samedi 18 septembre 2021

Nguyễn Lân Hiếu - Phong tỏa vô tội vạ

 

(VnExpress 18/09/2021) Cảm xúc khi thấy những rào chắn đầu tiên bị gỡ bỏ sẽ là kỷ niệm khó quên trong đời tôi.

Hình ảnh rào chắn, dây chăng cũng đã gắn với giai đoạn đặc biệt của nhiều người. Trên khắp đất nước, chúng ta đã có quá nhiều khu cách ly tập trung, vùng cách ly trong cộng đồng.

Nhưng cho đến lúc này, việc khoanh vùng phong tỏa, cách ly vô tội vạ những khu vực dân cư chỉ vì có một hay vài ca F0 đã không còn hợp lý. Chúng ta đã chứng kiến sự khốn cùng của người dân khi bị phong tỏa cứng nhiều ngày để tin rằng, phương thức chống dịch đó hoàn toàn không nên lặp lại.

Cù Mai Công - Chuẩn bị sống chung với Covid nhìn từ rào gai, chốt chặn

 

Trưa 14-9, trước một con hẻm giăng lưới B40, rào kẽm gai chằng chịt nhiều lớp trên đường Phan Văn Trị, quận Gò Vấp, có cảnh đau lòng: một bà cụ khoảng 65 tuổi quyết liệt vượt chốt ra ngoài bằng đôi tay gầy gò, đen đủi. Chiếc nón lá và bộ quần áo cũ mèm cho thấy bà là một người lao động nghèo, rất nghèo.

Không rõ bà ra ngoài làm gì, nhưng chắc chắn không phải là dạo chơi. Đường phố Sài Gòn lúc này vắng tanh, buồn thiu có gì để ngắm. Với động tác vượt chốt, rõ ràng bà đã có kinh nghiệm leo rào này nhiều lần: mặc quần ngắn để không vướng kẽm gai, ném chiếc bao nhựa ra ngoài trước rồi leo qua.

Rào chắn là hình ảnh quen thuộc suốt mấy tháng nay ở TP.HCM với hàng vạn, mấy vạn rào. Chỉ nội Gò Vấp đã có hơn 3.000 con hẻm. Đủ kiểu, từ giăng dây, kéo kẽm gai cho đến bàn ghế cũ, xe đẩy, xe tải, bảng hiệu quảng cáo, cành cây, giàn giáo… Có gì rào nấy, hiệp đồng chủng loại mà ai cũng thấy.

Trần Trung Đạo - Tương lai của lăng tẩm và mồ mả các lãnh đạo cộng sản

 

Như người viết phân tích trong bài “Tác Dụng Của Tầm Nhìn Chính Trị”, nhìn xa là một đặc điểm cần thiết của những người lãnh đạo đất nước. Các lãnh đạo cộng sản cũng biết nhìn xa, nhưng không phải nhìn xa cho đất nước mà nhìn xa cho phần hậu sự của chính bản thân họ.

Võ Nguyên Giáp nghĩ tới hậu sự khi chọn một nơi hoang sơ, hẩm hiu, phải vượt suối băng đèo mới tới được là Vũng Chùa, thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Được biết Vũng Chùa kín đáo đến nỗi gió cũng không thể lọt vào được, nên mới gọi là vũng.

Trường hợp của Võ Nguyên Giáp khá rõ. Ngay cả khi còn sống Võ Nguyên Giáp biết mình đã chết từ nhiều năm trước. Ngày chết ghi trong giấy tờ của Võ Nguyên Giáp là ngày 18 tháng 4 năm 1984 chứ không phải 4 tháng 10 năm 2013.

Chương trình phát thanh RFI ngày 18.09.2021


 

vendredi 17 septembre 2021

Huy Đức - Bộ Y tế và những rào cản

 

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, có lẽ là người nắm vững tình hình dịch bệnh ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Phát biểu này của ông trùng hợp với tuyên bố của Thủ tướng Phạm Minh Chính khi Thủ tướng vào kiểm tra tình hình dịch bệnh ở Sài Gòn và các tỉnh giáp ranh. “Không thể nào loại bỏ con covid ra khỏi đời sống mà phải sẵn sàng để sống chung với nó”.

Đã "sống chung với covid" thì phải chuyển hướng chiến lược, không thể "truy vết, phong tỏa, bóc tách" như trước nữa.

Lê Anh Đủ - Chuyện về những công nhân đặc biệt

 

Đây là những công nhân đặc biệt, bước ra từ một nhà máy đặc biệt, đó là Nhà máy đốt rác Covid đặt tại Bãi rác Đông Thạnh - Hóc Môn. Bãi rác Đông Thạnh nổi tiếng một thời, đã đóng cửa từ lâu nhưng nhà máy thì được mở ra, thường ngày chuyên đốt rác y tế, giờ thêm nhiệm vụ mới.

Chiều 14/9, Vòng Tay Việt - Sài Gòn đã nối một vòng tay mới, là đến tặng quà, tri ân các anh chị em công nhân vệ sinh thuộc Công ty Môi trường đô thị thành phố Hồ Chí Minh đang làm việc tại Trung tâm trung chuyển rác Gia Định, Nhà máy đốt rác Covid, Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa... các đội vệ sinh đường phố Tân Phú, Bình Tân.

Bao tháng qua, ai giãn cách thì giãn, riêng anh em công nhân lĩnh vực này phải liên tục ngày đêm, tăng ca đôn kíp với những vòng xe không nghỉ, với những nhà máy mở cửa ngày đêm, chạy hết công suất...

Nguyễn Đình Bin - Cùng nhau đi bắt F0

 

Đọc tin này, một câu hỏi xuất hiện trong đầu tôi, xin trân trọng đề nghị các cao nhân luật gia lý giải giúp.

Người có quyền cao nhất đã quyết định thực hiện việc này, rõ ràng là không cần thiết, nhưng đã gây thiệt vô cùng lớn cả về tiền bạc và nhân lực, có phải chịu trách nhiệm gì không trước pháp luật?

Hà Nội vừa thông báo đến 14/9 đã phát hiện được 19 ca F0 từ cộng đồng qua xét nghiệm sàng lọc từ 3.128.380 mẫu, trong số 2.311.514 mẫu xét nghiệm RT-PCR và 816.866 mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên.

Vĩnh Thắng - Ta đã đi qua những năm tháng không ngờ…

 

Chiều nay mình đứng trước một cái xe vịt quay, tần ngần, suy nghĩ rồi quay đi…

Chợt thấy mình giống như mình 35 năm trước, khi làm thầy giáo nghèo đến ngày lãnh lương!

Hồi đó lãnh lương 300 đồng/1 tháng. Giá gạo tám là 17 đồng/1 kg; giá nước mắm ở Bách hóa trước bệnh viện Sùng Chính là 10 đồng/1chai;Giá xe buýt một chặng Sàigon-Chợ Lớn là 1 đồng.

Nguyễn Ngọc Chu - Cầu sông Hồng và BOT

 

1. CHIỀU CAO CẦU MỚI ?

“Bình luận về phương án cây cầu Trần Hưng Đạo với phong cách Đông Dương, KTS Trần Huy Ánh - Ủy viên thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội - cũng cho rằng, có khá nhiều "hạt sạn", thậm chí lỗi rất sơ đẳng cần được xem xét lại.

Thứ nhất về chiều cao của cây cầu, ông Ánh đặt vấn đề: ‘’Vì sao lại thấp thế, trong khi các cây cầu bắc qua sông Hồng xây mới đều khoảng cách 11 mét so với mặt nước thì cầu Trần Hưng Đạo chỉ 4,75 mét”.

Cầu bắc qua sông lớn phải cao rộng. Phải có những nhịp cao rộng cho tàu thuyền qua lại. Không phải chỉ đủ để chui qua, mà khi đi qua nhìn lên còn thấy một khoảng không cao lồng lộng.

Nguyễn Thông - Vụ báo Tiền Phong lâm nạn

 

Chuyện báo Tiền Phong, cơ quan trung ương của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh bị sao quả tạ do chú thích bậy ảnh, biến người sống thành người chết, thực ra dạng vụ việc như vậy không phải hiếm trong làng báo. Xôn xao một vài hôm thôi, ngày mai lại có thể trôi vào dĩ vãng. Chuyện gì cũng vậy.

Vấn đề là cái sai cái lỗi ấy đụng vào chỗ... nhạy cảm. Vẫn biết cứ đụng vào chỗ nhạy cảm ắt có vấn đề, hoặc sướng hoặc khổ. Lần này thì khổ. Nếu nhầm tên của Thông cào chẳng hạn, bắt chết ba chục lần cũng chả sao, nhưng lại trúng tên đại tướng nên mới thành chuyện.

Giống như dân gian bảo "Nghe tin bỗng thấy bàng hoàng/Đại tướng đang sống chuyển sang từ trần" (câu gốc là: Nghe tin bỗng thấy bàng hoàng/Bác Hồ đang sống chuyển sang từ trần, hồi năm 1969).

Nguyễn Xuân Diện - Báo Tiền Phong xin lỗi đại tướng Phan Văn Giang, bộ trưởng Quốc phòng

 

Hai ngày nay rất rất nhiều bạn bè nhắn tin, gửi ảnh chụp bài viết về sự cố đặc biệt nghiêm trọng của Báo Tiền Phong và đề nghị tôi lên tiếng.

Tôi vào xem thì thấy hình ảnh sai phạm đã không còn, nên bán tín bán nghi vì thế đã chọn cách im lặng.

Cách đây ít giờ, Báo Tiền Phong đã đăng bài Xin lỗi tôi mới tin là sự thật - sự thật kinh hoàng!

Đỗ Duy Ngọc - Lan man lắm chuyện

 

Hôm 16.9 nghe Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu mà hết hồn: "Ngân sách trung ương gần như không còn đồng nào". Câu này ông Phớc nói trong cuộc họp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, rằng ngân sách nhà nước đang rất eo hẹp. Hiểu nôm na theo kiểu dân gian là sạch túi rồi.

Theo ông thì lý do hết tiền là vì nguồn thu thuế đã giảm 50%, do các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội nhằm chống dịch. Ngân sách quốc gia bình thường phần lớn do nguồn thuế của Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam đóng góp, giờ đang gặp đại dịch nên thất thu.

Lâu nay theo mấy báo cáo với con số tăng trưởng không ngờ ta lại nghèo đến thế. Chỉ một tai nạn là hết sạch vốn liếng. Đã nghèo lại chơi hoang, tui nói tiêu hoang chứ không phải chơi sang như người ta thường bảo. Tiêu hoang ở chỗ bỏ ra hàng ngàn tỷ để liên tục xét nghiệm. Đã đành có dịch thì phải xét nghiệm, nhưng chẳng có ai lùng bắt con F0 mà tốn kém như ở ta.

Chương trình phát thanh RFI ngày 17.09.2021

An Bình Minh - Tình già với… covid

(Vanvn 16/09/2021) - Không thể kìm hoãn được sự sung sướng, lần đầu tiên ông Tân nói chuyện dài với vợ. Vừa nai nịt trang phục áo khoác, khẩu trang, găng tay, ông vừa hồ hởi khoe chuyện lên đời của nhóm từ thiện. Cũng không ngờ vợ ông lần đầu tiên, vợ chia vui…

– Thôi. Bắt đầu từ tối nay, anh sang buồng em ngủ. Có gì em còn canh chừng. Để anh ngủ một mình không được.

Bà Hường nói, lúc ông Tân vừa tập thể dục xong, đang chuẩn bị lên đường. Vẫn cái giọng lệnh bà ấy, nhưng lần này nó làm ông vui vui.

Trịnh Hồng Thọ - Ăn mày không còn đòi xôi gấc

 

“Còn tại điểm tiêm sân vận động Tao Đàn (phường Bến Thành, quận 1) từ chiều 14-9, rất nhiều người dân xếp hàng dài trên đường Huyền Trân Công Chúa. Bên trong sân vận động, nhiều người ngồi đợi kín ở các khán đài để chờ đến lượt tiêm vaccin mũi 1.

Cho đến hơn 18 giờ 30 cùng ngày, các nhân viên y tế mới hoàn thành việc theo dõi sau tiêm cho những người tiêm vaccin cuối cùng. Có mặt tại điểm tiêm này lúc 14 giờ, nhưng đến hơn 18 giờ chị Đặng Thị Nhân (ngụ phường Đa Kao, quận 1) mới hoàn tất việc tiêm mũi 1 vaccin Vero Cell.” - Tuổi Trẻ 15/9/21 đưa t

Cũng tại địa điểm này, hồi giữa tháng 8, nhiều người dân đến rồi lại bỏ về, phản đối khi biết vaccin được chích là Sinopharm. Lúc đó, nhiều kẻ lên giọng bảo dân Sài Gòn có thuốc tiêm là mừng rồi,“ ăn mày còn đòi xôi gấc”!

Nguyễn Gia Việt - Xóm làng công bằng, ai cũng như ai


Có một ngày mọi người tự dưng sáng bảnh mắt ra ai cũng bị buộc hai cái chưn trong nhà hết ráo, cấm ra đường. Hàng vạn chốt chặn lập và và "xét giấy đi đường" được phát huy tối đa.

Chuyện thiệt kỳ lạ, chợ đóng hết, và cấm dân vô siêu thị, cửa hàng mua hàng hóa cần thiết.

Tỉ dụ nhà bạn có kế bên siêu thị, đối diện cửa hàng chỉ 5 bước chưn bạn cũng không thể mua được. Mọi người phải theo "quy định" là mua vòng, đăng ký và gọi điện thoại, mấy ngày sau có người "mua hộ" sẽ giao cho bạn. Trong thời gian ba bốn ngày "chờ" đó thì ráng "nhịn". Tất tần tật từ miếng rau, con cá, cọng hành, băng vệ sinh, thuốc đau bụng đều phải đi qua cái cửa "mua hộ" đó.

Tạ Duy Anh - Thời mả lớn

 

Có khi nào bạn hình dung lịch sử sẽ viết thế nào về thời của bạn. Thử đi, thú vị ra phết đấy.

Chẳng hạn, tôi cứ thấy trước một trang sẽ viết thế này:

“Khi ấy, quan lại triều đình, phần lớn là hèn, xu nịnh, bất tài, nhưng tham tàn và háo danh thì không thời nào bằng. Họ làm mọi cách để mua quan bán tước. Khi có quyền trong tay, họ thi nhau vơ vét để ăn chơi và chuẩn bị phần mả cho mình sau khi chết, có khu rộng tới vài héc ta.

Mac Văn Trang - Đành nói vài lời


Tôi không bao giờ muốn nói gì về những người chết mà mình không ưa. Trường hợp Đại tướng Phùng Quang Thanh (PQT) cũng vậy. Chết là cho qua, rồi lịch sử sẽ phán xét.

Nhưng việc tổ chức tang lễ ông PQT như bậc “khai quốc công thần" và khu “lăng mộ” của ông chiếm mấy ngàn mét vuông ruộng đất ở quê, khiến đành nói vài lời.

1. Tang lễ của ông giữa lúc giãn cách vì dịch bệnh nhưng được tổ chức tập trung rất đông người; điếu văn và những lời lẽ ca ngợi ông trên các phương tiện truyền thông... có cái gì đó “Ý Đảng trái với Lòng Dân”; nó che lấp đi điều gì đó trước con mắt của Nhân Dân.

Lưu Trọng Văn - 2.700 người dân bị phong tỏa trong khu ổ chuột


Cú điện thoại nửa đêm của thủ tướng liệu có rúng động cả hệ thống?

23 giờ đêm 14.9, thủ tướng Phạm Minh Chính không thông qua lãnh đạo tỉnh An Giang, trực tiếp điện thoại cho ông Phan Văn Tường bí thư thị trấn Long Bình, huyện An Phú để kiểm tra vùng đỏ chống dịch thế nào.

Khi nghe báo cáo tình hình rất thật của lãnh đạo thị trấn, thủ tướng: "Yêu cầu sớm giãn dân ra khỏi khu vực ổ chuột của thị trấn Long Bình; thành lập trạm y tế lưu động và đẩy mạnh tầm soát cộng đồng”.

Đặng Sơn Duân - Úc, « điển hình tiên tiến thoát Trung »

 

Trong một cuộc họp báo sáng nay, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Úc Scott Morrison và Thủ tướng Anh Boris Johnson đã thông báo khai sinh Đối tác an ninh ba bên (AUKUS) với mục tiêu duy trì hòa bình và ổn định ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Đây là một sự kiện mang tính lịch sử sẽ ảnh hưởng lớn đến cục diện ở khu vực này trong thời gian tới.

Một sáng kiến lớn của thỏa thuận này là Mỹ và Anh sẽ hỗ trợ Úc xây dựng đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.