vendredi 1 octobre 2021

Hoàng Nguyên Vũ - Nhà họ, để họ về đi, họ đã khổ lắm rồi!

 

Sáng ra, tin vui người dân được nới lỏng giãn cách, thì còn một tin đọc cứ thấy đau đau: Người dân thức trắng đêm ở cửa ngõ Sài Gòn, chờ được về quê...

Trong đó, nhói lên là chi tiết ông Nguyễn Văn Tiền (Đồng Nai) cùng con trai mang theo hũ tro cốt của vợ ông Tiền, chỉ mong "đưa bà ấy về quê nhà". Vợ ông mất vì cô vít, theo một trang báo dẫn lời ông cho biết.

Cũng như bao người dân mắc kẹt lại thành phố suốt 4 tháng qua, cuộc sống không còn gói trong hai chữ khó khăn nữa, mà đi xa hơn, là sự khốn khổ.

Nguyễn Đắc Kiên - Đừng lý luận nữa, hãy để họ về đi

 

"Giờ chỉ muốn về quê thôi, cho gì cũng không ham".

Đó là lời một người dân miền Tây nói với phóng viên trong khi chờ thông chốt kiểm soát đêm qua.

Đại đa số những người được hỏi trong hàng nghìn người kéo nhau về quê ở hai chốt Long An và Bình Dương hôm qua đều nói làm thợ hồ hay các công việc thời vụ khác. Họ đều đã 3-4 tháng không có việc làm, ăn toàn mì tôm, và đã tiêu sạch sẽ những khoản tiết kiệm ít ỏi của mình rồi.

Mai Quốc Ấn - « Điều xấu nhất vẫn ở thì tương lai… »

 

Câu nói trên là của Tiến sĩ Lê Xuân Thuyên khi ông cảnh báo về việc lấp lấn sông Đồng Nai làm dự án. Nhưng có lẽ nó đúng ở nhiều mặt khác nữa.

Ngay sáng đầu tiên “mở cửa” sau thời gian phong tỏa (khái niệm này chính xác hơn giãn cách), tôi lập tức đến ngày gặp một chủ doanh nghiệp nằm trong top 1.000 về đóng thuế cho Thành phố Hồ Chí Minh với 8 chi nhánh lớn ở các tỉnh và có hơn 600 nhân viên trên cả nước. Không có một nhân viên nào bị dính Covid suốt từ đầu dịch 2020 tới nay dù các chi nhánh nằm trải 3 miền - một kỳ tích thật sự, dù công ty vẫn vận hành suốt trong dịch.

Nhưng anh nói về một việc khác, có lẽ anh và gia đình sẽ rời Việt Nam. Hỏi vì sao mới được biết là anh chỉ vừa được tiêm mũi 1. Rất tuân thủ các quy định nhà nước nên cả nhà khai báo y tế cho phường và ở nhà suốt dịch cho đến hôm nay, nhưng cuối cùng lại phải tiêm ở nơi khác do người quen thiết kế chứ không phải nơi mình cư trú.

Nguyễn Đình Bổn - Ngày đầu tiên bỏ phong tỏa!

 

Ngoài đường ước lượng hơn 50% số lượng xe của những ngày còn bình thường. Nhiều cửa hàng cửa hiệu vẫn còn đóng cửa.

Đông người đến nhứt là ngân hàng, cửa hàng điện thoại, đồ ăn mang về, tiệm sửa xe... Ông Hoan hù chơi thôi, hình như không ai bị phạt hoặc tất cả đều có "lý do chính đáng"!

Thông tin cuối ngày cho biết con số tử vong trong ngày đã dưới 100. Số dương tính dưới 4.000, nhưng con số này không còn quá quan trọng. Những ngày sắp tới, khi không còn test nhiều thì hẳn nhiên sẽ giảm mạnh.

Nguyễn Thông - Thời sự dịch 2021 (5)

 

16.9

Trên mạng xã hội lùm xùm vụ nhà sư Thích Nhật Từ, trụ trì chùa Giác Ngộ quận 10 Sài Gòn tổ chức lễ cầu nguyện để vaccin NanoCovax do Việt Nam sản xuất được duyệt, được đưa vào lưu hành.

Nhiều người cười bảo vaccin thì phải căn cứ vào cơ sở khoa học chứ sao lại lôi thần phật vào đây. Có người nói chắc mấy ông sư dạo này hết việc, dân chúng thì đói ăn không có tiền cúng dường nuôi các ổng ; lại có người nghi hay đám thầy chùa ăn tiền của doanh nghiệp...

Nhà báo Ngọc Vinh (Vinh Râu) viết cái tút về vụ này liền bị Facebook chặn ngay tút suỵt, nó nói do thầy Nhật Từ yêu cầu. Ông em họ tôi nhận xét phật phiếc giờ cũng lắm chuyện phết. Tôi mắng nó, mày không được đụng đến phật, nhưng nếu mày nói sư siếc thì được. Sư quốc doanh một khi đã chủ trương “đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội” để tu hành thì chỉ thế thôi.

Chương trình phát thanh RFI ngày 30.09.2021

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày đầu tiên giảm giãn cách


Suốt thời gian thành phố này bị cách ly rồi phong tỏa, ai cũng mong đến ngày mở cửa. Thời gian cứ trôi đi với những bi thương. Tháng Bảy, tháng Tám rồi tháng Chín, mọi người mong bao giờ cho đến tháng Mười. Và hôm nay đây, tháng Mười đến rồi đây, mọi chuyện vẫn chưa yên.

Mở đầu cơn đại dịch, làn sóng người với hàng trăm chiếc xe gắn máy mang theo cả gia đình với một nhúm gia tài gom góp được, quay đầu xe về hướng Bắc làm một cuộc trở về. Hành trình cả ngàn cây số không khiến cho họ lo sợ bằng chuỗi ngày ở lại để chết vì đói vì dịch bệnh.

Và hôm nay, khi mở đầu cho ngày giảm giãn cách, cũng hàng ngàn người bỏ thành phố chạy ngược về miền Tây sau gần 5 tháng quắt quay với đói nghèo và bế tắc. Đêm 30.9 và rạng sáng 1.10, hàng dòng người ùn lại ở Long An trong tuyệt vọng. Họ không được đi tiếp về nhà, họ không còn lối thoát.

jeudi 30 septembre 2021

Huỳnh Ngọc Chênh - Nan giải Sài Gòn dịch


Sau thời gian bị dịch cúm tàu hoành hành, nhiều địa phương đã mở cửa trở lại từ nhiều ngày. Nhưng Sài Gòn mãi đến ngày mai là 1/10 mới hé mở trở lại sau 123 ngày phong tỏa nghiêm ngặt còn hơn thiết quân luật.

Đây là sự miễn cưỡng vì khi mở cửa trở lại, con số nhiễm ở Sài Gòn vẫn từ 4 đến 5 ngàn ca/ngày, và số tử vong có giảm đi nhưng vẫn trên 100 ca/ngày.

Nhưng không thể không dở bỏ phong tỏa, không thể nào giam 10 triệu dân Sài gòn lâu hơn nữa trong điều kiện thiếu thốn trăm bề, kinh tế đình trệ. Và quan trọng, Sài Gòn là bao tử của cả nước, nơi thu ngân sách bằng ¼ tổng thu cả nước và phải nộp lên trung ương hết 82% số thu được.

Nguyễn Văn Tuấn - Hãy ngưng phong tỏa một cách đơn giản

 

Nếu tôi có dịp đề nghị biện pháp dứt phong tỏa với Thành phố Hồ Chí Minh, tôi sẽ nói trước hết là xóa bỏ tổ tư vấn chánh sách bởi họ chẳng có ý gì đáng chú ý, chỉ giữ lại tư vấn y tế công cộng. Sau đó là ưu tiên làm ngay ba việc:

(a) hãy dẹp việc phân biệt vùng xanh vàng đỏ;

(b) hãy dẹp thẻ xanh, thẻ vàng;

Võ Xuân Sơn - Chuyện đêm 30 Tết

 


Tối nay nếu có ai gọi là tối 30 Tết thì cũng không sai. Chúng ta đang bước ra khỏi sự ngu muội, để bước sang một giai đoạn hành xử trí tuệ hơn. Sự ngu muội đã giết chết nhiều người trong số gần 2 vạn người chết trong mấy tháng qua.

Tôi vừa nghe một bản tin, trong đó có nói, lãnh đạo Hà Nội đề ra một số biện pháp, trong đó có một biện pháp, là không để cho F0 nào phải điều trị tại nhà. Có thể sự ngu muội vẫn còn ngự trị, có thể những lợi ích có được trên xương máu đồng bào vẫn chi phối những chính sách, ở các cấp độ khác nhau, nhưng ít nhất thì một Sài Gòn đã nhìn ra vấn đề, đã có một hướng đi tiệm cận với sự đúng đắn.

Nhiều người vẫn còn e ngại dịch bùng phát trở lại. Tôi thì không ngại. Ngay cả khi mỗi ngày, Sài Gòn có 30.000, hay 50.000 người nhiễm mới, cũng chẳng có gì đáng ngại cả. Bảo tồn hệ thống y tế tối đa. Quản lý F0 ngay tại nhà bởi các cơ sở y tế đóng trên địa bàn. Củng cố các đội phản ứng nhanh, kịp thời cấp cứu các ca F0 tại nhà trở nặng, kịp thời cho nhập viện những ca cần phải nhập viện.

Lưu Trọng Văn - Công thức chống dịch của thủ tướng thiếu thành phần quyết định nhất

 

Trong cuộc làm việc với lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra công thức phòng chống dịch hiện nay là:

"5K + vaccin + thuốc + công nghệ + ý thức người dân".

Thực tế khủng hoảng do đại dịch, gây tổn thất vô cùng lớn về người, tinh thần, vật chất của Dân và quốc gia, xuất phát không chỉ ý thức người Dân. Mà mấu chốt chính từ ý thức và trình độ hạn chế của hệ thống lãnh đạo, từ trung ương tới bộ ngành, địa phương.

Cù Mai Công - Sau 123 ngày giãn cách, Sài Gòn mưa dầm dề ngày cuối cùng tháng 9 Covid


Ngày cuối cùng của tháng 9, cả Sài Gòn mưa dầm dề từ một giờ sáng. Suốt từ ngày Sài Gòn “thiết quân luật” 23-8 tới giờ, Sài Gòn hầu như ngày nào cũng mưa. Mưa liên tục. Mưa rải đá xuống Thủ Đức đêm 22-8. Mưa sùi sụt sáng 30-9.

Cô bạn đồng nghiệp Khánh Chi cùng làm thơ thiếu nhi và chơi với nhau từ hồi 1977 tới giờ ngay từ sáng sớm đã sùi sụt thơ:

“Để thấy nước mắt trong giọt nước

Để thấy nỗi xót xa rung động trong giọt nước

Để thấy vũ trụ khóc trong giọt nước…”

Thái Thăng Long - Sài Gòn, ngày cuối tháng !


Sáng mưa dm

Vn nghe tiếng rao

Người bán bánh mì

Len vào tng con ph...

Nguyễn Thông - Những phát lộ đáng sợ (1)


Vụ "đàn áp ngoáy mũi" ở thành phốThuận An, tỉnh Bình Dương hôm 28.9 làm lộ ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Vẫn biết ở xứ mặt trời rực rỡ, mọi chuyện, nhất là chuyện xấu, sẽ qua đi rất nhanh, bị quên đi rất nhanh, thế nên mới có câu thành ngữ nổi tiếng "ném đá ao bèo". Nhưng tránh sao khỏi bia miệng vẫn tạc chỗ này chỗ kia, khi ấy khi khác.

Phát lộ nhiều lắm. Như người ta nói với nhau, trận dịch khốn nạn này giết chết bao nhiêu người, tàn phá lung lay cả xã hội, còn ghê hơn chiến tranh. Nhưng nó cũng có “công” làm phát lộ, phơi bày ra nhiều thứ xấu xa kín đáo, trong đó phần nhiều của nhà cai trị. Nhiều, khó mà kể hết được, chỉ tranh thủ nhặt ra đôi điều.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa cuối cùng

 

Nếu không có gì thay đổi vào phút chót, hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc phong toả Sài Gòn vì đại dịch.

Như vậy, trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4, thành phố đã trải qua 7 lần giãn cách xã hội tổng cộng 120 ngày. Cấp độ giãn cách luôn luôn lần sau siết chặt hơn lần trước và từ 9.7 có thể xem như phong tỏa thành phố với mức độ cao. Thời gian theo Chỉ thị 16, 16+, 16++, 16+++ đã trải qua 80 ngày.

Tính đến sáng nay, bắt đầu từ ngày 26.5 thành phố đã có 380.870 ca nhiễm (gần 50% tổng ca nhiễm ca nước), chưa kể 150.000 ca bệnh chưa được Bộ Y tế chấp nhận. Hiện số người còn đang điều trị khoảng 35.000 bệnh nhân và đã có 14.631 người tử vong vì virus Vũ Hán. Con số người chết có thể cao hơn vì có nhiều người chết tại nhà không khai báo và địa phương không báo cáo hay kiểm soát được.

Chương trình phát thanh RFI ngày 30.09.2021

Đối đầu Mỹ-Trung : Cuộc chiến dưới đáy biển


Đăng ngày:


Le Figaro hôm nay 29/09/2021 chạy tựa trangnhất « Trung Quốc – Hoa Kỳ, sự đối đầu nguy hiểm ». Trong bài « Mỹ muốn ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc tại Thái Bình Dương », tờ báonhắc lại câu nói của ông Joe Biden khi vừa nhậm chức về chính sách với Trung Quốc « Cạnh tranh khi cần thiết, hợp tác khi có thể và đối đầu khi không thể tránh khỏi ». Chín tháng sau, quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh hiện ở khả năng thứ ba.

Biden đối đầu vì Trung Quốc từ chối mọi hòa hoãn

mercredi 29 septembre 2021

Việt Nam : VinFast tấn công vào thị trường xe hơi điện cao cấp châu Âu


Đăng ngày:

 

Cách đây không lâu, việc một nhà sản xuất xe hơi Việt Nam không tên tuổi muốn đặt chân vào thị trường cao cấp không được quan tâm lắm. Ngày nay, sự xuất hiện của thương hiệu VinFast không gây ngạc nhiên, vì xe chạy điện là xu hướng của kỹ nghệ xe hơi, các rào cản công nghệ dần được tháo gỡ. Thành công của Tesla cho thấy vẫn còn chỗ cho các khuôn mặt mới, từ lãnh vực công nghệ cao như Hoa Vi hay Apple, cho đến các nhân tố đến từ những nước đang tìm kiếm một ngọn cờ đầu.

Từ AUKUS đến Bộ Tứ : Gọng kềm Mỹ đang siết lại với Trung Quốc ở Thái Bình Dương


Đăng ngày:


Châu Á trong chiếc bẫy zero Covid

Tại châu Á trên lãnh vực dịch tễ, Le Figaro nhận thấy châu lục này đang bị dính vào chiếc bẫy của chiến lược zero Covid. Trừ Trung Quốc, các nước còn lại chậm trễ trong việc tiêm chủng, đang vất vả trước sự lây lan của biến thể Delta.

GS Nguyễn Văn Tuấn - Ngoáy mũi và nước miếng, cái nào tốt hơn?


Ở Việt Nam hiện nay, chọc ngoáy mũi đang là một nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với nhiều người. Nhưng nghiên cứu khoa học [1] chỉ ra một cách làm khác nhẹ nhàng hơn: dùng nước miếng.

Chúng ta biết rằng phương pháp chuẩn 'vàng' để chẩn đoán covid là xét nghiệm PCR, dựa trên chu kỳ khuếch đại (Cycle Threshold, Ct). Mẫu xét nghiệm thường lấy từ mũi hay cổ họng. Chẳng hiểu sao ở Việt Nam chủ yếu lấy mẫu từ mũi.

Lấy mẫu từ mũi có nghĩa là dùng một cái que chọc vào mũi để lấy đủ dung lượng. Người lấy mẫu phải được huấn luyện, và dù đã qua huấn luyện, cách làm này tương đối xâm phạm và gây khó chịu cho rất nhiều người. Một số người rất sợ lấy mẫu bằng cách ngoáy mũi vì họ cho rằng dễ bị tổn thuơng.