai con chó làm chi. Sao không bán đi, cho đi, thịt đi...

Hỡi các nhà đạo đức, các vị chỉ nhìn nhận sự đời ở góc độ vô cảm, thực dụng, chai sạn, sắt đá. Các vị không hiểu được tâm hồn, đạo đức của những người nghèo ấy cao đẹp thế nào đâu.

Võ Nhật Thu - Đà Nẵng tôi ơi!

Trong những ngày qua, xem những đoàn người ùn ùn rời bỏ Sài Gòn, Bình Dương về quê chạy dịch mà xót lòng.

Tui cứ hỏi: Răng rứa? Răng đời công nhân cùng khổ đến rứa? Khi họ làm việc, mưu sinh, đóng thuế thì tổ chức này, hội đoàn nọ luôn ra rả là đại diện của giai cấp công nhân, là đại diện của người lao động. Vậy trong cơn đại dịch khóa cửa ba, bốn tháng đẩy người lao động vào cảnh tuyệt vọng, thì tại răng không đưa ra quyết sách kịp thời  hỗ trợ tối thiểu để giữ chân công nhân ở lại chờ cho giãn dịch?

Không có kinh phí ư? Quỹ Bảo hiểm Thất nghiệp nghe nói kết dư đến 90 ngàn tỉ đồng kia mà? Tại răng không sớm ban hành quyết định tạm ứng cho công nhân bị khóa cửa vì dịch khoảng ba hay bốn tháng lương thất nghiệp, để họ được sinh tồn mà ở lại?

Chồng đỡ đẻ cho vợ, chạy xe máy chở vợ con vượt hơn 1.500 km về quê

 

(TN 09/10/2021) Chỉ còn 100.000 đồng trong túi, hai vợ chồng quê Nghệ An quyết định sinh con ở phòng trọ tại TP.HCM, người chồng đã đỡ đẻ rồi chở vợ con bằng xe máy vượt hơn 1.500 km về quê.

Ngày 8.10, vợ chồng anh Lương Văn Bách (28 tuổi) và Kha Thị Ngọc Ánh (27 tuổi, ở bản Văng Môn, xã Tam Hợp, H.Tương Dương, Nghệ An) đã về đến quê nhà sau khi vượt hơn 1.500 km. “Bây giờ nghĩ lại cảnh đỡ đẻ cho vợ và chạy xe máy về nhà, em vẫn còn rùng mình”, anh Bách nói.

Chồng đỡ đẻ cho vợ

Nguyễn Thông - Chính phủ cũng không bằng tao

 

Tao ở đây không phải nhà cháu (xưng tao với chính phủ, lại chê nó, nó chả còng ngay chứ ngồi đó mà lếu láo), mà là Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh thành khác có sân bay.

Dịch đã im dần nhạt dần, phải sớm quay lại cuộc sống bình thường, lo làm ăn đi lại sinh hoạt, chứ ngồi đó ngỏng cổ chờ "No Covid" có mà rã họng. Bởi vậy, phải cho tàu bay bay, xe lửa chạy, ô tô phóng nơi này nơi khác, tỉnh nọ sang tỉnh kia, nối cả nước.

Chính phủ dẫu không do dân bầu ra nhưng chí ít cũng phải mau mắn nhìn thấy việc, chủ động mà làm. Ai đời để cho dân dắt díu nhau mấy chục vạn người, ròng rã gần nửa tháng trời, kẻ đi bộ, người xe đạp, đứa xe máy, đường xa nghìn cây số, chịu đày ải nắng mưa đói khát hiểm nguy.

Huy Đức - Một cách lên tiếng khác

 

Có lẽ nhiều người cũng đang tự hỏi, phản ứng của các địa phương trước dòng người hồi hương là nỗi sợ “vỡ thành tích chống dịch”, hay thấy đó là một tình huống nhân đạo cần ngay những quyết định của mình.

Tàu hỏa, xe khách… vẫn nằm yên mặc cho hàng vạn công dân lầm lũi, bao gồm cả phụ nữ có mang, trẻ sơ sinh… bồng bế nhau hàng nghìn ki lô mét trên xe máy; dắt díu nhau hàng trăm ki lô mét trên đôi chân, trên xe đạp.

Quyết định đông cứng hệ thống giao thông công cộng như một biện pháp chống dịch không chỉ gây ra những thiệt hại to lớn về kinh tế, mà còn đang đày ải hàng vạn con người.

Chương trình phát thanh RFI ngày 09.10.2021


 

vendredi 8 octobre 2021

Nguyễn Văn Mỹ - Sài Gòn mở cửa & Chuyện “Cửa mở” của Việt Phương

 

Mong ước của người dân Sài Gòn là được giải phóng mọi hàng rào, chốt chặn khắp thành phố để mọi người đi lại thoải mái. Mong ước ấy đã thành hiện thực vào sáng sớm ngày 1/10. Niềm vui giản đơn mà nhọc nhằn vỡ òa sau mấy tháng tù túng.

Thành phố đã cân nhắc, suy tính và cả đấu tranh quan điểm để đi đến quyết định cuối cùng. Cám ơn sự dũng cảm của lãnh đạo thành phố.

Sài Gòn bật dậy như lò xo nhưng vẫn dè dặt. Người Sài Gòn sợ “Chống dịch như chống giặc” theo nghĩa đen nhưng sợ dịch hơn sợ giặc. Không ít người lo lắng, hoài nghi quyết tâm mở cửa Sài Gòn. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang phải đối mặt với đủ thứ khó khăn bước đầu hậu dịch với tam giác đều của 3 mục tiêu cùng lúc – Giảm lây nhiễm và tử vong - An sinh - Phục hồi kinh tế.

Chương trình phát thanh RFI ngày 08.10.2021


 

Nguyễn Công Khế - May mà còn Quốc lộ 1 !

Đây là tiêu đề rất hay trên báo Một Thế Giới hôm qua, ngày 6-10: "Không thể mở cửa nền kinh tế nếu không mở sự đi lại".

Hôm qua, một người bạn tôi công tác cần, có xét nghiệm âm tính, có hai mũi vaccin, có giấy đi đường cũ còn giá trị, có khai báo y tế...không thiếu một thứ gì.

Cậu em phóng viên ở Bà Rịa-Vũng Tàu bảo với anh ấy: anh chớ đi ngang qua Bà Rịa-Vũng Tàu, dù không dừng lại ở đó. Vì đi ngang qua địa phương này, phải có ý kiến của Chủ tịch Tỉnh.

Đoàn Bảo Châu - Chị từ đâu tới ?


Xin hỏi, chị từ xứ sở nào tới vậy? Ở Việt Nam làm gì có ai còn khốn khổ như thế này?

Hay chị từ tác phẩm của ông nhà văn Ngô Tất Tố bước ra, cái ông nhà văn hay viết về sự nghèo đói của nông dân Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc ấy? Thời ấy xa lắm rồi, giờ làm gì còn người khổ như vậy nữa.

Đất nước chúng tôi đã có một cuộc cách mạng long trời lở đất, đối tượng phục vụ là tầng lớp công nông.

Tiểu Vũ - Ai ra xứ Huế thì ra…


Nghe chuyện ở Huế, người hàng xóm, cách quê tôi một con đèo Hải Vân, tự nhiên nhớ đến câu hát: "Ai ra xứ Huế thì ra, ai về là về núi Ngự, ai về là về sông Hương?". 

Đối với người Huế, câu hỏi này, trong thời điểm này dường như không có câu trả lời vì chẳng ai về đó được khi mọi cánh cửa đều bị đóng lại...

Một quyết định từ Huế tuyên bố rằng ai về "tự phát sẽ bị xử phạt" làm tôi ngỡ ngàng. Tôi chưa hề nghĩ trở về quê hương về chính ngôi nhà của mình mà bị...phạt. Điều đáng sợ không phải là bệnh dịch, không phải là sự nghèo khổ túng thiếu, đáng sợ nhất là sự khước từ không thừa nhận của quê hương khi con người muốn quay về.

Mạc Văn Trang - Chứng nào vẫn tật ấy !

 

Từ lúc tôi 18 tuổi cho đến nay 84 tuổi sống trong thể chế này, tôi chỉ thấy có một lần Đảng và Nhà nước này nhận sai lầm do mình gây ra và xin sửa sai (1956). Đó là cuộc Cải cách ruộng đất. Còn lại tất cả những sai lầm, tội lỗi, họ đều đổ cho một cái gì đó rất mơ hồ. Nói một vài việc cụ thể.

1. Khi phong trào Hợp tác xã thất bại, cứ cải tiến mãi, càng cải tiến càng lụn bại, họ luôn đổ tại người nông dân nặng đầu óc tư hữu, bảo thủ, quen làm ăn manh mún không có tinh thần làm chủ tập thể và sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa…

Các tệ nạn xã hội lúc đó thì đổ cho tàn dư của chế độ thực dân, phong kiến… nên đập phá hầu hết đình, chùa, đền miếu ở các xóm làng, đốt sách báo cũ, xoá bỏ phong tục, lễ nghĩa truyền thống …