Khi Vũ nhôm bị bắt, nhiều nhà báo và không ít facebooker,
blogger ăn không ngon ngủ không yên. Dính với Vũ nhôm còn có không ít các “nhà
hoạt động dân chủ”.
Ngoài việc “nuôi” một số quan chức có quyền lực, Vũ
nhôm còn “nuôi” một số nhà báo trong các cơ quan báo chí chính thống và
một số “nhà hoạt động dân chủ” có số má trên mạng xã hội.
Hôm qua, Báo Pháp
luật TPHCM đưa tin, một cô giáo dạy lớp lá trường mầm non xỉa xói học sinh là
đồ quái vật và dọa lấy tã trét c. vào mặt trẻ con, tô bức tranh giáo dục thêm
một mảng màu ảm đạm.
Trước đó, một cô
giáo trẻ, xinh đẹp ở Hải Phòng bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng (mà phải
nước đặc mới được) còn chưa lắng xuống khi phụ huynh của cô này (là bà Phó
phòng Giáo dục) xé tờ giấy kết quả khám sức khỏe của học sinh uống nước giẻ.
Đúng là hổ cái phụ sinh hổ cái tử.
Tập Cận Bình phát biểu tại Diễn đàn Boao, 10/04/2018.
Nếu chọn lựa giữa xung đột quân sự và xung đột thương
mại, xung đột thương mại là mặt trận hữu hiệu nhất để đẩy nền kinh tế Trung
Cộng vào suy thoái trầm trọng.
Những gì xảy ra sau khủng hoảng kinh tế tại Trung Cộng
tùy thuộc vào mức độ đối kháng giữa các mối mâu thuẫn trong nội bộ Trung Cộng.
Trong bài diễn văn 40 phút đọc tại Boao Forum for Asia Annual
Conference ngày hôm nay 10 tháng 4, 2018, Tập Cận Bình tỏ ra hòa hoãn và cam
kết mở rộng thị trường Trung Cộng cho hàng hóa nước ngoài. Tập tránh nhắc
đến khả năng chiến tranh thương mại với Mỹ hay các biện pháp trả đũa mức tăng
thuế nhập cảng do tổng thống Trump vừa đưa ra.
Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson tại cảng Đà Nẵng, Việt Nam ngày 05/03/2018.
Câu hỏi đầu tiên : Vì sao hàng không mẫu hạm lại trở thành mốt ?
Trước
đây người ta cho rằng chúng quá nặng nề chậm chạp, quá đắt tiền, và dễ
tổn thương trước các lại vũ khí hiện đại chống hạm. Nhưng ngày nay, cơn
sốt hàng không mẫu hạm lại trở nên mạnh mẽ nhất kể từ sau Đệ nhị Thế
chiến. Nhà nghiên cứu Jean-Sylvestre Mongrenier của Viện Thomas More
giải thích : « Hồi trước hàng không mẫu hạm được coi là lực lượng hỗ trợ, nhưng nay lại trở thành ưu thế chính của Hải quân ».
Hoa
Kỳ đang thống trị lãnh vực này. Hải quân Mỹ là lực lượng duy nhất có
thể gởi hàng không mẫu hạm đến bất kỳ đại dương nào trên hành tinh, đã
khai trương chiếc tàu sân bay thứ 11 là USS Gerald Ford. Anh sau một thời gian khựng lại, đã khẳng định vị trí trong câu lạc bộ khép kín này với hai chiếc Nữ hoàng Elizabeth và Hoàng tử xứ Galles. Tây Ban Nha, Ý, Úc, Nhật cũng sở hữu tàu chở máy bay. Nhưng phương Tây không độc quyền.
Kỳ 7 :
Những kẻ chủ mưu giấu mặt trong đêm 680 nông dân bị bắt
(PLO 09/04/2018) - Kể
từ buổi chiều 18/2/2009 xuất hiện nhóm người lạ xuất hiện ném đá vào trụ sở xã,
kích động đám đông đang phản đối “Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng”
(tại xã Long Hưng, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, do Liên hiệp HTX Dịch vụ
nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai – Dona.Coop làm chủ đầu tư), điểm nóng đất đai tại
Long Hưng đã bị lái đi sang một hướng khác. Từ bản chất việc nông dân phản đối
dự án trái luật, đền bù rẻ mạt; chủ đầu tư xâm hại mồ mả; đòi chính quyền địa
phương bảo vệ quyền lợi chính đáng của dân; lại chuyển thành vụ nông dân “đối
đầu” chính quyền.
Hồ sơ
vụ án không nhắc đến mâu thuẫn giữa nông dân với chủ đầu tư lấy đất giá rẻ mạt,
mà đẩy sự việc sang hướng cáo buộc nông dân “làm tê liệt hoạt động toàn bộ hệ
thống chính trị xã” từ 13 giờ – 23 giờ ngày 18/2/2009, làm số tài sản trị
giá hơn 650 triệu bị thiệt hại. Hồ sơ vụ án không nhắc đến những bức xúc chính
đáng của nông dân mất đất, mà chỉ thấy mô tả những nông dân “manh động, hung
hăng”. Cái đêm kinh hoàng ấy, công an từ khắp nơi đổ về đông nghẹt lùng bắt
người.
Một
căn nhà còn trụ lại, chủ nhà kẻ vẽ số nhà và địa chỉ rất lớn, gắng gỏi minh
chứng xã Long Hưng không thể bị dự án sai phạm của Donacoop “xóa sổ”.
Kỳ
6 : “Giọt nước tràn ly” khi mộ phần tiên tổ bị xâm hại
(PL+ 07/04/2018) - Bản kết luận điều tra vụ án 46 người dân xã Long
Hưng bị phạt tù vì phản đối dự án Dona.Coop chỉ vỏn vẹn 42 trang, trong đó 3/4
số trang nêu nhân thân, họ tên, năm sinh, quê quán các bị can và đề nghị tội
danh. Nguyên nhân nghiệt ngã khiến nông dân oan khuất đang đường cùng mất đất,
lại bị “gài bẫy” kích động, dẫn đến
gây rối, chưa có kết luận nào của cơ quan chức năng nói đến.
“Tức
nước, vỡ bờ”
Những
ngày cuối năm 2008, tâm trạng những nông dân bị thu hồi đất ở xã Long Hưng đã
có thể gọi tên “tức nước, vỡ bờ”.
Clip một buổi “họp dân triển khai quyết
định thu hồi đất” ngày 8/12/2008, cho thấy một nông dân đã nói như sau:
Diện
tích hơn 2.000m2 đất và năm căn nhà của bà Sáng chỉ được áp giá bồi thường 816
triệu.
Kỳ
5 : Bước đường cùng của bà lão đẩy lùi ba cuộc cưỡng chế
(PL+ 06/04/2018) - Những người nông dân xã Long Hưng, dù 10 năm nay
đã là “nông dân không ruộng”, vẫn giữ
nguyên đặc trưng nông dân Nam bộ. Hiền hậu, nhưng khi đã bị áp bức đẩy vào tình
cảnh “con giun xéo mãi cũng quằn” thì
sẽ phản kháng đến “còn cái lai quần cũng
đánh”. Bà Lê Thị Sáng (SN 1954, ngụ ấp Phước Hội), một người bị dự án của
Dona.Coop lấy đất, là trường hợp điển hình như vậy.
Trong
các cuộc gặp với đoàn nhà báo về Long Hưng tìm hiểu, ghi nhận sự việc, khác với
những nông dân mất đất khác người bật khóc, người lạc giọng bức xúc, người gay
gắt chen ngang đòi nói, có một bà lão mái tóc bạc cắt ngắn thường hiền lành
ngồi một góc, dường như từ tốn chờ đến lượt mình trình bày. Phải đến khi có
người giới thiệu: “Bả là “bà già gân”,
một mình đẩy lùi ba cuộc cưỡng chế”, ai nấy mới bất ngờ.
Bốn căn nhà với 562m2 đất,
chỉ được “bồi thường” 327 ngàn đồng VN.
Kỳ
4 : “Kỷ lục” thu 562m2 đất, bồi thường… 327 ngàn đồng
(PL+ 05/04/2018) - Phải mở bản đồ vệ tinh quan sát mới thấy được vị
trí địa lý đắc địa của xã Long Hưng. Một mặt giáp sông Đồng Nai, bắc một cây
cầu là sang đất TP HCM, những mặt khác bao bọc bởi những nhánh sông, giao thông
thủy thuận lợi, khung cảnh hữu tình đặc trưng sông nước Nam bộ. Đường bộ thuận
lợi không kém. Vị thế đẹp thuộc dạng kỷ lục, và dự án cũng lập những “kỷ lục” như thu 562m2 đất, chỉ bồi
thường 327 ngàn đồng.
“Miếng
mồi ngon” với giới kinh doanh địa ốc
Dự
án “Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long
Hưng” (tại xã Long Hưng, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, do Liên hiệp Hợp tác
xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai – Dona.Coop làm chủ đầu tư) hình thành
vào thời điểm cả nước rộ trào lưu tìm kiếm các dự án bất động sản “gần gũi thiên nhiên”.
Khu mộ bị “dựng tường thành” xung quanh biến thành cái rốn
nước mỗi khi mưa xuống.
Kỳ 3 : “Mưu hèn, kế
bẩn” ức hiếp cả người chết
(PL+ 04/04/2018) - Mười năm nay, Long Hưng luôn là “lò lửa nóng” về đất đai. Dù nhà đã bị
phá, đất đã mất, án tù đã mang, những người nông dân vẫn kiên trì tới cơ quan
chức năng từ TP Biên Hòa đến tỉnh Đồng Nai, rồi văn phòng các bộ, ngành tại TP
HCM, oán thán giãi bày, đâm đơn khiếu kiện ra Hà Nội, mong Trung ương cứu xét
tình cảnh của họ.
Trong
bản báo cáo của Thanh tra tỉnh Đồng Nai về “tình
hình khiếu nại, tố cáo đông người tại dự án Khu kinh tế mở Long Hưng” từ
cuối năm 2012, đã ghi nhận “người dân
khiếu nại về giá bồi thường thấp, bồi thường vật kiến trúc chưa thỏa đáng, yêu
cầu có sự thỏa thuận về giá bồi thường”, còn có yêu cầu kiểm kê lại tài
sản, tố cáo việc bồi thường thiếu diện tích, kiến nghị những bất hợp lý trong
tái định cư. Báo cáo chỉ ra dân còn khiếu nại các quyết định thu hồi đất, quyết
định cưỡng chế sai pháp luật.
Chính
quyền Đồng Nai biết là như vậy, nhưng xử lý ra sao thì lại là chuyện khác.
Bà Thu liêu xiêu đi về “căn nhà” dựng bên dự án tỉ đô.
Kỳ 2 :
Túp lều dập dềnh bên dự án tỉ đô
(PL+ 03/04/2018)Đêm
đêm mò ốc bắt còng trên con sông bên “Khu
đô thị kinh tế mở Long Hưng”, nhiều lúc chàng trai 25 tuổi lại ngước mặt
lên thẫn thờ nhìn lên vùng đất sáng rực ánh đèn từng có ngôi nhà của mình, nay
đã bị san lấp phân lô, bán nền, chỉ biết khắc khoải: “Vì sao lại thế?”. Mù chữ, bị “khủng
bố tinh thần” nên sợ hãi, gia đình Tâm đành chịu mất đất, sống cảnh không
chốn dung thân, nhẫn nhục chịu đựng lầm than.
Gia
đình Dương Minh Tâm (SN 1993, từng ngụ tại số nhà 559, khu 3, ấp Phước Hội) là
một trong những trường hợp điển hình vì dự án “Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng” (tại xã Long Hưng, TP
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, do Liên hiệp HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai
(Donacoop) làm chủ đầu tư), mà bị đẩy vào cảnh bần cùng.
Bảy
năm qua, cứ mỗi lần nhắc lại ngày bị thô bạo cưỡng chế nhà, ông Hoa lại uất ức
bật khóc.
(Pháp Luật plus 03/04/2018) - Vùng đất từng là một xã trù phú với hàng ngàn hộ
dân, hàng vạn nhân khẩu, dần bị thô bạo cưỡng chế xóa trắng, đền bù rẻ mạt, để
mọc lên “khu đô thị” phân lô bán nền
do Liên hiệp Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông nghiệp Tổng hợp Đồng Nai (Donacoop)
làm chủ đầu tư.
Kỳ
1: Cuộc cưỡng chế “thí điểm” khủng bố tinh
thần toàn xã
Chỉ
cách trung tâm Biên Hòa (Đồng Nai) mươi cây số, 10 năm nay, hàng ngàn nông dân
sống trong cảnh lầm than. Người sống không còn nơi dung thân, mò ốc bắt còng
sống qua ngày; người chết cũng không nơi chôn cất. Cuộc sống điêu tàn, oán thán
chất chồng.
Cựu tướng công an Phan Văn Vĩnh. Ảnh báo Pháp Luật
1. Cuối thập niên 1970, vừa được phân về phụ trách công an
một xã vùng chiêm thuộc tỉnh Hà Nam Ninh (cũ), anh công an trẻ đã phải đối mặt
ngay với một vụ án rất…nhà quê: Hợp tác xã (HTX) bỗng dưng bị trộm cạy kho
khuân mất gần một tấn thóc giống.
Thóc giống thì tất nhiên đắt hơn thóc thường. Đối với nền
kinh tế HTX miền Bắc giai đoạn đó, đây là một vụ án rất nghiêm trọng. Bởi lẽ,
không thể dùng thóc loại khác thay vào để gieo mạ, vì như vậy là sai kế hoạch,
là phá chủ trương, phá hoại sản xuất. Xin cấp bù lại số thóc giống thì có mà
chờ đến Tết mùng thất. Tóm lại là…rất nghiêm trọng. Thiệt hại chính trị của địa
phương xem ra còn lớn hơn gấp bội sự bốc hơi của chục tạ thóc.
Thời gian xử vụ án Bầu Kiên, tôi chưa dùng Facebook, báo chí
nơi tôi làm lại không được nói ngược, nên tôi không có chỗ để nói sự vi phạm
nguyên tắc của công lý trong vụ án được coi là “đại án” này. Tôi chỉ có
thể nói với bạn bè, rằng vụ Bầu Kiên trước sau gì cũng phải “lật lại”. Nhưng
thời gian qua đi, tôi bắt đầu thấy tôi quá ảo tưởng về công lý trên đất nước
tôi.
Nhân việc tướng Phan Văn Vĩnh bị bắt, tự nhiên nhớ lại. Ông
Vĩnh là người chỉ huy điều tra vụ Bầu Kiên, được báo chí ghi nhận là người có “công
lớn” phá án. Tôi nghĩ ông Vĩnh là người biết rõ hơn ai hết việc buộc tội
Bầu Kiên không dựa trên nền tảng pháp quyền và công lý.
« Đức giáo hoàng Phanxicô đóng vai trò như thế
nào trước Donald Trump, Erdogan, Vladimir Putin, Tập Cận Bình, Emmanuel
Macron… » . Đó là chủ đề của tuần báo Le Point kỳ này. Tờ báo
đặt vấn đề, ảnh hưởng của người đứng đầu giáo hội Công giáo không ngừng
tăng lên, trước các nhà lãnh đạo cá tính, phải chăng ngài đang trở
thành lãnh tụ của thế giới tự do ?
« Tôi sẽ nhớ những gì ngài nói ! ».
Khi rời văn phòng Vatican hôm 24/05/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump đã
quay trở lại, nói nhỏ vào tai Đức giáo hoàng Phanxicô như thế - theo
lời kể của Hồng y Jean-Louis Tauran. « Đức giáo hoàng để lại dấu ấn nơi tất cả các vị khách, thế nên ai cũng muốn gặp ngài ».
Nhà tranh đấu Nguyễn Văn Đài (G) trong phiên tòa ở Hà Nội ngày 05/04/2018.
Tòa án Hà Nội hôm nay
05/04/2018 mở phiên xử sáu nhà tranh đấu bị cáo buộc có hoạt động với âm
mưu « lật đổ chính quyền », trong bối cảnh gia tăng trấn áp các nhà ly
khai. Nhiều người biểu tình đã bị công an câu lưu trước khi đến được tòa
án.
Luật sư
nhân quyền Nguyễn Văn Đài cùng với năm người khác thuộc Hội Anh Em Dân
Chủ (Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh
Đức, Lê Thu Hà), bị cho là « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân ».
Hàng nhập khẩu tại một siêu thị ở thành phố Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 03/04/2018.
Trên các mạng xã hội Trung
Quốc, bắt đầu có những lời kêu gọi tẩy chay hàng hóa của Mỹ, trong bối
cảnh Hoa Kỳ và Trung Quốc từ hôm qua 04/04/2018 đã dấn thêm một bước,
qua việc tuyên bố đánh thuế hải quan lẫn nhau trên nhiều mặt hàng có tổng trị giá
lên đến 100 tỉ đô la.
Chỉ
11 tiếng đồng hồ sau khi Hoa Kỳ loan báo đánh thuế hải quan trên 1.300
mặt hàng Trung Quốc, Bắc Kinh đã trả đũa mạnh mẽ qua việc áp thuế 25%
trên 106 chủng loại hàng của Mỹ.
Biên phòng Mỹ bắt giữ người nhập cư trái phép, tại thung lũng Rio Grande, gần Falfurrias, Texas, Hoa Kỳ, ngày 04/04/2018.
Bực tức vì Quốc hội vẫn chưa
bật đèn xanh, cũng như Mêhicô không chịu đóng góp để xây bức tường biên
giới, tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 04/04/2018 đã ra lệnh gởi Vệ binh
quốc gia đến biên giới Mêhicô, bất chấp nguy cơ gây căng thẳng với nước
láng giềng.
Tổng
thống Trump chỉ thị cho bộ trưởng Quốc phòng James Mattis huy động Vệ
binh, vốn là lực lượng dự bị của quân đội. Đồng thời yêu cầu ông Mattis
cùng với bộ trưởng An ninh Nội địa Kirstjen Nielsen và bộ trưởng Tư pháp
Jeff Sessions, trong vòng 30 ngày tới phải báo cáo kế hoạch hành động.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (P) và đồng nhiệm Việt Nam Ngô Xuân Lịch, Hà Nội, 23/01/2018.
Theo hãng thông tấn Tass, hôm 04/04/2018, hai bộ
trưởng Quốc phòng Việt Nam và Nga đã ký kết kế hoạch phát triển hợp tác
quốc phòng song phương cho đến năm 2020, nhân Hội nghị An ninh Quốc tế
Matxcơva lần thứ 7 tổ chức tại thủ đô nước Nga.
Bên
lề hội nghị, đại tướng Ngô Xuân Lịch, bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã
hội đàm với đồng nhiệm Nga, đại tướng Serguei Shoigu và ký kết văn kiện
về kế hoạch hợp tác 2018-2020.
(AFP) – Ông
chủ Facebook sắp phải điều trần vì lộ dữ liệu 87 triệu người
Xì-căng-đan
này đang mang tầm vóc lớn hơn từ hôm 04/04/2018, khi Facebook ước tính có đến
87 triệu người thay vì 50 triệu đã bị công ty Cambridge Analytica trộm dữ liệu.
Ông Mark Zuckerberg sẽ phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ ngày 11/4 tới.
Hôm qua Facebook đã công bố chi tiết các biện
pháp hạn chế việc lộ dữ liệu. Trước đó một hôm, mạng xã hội này cũng loan báo
xóa 270 trang và tài khoản của công ty Nga IRA, mà theo tình báo Mỹ là đã đứng
sau chiến dịch bóp méo thông tin trong cuộc bầu cử Mỹ 2016.
Ca sĩ Ái Vân trong dịp giới thiệu cuốn hồi ký "Để gió cuốn đi". Ảnh Zing
Giả sử là sự thật, thì sự thật để làm gì
và bạn có đối mặt được không?
Ái Vân, nữ ca sĩ gọi là nức tiếng của
Việt Nam thập niên 80, có một cuộc đời theo những gì chị từng chia sẻ, rất bão
tố. Nhiều giai thoại, đồn đoán và có cả việc người trong cuộc nói, thì chặng
đời bão tố nhất là sống với người chồng cũ. Chị ra sách, cũng tính kể một phần
nào những ngày được hiểu là "bão" ấy, nhưng suy đi tính lại,
chị quyết định không nói ra nữa. Không nói, nhưng chị vẫn đồng ý để trống 8
trang sách, và vẽ lên đó hình của những cơn bão.
Trong lịch sử xuất bản sách có lẽ điều
này là ngoại lệ. Thôi thì cứ để bão vờn trên trang giấy, hơn là bão kéo về
trong lòng người một lần nữa, dù câu chuyện đã trôi qua gần một nửa đời người.