mercredi 28 juillet 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Nên ưu tiên tiêm vaccin cho ai?

 

Đây là một câu hỏi hơi tế nhị, nhưng rất cần thiết trong tình hình nguồn vaccin hạn chế và dịch bệnh tăng nhanh như hiện nay.

Việt Nam có một danh sách ưu tiên, nhưng nó phân biệt giữa quan và dân (và không phản ảnh đúng tình hình dịch bệnh). Cái note này trình bày một khung giá trị và từ đó đề nghị 4 nhóm cần được ưu tiên.

Theo báo Lao Động, các giới chức Việt Nam đề ra 16 'đối tượng' được ưu tiên chích vaccin [1]. Theo quy định này, nhân viên y tế (kể cả người tham gia chống dịch), kế đến là quân đội và công an, cán bộ ngoại giao, hải quan, giáo viên, v.v… Đa số là công nhân viên, còn dân thì đứng hạng thứ 9 trở đi. Tôi không hiểu sao nhân viên ngoại giao được ưu tiên hơn người dân trên 65 tuổi.

Hoàng Nguyên Vũ - Hả hê tấn công ông Đoàn Ngọc Hải : Các anh chị đã làm gì cho Sài Gòn khi bao tiếng kêu cứu vang lên mỗi ngày?

 

Sài Gòn, ngày giãn cách thứ 58, ngày giới nghiêm thứ 3

Một ngày buồn.

Một ngày buồn vì số ca nhiễm còn mạnh. Một ngày buồn vì nhiều tiếng kêu cứu vẫn đầy trên mạng xã hội khi người thân họ trở nặng cần cấp cứu.

Một ngày buồn vì thêm những cái chết. Đau xót hơn, có cô bé nấu cơm thiện nguyện cho khu chống dịch suốt hai năm qua, phải từ giã cõi đời.

Lá thư thứ hai của ông Đoàn Ngọc Hải gởi bí thư Nguyễn Văn Nên


Thành phố Hồ Chí Minh 6 giờ 48 phút sáng nay 28-7-2021

Kính gửi : Anh Nguyễn Văn Nên, ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Cá nhân anh dù rất nhiều việc (tôi được biết anh không có vợ con, gia đình như bao người khác), anh đang cùng với cả hệ thống chính trị căng mình lãnh đạo, chỉ đạo chống đại dịch covid 19 ; nhưng đã vẫn chỉ đạo bộ máy cơ sở làm rõ, giúp đỡ gia đình chị Ngô Trân Châu, địa chỉ 22 Trương Định, phường Võ Thị Sáu, quận 3.

Anh cũng đã chỉ đạo trợ lý liên hệ với tôi trao đổi một số việc liên quan...

Võ Xuân Sơn - Cuộc chiến của những người dân

 

Trong khi Bộ Y tế đang đề nghị ngân sách sẽ không mua thêm vaccin Covid-19, thực hiện tiêm 'xã hội hóa', thì những người dân Việt Nam thuộc mọi tầng lớp, giàu, nghèo, người làm công, doanh chủ… đang ra sức tìm cách hỗ trợ nhau, cứu giúp nhau để vượt qua khoảng thời gian khắc nghiệt này. Ai có sức dùng sức, ai có công dùng công, ai có tiền dùng tiền. Thật đáng trân trọng.

Có một gia đình có truyền thống làm từ thiện tại Sài Gòn. Tôi quen chị cũng thông qua những chuyến đi từ thiện. Chị cho tôi biết, gia đình chị đang có ý định mua tặng cho TPHCM và Huế, quê anh chị, 300 máy thở. Sau khi tìm hiểu, tôi khuyên chị nên chọn loại máy xâm nhập, mắc hơn nhưng cần thiết hơn, tác dụng cứu người rõ ràng hơn.

Vấn đề khó khăn là hiện nay, hầu như tất cả các nhà máy ở Trung Quốc đều từ chối đơn hàng mới. Nhanh nhất thì phải nửa năm nữa họ mới có thể sản xuất cho những đơn hàng bây giờ. Hiện tại chỉ còn lác đác các máy thở đã qua sử dụng nhưng còn mới (còn bảo hành), của các nhà giàu mua về, bây giờ không sử dụng nên bán lại.

Mai Quốc Ấn - Đi thăm F0

 

Mình thấy bình thường mà mọi người rất sợ. Đứa em F0 mà hết sốt và tự cách ly kỹ rồi. Chỉ đi qua gửi đồ ăn thôi mà ai cũng nhìn, cũng hỏi.

Trước khi vô được nơi cần tiếp tế là ghé nhà thuốc. Xếp hàng mua thuốc chỉ có kẽm và vitamine C, các thuốc hạ sốt cháy hàng. Người mua xếp hàng không ít nhưng nhà thuốc có vẻ quen rồi nên điều phối tốt, xịt cồn tay cho khách cũng kỹ.

Tôi vào con đường nhiều kỷ niệm - đường Đoàn Văn Bơ, Quận Tư. Qua mấy lớp chốt của Quận Tư mới tới. Dân chỉ cách đi bọc hẻm nhỏ (như ngách Hà Nội) chứ có đoạn khoảng 8 căn nhà bị chăng dây giữa đường không đi được. Trong cái hẻm chăng dây ấy (đoạn 488 phường 14 thi phải) có hai vợ chồng chở nhau đi. Đội dây lên mà đi, nói như phân bua mà mắt buồn hiu, tụi tôi qua Chợ Rẫy. Người nhà mất rồi...

Nguyễn Đình Bổn - Các ca nhiễm tăng nhanh nơi nào?

 

Hiện giờ không có bất kỳ thông tin nào về các ca nhiễm tại Sài Gòn ngoài con số từ Bộ Y tế. Ví dụ rất khó biết trên sáu ngàn ca hôm qua tập trung ở đâu.

Tôi ở Gò Vấp, địa bàn bị Chỉ thị 16 từ hai tháng trước. Con hẻm nhà tôi nhiều ngã thông, rất đông dân. Bên trái, bên phải nhà tôi đều bị phong tỏa đoạn ngắn.

Hôm nay phía tay phải đã dỡ phong tỏa, chỉ gắn bảng cho một căn nhà, cảnh báo là nơi cách ly tại nhà. Như vậy ca đó lây từ chỗ làm và không lây nhiễm cho bất kỳ hàng xóm nào.

Nguyễn Đức Hiển - Thành phố hoang vu

 

Phố giờ vắng lắm ...

Chỉ có khu cách ly, bệnh viện dã chiến, bệnh viện tuyến cuối điều trị Covid như bệnh viện Hô Hấp, Chợ Rẫy và Nhiệt Đới là chật chội và nhiều nơi quá tải. Chật chội nhưng yên lặng, bởi không có người thăm nuôi và bệnh nhân thì thở ô xy.

Những người có thể, đã tìm cách rời thành phố. Những người không được quê hương tổ chức xe đón về, bị kẹt lại.

Lê Học Lãnh Vân - Tác động giãn cách trên các công ty vừa và nhỏ


1) Chiều ngày 13/7/2021 mới nghe nói ngày từ 0 giờ đêm 14/7 rạng 15/7 sẽ thực hiện lệnh yêu cầu các xí nghiệp phải lo cho công nhân ăn ở tại chỗ, ngủ tại chỗ.

Đêm đó, một công ty sản xuất ở một khu công nghiệp trong thành phố trên ngàn công nhân thức suốt sáng. Ban giám đốc thức và nhân viên, công nhân thức.

Ban giám đốc thức vì lo sắp xếp nơi ăn, ngủ cho ngàn con người trong không biết bao nhiêu tuần lễ tới, vì không ai biết khi nào cái lệnh kia hết hiệu lực.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 20 : Đau thương và nghĩa tình

 

Đêm hôm qua không ngủ được. Nằm lắng nghe tiếng của đêm. Đêm Sài Gòn không còn âm thanh. Hình như có cảm giác tiếng dế giờ không cất tiếng nữa, chó cũng không sủa, tiếng mèo gọi đực cũng không còn trên những mái nhà. Không khí như đông đặc lại, nén chặt đầy bất trắc.

Ánh đèn đường rọi xuống căn phố vắng, xuống con đường không bóng đổ của người đi. Giống như cảnh trong một cuốn phim mô tả một khu phố ma không tiếng thở. Thỉnh thoảng một chiếc xe cứu thương hú còi chạy vội vã, âm thanh như tiếng của tử thần.

Giờ phút này, nếu dính bệnh mà được nằm trong chiếc xe cấp cứu là một diễm phúc. Bởi dù nặng hay nhẹ, dù bệnh dữ hay bị nhiễm virus, dù hấp hối hay còn thoi thóp thở mà liên lạc được xe, liên lạc được bộ phận có trách nhiệm, liên lạc được một bệnh viện nào đó đồng ý nhận có nghĩa là còn cơ hội sống. Trong những bộn bề và quá tải của các bệnh viện, chuyện sống chết bây giờ chỉ trông vào hên xui của số mệnh.

Chương trình phát thanh RFI ngày 28.07.2021


 

Lưu Trọng Văn -Từ cái chết của con gái kiến trúc sư Ngô Viết Thụ


Gã đọc được thư gửi bí thư Nguyễn Văn Nên của ông Đoàn Ngọc Hải - chứng kiến cái chết của con gái kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, em gái kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn.

Do quá đau lòng nên không đưa bức thư đó lên facebook của mình.

Tuy vậy gã đã gửi bức thư ấy cho một người có mối quan hệ gần gũi với nhiều vị lãnh đạo cùng lời nhắn: cái chết do thiếu phương tiện cấp cứu của con gái kiến trúc sư nổi tiếng, người thiết kế Dinh Độc Lập chứng tỏ có sự quá tải của hệ thống y tế Sài Gòn.

Tiểu Vũ - Hiểu nhầm hay cố tình hiểu sai ?


Hình như báo chí và ông bí thư quận 3 đã "hiểu nhầm" hoặc cố tình hiểu sai status của anh Đoàn Ngọc Hải.

Đọc kỹ status của anh Hải chúng ta không hề thấy anh ấy đề cập bệnh nhân mắc bệnh gì. Không có bất cứ chữ nào là Covid-19 hoặc dương tính.

Vấn đề anh Hải nêu rất rõ ràng, là bệnh nhân cần được đi cấp cứu, nhưng gọi đến cơ quan y tế thì không được hồi đáp. Cuối cùng nạn nhân đã tử vong tại nhà.

Thư ông Đoàn Ngọc Hải gởi bí thư Nguyễn Văn Nên


Thành phố Hồ Chí Minh 16 giờ12 phút chiều nay 27-7-2021.

Kính gửi anh Nguyễn Văn Nên, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh

Tôi tên Đoàn Ngọc Hải, là người lái xe cứu thương 51B 50744. Tôi đã chở 22 bệnh nhân và 8 người đi cấp cứu trong 11 tháng qua.

Tôi đang đứng chờ hàng giờ đồng hồ ở trước số nhà 22 Trương Định, phường 6, quận 3 để chở một người phụ nữ 54 tuổi bị sốt và khó thở.

mardi 27 juillet 2021

Võ Xuân Sơn - Đề xuất thêm một lần nữa


Kính gởi ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TPHCM.

Đọc báo Tuổi Trẻ, thấy ông phát biểu “chúng ta xin nhân dân lượng thứ”. Thực tình thì tôi không hiểu lắm khi ông sử dụng đại từ “chúng ta”. Tuy nhiên, qua cách mô tả của Báo Tuổi Trẻ, thì đây là một phát biểu chân thành. Và tôi cảm động vì điều đó.

Mặc dù chưa có quan chức nào như ông nói theo cách như vậy, nhưng tôi cho rằng, nói vẫn dễ hơn thực hiện. Cái mà nhân dân mong muốn, là những người nắm chính sách phải thấy được thực tế, và đưa ra những quyết sách mang lại kết quả thực sự. Nếu thực tâm, ông có thể tìm thấy đề xuất của tôi cách đây một tuần ở Sở Y tế TPHCM (tôi không rõ nó có được chuyển đến văn phòng của ông không).

Võ Xuân Sơn - Giảm nhẹ thiệt hại do dịch viêm phổi Vũ Hán gây ra


Tình hình đã rất nghiêm trọng, chậm thay đổi ngày nào, thiệt hại sẽ nặng nề thêm rất nhiều.

Tôi mong rằng bạn nào có mối quan hệ, chuyển ý kiến này của tôi đến các ông lãnh đạo Chính phủ: Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; lãnh đạo Bộ Y tế: Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn; lãnh đạo TPHCM: Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong, Giám đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn Tấn Bỉnh.

Ngày hôm nay, chúng ta lại ghi nhận những kỷ lục buồn. Cả nước có gần 6.000 ca nhiễm virus Vũ Hán mới, riêng TPHCM 4.709 ca. Gần cả tuần nay, ngày nào chúng ta cũng lập kỷ lục buồn giống như hôm nay. Cái ngày Việt Nam cán mốc 100.000 ca sẽ không còn xa. Và sau đó, mọi chuyện sẽ tăng tốc phi mã. Nếu cứ duy trì cách chống dịch như hiện nay, chắc chắn chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 19 : Giới nghiêm và những chuyện khác


Thế là Sài Gòn trải qua đêm giới nghiêm đầu tiên thời đại dịch. Đường vắng tanh, không còn một Sài Gòn, thành phố không ngủ của những năm tháng bình yên ngày cũ. Nó gợi nhớ Sài Gòn giới nghiêm của một thời chiến tranh đã đi qua hơn bốn mấy năm rồi.

Nhưng giới nghiêm thời chiến khác hẳn giới nghiêm thời dịch. Giới nghiêm thời chiến tranh mang không khí bi tráng còn thời dịch thì bi thương. Hình ảnh chiếc xe gắn máy cô độc trên phố vắng nửa đêm chở theo chiếc quan tài ván đơn sơ làm nhức nhối lòng người. Nó như là một biểu tượng của đêm Sài Gòn mùa đại dịch.

Đau thương, mất mát, chết chóc, chia ly và bi ai. Sẽ chẳng có nén nhang nào, cành hoa nào, tiếng kinh cầu nào, ánh nến nào cho người chết vì dịch. Xác chết bị đưa vào lò thiêu lặng lẽ không một người thân đưa tiễn. Chiến tranh cũng không đến nỗi bi đát như thế cho một người nằm xuống.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 18


Sài Gòn hôm nay vắng hơn mọi hôm, các lực lượng vẫn có mặt trên các chốt chặn.

Vừa xem một clip không biết quay ở quận nào nhưng chắc chắn là ở thành phố này. Một bà trung niên chở một đứa con khoảng năm, sáu tuổi đi ngang qua một chốt chặn của dân quân và công an. Bà không trình được một giấy tờ gì nhưng dứt khoát muốn vượt qua chốt.

Anh em thi hành phận sự ở chốt rất ôn tồn và nhẹ nhàng giải thích rồi yêu cầu bà quay xe lại. Thế nhưng bà ta không chấp hành mà chửi như tát nước vào mặt những người đang làm việc. Bà ta khoe gia đình bà là Việt Cộng từng hoạt động ở thành phố này và có hai liệt sĩ.

Hoàng Nguyên Vũ - Xin đừng làm trò trong lúc dịch bệnh rối ren


Thực sự Sài Gòn mệt, đang rất mệt. Các anh các chị (đặc biệt là đội thông tin viên, dư luận viên), nếu không làm được gì cho dân cho nước, không có ý kiến góp ý cho dân cho nước cùng chống dịch, thì các anh chị nên im cái miệng lại.

Lúc này không phải là lúc các anh các chị kéo vào tô hồng xã hội, đánh đồng tất cả những ý kiến người dân góp ý chống dịch là "chống đối" và hỏi những câu: "Biết cái gì mà dạy nhà nước chống dịch"; tụng ca những gương mặt dân túy lên trời xanh, đổ lỗi cho người dân vô ý thức.

Ai đang quản các anh chị thì lùa các anh chị về chuồng giùm.

Nguyễn Thông - Chuyện thương binh


Hôm nay 27.7 lịch dương nhưng lại là ngày tưởng nhớ biết ơn liệt sĩ-thương binh, một dạng lễ kiểu lịch âm, tưởng nhớ người đã khuất. Dĩ nhiên không phải ai chết cũng được nhớ dù cuộc chiến tranh năm xưa, binh đao máu đổ làm chết biết bao người.

Có rất nhiều hồn ma, người cụt người què khốn khổ bị chôn vùi, quên lãng, chỉ bởi họ bị xô đẩy vào trận huynh đệ tương tàn và bị thua cuộc. Đánh nhau do ý thức hệ thì sự phân biệt cũng từ ý thức hệ.

Xứ ta thời hậu chiến, lực lượng thương binh (của phe thắng cuộc) là một dạng vết thương xã hội, lâu lâu gặp khi trái gió trở trời lại sưng tấy, mưng mủ, đau nhức. Một loại đối tượng rất nhạy cảm, nếu không có chính sách đối xử hợp lý hợp tình sẽ dễ sinh chuyện. Điều ấy cắt nghĩa vì sao chính quyền phải có hẳn một bộ gọi tên “Lao động - Thương binh - Xã hội”, tức là thương binh được xem như một đơn nguyên ngang hàng với “lao động” và “xã hội”.

Covid: Cộng đồng doanh nghiệp Mỹ mong Việt Nam sớm kiểm soát được tình hình


Đăng ngày:

Động thái trên được đưa ra vài ngày trước khi ông Phạm Minh Chính tiếp tục được Quốc hội khóa XV ngày 26/07 bầu làm thủ tướng chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026. Gần bốn tháng trước, ông Chính khi đang làm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã được Quốc hội khóa XIV bầu vào chức thủ tướng (nhiệm kỳ kết thúc vào 2021) thay cho ông Nguyễn Xuân Phúc đã được bầu làm chủ tịch nước.

Theo báo chí trong nước, trong phát biểu nhậm chức hôm 26/07/2021 ông Chính nhấn mạnh đến việc tập trung chống dịch Covid đang bùng phát tại Việt Nam, với chiến lược vac-xin. Chính phủ khóa mới cũng sẽ cố gắng tháo gỡ những rào cản về cơ chế đang làm trì trệ nền kinh tế.