lundi 24 décembre 2018

Tuyên phong 117 thánh tử đạo Việt Nam, sự kiện lịch sử cách đây 30 năm

Các linh mục đồng tế trong thánh lễ ở Giáo xứ Việt Nam tại Paris, kỷ niệm 30 năm phong thánh cho 117 thánh tử đạo Việt Nam, ngày 17/11/2018. Ảnh François Nguyễn Ngọc Huy


Lần đầu tiên những bài thánh ca bằng tiếng Việt được xướng lên tại quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican, trước 30.000 người dự thánh lễ trong đó có trên 8.000 giáo dân Việt Nam đến từ nhiều nước trên thế giới. Đó là ngày 19 tháng Sáu năm 1988, cách đây đúng 30 năm, ngày 117 vị Chân phước tử đạo Việt Nam được Giáo hội Công giáo La Mã phong thánh. Đây là sự kiện chưa có tiền lệ trong lịch sử 2.000 năm của Giáo hội.

Trong số 117 thánh tử đạo Việt Nam, có 11 vị gốc Tây Ban Nha là giám mục và linh mục dòng Đa Minh ; 10 vị gốc Pháp là giám mục và linh mục thuộc Hội Thừa sai Paris ; 96 thánh tử đạo người Việt gồm 37 linh mục và 59 giáo dân. Các vị này đã bị sát hại trong khoảng thời gian từ 1745 đến 1862, vào thời chúa Trịnh Doanh, Trịnh Sâm, đời vua Cảnh Thịnh, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức ; nhiều nhất là dưới thời Minh Mạng và Tự Đức. 

Trả lời RFI Việt ngữ, Đức ông Giuse Mai Đức Vinh, nguyên giám đốc giáo xứ Việt Nam tại Paris cho biết Vatican chưa bao giờ có việc phong một lần 117 vị thánh như vậy. Ở Đại Hàn, Trung Hoa, Nhật Bản, Lào có phong thánh tập thể nhưng số lượng ít hơn. Ngày xưa giáo hội La Mã cũng từng bị bách hại một thời gian rất dài, nhưng số tuyên phong tập thể có danh tính đàng hoàng vẫn không bằng Giáo Hội Việt Nam. 

James Mattis



(Les Echos 24/12/2018) - Được bổ nhiệm làm người đứng đầu một quân đội lớn nhất thế giới, sau bốn mươi phút trao đổi với ông Donald Trump, và nhất là nổi tiếng với biệt danh được đặt cho là « Mad Dog » (Chó Điên) – mà ông rất ghét – bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vừa thực hiện điều mà ông đã nói : « Nếu tôi nghĩ rằng người ta đòi hỏi tôi một điều gì đó vô đạo đức, ngay hôm sau tôi sẽ quay về câu cá ở bên kia sông Columbia ».

Rút quân khỏi Syria, bỏ rơi những người Kurdistan đã từng chiến đấu để đè bẹp quân khủng bố IS (tổ chức Nhà nước Hồi giáo), đối với vị tướng thủy quân lục chiến – binh chủng mà ông đã phục vụ trong 44 năm trời – không hề phù hợp với giá trị đạo đức của một « người lính – thầy tu » như ông.

samedi 22 décembre 2018

Ngô Nhân Dụng - Mattis bỏ Trump



Bộ Trưởng Quốc Phòng Jim Mattis (trái) và Tổng Thống Donald Trump. (Hình: Win McNamee/Getty Images)

(Người Việt 21/12/2018) Mỗi lần chỉ số thị trường chứng khoán lên cao, Tổng Thống Donald Trump thường nêu ra như một thành tích lãnh đạo của ông. Tuần qua ông Trump không nói gì cả. Chỉ số Dow Jones mất 1,665 điểm, tụt 6.8%. S&P 500 mất 12% từ đầu tháng.

Nasdaq mất 8.3 % trong tuần, và tụt 22% kể từ lúc lên cao nhất vào Tháng Tám năm ngoái. Trong ngày Thứ Sáu, có hơn 12 tỉ cổ phiếu đổi chủ trên các thị trường ở Mỹ, con số cao nhất từ hai năm qua.

Nguyễn Hữu Nghĩa - Qua mặt không thèm bóp kèn



Chắc bạn nghe quen với thành ngữ này? Khi lái xe, muốn qua mặt xe khác phải bóp còi là hành vi lịch sự và đúng luật chứ sao? 

Quả vậy, nhưng đó là bên Tây và theo luật giao thông Việt Nam thời trước (bây giờ ra sao tôi không biết và cũng không có ý tìm hiểu). Chẳng những phải bóp kèn mà lại phải bóp hai lần, lần đầu để xin phép qua mặt và lần sau là để cảm ơn, khi qua mặt xong. 

Mấy ông tây bà đầm thật lịch sự dễ thương; nhưng luật giao thông ở Canada và Mỹ không đòi hỏi như vậy. Ai có thói quen bóp còi nên cẩn thận. Thiên hạ bên này (trừ Québec) không thích tiếng còi.

Trương Nhân Tuấn - Rút khỏi Syria, Trump tặng Trung Đông cho Nga



Ngoại trưởng Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran tại Genève,18/12/2018. Mỹ rút quân khỏi Syria là món quà cuối năm đáng giá cho bộ ba này.

Chính trị "nước lớn" quả thật là "khó lường". Nhưng thái độ của nguyên thủ một nước lớn không thể "vô lường". Lệnh của ông Trump "đơn phương" rút quân khỏi Syrie không chỉ làm thế giới phương Tây "chưng hửng", mà ngay cả Bộ trưởng Bộ Quốc phòng J. Mattis cũng bất mãn từ chức. Rõ ràng Mỹ đã "giao" khu vực này cho Nga. 

Điều người ta đặt nghi vấn là Mỹ đã đạt được mục tiêu gì ? Được Nga nhượng bộ cho quyền lợi nào trong hồ sơ "Syrie" ? Nói là để "giữ lời hứa" lúc ra tranh cử, nhưng phe chủ trương bỏ Syrie không hề đại diện cho quyền lợi chiến lược của Mỹ trong khu vực. 

vendredi 21 décembre 2018

Trump rút quân khỏi Syria : « Nước Mỹ (và tái đắc cử) trước hết ! »

Lính Mỹ quan sát trận địa trong một cuộc hành quân hỗn hợp tại Manbij, Syria, ngày 01/11/2018.

Sự kiện tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định triệt thoái ra khỏi Syria là trung tâm chú ý của tất cả các báo Pháp ra hôm nay 21/12/2018. 

Le Figaro chạy tựa « Syria : Việc Mỹ rút quân mở đường cho Thổ Nhĩ Kỳ » : ông Erdogan nay tha hồ mở chiến dịch mới tấn công vào người Kurdistan.Đối với Le Monde, việc « Trump tự ý áp đặt rút quân » sẽ làm đảo lộn tương quan lực lượng trong khu vực. « Syria, một nền hòa bình kỳ lạ » - đó là tựa đề bài xã luận của La Croix. Nhận định rằng « Trump đã hất hủi người Kurdistan », Libération đăng ảnh tổng thống Mỹ ở trang nhất, với dòng tựa ngắn gọn đầy bực tức « Kẻ bỏ rơi bạn bè ». 

Donald Trump bỏ rơi đồng minh, gây nguy hiểm cho thế giới

Mở đầu bài xã luận mang tên « Nguy hiểm », Libération nhắc lại tuyên bốcủa Donald Trump « Chúng ta đã chiến thắng tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS, Daech) tại Syria » và cho rằng phải đặc biệt xuẩn ngốc mới viết như thế trên Twitter, mạng xã hội mà ông Trump vẫn tung hoành. 

jeudi 20 décembre 2018

Tại sao ngư lôi Trung Cộng dạt vào biển Phú Yên?



Hình ảnh chiếc ngư lôi mắc vào lưới ngư dân Phú Yên sáng 18 Tháng Mười Hai, 2018. (Hình: Trí Thức Trẻ)

(Người Việt 19/12/2018)Tạp chí “Máy Móc Phổ Thông” (Popular Mechanics) đã phân tích nguồn gốc chiếc vỏ ngư lôi dạt vào bờ biển Phú Yên hôm Thứ Ba, 18 Tháng Mười Hai vừa qua.

Chiếc ngư lôi dài 6.8 mét, đuôi có một cặp chong chóng quay ngược chiều để giữ thăng bằng. Đây là cách thông thường khi chế tạo ngư lôi ngày nay. Đằng sau các chong chóng có lỗ cho dây liên lạc nhận lệnh từ tàu ngầm chỉ huy.

Mai Quốc Ấn - Cần gọi đúng tên kẻ thù



Khi viết bài KHI TỈNH DẬY KHÔNG NHÌN THẤY BIỂN, lòng tôi đau lắm. Cảm giác bồn chồn, bứt rứt của những ngư dân bị đưa đi định cư... trên núi để nhường đất cho các dự án, tôi cảm nhận rất rõ.
 
Nhưng ra biển thì sao ?

Ra khơi mà gặp "tàu lạ", nhẹ thì bị tịch thu ngư cụ, tịch thu hải sản đánh bắt được. Nặng hơn thì tịch thu thuyền, giam người đòi tiền chuộc. Nặng nữa thì những cú tông vuông góc thân tàu không còn mạng để trở về...

Nguyễn Tiến Tường - Nghìn năm hắc ám


Ngư lôi Trung Quốc phát hiện trên bờ biển Phú Yên. Ảnh: Tuổi Trẻ

Cuối cùng thì “vật thể lạ” tại bờ biển Phú Yên cũng được thông tin trên báo chí đích xác là ngư lôi của Trung Quốc. Vị trí ngư dân trục vớt cách bờ biển chỉ 4 km, tức là rất sâu trong lãnh hải (12 km từ đường cơ sở) của Việt Nam. Theo các chuyên gia quân sự, phạm vi hoạt động của ngư lôi chỉ tầm 40-50 km, tức là “vật chủ” phóng ngư lôi nằm đâu đó rất sâu trong vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam. Chúng ta đã không phát hiện được cả vật chủ lẫn ngư lôi

Điều đó có nghĩa là một phép thử khác của người Trung Quốc đã phát huy tác dụng. Tại vì theo các chuyên gia, đây là một ngư lôi tập bắn. Kể cả tập bắn ngư lôi, họ vẫn hướng cái đầu đạn ấy về phía chúng ta, và chọn vị trí phên dậu của chúng ta. Nên nhớ, trước đó ngư dân Quảng Bình cũng vớt được một “vật thể lạ” khác được cho là thiết bị thăm dò. 

Mạnh Kim - Lạ gì mà lạ !



Việc Trung Quốc rải mìn và cài ngư lôi khắp Biển Đông đã diễn ra từ nhiều năm nay. Trong ấn bản Naval War College Review (Spring 2012, Vol. 65, No. 2), chuyên gia quân sự Mỹ Scott C. Truver đã cảnh báo điều này. 

Truver đã nhắc lại trong một phiên điều trần trước Ủy ban xem xét an ninh-kinh tế Mỹ-Trung, rằng: “Gần đây chúng tôi đã hoàn tất cuộc nghiên cứu sau khi đọc hơn 1.000 bài viết bằng tiếng Hoa trong hai năm liên quan hải chiến thủy lôi. Ba điều quan trọng nhất mà chúng tôi rút ra là: 1/ Trung Quốc có một kho thủy lôi khổng lồ…; 2/ Trung Quốc sẽ dựa chủ yếu vào mìn sát thương, đối với bất kỳ tình huống nào liên quan “bối cảnh Đài Loan”; 3/ Nếu Trung Quốc có khả năng sử dụng mìn (và chúng tôi nghĩ họ hoàn toàn có thể), điều đó sẽ gây cản trở nghiêm trọng đối với các chiến dịch (của Mỹ)…”. 

Ngô Nhân Dụng - Trận chiến Mỹ-Trung trên các con chip



(NgườiViệt 18/12/2018) Trong cuộc gặp gỡ giữa hai ông Donald Trump và Tập Cận Bình đầu Tháng Mười Hai ở Buenos Aires, Argentina, hai ông đồng ý xuống thang cuộc chiến tranh mậu dịch. Trong số các điều tổng thống Mỹ và chủ tịch Trung Quốc cam kết có một chuyện khá nhỏ: Bắc Kinh sẽ không ngăn cản vụ công ty Qualcomm của Mỹ mua công ty NXP của Hòa Lan nữa.

Tại sao hai ông phải bàn về một chuyện mua bán giữa hai công ty như vậy? Vì Qualcomm là một nhà chế tạo đứng hàng đầu về làm những con “chip” điện tử tối tân nhất; mà hai phần ba số thu nhập của công ty này là do bán “chip” cho các công ty điện tử, viễn thông, cho Trung Quốc. Hồi đầu năm, chính phủ Trump đã ngăn không cho một công ty Singapore mua Qualcomm, vì sợ những bí mật kỹ thuật của Qualcomm sẽ lọt vào tay người nước ngoài.

mercredi 19 décembre 2018

Bị khởi tố, Quỹ Trump chấp nhận giải thể

Tổng thống Donald Trump trao một ngân phiếu từ quỹ của ông cho một hội từ thiện ngày 30/06/2016.

Quỹ của ông Donald Trump hôm 18/12/2018 đã chấp nhận giải thể dưới sự giám sát của tư pháp. Đây là chiến thắng của các công tố viên New York, đã khởi tố vụ này hồi tháng Sáu, cáo buộc tổng thống Mỹ sử dụng cho chi tiêu cá nhân thay vì làm từ thiện. 

Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet tường trình :

« Công tố viên Barbara Underwood tuyên bố : « Đó là một chiến thắng quan trọng cho Nhà nước pháp quyền, chứng tỏ rằng các quy định được áp dụng cho tất cả mọi người ». Bà cho biết đã phát hiện « một kiểu hoạt động gây sốc, nhất là sự phối hợp bất hợp pháp với chiến dịch tranh cử tổng thống của Donald Trump, và các vụ cố ý tiết lộ thông tin, lặp đi lặp lại ».

YÊU SÁCH TÁM ĐIỂM NĂM 2019 CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM



Kính gửi:

      -     Ban lãnh đạo Nhà nước Việt Nam (Ông/Bà Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam)

Đồng kính gửi:

     -    Toàn thể nhân dân Việt Nam và người Việt sống ở nước ngoài

     -    Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc

     -    Các cơ quan ngoại giao quốc tế tại Việt Nam

Kính thưa quý vị,

Một trăm năm trước, năm 1919, một bản “Yêu sách của dân tộc An Nam” (Revendications du Peuple Annamite) do một nhóm người Việt Nam yêu nước soạn thảo và ký tên là Nguyễn Ái Quấc được gửi đến Hội nghị các nước thắng trận trong thế chiến thứ nhất (1914-1918), họp tại cung điện Versailles, Paris, Pháp.

Bản yêu sách gồm tám điểm sau:

Lo ngại Trung Quốc, Đức siết chặt đầu tư nước ngoài

Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 10/12/2018.

Chính phủ Đức hôm nay 19/12/2018 đã siết chặt hơn việc kiểm soát vốn đầu tư từ các nước ngoài châu Âu trong những lãnh vực chiến lược, vào thời điểm Trung Quốc ngày càng tỏ ra thèm muốn những ngành kỹ nghệ mũi nhọn của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Nghị định do chính phủ của bà Angela Merkel ban hành giảm ngưỡng vốn đầu tư nước ngoài mà Berlin có thể mở điều tra, từ 25% xuống còn 10%, tại các lãnh vực được đánh giá là nhạy cảm như quốc phòng, viễn thông, khí đốt, điện, nước, truyền thông. 

Cuba : Hiến pháp bỏ hôn nhân đồng giới sau khi lấy ý kiến người dân

Mariela Castro (áo xanh, giữa), con gái cựu chủ tịch Cuba Raul Castro, tham gia một cuộc tuần hành của người đồng giới tại La Habana, ngày 12/05/2018.

Chính quyền Cuba hôm qua 18/12/2018 cho biết sẽ không ghi vào Hiến pháp mới điều khoản sửa đổi nhằm cho phép hôn nhân đồng giới, do đại đa số người dân đã phản đối khi được tham vấn. 

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp định nghĩa hôn nhân là sự kết hợp « giữa hai người », thay thế cho định nghĩa cũ trong Hiến pháp năm 1976 là « giữa một người nam và một người nữ ». Hồi tháng Chín, chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel đã tuyên bố ủng hộ hôn nhân giữa hai người đồng giới tính.

Trung Quốc bắt thêm một công dân Canada thứ ba

Công an canh gác bên ngoài đại sứ quán Canada tại Bắc Kinh, 12/12/2018.

Tờ National Post xuất bản tại Toronto hôm nay 19/12/2018 dẫn nguồn tin từ bộ Ngoại giao Canada cho biết, một công dân Canada thứ ba đã bị Trung Quốc bắt giữ.

Trước đó hai người Canada là nhà cựu ngoại giao Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor đã bị bắt tại Trung Quốc, sau khi bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou), giám đốc tài chính Hoa Vi (Huawei) và là con của nhà sáng lập tập đoàn Hoa Vi bị bắt ngày 01/12/2018 ở Vancouver theo yêu cầu của Mỹ.

Tin tặc nghi là Trung Quốc xâm nhập mạng lưới ngoại giao châu Âu


Tin tặc nghi là từ Trung Quốc đã xâm nhập mạng lưới liên lạc ngoại giao của Liên hiệp Châu Âu ít nhất trong ba năm, đánh cắp hàng ngàn bức điện ngoại giao phản ánh mối quan ngại của châu Âu trước chính sách của tổng thống Donald Trump, những khó khăn khi làm việc với Nga, Trung Quốc, hay nguy cơ Iran lại tái khởi động chương trình nguyên tử. Vụ tấn công tin học quy mô này được New York Times tiết lộ tối qua 18/12/2018.

Tờ báo Mỹ được công ty an ninh mạng Area 1 cung cấp trên 1.100 bức điện ngoại giao, sau khi phát hiện vụ xâm nhập. Các nhà điều tra của Area 1 tin rằng các tin tặc này do quân đội Trung Quốc tuyển dụng. 

Áo Vàng chưa dứt, đến lượt cảnh sát Pháp đình công

Cảnh sát cơ động được triển khai tại một cuộc biểu tình sinh viên ở Paris ngày 18/12/2018.

Cuộc khủng hoảng « Áo Vàng » chưa chấm dứt, nhưng bộ Nội vụ Pháp đã phải đối mặt với một mặt trận mới. Đến lượt cảnh sát đòi hỏi phải được bù đắp công sức sau những đợt huy động hàng loạt đối phó với biểu tình. Bộ trưởng Nội vụ Christophe Castaner sáng nay 18/12/2018 tiếp tục đối thoại với ba nghiệp đoàn cảnh sát.

Cuộc thương lượng với ba nghiệp đoàn Alliance, Unité-SGP-FO và Unsa-Police kéo dài ba tiếng đồng hồ tối qua được tạm ngưng để tìm trung gian hòa giải. Hôm nay khởi đầu phong trào « Đóng cửa các đồn cảnh sát » do Alliance khởi xướng, kêu gọi « tất cả cảnh sát trên toàn nước Pháp chỉ xuất phát khi có các cuộc gọi khẩn cấp ».

Tin vắn 19.12.2018


Giám mục Zhuang Jianjian

(AFP)Trung Quốc : Một giám mục bị người của giáo hội « chính thức » thay thế

Một vị giám mục trung thành với Roma ở thành phố Sán Đầu (Shantou) Quảng Đông là  Zhuang Jianjian đã phải nhường chỗ cho một giám mục khác do Bắc Kinh và Tòa Thánh cùng công nhận. Trước đó giám mục Vincent Guo Xijin của "giáo hội ngầm" cũng phải xuống làm chức phó cho người của "Giáo hội Công giáo Yêu nước" Trung Quốc.

Thông tin do báo chí Hoa lục đưa ra hôm nay 19/12/2018 cho thấy thêm một dấu hiệu mới chứng tỏ Trung Quốc và Vatican đang xích lại gần nhau hơn.

YÊU CẦU CẢI THIỆN CHẾ ĐỘ GIAM GIỮ PHẠM NHÂN



          Kính gửi: Thủ tướng chính phủ

                 Theo pháp luật Việt Nam, người phạm tội hình sự gồm rất nhiều thành phần: Những người bất đồng chính kiến, yêu cầu thực hiện dân chủ (phần lớn là các trí thức): những kẻ cướp của giết người: những kẻ đâm thuê, chém mướn: những kẻ lừa đảo chiếm đoạt tài sản người khác: những kẻ tham nhũng: những kẻ cố ý làm trái: lại có người vô ý gây chết người…họ mang rất nhiều tội danh khác nhau.

       Nhà nước đã ban hành nhiều quy định pháp luật để giam giữ từng loại phạm nhân một cách thích hợp, như: