mercredi 1 juillet 2020

Luật an ninh Hồng Kông, hồi kết của ảo tưởng phương Tây về Trung Quốc

Cảnh sát chống bạo động canh gác người biểu tình tại một trung tâm mua sắm, vào thời điểm Quốc Hội Trung Quốc họp thông qua luật « an ninh quốc gia » Hồng Kông. Ảnh chụp ngày 30/06/2020. © REUTERS/Tyrone Siu
Đăng ngày:


Một năm sau phong trào dân chủ, Bắc Kinh ra luật « bàn tay sắt » với Hồng Kông 

Le Monde lưu ý, theo truyền thống thì ngày 1 tháng Bảy tại Hồng Kông được đánh dấu bằng hai sự kiện riêng biệt : lễ thượng kỳ với diễn văn của trưởng đặc khu, và cuộc tuần hành lớn của người dân vào buổi chiều. Năm 2003, có đến nửa triệu người tham gia cuộc tuần hành để chống lại luật an ninh được dự kiến trong điều 23 Luật căn bản (Hiến pháp) Hồng Kông.

Trước sự chống đối này, Bắc Kinh đã quyết định áp đặt một cách thô bạo. Lần đầu tiên cuộc tuần hành và hai cuộc tập họp khác hôm nay bị cấm, với cái cớ dịch bệnh virus corona.

Virus corona và những tranh cãi khoa học gây bão trên thế giới

Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm tại Bắc Kinh ngày 30/06/2020 sau khi dịch virus corona lại bùng phát ở Trung Quốc. © REUTERS/Thomas Peter
Đăng ngày:

Nguồn gốc con virus corona, hiệu quả của phương thức Raoult, vai trò của nicotine và thanh hao hoa vàng (Artemisia annua). Đó là bốn chủ đề tranh cãi gây chia rẽ trong cộng đồng khoa học, được Les Echos ngày 29/06/2020 tổng hợp. 

1/ Virus corona chủng mới xuất phát từ một phòng thí nghiệm Trung Quốc ?

Liệu con virus được đặt tên là SARS-CoV-2 đã được tạo ra hoặc chọn lọc ra trong phòng thí nghiệm ? Một bài báo ngày 26/01 trên Washington Times đã khuấy động dư luận khi đưa ra giả thiết này. Theo đó các nhà nghiên cứu của Viện vi trùng học Vũ Hán, nơi lưu giữ một số virus thuộc loại nguy hiểm nhất thế giới, đã cố tình chuyển đổi gien một con virus corona có ở loài dơi, để có thể lây nhiễm sang người một cách hiệu quả.

Vụ này còn trở thành vấn đề ngoại giao khi ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hồi đầu tháng Năm khẳng định đang có trong tay « một số  bằng chứng đáng kể » là virus thoát ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán nói trên. Sau đó tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ đánh thuế trừng phạt, cáo buộc Trung Quốc là nguyên nhân vụ « sát nhân hàng loạt trên toàn thế giới ».

Vì sao Trung Quốc sẽ thủ lợi nếu Donald Trump tái đắc cử ?

Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt tay chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề thượng đỉnh G20, Osaka, Nhật Bản ngày 28-29/06/2019. AFP/Brendan Smialowski
Đăng ngày:

Cộng Hòa và Dân Chủ Mỹ đều muốn đối đầu với Trung Quốc

Ông Trump trong bốn năm qua đã liên tục đối địch với Trung Quốc, tố cáo thâm hụt thương mại lớn lao, chỉ trích việc xử lý đại dịch « virus Trung Quốc », cáo buộc Hoa Vi (Huawei) đe dọa an ninh quốc gia. Nhiều lần Donald Trump tuyên bố « Không ai cứng rắn với Trung Quốc như tôi », nói rằng Trung Quốc sẽ làm mọi cách khiến ông thất cử và mô tả đối thủ Joe Biden là một người nhu nhược trước Bắc Kinh. Tuy nhiên cuốn sách gây bão của cựu cố vấn an ninh John Bolton vẽ lên một chân dung ngược lại : một ông Trump muốn Trung Quốc mua nông sản Mỹ để ông có thể tái đắc cử, và làm ngơ trước các trại cải tạo Tân Cương.

Vương Nghĩa Nguy (Wang Yiwei), viện trưởng Viện quan hệ quốc tế của trường đại học Nhân Dân Trung Quốc, cũng cho rằng « đó là ứng cử viên đỡ tệ hại nhất cho Trung Quốc ». Đối với các chuyên gia, rõ ràng là quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington tiếp tục xuống cấp, cho dù ông chủ sắp tới của Nhà Trắng là ai đi nữa. Tín Cường (Xin Qiang), phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu Mỹ của trường đại học Phục Đán ở Thượng Hải, giải thích : « Có một sự đồng thuận chiến lược giữa Cộng Hòa và Dân Chủ về việc Trung Quốc là một địch thủ cần phải kìm hãm lại ».

dimanche 28 juin 2020

Lê Học Lãnh Vân - Sữa học đường xưa và nay



Năm 1962 tụi tui học lớp Năm, lớp Tư (tức lớp 1, lớp 2 bây giờ) tại trường tiểu học Bàn Cờ. Mấy năm đó đi học, tới giờ ra chơi học sinh sắp hàng theo cô giáo đi tới cuối sân trường uống sữa miễn phí.

Góc sân có một cái bàn to, trên bàn để một cái nồi cũng thiệt to đầy sữa. Lớp này theo sau lớp kia, từng lớp theo hàng rất trật tự tiến tới gần bàn. Hai cô bận áo màu trắng, coi giống áo y tá, liền tay múc, đưa, múc, đưa… Uống xong học sinh đi vòng ra phía sau, nơi đặt một chiếc bàn nhỏ hơn, để chiếc ly không trên đó.

Mỗi học sinh bắt buộc uống một ly, bạn nào thèm xin thêm ly nữa! Tui thích vị sữa, thích mùi sữa nên có khi uống ba ly. Đám con nít quẹt miệng không sạch, nhiều đứa còn sót bọt sữa đóng trên mép, coi giống như ria mép màu trắng, đứa này lêu lêu chỉ trỏ đứa kia cười hỉ hả!

Hoàng Hải Vân - Khi chó sống chung với dê



Người ta bảo dê và chó vốn kỵ nhau, dê mà bị chó cắn thì khó mà sống sót. Nhưng điều đó không hẳn đúng. 

Những con dê đầu tiên tôi đưa về đây cùng lúc với hai con chó. Thằng Bim và con Tu-ti biết ngay mấy con dê là người nhà, tuy không thân thiện nhưng cũng không hề gây khó dễ.

Trời sinh con dê có cặp sừng chỉ để cho vui, chẳng bao giờ có thể tấn công được ai, nếu bị tấn công cũng không thể dùng sừng mà tự vệ. Nhưng chúng đâu có nghĩ thế. Đàn dê đi ăn trong vườn, có khi vào sân. Mấy mẹ dê thỉnh thoảng được tôi cho ăn chuối, được một lần ăn quen, lần sau hễ thấy chuối là kéo vào. Chúng vào nhà nghênh ngang chẳng coi mấy con chó có kí lô nào cả, khi không có người chúng còn nhảy luôn lên bàn hất đổ biết bao nhiêu là ly chén.

Huy Đức – Nên sử dụng luật nào cho trường Luật



Ngày 4-10-2019, tôi viết, "Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nên nhắc Chánh Thanh Tra, không chuyển vụ 29 tỉ ở trường Luật sang cơ quan điều tra là che giấu tội phạm". 

Hành vi này, giờ đây, đủ yếu tố để coi là đã "phạm tội hoàn thành". Sai phạm của trường Luật thì rất nhiều, nhưng có những sai phạm thì đã mười mươi "cấu thành tội phạm".

Trong khoảng từ 2014 -2017, Trường Luật bỏ ngoài sổ sách số tiền sinh viên đóng lên tới 29 tỉ; trong đó, có 26,3 tỉ đồng được giữ trong tài khoản cá nhân của Mai Quốc Thu Trang (em con chú bác ruột của Hiệu trưởng lúc đó, Mai Hồng Quỳ). 

Mai Bá Kiếm - Bà cựu hiệu trưởng Đại học Luật TPHCM đứng trên pháp luật ?



BỘ TRƯỞNG PHÙNG XUÂN NHẠ CHƯA CHUYỂN HỒ SƠ THAM Ô 29 TỈ ĐỒNG (XẢY RA TẠI TRƯỜNG ĐH LUẬT TPHCM) SANG CƠ QUAN ĐIỀU TRA THÌ CHƯA YÊN CHUYỆN!

Một số cán bộ, giảng viên Trường Đại học Luật TP.HCM đã truy tìm đủ tài liệu và chứng cứ để "dâng tận tay" chánh thanh tra Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Huy Bằng về việc thủ quỹ Mai Quốc Thu Trang - cháu ruột cựu hiệu trưởng Mai Hồng Quỳ - đã lập tài khoản riêng, bỏ ngoài sổ sách kế toán số tiền hơn 29 tỉ đồng.

Tuy nhiên, tài liệu minh chứng cho hành vi "tham ô tài sản" này đã được đoàn thanh tra của Nguyễn Huy Bằng "tận dụng khai thác" và "vẽ đường cho hươu chạy", nhằm hợp thức hóa số tiền hơn 29 tỉ đồng để ngoài sổ sách kế toán của nhà trường.

samedi 27 juin 2020

Trần Đăng Khoa - Hồ Duy Hải có bằng chứng hoàn toàn vô tội



Vụ án Hồ Duy Hải đến nay đã rõ quá rồi. Chúng ta chỉ còn chờ phán quyết chính thức của một phiên tòa sạch do Ủy ban Tư pháp Quốc hội thành lập, sẽ tiến hành trong thời gian không còn lâu nữa. Tuy nhiên, dư luận xã hội vẫn không hạ nhiệt mà càng ngày càng nóng. 

Những người muốn cứu Hải và cứu cả nền tư pháp của chúng ta, thì đưa ra những bằng chứng không thể bác bỏ về việc Hải vô tội. Những người tàn phá nền tư pháp và tàn phá cả thể chế của chúng ta thì truy bức Hải đến cùng, để giết cho bằng được một người dân không có bằng chứng phạm tội. 

Gần đây nhất là ông Đỗ Văn Đương, nguyên đại biểu Quốc hội, Phó ban Dân nguyện. Ông đã viết đến ba trang gửi Chủ tịch nước để bênh vực ông Nguyễn Hòa Bình, cho là ông đã xử đúng người đúng tội. Bằng cớ là ông đã vào tận nhà tù hỏi Hải và Hải đã nhận tội và còn mong được chết sớm. Ông Đương bảo ông không a dua, không nói theo đám đông

Nguyễn Ngọc Chu - Có bao nhiêu ông Đỗ Văn Đương ?



1. Cổ nhân dạy “không hành động lúc nổi giận”. Đã qua 12 canh giờ mà chưa hết nổi giận. Qua nhiều ngày nữa cũng chưa hết nổi giận. Chừng nào còn một chút lương tâm thì còn nổi giận với những câu hỏi mà ông Đỗ Văn Đương đã hỏi tù nhân Hồ Duy Hải.

2. Trong tư cách đại diện Ủy ban Tư pháp Quốc hội đi giám sát vụ án Hồ Duy Hải, với thời gian hạn hẹp, phải đặt những câu hỏi cốt lõi nhất để từ đó có thể đưa ra kết luận Hồ Duy Hải có bị oan hay không? Thì ông Đổ Văn Đương đã đặt các câu hỏi: 

“Anh có đề nghị chết sớm”?
“Anh thấy cô H, cô V ai đẹp hơn”? 

Trương Châu Hữu Danh - Lòng dạ anh Đương



Cùng đi trại giam gặp Hồ Duy Hải, khi về Bà Lê Thị Nga và ông Đỗ Văn Đương cùng làm báo cáo.

Báo cáo của Bà Lê Thị Nga làm người dân có lòng tin vào Quốc hội, có lòng tin vào một nền tư pháp vốn yếu ớt đang cố gắng tốt hơn lên.

Còn báo cáo của ông Đỗ Văn Đương, hẳn bạn đọc cũng đã tường tận. 

Thượng viện Mỹ thông qua luật để bảo vệ quyền tự trị Hồng Kông

Cảnh sát giải tán người biểu tình tại khu Vượng Giác (Mong Kok) khi họ đang hát những bài hát phản kháng, 12/06/2020.
Đăng ngày:


Luật này còn phải được Hạ viện thông qua và tổng thống Donald Trump chuẩn y mới có hiệu lực. Tuy nhiên cả hai đảng Cộng Hòa lẫn Dân Chủ đều ủng hộ, nhằm tạo thêm áp lực lên Bắc Kinh, ngoài các biện pháp đã được chính quyền đưa ra kể từ khi Trung Quốc loan báo áp đặt luật an ninh quốc gia lên Hồng Kông.

Theo dự luật trên, Washington có thể trừng phạt tất cả các định chế hoặc cá nhân có tham gia cụ thể. Chẳng hạn « các lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc chịu trách nhiệm về việc áp đặt luật an ninh quốc gia lên Hồng Kông », hoặc các đơn vị công an đàn áp người biểu tình ở đặc khu. Đặc biệt các ngân hàng tiến hành « các giao dịch đáng kể » với các định chế và cá nhân trên cũng bị trừng phạt.

Ấn Độ và Trung Quốc ồ ạt đưa quân lên biên giới


Đoàn xe quân đội Ấn Độ trên đường đến Ladakh, Ảnh 18/06/2020. REUTERS - DANISH ISMAIL
Đăng ngày:


Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava tuyên bố : « Đôi bên triển khai quân với số lượng lớn trong khu vực, trong khi vẫn tiếp tục duy trì liên lạc về quân sự và ngoại giao ». Ông Srivastava cũng tố cáo Trung Quốc đã gây ra căng thẳng, và là phía đầu tiên đã đưa đông đảo binh lính lên vùng biên giới, nên Ấn Độ cũng phải triển khai quân.

Hôm 15/06, lính Ấn Độ và Trung Quốc đã xáp chiến tại Ladakh (bắc Ấn Độ) bằng gậy gộc, gạch đá, các cú đấm… làm 20 quân nhân Ấn thiệt mạng. Thiệt hại về phía Trung Quốc không được công bố, Bắc Kinh có thể giấu kín được nhờ kiểm soát internet và nơi giao chiến là địa điểm hẻo lánh. Đây là vụ đụng độ đầu tiên giữa đôi bên kể từ 45 năm qua. Hai nước láng giềng đổ lỗi cho nhau.

Bầu cử tổng thống Mỹ 2020: Đại hội đảng Dân Chủ được tổ chức qua video

Ửng cử viên tổng thống Mỹ Joe Biden thuộc đảng Dân Chủ tại một cuộc vận động tranh cử ở Lancaster (bang Pennsylvania - Hoa Kỳ) ngày 25/06/2020.
Đăng ngày:

Đảng Dân Chủ Mỹ ngày 25/06/2020 đã quyết định là đại hội để chỉ định ông Joe Biden làm ứng cử viên tổng thống chính thức của đảng sẽ diễn ra qua video, không có cuộc tập hợp quy mô nào, do tình hình đại dịch. Ngược lại, đảng Cộng Hòa đã thay đổi địa điểm tổ chức đại hội, để có thể tiếp đón tối đa số người ủng hộ. 

Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet tường trình :

« Đó là hai quan điểm hoàn toàn trái ngược với nhau. Đảng Dân Chủ lo ngại sự lây lan của virus corona sẽ làm giảm hẳn số người tham dự, trong khi đảng Cộng Hòa muốn duy trì một cuộc tập họp quy mô. 

Nguy cơ dịch virus corona tái phát tại Mỹ và châu Âu


Xe cứu thương đậu trước bệnh viện Houston Methodist Hospital ở thành phố Houston, bang Texas (Hoa Kỳ) ngày 22/06/2020. REUTERS - Callaghan O'Hare
Đăng ngày:


Tại tiểu bang Texas của Hoa Kỳ, một trong những tiểu bang dỡ bỏ phong tỏa sớm nhất kể từ ngày 01/05, thống đốc Greg Abbott ngày 25/06/2020 đã quyết định không chuyển sang giai đoạn hai, vì trong ngày đã có thêm gần 6.000 bệnh nhân nhập viện, một kỷ lục mới.

Ông khuyến cáo người dân tôn trọng giãn cách xã hội và mang khẩu trang, tuy việc này không bắt buộc, đồng thời hoãn lại các cuộc giải phẫu không khẩn cấp kể từ hôm nay, để dành chỗ cho bệnh nhân Covid-19.

Tin vắn 16.06.2020



(ACAT)Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa thuộc danh sách nạn nhân tra tấn trong đêm cầu nguyện tại Pháp

Tổ chức công giáo phi chính phủ chống tra tấn và tử hình (ACAT) có trụ sở tại Pháp tổ chức đêm cầu nguyện 26 rạng 27/06/2020 cho những tù nhân lương tâm nhiều quốc tịch (Trung Quốc, Mêhicô, Ai Cập, Congo…). Trong đó có ông Nguyễn Văn Hóa, nhà báo công dân bị bắt ngày 11/01/2017 tại Hà Tĩnh, bị biệt giam và có nguy cơ lãnh đến 7 năm tù, vì đã đăng các video biểu tình chống Formosa xả thải. 

Có nên loại Trung Quốc ra khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới ?

Tham vọng của Trung Quốc đang là mối đe dọa cho thế giới. Ảnh minh họa : Tập Cận Bình phát biểu trong phiên bế mạc Quốc Hội Trung Quốc ngày 28/05/2020. © REUTERS/Tingshu Wang
Đăng ngày:


Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hay Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc : Trung Quốc đã đầu tư vào các định chế quốc tế, nhưng lại vi phạm những quy định của các tổ chức này. Chế độ độc tài ngạo mạn trước đây chủ trương « quyền lực mềm », nay muốn thống trị thế giới, và « lấy thịt đè người » chừng như là nguyên tắc hàng đầu. Vì vậy cần phải lo ngại trước ảnh hưởng chính trị và sức mạnh quân sự ngày càng lớn của Bắc Kinh.

Qua cuộc khủng hoảng dịch tễ và ngoại giao, quan ngại sẵn có về nguy cơ một Trung Quốc thù nghịch và hiếu chiến sẽ thống trị thế giới, quét sạch các nền dân chủ nay càng mạnh mẽ hơn. Cần phải kìm hãm ý đồ đế quốc của Bắc Kinh, chừng nào còn có thể.

Trò lừa đảo của Trung Quốc và sự ngây thơ của phương Tây

vendredi 26 juin 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Không trở lại mô hình « tứ trụ »



1. Tổng bí thư (TBT) đảng không phải là nguyên thủ quốc gia. TBT đảng đi thăm các nước, theo thông lệ, không được đón tiếp trong tư cách nguyên thủ. Bởi thế TBT ĐCS Liên Xô Brejơnev đã kiêm luôn chức Chủ tịch Xô viết Tối cao để thành nguyên thủ. Rồi Trung Quốc cũng theo mà nhập hai chức vào một, nên giờ mới có cách gọi “Chủ tịch Tập”.

Không phải là nguyên thủ, thông thường, TBT đảng không được nguyên thủ các nước mời thăm. TBT Lê Duẩn lúc còn sống rất muốn thăm các nước tư bản chủ nghĩa phát triển để mục kích mà không có cơ hội. Nước tư bản có ý nghĩa nhất mà cố TBT Lê Duẩn đến thăm là Ấn Độ.

Cũng vì không phải là nguyên thủ, mà cố TBT Đỗ Mười đã tạo nên một “dấu ấn” có một không hai trong lịch sử Hội nghị cấp cao của Cộng đồng các nước sử dụng tiếng Pháp tại Hà Nội vào tháng 11/1997. Vốn là trong nghi lễ chính thức mỗi quốc gia chỉ có một chỗ đứng cho nguyên thủ. Thế nhưng TBT Đỗ Mười đã đến đứng vào vị trí của Chủ tịch nước Trần Đức Lương, làm hai ông phải chia nhau một chỗ đứng trước sự ngỡ ngàng lạ lùng của nguyên thủ các nước.

jeudi 25 juin 2020

Trương Châu Hữu Danh - Chấn động: Bưu điện Cầu Voi có… 4 con dao !



Hôm qua, tôi đã tìm được 3 bản nhận dạng của các anh dân phòng - những người cuối cùng nhìn thấy "con dao" trước khi nó bị đốt bỏ.

Vụ án này, nếu con dao này được xác định là con dao gây án thì ngoài hung thủ, ba anh dân phòng là những người được thấy con dao. Ngoài ra, anh Mi Sol - bạn Hồng, cũng có mô tả một con dao ở nhà bếp bưu điện.

Tuy nhiên, 3 con dao mà 3 anh dân phòng vẽ lại, khác hoàn toàn với con dao mà anh Mi Sol nhận dạng. 

Trần Nhật Vy - 136 Hàm Nghi và cách nhìn khác




Tòa nhà 136 Hàm Nghi ban đầu có tên Bureau du Chemin de Fer của Công ty Hỏa xa Đông Dương, do Pháp xây dựng năm 1914. Trước năm 1975, là trụ sở Bộ Giao Thông - Bưu Điện của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Báo chí đang lên tiếng “cứu” tòa nhà 136 Hàm Nghi, quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên là tòa nhà Công ty Hỏa xa Đông Dương, xây dựng cách nay hơn 100 năm. 

Tòa nhà nầy hiện do Tổng công ty Đường sắt và các cổ đông Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn quản trị. Cơ quan đang quản trị tòa nhà xem đây là “nguồn lực của doanh nghiệp” nên đem tòa nhà ra làm vốn để đầu tư!

Theo tôi, cần có cái nhìn khác về công sản đặc biệt là những công sản ở Thành phố Hồ Chí Minh. Sau ngày 30-4-1975, rất nhiều công sản, trong đó có rất nhiều đất đai và nhà cửa ở thủ đô Sài Gòn cũ nay là thành phố Hồ Chí Minh, được giao cho nhiều cơ quan trung ương quản lý. 

Nhà văn Hoàng Quốc Hải - Không thể câm nín mãi trước bất công và phi lý



Từ bữa Tòa án Nhân dân Tối cao xử phiên giám đốc thẩm về vụ án Hồ Duy Hải, đã có quá nhiều người nói về vụ án này. 

Các nhà chuyên môn về pháp luật, từ lập pháp đến hành pháp, từ giới luật sư đến các nhà văn hóa, các nhà khoa học tự nhiên; từ nhà văn, nhà báo, nhà giáo, đến đông đảo công chúng. Tất cả đều bức xúc về phiên tòa xử không đúng luật. Việc kết án không thuyết phục. 

Không phải mọi người nói Hồ Duy Hải có tội hay không có tội; mà vấn đề là ở chỗ bản án được Tòa tối cao xử giám đốc thẩm tuyên tử hình, lại không có bất cứ một vật chứng nào làm bằng cớ, chứng minh cho hành vi gây án của bị án Hồ Duy Hải; thay vào đó dầy đặc những lời cung. Do vậy, bất cứ một người có đầu óc bình thường nào cũng không thể tin được, chứ đừng nói giới luật gia. Nói chung, sự quan tâm của công chúng là tính công minh của luật pháp chứ không thiên vị bị cáo hoặc quan tòa.