lundi 15 mars 2021

Tuyên bố của CLB Lê Hiếu Đằng nhân 33 năm cuộc xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông


Cách đây đúng 33 năm, vào rạng sáng ngày 14 tháng 3 năm 1988, hải quân Trung Quốc bất ngờ mở cuộc tiến công đánh chiếm các đảo, bãi đá Len Đao, Cô Lin, Gạc Ma trong cụm đảo Sinh Tồn thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Sáu chiếc tàu chiến được trang bị tên lửa và pháo 100mm vô cớ tiến công các tàu vận tải của Hải quân nhân dân Việt Nam đang thực thi nhiệm vụ tại đây. Bị tiến công bất ngờ trong tương quan lực lượng quá chênh lệch, các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã ngoan cường và dũng cảm chiến đấu để bảo vệ đảo, giữ vững chủ quyền.

Mặc dù vậy, do chiếm ưu thế hơn hẳn về hỏa lực và trang bị phương tiện nên cuộc tiến công của hải quân Trung Quốc đã làm cho 3 tàu vận tải của Hải quân nhân dân Việt Nam bị cháy, bị chìm; 64 cán bộ, chiến sĩ anh dũng hy sinh, 9 người bị tàu hải quân Trung Quốc bắt đưa đi và nhiều người bị thương.

Đỗ Cao Cường - Gạc Ma


Cách đây 33 năm, tức ngày 14 tháng 3 năm 1988, quân đội Trung Quốc nổ súng tấn công các chiến sĩ Việt Nam tại bãi đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Kết quả, 64 chiến sĩ hy sinh, người bị bắn, người bị lưỡi lê đâm. Trước khi chết họ kết chặt tay nhau, tạo thành vòng tròn bất tử, thiếu úy Trần Văn Phương kịp hô to lần cuối:

- Thà hy sinh, quyết không để mất đảo!

Có thể nói, vòng tròn đó vừa là vòng tròn huyền thoại, vừa là vòng tròn bi kịch, bởi đến ngày nay người ta vẫn chưa tìm thấy hài cốt các chiến sĩ. Oan hồn còn lênh đênh trên biển, vợ mất chồng, mẹ mất con, con mất bố. Gạc Ma chưa lấy lại được còn truyền thông, giới “sử gia” im bặt.

Nguyễn Xuân Diện - Thăm nhà một cựu binh Gạc Ma sống sót trở về


Chiều muộn 14/3/2018 nhờ nhân duyên qua nữ sĩ Trang Hạnh Nguyễn - tác giả bài Văn tế Chiến sĩ Gạc Ma - mà mấy anh chị em gồm Phương Bích, Phan Khang, nhà văn Trần Thanh Cảnh và tôi đến thăm một cựu binh Gạc Ma 14/3/1988 sống sót trở về. Hiện anh sống tại khu Niềm Xá, thành phố Bắc Ninh.

Anh là Nguyễn Sĩ Minh, sinh năm 1963, quê quán Thanh Chương, Nghệ An. Là bộ đội công binh trên tàu HQ-604, may mắn lặn xuống tránh được làn đạn của bọn Tàu rồi trôi dạt trên biển, và được tàu HQ-505 cứu vớt đưa về bệnh viện Phú Khánh.

Cuộc thảm sát kinh hoàng ấy đã là một sang chấn lớn khiến trí tuệ và tri giác của anh không còn bình thường nữa. Câu chuyện với anh phải chắp nối mới hiểu được đôi ba phần.

Chương trình phát thanh RFI ngày 15.03.2021


 

Lê Đức Dục - Xương cốt tử sĩ trong con tàu HQ-604 có còn ?


Bức hình đen trắng chụp con tàu HQ-604 trước chuyến đi cuối cùng và nằm lại Gạc Ma ngày 14-3-1988, chắc nhiều bạn đã biết.

Nhưng ít bạn biết bức ảnh màu kèm theo đây !


Đó là xác tàu HQ 604 chìm ở thềm đảo Gạc Ma, do một tay máy của Trung Quốc tên là Ngô Lợi Tân chụp khi thám sát tàu này năm 2008.

Văn Công Hùng - Thẳng đứng


1. Báo Tuổi Trẻ hôm nay có bài rất hay: Đi tìm chân dung thứ 64 trên bức tường Gạc Ma. Hết sức xúc động. Và mới thấy cay đắng, chỉ một tấm ảnh mà phải bao nhiêu năm mới tìm ra. Nhưng rồi, cũng đã tìm ra, ơn giời. Chúng ta còn nợ lịch sử, nợ nhân dân... rất nhiều.

2. Vụ ông Võ Hoàng Yên giờ thì chắc chắn là tay này lừa rồi. Lừa tổng thể toàn diện he he. Ngoài dân bị lừa, vợ chồng Dũng lò vôi bị lừa (nhà cháu vẫn nghĩ ông bà này cũng phải chịu trách nhiệm), thì tới cả một ủy ban huyện cũng bị lừa, mời tổ sư lừa này về chữa bệnh miễn phí cho nhân dân trong huyện.Trong vụ này, nhà cháu lại... bênh huyện. Họ có tâm với dân, có điều, tâm bị đặt nhầm chỗ. Vấn đề là, bao nhiêu năm ông tổ lừa này rầm rộ thế, được lăng xê ghê thế, nên huyện bị lừa cũng có thể thể tất, phỏng ạ?

3. Trở lại ngày này năm 1988, vụ Gạc Ma. Một thời gian dài chúng ta phải im lặng, thậm chí ai nhắc tới là phải mang họa, và có người đã mang họa. Năm 2013 nhà cháu làm bài thơ "Thẳng đứng" mà cũng vừa đăng vừa... hồi hộp, thì thà thì thụt.

Huy Hậu - Những người thợ lặn ở Trường Sa 1988

 


(Soha 14/03/2021) Ba ngày sau thông tin 64 chiến sĩ công binh ta bị Trung Quốc thảm sát tại Gạc Ma, tàu Đại Lãnh (thuộc Xí nghiệp liên hiệp trục vớt cứu hộ) nhanh chóng lên đường.

45 con người, bao gồm thuyền viên, thợ lặn và hải quân, ra đi với danh nghĩa tìm kiếm vết xác tàu HQ 605. Thế nhưng, còn một nhiệm vụ đặc biệt hơn mà tất cả người trong cuộc hôm ấy phải ngầm hiểu : Đại Lãnh sẽ thay thế tàu bị bắn chìm, tiếp tục canh giữ đảo.

23 ngày lênh đênh trên biển, tay không vũ khí, ngày ngày đối diện với họng súng quân Trung Quốc, họ vẫn quyết tâm mang được về cho đất liền những tư liệu, bằng chứng thép tố cáo tội ác kẻ thù.

Ngô Nguyệt Hữu - Gạc Ma và bát cơm chan nước !


1. Mấy ngày trước, báo Dân Trí có bài về cậu bé mười tuổi ở Đắk Nông. Con ở cùng bà, bố mẹ bỏ đi.

Nhà hai bà cháu tạm bợ bằng thân gỗ mục, chực chờ đổ.

Bữa ăn chỉ là mèn mén chan thêm nước lã cho dễ nuốt. Có ngày, hai bà cháu nhịn đói.

Trần Trung Hiếu - Gạc Ma, khúc tráng ca bất tử


(Vietnamnet 14/03/2021) 33 năm qua, lịch sử đang dần lùi xa, còn nỗi đau chưa bao giờ nguôi ngoai. Nhiều trăn trở và day dứt vẫn còn đó.

Đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa - một phần của lãnh thổ thiêng liêng từ thời các chúa Nguyễn xác lập chủ quyền và khai thác - đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Cần độc lập, tự chủ về kinh tế  

Nhắc lại sự kiện này không phải là chúng ta muốn khơi sâu nỗi đau trong nhân dân, khơi dậy mối thù hằn dân tộc làm ảnh hưởng đến đường lối đối ngoại chiến lược của Nhà nước ta với các quốc gia láng giềng. Với góc độ là giáo viên dạy sử đang trực tiếp giảng dạy cho học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước, tôi cho rằng việc nhắc lại sự kiện này có ý nghĩa:

dimanche 14 mars 2021

Lê Đức Dục - Đi tìm chân dung thứ 64 trên bức tường Gạc Ma


(TTO 14/03/2021) Một hành trình tìm kiếm miệt mài nhiều hướng, nhiều người diễn ra từ nhiều năm qua, để cái ô trống trong số 64 ô tạc chân dung những người lính hy sinh ngày 14-3-1988 trong trận chiến chống quân Trung Quốc cưỡng chiếm Gạc Ma, cuối cùng cũng được lấp đầy.

Tại khu tưởng niệm Gạc Ma (xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa), trên bức tường đá ở sảnh chính công trình có ghi đủ tuổi tên 64 người lính hy sinh ngày 14-3-1988 trong trận chiến chống quân Trung Quốc cưỡng chiếm Gạc Ma.

64 người hy sinh nhưng chỉ có 63 chân dung liệt sĩ được khắc lên. Còn một ô chân dung của liệt sĩ Trần Quốc Trị vẫn để trống, như niềm khắc khoải nhói đau vì hình ảnh của anh mãi không tìm được.

« Ô trống nhói đau trên bức tường Gạc Ma »

Mai Thanh Hải - Gặp gỡ sau 33 năm: Cứu nhau trong mưa đạn


(TN 14/03/2021) 33 năm trước, sáng 14.3.1988, phía Trung Quốc đã nổ súng vào bộ đội và tàu vận tải quân sự của hải quân nhân dân Việt Nam đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên vùng biển đảo Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao (Trường Sa)...

33 năm sau, những người lính tham gia chiến đấu đã tìm được nhau, ngồi lại với nhau và hồi tưởng ngày lửa đạn, ngày giành sự sống cho nhau.

Nhường nhau mảnh gỗ

Ở xã Tân Lập (H.Đồng Phú, Bình Phước), có cựu chiến binh Đoàn Hữu Thấn (56 tuổi, quê Thái Thụy, Thái Bình) tham gia trận 14.3.1988 trên tàu HQ-604 (Lữ đoàn vận tải quân sự 125, Vùng 2 hải quân) ở vùng biển Gạc Ma.

Nguyễn Đông - Nỗi đau Gạc Ma


(VnExpress 13/03/2021) Ngày Sự cùng 63 chiến sĩ Hải quân Việt Nam bị sát hại ở Gạc Ma, bà Lê Thị Muộn nằm chiêm bao thấy con mình, đầu bê bết máu.

Đó là hôm 14/3/1988. Hồi ấy liên lạc còn khó khăn, đất liền chưa ai biết tin dữ. Trung Quốc dùng vũ lực sát hại bộ đội Việt Nam, chiếm đóng phi pháp bãi đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa, chủ quyền Việt Nam.

Bà Muộn, mẹ của Phan Văn Sự đang ở trong bệnh viện ở Đà Nẵng chăm chồng. Ông Phan Văn Bé bị bệnh gan. Thấy ác mộng, linh tính của người mẹ biết có chuyện chẳng lành, nhưng bà không nói với chồng, sợ ông lo.

Xúc động lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ Gạc Ma ở Đà Nẵng

(Viettimes 14/03/2021) Cùng với bia của 64 liệt sĩ hy sinh bảo vệ đảo Gạc Ma của Việt Nam, lễ tưởng niệm năm nay còn có mô hình con tàu HQ 604 huyền thoại, đã đưa người tham dự trở lại với ký ức hào hùng của 33 năm về trước.

Ngày 14/3, tại Đà Nẵng, các cựu chiến binh, nguyên là cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 83 Công binh (E83) - Quân chủng Hải quân Việt Nam và Ban liên lạc bộ đội Trường Sa Đà Nẵng đã tổ chức Lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ trong trận chiến giữ đảo Gạc Ma (quần đảo Trường Sa, Việt Nam) cách đây 33 năm.

Chương trình phát thanh RFI ngày 14.03.2021


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 13.03.2021


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 12.03.2021


 

vendredi 12 mars 2021

Lưu Trọng Văn - Nhân quả


Không phải tự dưng báo Thanh Niên đưa hình ảnh của lãnh chúa Sài Gòn Lê Thanh Hải, cùng kiến nghị cử tri Long An cho rằng, với tội lỗi gây ra cho đồng bào Thủ Thiêm thì kỷ luật dành cho ông Hải là quá nhẹ.

Và cũng không phải tự dưng kèm với thông tin ấy, là tin Lê Tấn Hùng - em trai ông Hải - bị khép khung tử hình vì tham nhũng 13 tỉ.

Nếu hình ảnh này chỉ cần xuất hiện cách đây vài năm thôi, thì báo chắc bị thu hồi và tổng biên tập lập tức bị cách chức.

Bông Lau - Khi chính khách Mỹ dê xồm


Tổng Thống Bill Clinton nổi tiếng là “sex predator” tạm dịch là “kẻ săn tìm tình dục”. Nhưng thèm khát về tình dục là bản tính và không vi phạm luật pháp.

Tổng Thống Clinton xém bay mất ghế tổng thống vì tội ém nhẹm chứng cớ (obstruction of justice) và nói láo về mối quan hệ tình dục của ngài với cô em thực tập sinh Monica Lewinsky. Tình dục có thể bị ngụy biện như phải "ấy" mới gọi là tình dục, còn thổi kèn thì vô tư trong sáng. Bởi vậy ngài Tổng Thống mới chối bai bải.

Vào cuối thập niên 90 thì Tổng Thống Clinton lạm dụng chức vụ của mình để gái gú với nhân viên thuộc cấp ngay trong trong Tòa Bạch Ốc không bị tội nặng như bi giờ, vì uy thế của phụ nữ Hoa Kỳ ngày hôm nay rất mạnh.

Đặng Sơn Duân - Biden thừa hưởng công lao « chống Tàu bằng mồm » của Trump và Pompeo


Dạo trước Trump với Pompeo làm gì với Trung Quốc cũng bị chửi. Giờ Biden lên, không nói thẳng thừng nhưng lòng đã xem chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là chân kinh truyền lại, Bộ tứ là kim cương đúng nghĩa mà ra sức phát huy, triển khai cấp tập.

Tháng này, Biden tổ chức thượng đỉnh trực tuyến của Bộ tứ, hai bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng đến Nhật đàm phán 2+2, Bộ trưởng Quốc phòng Austin đến thăm Ấn.

Gầy dựng được như thế, đầu tiên là do thời thế, nhưng cũng là nhờ Pompeo dày công "chống tàu bằng mồm" thuyết khách từ Đông sang Tây mới đại công cáo thành.

jeudi 11 mars 2021

Mục tiêu hàng đầu của Trung Quốc : Biến Biển Đông thành ao nhà


Đăng ngày:


Libération ghi nhận « Tập Cận Bình đặt Trung Quốc vào tư thế chiến đấu ». Trong kỳ họp Quốc Hội, chủ tịch Trung Quốc vừa tự ca ngợi thành tích chống Covid và xóa đói giảm nghèo, vừa nhấn mạnh đến « răn đe chiến lược » và sáng tạo về quân sự, như để thách thức Washington và « phương Tây đang suy tàn ».

Tập Cận Bình đòi hỏi quân đội Trung Quốc sẵn sàng chiến đấu