mardi 15 octobre 2019

Lý Đợi - Một tình thế mới của kiểm duyệt



Phim “Ròm” của Trần Thanh Huy (nghệ danh trước đây: Trần Dũng Thanh Huy) vừa được xướng tên ở hạng mục New Currents tại Liên hoan phim Busan 2019 cùng với phim “Haifa Street” của Mohanad Hayal, do hai nước Iraq/Qatar đồng sản xuất. Đây là hạng mục danh giá bậc nhất của Liên hoan Phim (LHP) Busan.

Điểm chung của hai phim này là cùng nói chuyện đường phố, với những trần trụi, khốc liệt và phi lý.

Như vậy là sau hơn 20 năm của LHP Busan, một phim Việt mới có cơ hội bước lên bục cao nhất, trong tình thế… rất éo le.

Hoàng Linh - 16:30 Ròm



Vì sao là 16 giờ 30?


Vì đó là giờ xổ số, những con số quyết định sinh mệnh của hàng trăm ngàn người nghèo lao vào cuộc đỏ đen. Ròm và những đứa trẻ từ bãi rác bắt đầu chạy đua với thời gian và với chính đồng bọn để bán vé dò.

Bộ phim chỉ có hơn 16 phút nhưng đã lột tả nhịp sống khắc nghiệt của những người cần lao, bấp bênh bên bờ mơ ước đổi đời bằng sự may rủi.

Nguyễn Mỹ Khanh - Ngày hôm qua



1.Chiều hôm qua sếp tôi duyệt hai tập đầu của phim tài liệu "STARTUP". Trong phần tựa phim, đạo diễn cho xuất hiện bản đồ Việt Nam như hình tôi post dưới đây, chỉ vài giây thôi mà sếp bắt tua đi tua lại nhiều lần, căng mắt ra coi có thấy Trường Sa, Hoàng Sa không?

Đạo diễn trả lời là có, vì anh và họa sĩ đồ họa rất ý thức chuyện này. Nhưng sếp nói, các quần đảo tô màu xanh đang bị các chùm chấm xanh kỹ xảo trùng màu che mất, phải sửa lại, phải cho hai quần đảo này hiện ra rõ ràng.

Đạo diễn méo mặt, vì cứ đụng vào 3D Effect là sửa và render mất 6 ngày, trong khi lịch phát sóng dí sát nút. Mà đã sửa kỹ xảo thì cả ê-kíp hậu kỳ phải chỉnh, render, xuất file lại, khá mất thời gian, nhưng phải làm thôi. Mặc dù chỉ vài giây thoáng qua ở tựa phim nhưng phải cho thấy rõ hai quần đảo này không chỉ là trách nhiệm nghề nghiệp mà còn là trách nhiệm công dân.

Mai Quốc Ấn - “Mấy giây Hồng Ngát”



Dù thừa nhận sai sót trong kiểm duyệt phim “Everest: Người tuyết bé nhỏ” nhưng bà Nguyễn Thị Hồng Ngát - thành viên Hội đồng thẩm định quốc gia (về phim ảnh) lại cho rằng: “Có mấy giây thôi, mọi người cứ làm quá lên.”

Mấy giây... Là 2 giây hay 9 giây? Trong mấy giây thì người ta đã phá biết bao kỷ lục thế giới? Nếu 343,2m/giây là tốc độ của vận tốc âm thanh thì mấy giây đó với vũ khí siêu thanh vận tốc gấp 15 lần vận tốc âm thanh; kẻ thù đã có thể làm được rất nhiều thứ. Và chính quyền Trung Quốc với cái vỏ “16 vàng, 4 tốt” chưa bao giờ là bạn thực sự!

Mấy giây thừa nhận đường lưỡi bò trong một bộ phim thương mại cũng có thể là mấy giây cân nhắc thu hồi bộ phim “Ròm” đã đạt giải điện ảnh Busan. Dẫu đạt giải điện ảnh trong một cuộc Liên hoan phim uy tín thì “Ròm” vẫn bị ra quyết định thu hồi vì nó quá thực, quá đời về những lát cắt phận người ở Việt Nam. 

Ngô Nhân Dụng - Quân Việt Nam Cộng Hòa cũng không dự trận Normandie!




Người Syria và người Kurd di tản, chạy trốn khỏi cuộc tấn công của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vào các khu vực do người Kurd kiểm soát ở phía Đông Bắc Syria hôm 11 Tháng Mười, 2019, tại thị trấn Tal Abyad, Syria. (Hình: Delil Souleiman/AFP via Getty Images)

(Người Việt 11/10/2019) Các chính phủ Nixon và Ford rút quân rồi ngưng viện trợ từ năm 1973 đến 1975, bỏ mặc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu cho đến khi kiệt lực. Người Việt miền Nam cay đắng mãi, tự hỏi tại sao bạn đồng minh bỏ rơi mình tàn nhẫn như vậy?

Bây giờ, có thể đoán được lý do tại sao, chút đỉnh!

Trước hết, người Mỹ vẫn nói một quốc gia không có bè bạn, chỉ có quyền lợi. Khi hai nước cùng chung một kẻ thù thì có thể hợp tác với nhau, vì quyền lợi chung. Người Việt mình thì quen gọi như thế là “đồng minh.”

Từ năm 1954, nhiều người Việt ở miền Nam nghĩ chế độ Cộng Hòa của mình là “đồng minh” của nước Mỹ. Bởi vì nước Mỹ lúc đó đang tìm cách chống Trung Cộng, không cho bành trướng khắp vùng Đông Nam Á; trong khi dân miền Nam thì chống Việt Cộng, một đảng Cộng Sản đàn em giúp Trung Cộng theo đuổi cùng mục đích đó. Thế thì hai nước là đồng minh chớ còn là chi nữa?

Ngô Nhân Dụng - Donald Trump bỏ rơi dân Kurd !




Các chiến binh, thương binh và dân người Kurd ở Bắc Syria biểu tình trước văn phòng Liên Hiệp Quốc để phản đối đe dọa tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ hôm 8 Tháng Mười, 2019. (Hình: Delil Souleiman/AFP via Getty Images)
(Người Việt 08/10/2019) Tổng Thống Donald Trump tính toán việc bang giao theo lối một người làm thương mại. Các vị chủ khách sạn và chủ sòng bài thường nghĩ rằng người nào làm ăn với mình chỉ nghĩ đến mối lợi cho chính họ. Việc nào có lợi thì làm, không thì bỏ. Tại sao mình phải nghĩ theo cách khác?

Ông Trump đã áp dụng quy tắc này trong quyết định rút quân khỏi miền Bắc xứ Syria.

Đêm Chủ Nhựt, ông Trump tuyên bố ra lệnh rút quân Mỹ ra khỏi vùng biên giới Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều đại biểu Quốc Hội Mỹ phản đối. Họ lo số mệnh dân quân người Kurd ở đó sẽ phó mặc ông tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ định đoạt.

Mà nước Mỹ có duyên nợ lâu đời với dân Kurd; bỏ rơi họ thì tàn nhẫn quá!

lundi 14 octobre 2019

Trump bỏ rơi người Kurdistan : Các đồng minh đều lo sợ

Các xe tăng M-60 của Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào thành phố Tukhar (Manbij, miền bắc Syria) ngày 14/10/2019.
Cùng bạn đọc thân thương,

Chân thành cảm ơn các bạn vẫn tiếp tục theo dõi trong thời gian Thụy My nghỉ phép. Nhiều sự kiện đã trôi qua…Thụy My sẽ cố gắng chắt lọc trên blog trong thời gian tới.

Quý mến
 


Thổ Nhĩ Kỳ tấn công vào lực lượng Kurdistan ở miền bắc Syria, hưu chiến thương mại Mỹ-Trung, báo chí Pháp bị hớ trong vụ Dupont de Ligonnès, đó là các hồ sơ chính của báo chí Paris hôm nay 14/10/2019.
Cộng đồng quốc tế bất lực

Trong bài xã luận mang tựa đề « Bất lực », Libération ghi nhận : Pháp đe dọa ngưng giao vũ khí, Donald Trump bóp nghẹt kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ, bà Angela Merkel kêu gọi ngưng chiến…nhưng ông Recep Tayyip Erdogan lại quyết tâm hơn bao giờ hết. 

Tại sao ông ta phải sợ, khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã chứng tỏ sự bất lực - không thể thông qua nghị quyết mà chỉ là một bản tuyên bố ? Và sau khi khuyến cáo Erdogan ngưng các hoạt động quân sự, bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ lại loan báo rút đi 1.000 quân…

dimanche 22 septembre 2019

Ngô Nhân Dụng - Tổng Thống Trump phải trả đũa Iran


Hôm 17 Tháng Chín, lãnh tụ tối cao Iran tuyên bố sẽ “không có cuộc đàm phán nào với Hoa Kỳ ở bất kỳ cấp độ nào.” Do đó, Tổng Thống Trump phải trả đũa Iran. Trong hình, bức hình Lãnh Đạo Tối Cao Iran là Giáo Chủ Ayatollah Ali Khamenei (trái) và cựu Lãnh Đạo Tối Cao Iran Ayatollah Ruhollah Khomeini (phải) trên tường ở thủ đô Tehran, Iran, hôm 7 Tháng Chín, 2019. (Hình: Atta Kenare/AFP/Getty Images)

(Người Việt 20/09/2019) Iran chủ mưu vụ tấn công vào mấy nhà máy lọc dầu của Ả Rập Saudi để thử coi nước Mỹ sẽ phản ứng thế nào.

Nước Mỹ có thể làm một châm ngôn nổi tiếng của Tổng Thống Teddy Roosevelt: “Miệng nói nhẹ nhàng nhưng tay cầm một cây gậy thật lớn” (Speak softly and carry a big stick). Tổng Thống Donald Trump hiện đang theo cách khác: Nói rất mạnh nhưng không muốn chiến tranh.

Nhưng ông Trump sẽ phải đổi. Nếu không, các nước Ả Rập theo Hồi Giáo Sun Ni với những mỏ dầu lửa mênh mang sẽ nghĩ rằng thời kỳ dựa vào sự bảo vệ của Mỹ đang chấm dứt; từ nay mạnh ai nấy lo.

samedi 21 septembre 2019

Bùi Chí Vinh - Lật tẩy con ngáo ộp Biển Đông


Bùi Chí Vinh : Thằng Cảnh Sảng của Bộ Ngoại giao Tàu Cộng dám nói ngược ngạo là "Việt Nam xâm lược Bãi Tư Chính" của chúng. ĐM, đúng là miệng lưỡi đổi trắng thay đen của một con ngáo ộp Biển Đông chưa biết trời cao đất dày là gì. Bọn tay sai trong nước im lặng chứ thơ không hề im lặng...

LT TY CON NGÁO P BIN ĐÔNG 

Con ngáo p bt đu nhát ma
V
i s ph ha ca bn cõng rn cn gà nhà tung hng:
Rng nn kinh tế Ba Tàu sp s 1 hành tinh
R
ng siêu cường M hin n nn cht đng
R
ng Nht Bn lún sình vì sóng thn, đng đt, ht nhân
R
ng ch nghĩa Đi Hán đang lên ngôi lng lng

Xin ngã mũ chào s lên ngôi t cung hng
T
h thng truyn hình truyn thông quc doanh mc đng phc người mù”
T
nước bt văng ra sau by ln un lưỡi
Nh
n chìm hai qun đo Hoàng Sa, Trường Sa xung đa ngc âm u 

Tin tặc, vận động hành lang : Trung Quốc lũng đoạn chính trường Úc


Thông tín viên của Le Monde ở Sydney cho biết « Trung Quốc tấn công vào Quốc hội Úc bằng tin tặc và vận động hành lang ». 

Theo tiết lộ của hãng tin Reuters hôm 16/9, dẫn ra năm nguồn thạo tin, thì cơ quan tình báo Úc nhận định Trung Quốc là thủ phạm các vụ tấn công tin học vào Quốc hội và ba đảng chính của Úc. Hồi tháng Hai Canberra đã nhìn nhận hệ thống vi tính của Quốc hội Úc có bị xâm nhập, có lẽ là từ một chính phủ nước ngoài, nhưng không nêu tên. Báo cáo của tình báo Úc khuyến cáo nên giữ bí mật để không ảnh hưởng đến quan hệ với Bắc Kinh, đối tác thương mại hàng đầu của Úc.

Hoạt động gián điệp hay nhằm gây ảnh hưởng ? Hervé Lemahieu, giám đốc chương trình Quyền lực và ngoại giao châu Á của Lowy Institute ở Sydney cho rằng các biện pháp tương tự của gián điệp có thể được khai thác để lũng đoạn chính trị. 

Nguyễn Quang Duy - Cách mạng Việt Nam: Cấp tiến chống Bảo thủ


Bạn đọc nhận xét “biết người, biết ta” nên không thể hy vọng vào thay đổi chính trị tại Việt Nam. Quả đúng nếu xem “ta” chỉ gồm vài tổ chức đấu tranh èo uột, chia năm xẻ bảy, chẳng ai phục ai, còn cộng sản nắm quân đội, công an, nhân lực, tài lực đất nước.

Nhưng nếu biết “ta” gồm những người cấp tiến muốn thay đổi chính trị, muốn hướng đến tự do, còn “người” là thành phần bảo thủ kềm hãm thay đổi thì rõ ràng một cuộc cách mạng cấp tiến đang diễn ra tại Việt Nam.

Bài viết này giúp trả lời hai câu hỏi của bạn đọc J. Trần:

(1) Ai là người đi tiên phuông (tiên phong cách mạng)?

(2) Vũ khí nào tốt nhất để đi tiên phuông (tiên phong cách mạng)?

jeudi 19 septembre 2019

Các nước châu Âu quyết tâm hiện diện thường xuyên tại Biển Đông

Hộ tống hạm Courbet của Pháp ghé Việt Nam hồi tháng 4/2017, trong khuôn khổ "chiến dịch" Jeanne d’Arc.

« Việc gởi chiến hạm đến các vùng biển tranh chấp mang lại cho các chính phủ châu Âu thêm nhiều ảnh hưởng trong quan hệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc trên các vấn đề địa chính trị thiết thân ».

Nhật báo South China Morning Post xuất bản tại Hồng Kông dẫn lời các nhà phân tích nhận định, trong lúc căng thẳng đang tăng lên trong khu vực, các cường quốc châu Âu như Anh, Pháp, Đức rất muốn chứng tỏ họ không phải là các đối tác thương mại thụ động.

Châu Âu nay phải chọn phe

Các nước lớn châu Âu tìm cách nâng cao vị thế tại châu Á-Thái Bình Dương. Theo các nhà phân tích, những cuộc tuần tra vì tự do hàng hải và các tuyên bố quan ngại về sự gia tăng căng thẳng ở Biển Đông cho thấy ý muốn duy trì sự hiện diện thường xuyên trong khu vực của các quốc gia này.

Ông Frans-Paul Van Der Putten, nhà nghiên cứu thuộc Viện Clingendael, một think tank độc lập ở Hà Lan nhận xét : « Cho đến cách đây vài năm, các nước châu Âu thường chỉ thích đóng vai trò thứ yếu trong an ninh khu vực vùng Đông Á. Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, họ thấy rằng cần phải khẩn trương tham gia ».

Nguyễn Trung - Hãy làm cho cả nước là một chiến tuyến thống nhất


Hãy làm cho cả nước là một chiến tuyến thống nhất bảo vệ tổ quốc!

Hãy làm cho cả nước dốc lòng xây dựng đất nước sớm giầu mạnh!

           Mấy tháng nay cả thế giới lo lắng theo dõi: Chỉ cần một phát súng  định mệnh nổ ra trên Biển Đông – dù vô tình, hay vì chủ ý, do bất kể nguyên nhân gì, từ phía nào… (vì phải tự vệ, hay do khiêu khích…) – trong những đợt quần rượt, xua đuổi nhau, giữa một bên là các lực lượng bảo vệ bờ biển của Việt Nam xua đuổi những kẻ xâm phạm đến từ phía Trung Quốc, và một bên là các lực lượng hải quân và cảnh sát biển Trung Quốc hộ tống tầu hải dương địa chất 8 và tầu cần cẩu khủng Lam Kình liên tục mấy tháng nay ngang nhiên tiến hành những hành động chỉ có thể đặt tên là xâm lược – nhiều lúc xảy ra tại những điểm rất sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam – có khi chỉ cách đường cơ sở của Việt Nam 11 hải lý, và cách đảo Lý Sơn 30 hải lý (vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có chiều rộng là 200 hải lý tính từ đường cơ sở)…

           Giới nghiên cứu quân sự của NATO, EU.., hoặc của những tổ chức có tên tuổi như RAND Corporation, Học viện Hải quân (Mỹ)… cho rằng phía TQ rất cần một tia thuốc súng như thế cháy lên ở Biển Đông, để có cớ cho họ chủ động ráng cho lực lượng bảo vệ biển của Việt Nam đòn chí mạng, và xúc tiến luôn thể một số việc đã rồi khác! Trung Quốc đang theo đuổi đến cùng mục tiêu này! V.v…

mercredi 18 septembre 2019

Bùi Chí Vinh - Đất nước của ma quỷ


Đt nước toàn đ gi
S
ng trên quê hương như không phi ca mình
N
ếu là tht, sao chính quyn không chiến đu
Sao gi
c đến nhà vn ngm ming làm thinh?

Sao gic đến nhà, đàn bà vn đng đnh thi trang
Đàn ông vn kinh doanh trên bàn nhu
Con n
ít biết chi th cùng lúc vi chơi game
Đ
t nước đóng kch phn hoa như nói lá

Ngô Nhân Dụng - Iran khủng bố để hòa đàm?


Tướng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ Kenneth F. McKenzie Jr. (thứ bảy, trái) xem vũ khí Iran bị lực lượng Saudi bắt giữ từ phiến quân Huthi của Yemen, trong chuyến thăm căn cứ quân sự ở al-Kharj ở miền Trung Ả Rập Saudi hôm 18 Tháng Bảy, 2019. (Hình: Fayez Nureldine/AFP/Getty Images)

(Người Việt 17/09/2019) Nước Mỹ đang bị lôi vào một cuộc tranh chấp giữa hai giáo phái Hồi Giáo: Sun Ni và Shi A ở vùng Trung Đông.

Từ đầu thế kỷ trước, Mỹ vẫn ủng hộ vương triều Á Rập Saudi, theo phái Sun Ni, trong cuộc tranh chấp giữa nước này và Iran, nước dẫn đầu khối tín đồ phái Shi A. Hiện hai nước Hồi Giáo lớn ở Trung Đông đang cạnh tranh nhau trên nhiều mặt trận.

Tại Syria, Iran ủng hộ chính quyền Assad (thuộc thiểu số Shi A ở nước này) trong khi Saudi giúp các nhóm Sun Ni chống đối. Tại Lebanon, Iran nuôi dưỡng lực lượng Hezbollah theo phái Shi A, còn Saudi giúp chính quyền cùng phái Sun Ni. Tại Iraq nơi đa số dân theo phái Shi A, cả hai nước cùng công nhận chính quyền do Mỹ lập nên nhưng Iran hỗ trợ những nhóm dân quân Shi A ngoài chính quyền.

Các nhà tranh đấu Hồng Kông điều trần trước Quốc hội Mỹ

Hoàng Chi Phong điều trần tại Quốc hội Mỹ ngày 17/09/2019.

Các nhà lãnh đạo trẻ tuổi của phong trào dân chủ Hồng Kông hôm qua 17/09/2019 trong cuộc điều trần trước một ủy ban lưỡng đảng phụ trách xem xét tình hình nhân quyền ở Trung Quốc, đã kêu gọi Quốc hội Mỹ gây áp lực với Bắc Kinh.

Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), Hà Vận Thi (Denise Ho) và các nhà đấu tranh khác khẳng định nếu dân chủ ở Hồng Kông bị đàn áp, sẽ khuyến khích Trung Quốc áp đặt các « giá trị cộng sản » lên những nơi khác trên thế giới.

Hoàng Chi Phong nhấn mạnh : « Bắc Kinh không thể thủ lợi trên mọi mặt, vừa được hưởng uy tín kinh tế của Hồng Kông trên thế giới, lại vừa tiêu diệt bản sắc xã hội và chính trị của chúng tôi ». Nhà hoạt động 22 tuổi cảnh báo Tập Cận Bình có thể ra tay cứng rắn trước thời điểm kỷ niệm 70 năm thành lập chế độ cộng sản Trung Quốc. 

Trump bổ nhiệm nhà đàm phán con tin O’Brien thay John Bolton

Đặc phái viên Robert O'Brien (P) cùng với tổng thống và phó tổng thống Mỹ ngày 06/03/2019 đón tiếp Danny Burch, một kỹ sư dầu khí bị bắt cóc ở Yemen năm 2017.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm nay 18/09/2019 đã chọn lựa ông Robert O’Brien, nhà đàm phán về các vụ bắt con tin, cho chức vụ cố vấn an ninh quốc gia thay ông John Bolton.

Vị luật sư ở Los Angeles, hiện là đặc phái viên của tổng thống trong các vụ thương lượng nhằm trả tự do cho các con tin, có kinh nghiệm lâu năm trong ngành ngoại giao. Ông Trump viết trên Twitter : « Tôi đã làm việc nhiều với Robert, ông ấy sẽ làm rất tốt nhiệm vụ ». Thông báo của Donald Trump được đưa ra trong lúc đang đi vận động gây quỹ tranh cử ở California.

Robert O’Brien từng là cố vấn ngoại giao của nhiều ứng cử viên tổng thống thuộc đảng Cộng Hòa, và từng giữ nhiều chức vụ ở bộ Ngoại giao, đặc biệt còn là đại sứ dự khuyết của Mỹ tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 2005. Ông là một trong năm khuôn mặt được Donald Trump cân nhắc cho chức vụ không cần phải được Thượng viện phê chuẩn. 

Tin vắn 18.09.2019


Tội phạm Trung Quốc bị Philippines bắt tối 17/09/2019.
(AFP) – Philippines bắt thêm trên 300 nghi can Trung Quốc

Cơ quan nhập cư Philippines tối 17/09/2019 thông báo bắt giữ 324 người Trung Quốc tại 8 khách sạn ở thành phố Puerto Princesa trên đảo Palawan. Những người này đều không có giấy tờ, bị bắt quả tang khi có những hành vi bất hợp pháp trên internet và sắp bị trục xuất. 

Tuần trước Philippines khi truy tìm 4 tội phạm lừa đảo 100 triệu nhân dân tệ (12,7 triệu euro) người Trung Quốc đã bất ngờ bắt được tổng cộng 273 nghi can. Làn sóng khách du lịch và công nhân Trung Quốc đã ào đến Philippines sau khi tổng thống Rodrigo Duterte xích gần lại với Bắc Kinh, nhưng chính quyền Manila nghi ngờ nhiều người Trung Quốc làm việc cá cược bất hợp pháp trên mạng.

Rohingya : Aung San Suu Kyi trong tầm ngắm của Liên Hiệp Quốc

Bà Aung San Suu Kyi trong lễ khai trương Trung tâm Phát minh Sáng chế Rangoon, Miến Điện, ngày 17/07/2019.

Liệu bà Aung San Suu Kyi có phải chịu trách nhiệm về các tội ác đối với người Rohingya ? Các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc hôm 17/09/2019 khẳng định vai trò của bà, vốn là người đứng đầu chính phủ trên thực tế, là một vấn đề đang được để ngỏ.

Sáu trăm ngàn người Rohingya sống tại Miến Điện đang bị đe dọa diệt chủng, và Liên Hiệp Quốc cảnh báo các quan chức dân sự không còn có thể trốn tránh trách nhiệm. Từ Genève, thông tín viên Jérémie Lanche gởi về bài tường trình :

« Chỉ trong vòng một năm, danh sách những người bị nghi ngờ là tội phạm chiến tranh, tội phạm chống nhân loại, tội phạm diệt chủng đã nhanh chóng tăng lên. Trong báo cáo gần đây nhất của ủy ban có tên của sáu người, nhưng hôm nay đã lên đến cả trăm. Liên Hiệp Quốc tố cáo quân đội và các tướng lãnh, nhưng mối nghi ngờ ngày càng đè nặng lên bà Aung San Suu Kyi.

Tổng thống Pháp thăm Ý để lật sang chương mới trong quan hệ

Thủ tướng Ý Giuseppe Conte (T) trao đổi với tổng thống Pháp Emmanuel Macro trong hội nghị thượng đỉnh không chính thức Liên hiệp Châu Âu, Bruxelles, ngày 24/06/2019.

Lật sang một trang mới, làm hòa dịu mối quan hệ luôn căng thẳng trong những tháng gần đây, đó là mục tiêu chuyến công du Roma hôm nay 18/09/2019 của tổng thống Pháp Emmanuel Macron. 

Ông Macron trước hết được tổng thống Sergio Mattarella tiếp đón, cùng cập nhật hiệp ước Quirinal về hợp tác về chính trị, kỹ nghệ và văn hóa giữa Pháp và Ý. Sau đó tổng thống Pháp sẽ ăn tối với thủ tướng Ý Giuseppe Conte, để bàn về các vấn đề kinh tế và di dân. 

Thông tín viên Anastasia Becchio tại Roma cho biết, từ sau khi bộ trưởng Nội vụ cực hữu Matteo Salvini ra đi, bối cảnh đã thuận lợi hơn rất nhiều.