dimanche 2 mai 2021

Hoàng Hải Vân - Ai viết lời tuyên bố đầu hàng cho ông Dương Văn Minh, có quan trọng không ?


Lão nông không định viết gì về ngày 30-4. Từ năm 2005, ông Võ Văn Kiệt nói với lão, ông không dự những cuộc kỷ niệm ngày này, ông bảo mấy chục năm hòa bình rồi mà cứ đánh võ mồm mãi.

Năm nay hình như võ mồm có ít lại, nhưng lại nổi lên chuyện lên án ông Phạm Xuân Thệ cướp công ông Bùi Văn Tùng việc viết lời đầu hàng cho ông Dương Văn Minh, lão buộc phải có vài dòng.

Tất nhiên chuyện ông Tùng viết lời đầu hàng là thật, ông Thệ sau này cướp công cũng là thật. Vấn đề là cái lời đầu hàng đó có phải là công lao hay ho gì không.

Tuấn Khanh - Điều chưa kể của một thương phế binh VNCH (Kỳ 2)


Câu chuyện hạ sĩ nhất Võ Phùng Dương chống nạng bước ra khỏi Tổng Y Viện VNCH hay bị hỏi là “sao biệt động quân mà mặc đồ bộ binh”.

Tại ngôi nhà của mình ở Chơn Thành, Bình Phước, đúng buổi trưa 30 tháng Tư, đủ 46 năm kỷ niệm đó, ông Dương nhớ lại, cười ngất “Lúc đó bị chĩa súng đuổi ra, ai quơ được bộ đồ nào mặc được là lo bận đi ra, còn sợ tụi nó không vui bắn luôn nữa chớ”.

Ông Dương về nhà, và lại trải qua 5 năm tù với cái chân cụt của mình. Do ông nghĩ mình là thương phế binh nên không cần tập trung làm gì, thế nhưng ông bị áp giải mang đi vì tội “ngoan cố không trình diện”. Lúc vào ở trại tù A20, ông có hỏi cán bộ là mình bị án bao lâu, viên cán bộ quản trại nhếch mép “20 hay 30 năm… tùy theo thái độ hối cải của các anh”.

Tuấn Khanh - Đi tìm nhân vật trong bức ảnh lịch sử (Kỳ 1)

 


Những ai đã từng nhìn qua những hình ảnh về cuộc chiến tranh Việt Nam, chắc cũng có lúc đã bắt gặp hình ảnh một người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đang bị thương tật, bị đuổi ra nơi chữa trị của mình là Tổng Y Viện Việt Nam Cộng Hòa vào chiều ngày 30-4.

Tấm hình nhỏ không có nhiều thuyết minh, nhưng chỉ với ánh mắt của người thanh niên đau đớn, mệt mỏi đang chống nạng bước đi, đã là sự ám ảnh không lời đến tận cùng. Trong bộ quân phục có vẻ mặc vào vội vã, anh lính VNCH đó bước đi và lọt vào khung hình, trở thành một dữ liệu giằng xé im lặng, như một vết thương không bao giờ lành về một câu chuyện có thật: Những người thương bệnh binh bị chĩa súng, đuổi ra đường, ngay sau khi quân bộ đội Bắc Việt tràn vào Sài Gòn.

Nhiều năm trôi qua, người ta vẫn tự hỏi, người lính ấy còn sống không, giờ này người đàn ông ấy ra sao…?  Như mọi tấm ảnh trắng đen khác của những ngày tháng 4-1975 làm nhức nhối người xem – kể cả thế hệ chưa bao giờ trải qua ngày tháng đó – câu hỏi đó chất chứa với muôn vàn điều u uẩn trong lòng.

Cù Mai Công - Lịch sử phải được chính thức trả lại sự thật !


Như vậy, một sự kiện lịch sử là ai đã viết và tiếp nhận đầu hàng của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Dương Văn Minh đã rõ: trung tá chính ủy Bùi Văn Tùng chứ không phải đại úy Phạm Xuân Thệ (theo chức danh lúc đó).

Sự thật lịch sử này là cuộc đấu tranh kiên trì của không ít báo, trong đó, Tuổi Trẻ là một trong những tờ báo đầu tiên nêu ra từ 2007 với loạt bài ba kỳ.

Trước đó, năm 2005, Viện Lịch sử Quân sự đã tổ chức một cuộc "hội thảo khoa học" ồn ào để công nhận trung tướng Phạm Xuân Thệ, tư lệnh Quân khu. In sách hẳn hoi.

Nguyễn Đình Bổn - Đối tượng xấu là ai?

Định không viết về cái clip mất dạy này. 

Nhưng đọc trên báo Tuổi Trẻ thấy Nguyễn Minh Vỹ, giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang), cho biết đã có văn bản gửi UBND huyện Lục Ngạn để báo cáo và đề nghị cơ quan công an vào cuộc điều tra làm sáng tỏ sự việc.

Và nhấn mạnh: "Một số đối tượng xấu lợi dụng video này để làm phức tạp tình hình giai đoạn này. Nhà trường có văn bản đề nghị cơ quan công an vào cuộc điều tra" !

Hà Phan - Họ phải chịu trách nhiệm hình sự !


Nếu nhóm chuyên gia Trung Quốc 5 người sau khi hoàn thành cách ly được y tế địa phương và công ty của họ quản lý đàng hoàng, đầy đủ trách nhiệm thì giờ này Vĩnh Phúc và cả Hà Nội đâu có phải vất vả, lo lắng đến thế !

Lẽ ra phải về tập trung ở một chỗ tại doanh nghiệp họ làm việc, nhưng đây "Từ ngày 23/4, những chuyên gia này đã tự ý di chuyển đi nhiều nơi như thị xã Sa Pa (Lào Cai), huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc), huyện Phong Thổ, Tân Uyên (Lai Châu) và xã Gia Hội, huyện Văn Chấn (Yên Bái)..."

Chưa hết, họ còn đến quán bar (có báo đăng karaoke) Sunny Đồng Sơn ở thành phố Phúc Yên, Vĩnh Phúc để " tiếp xúc gần" với 6 cô gái phục vụ ở đây ! Trong đó 2 người xét nghiệm lần hai dương tính, 4 người xét nghiệm lần một dương tính đang được xét nghiệm lại để khẳng định !

Nguyễn Ngọc Chu - Vỡ mật vì « chuyên gia »


1. CHƯA THÀNH CÔNG TRONG ĐÓNG CỬA BIÊN GIỚI

Đóng chặt cửa biên giới. Đó là biện pháp đơn giản nhưng duy nhất đúng. Ai cũng hiểu.

Thế nhưng Việt Nam đã không thành công. Và đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm nguy hiểm mới.

Nguy hiểm vì biến thể Covid-19 mới lây lan nhanh cho người châu Á và người Đông Nam Á. Điều này đang được chứng minh ở Ấn Độ, Campuchia, và Lào.

Hoàng Nguyên Vũ - Chuyên gia Tàu sang Việt Nam đi rong, lây cô - vít cho 6 người !


Sau khi cách ly, các “chuyên gia” (không biết “chuyên gia” gì?) đi ăn chơi một vòng miền Bắc. Một trong những nơi họ đến: quán bar Sunny ở Vĩnh Phúc từ ngày 23/4, giờ có 6 ca dương tính (theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ).

Quán bar thì đông, tiếp xúc từ ngày 23, mà đến ngày 28, nhóm này về nước của họ, mới thông báo một trong số họ dương tính!

Nghĩa là trong 6 ngày ấy, các nhân viên quán bar đã tiếp xúc với bao người. Nghĩ đến đó, chúng ta sẽ thấy chuyện nghiêm trọng đến mức nào.

Đỗ Cao Cường - Đừng khốn nạn với em


Chúng ta hay nói về luật nhân quả. Nhưng nhiều khi, hiền lành chết trước bạo ngược chết sau.

Em Nguyễn Văn Nhã (23 tuổi, sinh viên năm 4, lớp K41C, khoa Công nghệ thông tin trường ĐK Khoa học, Đại học Huế) là người hùng đã dũng cảm cứu sống 3 nữ sinh bị đuối nước.

Sau khi cứu được 3 nữ sinh, Nhã đuối sức và bị sóng dữ cuốn trôi. Sau hơn 30 phút tìm kiếm, thi thể của Nhã được tìm thấy.

Chương trình phát thanh RFI ngày 02.05.2021


 

samedi 1 mai 2021

Lê Học Lãnh Vân - Tới luôn bác tài !


Năm nay chương trình bắn pháo bông mừng lễ ba mươi tháng Tư được hủy bỏ.

Sáng sớm mở báo ra thấy khác đi. Trang bìa tờ Tuổi Trẻ, cơ quan của Đoàn Thanh niên Cộng sản Thành phố Hồ Chí Minh, số đặc biệt 30-4, in đậm Hòa bình, hòa hợp & hòa hiếu cùng những dòng nhỏ hơn Sài Gòn Tử Tế, Kiến Tạo Hòa Bình, Sài Gòn Bao Dung. Không có dòng nào về Ngày Giải Phóng !

Đi một vòng thành phố không thấy cờ xí biểu ngữ rợp trời, không nghe chiêng trống inh tai, chẳng bị chặn đường này đường nọ vì lễ lạt mừng ngày Giải Phóng. Cảm giác cuộc đời nhẹ nhõm và an lành biết bao !

Đoàn Xuân Thu - Chiếc áo bà ba hình chữ hỉ


Mới đầu nghe ba em gọi, tôi tưởng tên em là Muỗi. Tôi ghẹo em : “Muỗi này ! Đừng chích anh, đau lắm”. Em trề môi, vẻ không bằng lòng : “Tên em là Muội. Muội là em. Em là Muội”. À ra thế !

Ba Muội, chú Phu, người Quảng Đông. Phu là phú, phú là giàu. Tên chú giàu nhưng chú không giàu. Chú chỉ có chiếc xe hủ tiếu, bán điểm tâm dưới hai tàng me đại thụ, trên vỉa hè, bên hông rạp chớp bóng Định Tường.

Má tôi đông con, cũng nghèo, có quầy bán cơm tấm gần bên.

Chủ nhựt được nghỉ học, hai đứa ra phụ chạy bàn. Em giúp ba em. Tôi giúp má tôi. Năm ấy tôi mười tám tuổi, học Đệ nhứt, năm cuối cùng của bậc Trung học Đệ nhị cấp. Cuối năm, tôi sẽ thi Tú tài hai. Đậu thì lên Đại học. Rớt thì vào Thủ Đức. Chiến trường đang hồi ác liệt. Bạn tôi, rớt Tú tài một, đi Đồng Đế, có đi mà chẳng có về. Muội, mười sáu tuổi, học Đệ tam, trường Tàu, sắp thi bằng Cao Trung.

Nguyễn Thông – Giải phóng Miền Nam, hay được Miền Nam giải phóng khỏi u mê ?

  

Hôm nay 30.4. Ngày này 46 năm trước, người cộng sản đã đốt cháy dãy Trường Sơn vào "giải phóng miền Nam", tiêu diệt chủ nghĩa tư bản, đồng nghĩa với kéo lùi cuộc sống để miền Nam cùng miền Bắc sát cánh tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Thấy không khí rộn ràng, múa may quay cuồng, hừng hực tinh thần thù địch, chối bỏ hòa hợp, kiên định con đường đi lên... nghèo đói, chợt nhớ lại những ngày sau "giải phóng".

Thành ngữ mới : Tư bản giãy chết

Nguyễn Lân Thắng - Mấy suy nghĩ nhỏ về vấn đề lớn 30/4/1975 - 30/4/2021


Tôi tên là Thắng, sinh ở Hà Nội năm 1975. Trên toàn cõi miền Bắc này vào cái năm ấy, dễ phải đến hàng chục ngàn đứa trẻ sinh ra được đặt tên là Thắng. Khi học phổ thông, ngay trong lớp tôi lúc nào cũng có độ bốn năm đứa cùng tên là Thắng.

Toàn Thắng.

Chiến Thắng.

Bông Lau - Bữa cơm chiều 30-4-21


Ngày 30 tháng 4 năm nay bỗng có một ý tưởng mới lạ. Xin nghỉ làm buổi chiều về nhà lục lọi tìm lại những đồ vật sưu tầm về chiến tranh Việt Nam.

Có những món đồ tìm được cách đây mấy chục năm. Cũng có những đồ vật kỷ niệm riêng tư của những người bạn cựu quân nhân Mỹ. Muốn tìm hiểu và nghiên cứu thế hệ cha anh đã chiến đấu trong những điều kiện nào.

Khệ nệ vác đống đồ kỷ vật ra sau vườn. Trên trời mây đen vần vũ, gió ào ạt của trận mưa giông đang đến. Xúc cơm vào cái “cà mèn” của quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), cắt vài lát cà chua và dưa leo, và hai trứng gà luộc. Một bữa cơm tương đối tươm tất nếu so với điều kiện chiến trường kham khổ. Rất tiếc là đã không thể tìm được “gạo sấy” và đồ hộp “C ration” của cuộc chiến cách đây nửa thế kỷ.

Chương trình phát thanh RFI ngày 01.05.2021


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 30.04.2021


 

vendredi 30 avril 2021

Nguyễn Văn Tuấn - Một ngày lịch sử


Hôm nay (30/4) là một ngày lịch sử. Bốn mươi sáu năm trước đúng vào ngày này, chánh thể Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, và thay vào đó là một thể chế mới mà hậu quả còn kéo dài cho đến ngày hôm nay.

Nhiều khi tôi tự hỏi : Nếu không có ngày 30/4/1975 thì tôi và nhà tôi đã ra sao ? Khó đoán ngược lịch sử ở bình diện lớn, nhưng ở cấp độ gia đình thì đoán được.

Không phải là 'Ngày giải phóng'

Tôi chắc rằng nếu không có ngày định mệnh đó, ba má tôi đã mua thêm 1-2 chiếc máy cày để bổ sung cho 2 chiếc đang phục vụ cho cả làng. Ba má tôi cũng có thể có thêm vài chục, thậm chí cả trăm công đất để canh tác. Nói chung là gia đình làm ăn khấm khá.

Phạm Quốc Thăng - Một chầu


lit sĩ lân la khu t

sáng mai đi l . nhu . mày ơi

my chc năm ri thân vt vưởng

ch khói nhang siêu thoát . lên tri ..

 

nước mt quê hương kìa . my x ?

tao vi mày chơi trn ba nha ?

súng ng đn bom chi na . b

ngi xung bên nhau mt tiếng khà !

Cù Mai Công - Bước chân trên vỉa hè ngày 30-4-1975 của những người lính


Những bước chân ấy lúc 10 giờ sáng 30-4-1975, khi cuộc chiến chưa tàn hẳn. Súng vẫn nổ một số nơi. Anh thanh niên 19 tuổi Nguyễn Đạt đã chụp được ở khu vòng ngoài Ông Tạ.

9 giờ sáng 30-4-1975, lính Nhảy dù trại Sư đoàn dù Hoàng Hoa Thám từ phía trên Bảy Hiền rút về phía Ông Tạ.

Khoảng 10 giờ sáng ngày 30-4-1975, bộ đội từ hướng Hóc Môn tiến vào trung tâm thành phố Sài Gòn đang đi ngang qua đường Trương Minh Giảng (nay là Lê Văn Sỹ), quận 3.