Đông đảo người biểu tình bao vây trụ sở cảnh sát Hồng Kông ngày 21/06/2019. |
Hồng Kông, tình hình căng thẳng giữa Mỹ và Iran,
thắng lợi của phe đối lập trong cuộc đua giành chức thị trưởng Istanbul ở
Thổ Nhĩ Kỳ, đợt nóng gay gắt tại Pháp trong tuần này là những chủ đề
được báo chí Paris chú ý nhất hôm 24/06/2019. Tác giả Nicolas Baverez
trên trang Ý kiến của Le Figaro viết về « Thách thức từ Hồng Kông đối với Trung Quốc ».
Dưới
áp lực của Tập Cận Bình, chính quyền Hồng Kông dưới sự lãnh đạo của
khuôn mặt đầy tham vọng Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) đã chuẩn bị dự
luật cho dẫn độ sang Trung Quốc, vi phạm thỏa thuận ngày 19/12/1984 khi
Luân Đôn trao trả cho Bắc Kinh. Sự siết chặt này diễn ra sau một loạt
biện pháp nhằm khống chế Hồng Kông từ năm 2012 đến nay. Có thể kể :
truyền thông bị buộc vào khuôn khổ, hạn chế tự do ngôn luận, cấm một
đảng đòi độc lập, bỏ tù các thủ lãnh « Cách mạng Dù » năm 2014, bắt cóc năm chủ nhà xuất bản năm 2015, doanh nhân Tiêu Kiến Hoa (Xiao Jianhua) mất tích bí ẩn năm 2017.
Dự
luật này là giọt nước làm tràn ly, gây ra các cuộc biểu tình khổng lồ,
mà ấn tượng nhất là hôm 16/6 với 2 trên 7,4 triệu dân xuống đường. Từ
khi trao trả, chưa bao giờ Hồng Kông có một cuộc khủng hoảng với tầm cỡ
như thế. Và nhất là chưa bao giờ Bắc Kinh lại phải nhượng bộ như vậy,
trong khi đảng Cộng Sản vẫn nhất định độc quyền lãnh đạo, lo sợ mọi dạng
thức đòi tự do sẽ lây lan sang Hoa lục.
Tác giả cho rằng không
nên coi nhẹ việc Tập Cận Bình tỏ ra thận trọng, không muốn sử dụng bạo
lực. Sự lùi bước của Bắc Kinh là một biểu tượng mạnh mẽ, có thể làm
phương hại đến hình ảnh hoàng đế đỏ đầy quyền lực của chủ tịch Trung
Quốc.