samedi 27 juin 2020

Có nên loại Trung Quốc ra khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới ?

Tham vọng của Trung Quốc đang là mối đe dọa cho thế giới. Ảnh minh họa : Tập Cận Bình phát biểu trong phiên bế mạc Quốc Hội Trung Quốc ngày 28/05/2020. © REUTERS/Tingshu Wang
Đăng ngày:


Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hay Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc : Trung Quốc đã đầu tư vào các định chế quốc tế, nhưng lại vi phạm những quy định của các tổ chức này. Chế độ độc tài ngạo mạn trước đây chủ trương « quyền lực mềm », nay muốn thống trị thế giới, và « lấy thịt đè người » chừng như là nguyên tắc hàng đầu. Vì vậy cần phải lo ngại trước ảnh hưởng chính trị và sức mạnh quân sự ngày càng lớn của Bắc Kinh.

Qua cuộc khủng hoảng dịch tễ và ngoại giao, quan ngại sẵn có về nguy cơ một Trung Quốc thù nghịch và hiếu chiến sẽ thống trị thế giới, quét sạch các nền dân chủ nay càng mạnh mẽ hơn. Cần phải kìm hãm ý đồ đế quốc của Bắc Kinh, chừng nào còn có thể.

Trò lừa đảo của Trung Quốc và sự ngây thơ của phương Tây

vendredi 26 juin 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Không trở lại mô hình « tứ trụ »



1. Tổng bí thư (TBT) đảng không phải là nguyên thủ quốc gia. TBT đảng đi thăm các nước, theo thông lệ, không được đón tiếp trong tư cách nguyên thủ. Bởi thế TBT ĐCS Liên Xô Brejơnev đã kiêm luôn chức Chủ tịch Xô viết Tối cao để thành nguyên thủ. Rồi Trung Quốc cũng theo mà nhập hai chức vào một, nên giờ mới có cách gọi “Chủ tịch Tập”.

Không phải là nguyên thủ, thông thường, TBT đảng không được nguyên thủ các nước mời thăm. TBT Lê Duẩn lúc còn sống rất muốn thăm các nước tư bản chủ nghĩa phát triển để mục kích mà không có cơ hội. Nước tư bản có ý nghĩa nhất mà cố TBT Lê Duẩn đến thăm là Ấn Độ.

Cũng vì không phải là nguyên thủ, mà cố TBT Đỗ Mười đã tạo nên một “dấu ấn” có một không hai trong lịch sử Hội nghị cấp cao của Cộng đồng các nước sử dụng tiếng Pháp tại Hà Nội vào tháng 11/1997. Vốn là trong nghi lễ chính thức mỗi quốc gia chỉ có một chỗ đứng cho nguyên thủ. Thế nhưng TBT Đỗ Mười đã đến đứng vào vị trí của Chủ tịch nước Trần Đức Lương, làm hai ông phải chia nhau một chỗ đứng trước sự ngỡ ngàng lạ lùng của nguyên thủ các nước.

jeudi 25 juin 2020

Trương Châu Hữu Danh - Chấn động: Bưu điện Cầu Voi có… 4 con dao !



Hôm qua, tôi đã tìm được 3 bản nhận dạng của các anh dân phòng - những người cuối cùng nhìn thấy "con dao" trước khi nó bị đốt bỏ.

Vụ án này, nếu con dao này được xác định là con dao gây án thì ngoài hung thủ, ba anh dân phòng là những người được thấy con dao. Ngoài ra, anh Mi Sol - bạn Hồng, cũng có mô tả một con dao ở nhà bếp bưu điện.

Tuy nhiên, 3 con dao mà 3 anh dân phòng vẽ lại, khác hoàn toàn với con dao mà anh Mi Sol nhận dạng. 

Trần Nhật Vy - 136 Hàm Nghi và cách nhìn khác




Tòa nhà 136 Hàm Nghi ban đầu có tên Bureau du Chemin de Fer của Công ty Hỏa xa Đông Dương, do Pháp xây dựng năm 1914. Trước năm 1975, là trụ sở Bộ Giao Thông - Bưu Điện của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Báo chí đang lên tiếng “cứu” tòa nhà 136 Hàm Nghi, quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên là tòa nhà Công ty Hỏa xa Đông Dương, xây dựng cách nay hơn 100 năm. 

Tòa nhà nầy hiện do Tổng công ty Đường sắt và các cổ đông Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn quản trị. Cơ quan đang quản trị tòa nhà xem đây là “nguồn lực của doanh nghiệp” nên đem tòa nhà ra làm vốn để đầu tư!

Theo tôi, cần có cái nhìn khác về công sản đặc biệt là những công sản ở Thành phố Hồ Chí Minh. Sau ngày 30-4-1975, rất nhiều công sản, trong đó có rất nhiều đất đai và nhà cửa ở thủ đô Sài Gòn cũ nay là thành phố Hồ Chí Minh, được giao cho nhiều cơ quan trung ương quản lý. 

Nhà văn Hoàng Quốc Hải - Không thể câm nín mãi trước bất công và phi lý



Từ bữa Tòa án Nhân dân Tối cao xử phiên giám đốc thẩm về vụ án Hồ Duy Hải, đã có quá nhiều người nói về vụ án này. 

Các nhà chuyên môn về pháp luật, từ lập pháp đến hành pháp, từ giới luật sư đến các nhà văn hóa, các nhà khoa học tự nhiên; từ nhà văn, nhà báo, nhà giáo, đến đông đảo công chúng. Tất cả đều bức xúc về phiên tòa xử không đúng luật. Việc kết án không thuyết phục. 

Không phải mọi người nói Hồ Duy Hải có tội hay không có tội; mà vấn đề là ở chỗ bản án được Tòa tối cao xử giám đốc thẩm tuyên tử hình, lại không có bất cứ một vật chứng nào làm bằng cớ, chứng minh cho hành vi gây án của bị án Hồ Duy Hải; thay vào đó dầy đặc những lời cung. Do vậy, bất cứ một người có đầu óc bình thường nào cũng không thể tin được, chứ đừng nói giới luật gia. Nói chung, sự quan tâm của công chúng là tính công minh của luật pháp chứ không thiên vị bị cáo hoặc quan tòa. 

Lê Nguyễn Hương Trà - Liên tục gây rúng động về những vụ bắt bớ!



Sáng nay (24/6) công an Hà Nội và công an tỉnh Hòa Bình đã bắt giữ chị Cấn Thị Thêu và hai con trai Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư; ngoài ra bà Nguyễn Thị Tâm (Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước” theo điều 117 BLHS.

Trong sự kiện thảm khốc Đồng Tâm 9/1, đây là những người đầu tiên đưa lên Facebook, cung cấp nhiều thông tin về vụ việc. Ngay cả các viên chức của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng tiếp xúc với Trịnh Bá Phương để trao đổi về cuộc bố ráp, tập kích Đồng Tâm!

Nguyễn Ngọc Chu - Giật mình nhớ lại tuổi thơ



1. Hồi còn bé, khi thấy ca ngợi Lênin, Stalin vĩ đại, cứ lo quẩn quanh lúc họ mất thì lấy ai thay thế? Lại thấy một nhà thơ nổi tiếng như Tố Hữu mà còn khóc Stalin đến thảm thiết thì càng tin vào vai trò không thay thế của các lãnh đạo:

“Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao 

Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ông đã... làm sao, mất rồi! 

mercredi 24 juin 2020

Trung Quốc cảnh báo nguy cơ xung đột trên biển với Hoa Kỳ


Ảnh tư liệu: Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan trong một lần đi qua vùng Biển Đông. @wikimedia/ U.S. Navy photo
Đăng ngày:


Nhân dịp giới thiệu một báo cáo về sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực, Ngô Sĩ Tồn cho biết Mỹ đã triển khai 375.000 quân nhân và 60% số chiến hạm tại Ấn Độ-Thái Bình Dương. Ba hàng không mẫu hạm đã được Washington gởi đến khu vực này. Trong suốt tám năm dưới thời Barack Obama, Hải quân Mỹ chỉ tiến hành 4 hoạt động bảo vệ tự do hàng hải, trong khi con số này trong nhiệm kỳ đầu của ông Donald Trump đã là 22.

Theo Ngô Sĩ Tồn, nếu có sự cố về quân sự, binh lính hai bên nổ súng sẽ là thảm họa cho quan hệ song phương. Đôi bên « cần phải tăng cường thông tin để tránh những hiểu lầm và tính toán sai lạc », qua việc tái lập các cuộc họp quân sự cấp cao, mở một đường dây điện thoại trực tiếp và tiến hành tập trận chung. Cũng theo báo cáo, Trung Quốc không coi Hoa Kỳ là đối thủ tiềm năng, và « không muốn có một cuộc chiến tranh lạnh hoặc nóng với Mỹ ». 

Virus corona : Trên 100.000 người chết ở châu Mỹ Latinh và Caribê


Bãi biển Ipanema tại Rio de Janeiro, Brazil giữa lúc dịch virus corona hoành hành dữ dội, ngày 21/06/2020. REUTERS/Ricardo Moraes
Đăng ngày:


Tại Brazil, quốc gia có số tử vong vì virus corona thứ hai thế giới chỉ sau Hoa Kỳ, tình hình vẫn đáng báo động, với số người chết đã vượt quá 50.000. Tuy vậy các thống đốc và thị trưởng những thành phố lớn tiếp tục nới lỏng giãn cách xã hội. Tuần trước, thành phố Rio de Janeiro có số ca dương tính tăng 52%, và giới chuyên gia tỏ ra bi quan.

Từ Rio de Janeiro, thông tín viên Sarah Cozzolino cho biết thêm chi tiết :

Kim Jong Un ngưng kế hoạch quân sự nhắm vào Hàn Quốc

Ảnh tư liệu: Kim Jong Un thăm một nghĩa trang quân đội gần Bình Nhưỡng nhân kỷ niệm 64 năm kết thúc chiến tranh Triều Tiên, ngày 27/07/2017. © REUTERS - KCNA
Đăng ngày:


Theo KCNA, ông Kim Jong Un đã chủ trì một cuộc họp Quân ủy trung ương, và đã có quyết định như trên. Hãng tin nhà nước Bắc Triều Tiên không có giải thích nào về sự thay đổi chiến lược này.

AFP dẫn nhận định của giáo sư Leif-Eric Easley, trường đại học Ewha ở Seoul : « Có lẽ ông Kim làm như vậy vì hy vọng sẽ có được sự nhượng bộ từ bên ngoài, hoặc vì quân đội Bắc Triều Tiên cần thêm thời gian chuẩn bị trước khi có hành động khiêu khích ». Một điều chắc chắn là Bình Nhưỡng, vốn sở hữu vũ khí nguyên tử, không hề ngưng đe dọa Hàn Quốc.

Virus corona : Pháp tiếp tục giảm, Anh lo xảy ra đợt dịch thứ hai

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thăm nơi sản xuất của tập đoàn Sanofi ngày 16/06/2020.
Phát thanh ngày 24.06.2020 nhưng không đăng trên web




Ở Pháp, trong 24 giờ qua đã có 57 người chết vì virus corona, nâng tổng số tử vong lên 29.720 người. Cho đến hôm qua 23/06/2020 vẫn còn 9.491 bệnh nhân Covid-19 nằm viện, nhưng số bệnh nặng phải thở máy tiếp tục giảm, tập trung tại bốn vùng chính (Ile de France, Grand-Est, Provence-Alpes-Côte d'Azur, Hauts-de-France). 

Tại Anh, nhiều bác sĩ hàng đầu hôm nay 24/06/2020 trong một lá thư ngỏ đã cảnh báo nguy cơ một đợt dịch thứ hai rất có thể xảy ra. Trong khi hôm qua thủ tướng Boris Johnson loan báo các quán rượu (pub), nhà hàng và khách sạn có thể mở cửa lại từ ngày 04/07 tới. Giãn cách xã hội từ hai mét được giảm xuống còn một mét.

Về mặt kinh tế, cơ quan IHS Markit ghi nhận lãnh vực tư nhân ở khu vực đồng euro đã khởi sắc trở lại trong tháng Sáu, với việc dỡ bỏ phong tỏa.

Tin vắn 24.06.2020


"Vườn tượng" Tưởng Gi ới Thạch tại Đào Viên, Đài Loan. Ảnh chụp ngày 17/06/2020.

(Reuters) – Đài Loan : 200 tượng Tưởng Giới Thạch bị dời khỏi nơi công cộng

Khoảng 200 bức tượng của nhà lãnh đạo độc đoán Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai Shek) đã được tập trung về công viên Đào Viên (Taoyuan) bao quanh khu lăng mộ của ông ở phía bắc Đài Loan. 

Được ca ngợi là người hùng chống cộng, đặc biệt tại Hoa Kỳ, hiện có khoảng 1.000 bức tượng của Tưởng Giới Thạch đặt rải rác tại Đài Loan. Tuy nhiên ngày càng hãnh diện vì chế độ dân chủ hiện nay, nhiều người dân Đài Loan chỉ trích việc ông đã bỏ tù và sát hại các đối thủ. 

Trung Quốc, nguồn gốc tất cả mọi xung đột ở châu Á-Thái Bình Dương

Người biểu tình ở New Delhi ngày 22/06/2020 đốt ảnh ông Tập Cận Bình và hàng Trung Quốc, kêu gọi dùng hàng Ấn Độ. © REUTERS/Adnan Abidi
Đăng ngày:


Liên quan đến châu Á, trong bài « Chiến lược của Bắc Kinh trong căng thẳng tại châu Á-Thái Bình Dương », thông tín viên Simon Leplâtre của Le Monde nhận định, trong lúc các vụ đụng độ liên tục xảy ra trong khu vực, các nước láng giềng của Trung Quốc cố gắng giảm bị lệ thuộc.

Trung Quốc : Chiếc mặt nạ đã rơi !

Viện trưởng Viện Quan hệ Quốc tế thuộc trường đại học Thanh Hoa, ông Diêm Học Thông (Yan Xuetong) khi chủ trì « World Peace Forum » ở Bắc Kinh hôm 16/06/2020 đã tuyên bố : « Sẽ không còn lãnh đạo toàn cầu trong những thập niên tới, vai trò của các tổ chức quốc tế giảm sút, trật tự thế giới sẽ là một trật tự xấu ». Nhận định này cách xa cả ngàn dặm so với « cộng đồng nhân loại cùng chung vận mệnh » của Tập Cận Bình, trong khi ông Diêm là một trong những nhà tư tưởng chính của ngành ngoại giao Trung Quốc.

dimanche 21 juin 2020

Ngô Thị Kim Cúc - Qua sông Bến Hải, ra Hà Nội làm báo



Phụ Nữ Việt Nam là tuần báo, "Tiếng nói của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam", tờ báo tôi làm việc từ giữa năm 1976, khi hai chính phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và "hợp nhất". "Hợp nhất" là từ dùng của thời điểm đó, tới nay thì ý nghĩa của từ này đã được hiểu theo cách mở rộng hơn nhiều rồi.

Lúc chuẩn bị giải thể cấp khu, thủ trưởng Hội Văn nghệ Giải phóng Khu Trung Trung bộ, nhà văn Nguyễn Chí Trung đã gợi ý cho tôi: Nếu muốn viết cho sâu sát, sâu sắc về đất nước lúc này thì hãy vào thanh niên xung phong, lên tây nguyên, thâm nhập thực tế cuộc sống…

Các nhà văn trẻ hơn trong cơ quan không nghĩ như anh. Anh Hoàng Hỡi (nhà thơ người dân tộc Tày, bí thư chi đoàn), và anh Nguyễn Khắc Phục bảo tôi: -Cúc đừng có nghe lời anh Trung. 

Nguyên tổng biên tập Nam Đồng : Làm báo phải tử tế


Nguyên tổng biên tập Nam Đồng trong một chuyến công tác.

(VNN 21/06/2020) Mười hai năm về nghỉ hưu, vui với quán cơm Nụ cười mà ông và vợ quản lý 3/6 quán. Khi được hỏi về chuyện nghề, nguyên Tổng biên tập báo Pháp luật TPHCM Nam Đồng lại hào hứng nhớ từng chi tiết.

Từ tờ báo « mặt đường » sang tờ báo trong hẻm sâu

Là một trong những người sáng lập, làm việc 20 năm với báo Tuổi trẻ, rồi 12 năm làm Tổng biên tập (TBT) báo Pháp luật TP.HCM, câu chuyện về nghề đối với ông Nam Đồng dường như kể hoài không hết. Nhưng dấu ấn, thăng trầm nhiều nhất phải kể đến 12 năm ông làm Tổng biên tập.

Ông Đồng chia sẻ: “Khi được phân công làm TBT báo Pháp luật TP.HCM vào năm 1996, bạn bè đùa là tôi đang từ mặt tiền lại vô hẻm sâu. Lúc đó tôi đang là Phó TBT báo Tuổi Trẻ. Còn tờ Pháp luật TP.HCM là tuần báo, gần như sắp phá sản, phát hành chỉ 3-4 ngàn bản.

Tuấn Khanh - Báo chí đảng & báo chí người Việt



Cũng cần có lúc, các nhà nghiên cứu về lịch sử nên đặt lại câu hỏi, vì sao ngày 21-6 hàng năm, được gọi là ngày Báo chí Việt Nam, chứ không phải gọi đúng tên là ngày báo chí của đảng Cộng sản Việt Nam? 

Dĩ nhiên, việc xét lại này, cần dựa trên lòng tự trọng và sự tử tế của trí thức Việt Nam có suy nghĩ tự do, không tư tưởng nô lệ đảng phái nào.

Theo những gì mà tư liệu của nhà nước hiện nay đưa ra, ngày 21-6-1925 là ngày mà ông Lý Thụy (tức Hồ Chí Minh) cho ra đời tờ Thanh Niên, một tờ báo có nội dung cho phong trào kháng Pháp. Nhưng quan trọng hơn, tờ báo này còn nhằm tạo ảnh hưởng cho khuynh hướng chủ nghĩa cộng sản và phong trào cách mạng của ông Lý Thụy – một bí danh được đặt từ Trung Quốc.

Nguyễn Thông - Ngày 21 tháng 6, bần thần nhớ cụ Huỳnh



Theo những gì tôi đã được dạy hồi đi học, cụ Huỳnh Thúc Kháng là cây đại thụ, một nhân cách lớn, nổi tiếng về tài năng, đức độ và lòng yêu nước trong đời sống xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20. 

Cụ Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947), tự Giới Sanh, hiệu Mính Viên (vườn chè) đôi khi bị viết nhầm thành Minh Viên, là một chí sĩ yêu nước nổi tiếng. Cụ từng giữ chức Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ thời thuộc Pháp, Bộ trưởng Nội vụ, quyền Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 

Cụ Huỳnh quê làng Thạnh Bình, tổng Tiên Giang Thượng, huyện Tân Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước), tỉnh Quảng Nam. Năm 1900, đậu Giải nguyên kỳ thi Hương năm Canh Tý 1900, được xưng tụng là một trong Ngũ Phụng Tề Phi của xứ Quảng xưa. Năm Giáp Thìn 1904, cụ đỗ Hội nguyên Hoàng giáp (tức Tiến sĩ thủ khoa).

Mạnh Kim - Ai “đầu cơ” tin vịt và để làm gì?



Với một số người, chẳng có chuyện thích hay không thích ông Trump, ủng hộ hay chống đối phong trào Black Lives Matter, vấn đề chỉ là kiếm được tiền, rất nhiều tiền. 

So với cách câu view từ tin tức liên quan giới người mẫu và showbiz luôn được xem là thảm họa của truyền thông, thì kiếm sống bằng fake news tỏ ra bất lương gấp nhiều lần. Ngoài những kẻ kiếm sống bằng tin giả, có thể có những người cũng khai thác tin vịt cho mục đích khác… 

Không chỉ đầu độc thông tin và tạo ra cuộc khủng hoảng hỗn loạn không có điểm dừng trong làng truyền thông, fake news còn đang gây xáo trộn xã hội ở mức độ nguy hiểm chưa từng có. Nó tạo ra hận thù và gây chia rẽ ngày càng khủng khiếp. Nguồn gốc vấn đề có thể xuất phát từ hiện tượng thích ông Trump, nhưng những kẻ sản xuất fake news mới là thủ phạm mang lại tai họa khi chúng khai thác tối đa tâm lý đám đông, lợi dụng “ông Trump” như một “món hàng thông tin” để bán ra “thị trường pro-Trump” và rung đùi hốt bạc. 

Thủ tướng Ấn Độ cảnh cáo Trung Quốc, chuẩn bị trả đũa kinh tế

Một sinh viên Ấn Độ với biểu ngữ kêu gọi tẩy chay Trung Quốc trong một cuộc biểu tình phản đối Bắc Kinh tại Ahmedabad, Ấn Độ, ngày 18/06/2020. REUTERS - Amit Dave
Đăng ngày:

Thủ tướng Narendra Modi hôm 19/06/2020 khẳng định Ấn Độ « bị tổn thương và phẫn nộ » sau vụ đụng độ đẫm máu ở biên giới với quân Trung Quốc, cảnh báo rằng quân đội Ấn Độ được toàn quyền đáp trả mọi hành động bạo lực. New Delhi cũng chuẩn bị trả đũa Bắc Kinh. 

Theo Time of India hôm nay 20/06/2020, Ấn Độ đã điều các chiến đấu cơ đến các căn cứ không quân đối diện với Trung Quốc, đồng thời huy động thêm các chiến hạm đến ngoài khơi vùng vịnh Bengal. Các trực thăng tấn công Apache, trực thăng vận tải nặng Chihook có thể đưa pháo và binh lính lên vùng cao, đang được đưa đến vùng biên giới Ladakh. (đoạn này bị bỏ sót trên trang web RFI).


Ông Modi đã mời lãnh đạo các đảng đối lập để thảo luận về tình hình, sau khi Trung Quốc thả 10 quân nhân Ấn Độ bị bắt trong vụ đụng độ. Có 20 quân nhân Ấn thiệt mạng và 18 bị thương, còn Trung Quốc không cho biết thiệt hại, nhưng theo báo chí Ấn Độ thì có ít nhất 40 lính Trung Quốc bị chết hoặc bị thương nặng. Chính phủ Ấn tố cáo một « hành động đã được dự mưu » của Trung Quốc.

Bình Nhưỡng chuẩn bị thả hàng loạt truyền đơn sang trả đũa Seoul

Những chai nhựa đựng gạo và khẩu trang mà nhóm người Bắc Triều Tiên đào thoát sẽ gởi ra miền Bắc. Ảnh chụp tại Seoul ngày 18/06/2020. REUTERS - Kim Hong-Ji
Đăng ngày:


Tờ báo nhà nước Bắc Triều Tiên Rodong Sinmun đăng hình những tờ truyền đơn với ảnh tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In bị bôi đầy những tàn thuốc và mẩu thuốc lá, hoặc với những bình luận mỉa mai.

Bình Nhưỡng vô cùng tức giận trước những truyền đơn do người Bắc Triều Tiên đào thoát gởi sang biên giới, chỉ trích chế độ Bình Nhưỡng về vi phạm nhân quyền cũng như tham vọng nguyên tử. Những truyền đơn này được cột vào các quả bóng, hoặc cho vào chai cùng với gạo và khẩu trang để thả sang vùng biển biên giới.