mardi 13 février 2018

Tin vắn 13.02.2018



(AFP)Trung Quốc áp đặt chống phá giá một hóa chất Mỹ

Trung Quốc tối qua 12/02/2018 loan báo áp đặt biện pháp chống phá giá sơ khởi đối với styrène, một hóa chất quan trọng để sản xuất bao bì nhựa, chủ yếu được nhập khẩu từ Mỹ. 

Kể từ hôm nay, các công ty Trung Quốc nhập về hóa chất này phải đóng một số tiền thế chân cho hải quan, từ 5 đến 10,7% tổng trị giá lô hàng. Đây là biện pháp trả đũa của Bắc Kinh trước việc Hoa Kỳ hạn chế nhập pin mặt trời và máy giặt của Trung Quốc. Ngoài ra thép, nhôm tấm, ván ép của Trung Quốc cũng có nguy cơ bị Mỹ áp thuế chống phá giá.

lundi 12 février 2018

Tuấn Khanh - Nghệ thuật chôn sống


Huế, Tết Mậu Thân 1968. Ảnh Catherine Leroy

Vài ngày sau khi có lá thư được cho là của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường phát đi, khẳng định rằng ông không có mặt ở Huế vào Xuân Mậu Thân 1968, sự kiện này đã làm bùng phát nhiều lời bàn trên các trang mạng, báo chí…

Cũng có không ít người đứng ra, nói rằng nếu như vậy thì cần giải oan cho ông Tường khỏi vũng máu nhầy nhụa của cuộc thảm sát thường dân ở Huế. Cuộc thảm sát mà không có sự che đậy nào có thể làm mất hết mùi tanh của máu, của nỗi đau và sự kinh hoàng về cái gọi là “quân cách mạng” vào thời điểm đó, ở Huế.

Hoàng Hưng - Mậu Thân, Hoàng Phủ Ngọc Tường và…



Thật sự viết gì về chuyện này cũng sẽ gặp rắc rối từ các phía. Nhưng nhiều ngày gần đây, càng đọc Facebook càng mất ăn mất ngủ vì đề tài này. Hơn thế nữa, còn liên tục nhận được những email từ Mỹ “truy sát” đến cả con cái của mấy nhà văn bị kết tội là “đao phủ Huế” (tôi đã phản đối, mà vẫn bị nhận tiếp). Thật đau lòng! Buộc lòng phải viết đôi dòng tâm sự ngắn gọn.

1. Việc nhà nước tổ chức kỷ niệm, ăn mừng rầm rộ 50 năm Mậu Thân quá là vô chính trị, phản lại ngay những lời đẹp đẽ “xóa bỏ hận thù, hòa giải, hòa hợp”… Trong khi “nhiệm vụ chính trị” lúc này rõ ràng là đoàn kết toàn dân lo chấn hưng đất nước, đối phó với giặc Tàu. Khơi lại “chiến thắng, căm thù Mỹ-Ngụy” làm gì? Không hiểu nổi!!!

Mạnh Kim - "Tại sao tôi bị giết?"



Người dân Huế hoảng sợ chen nhau tại một khu tập trung (3-2-1968; Bettman/CORBIS)

Đã định bụng không viết thêm gì về sự kiện Mậu Thân thì hôm nay đọc được bức thư của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường gửi ông Nguyễn Quang Lập cậy đăng. Việc ông Tường có mặt ở Huế hay không thật ra không quan trọng. 

Ông có mặt hay không thì chiến dịch thảm sát vẫn xảy ra theo đúng kế hoạch sắp sẵn từ trước. Ông có mặt hay không thì danh sách nạn nhân cần được “tiêu diệt” cũng đã nằm trong túi áo đám sát thủ được phân công đi giết người. Ông có mặt hay không thì đống xương trắng của hàng trăm nạn nhân ở Khe Đá Mài vẫn trơ những hốc mắt kinh ngạc bàng hoàng như thể họ muốn hỏi, vào ngày đó; và muốn được trả lời, sau 50 năm, rằng “Tại sao tôi bị giết?”.

Nguyễn Trung Bảo - Mậu Thân oan khuất



Huế, Tết Mậu Thân 1968. Ảnh Catherine Leroy

Muốn comment dưới cái note tự bạch của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường bên Facebook nhà văn Nguyễn Quang Lập mà nghĩ hay về đây viết, để tránh ồn ào tranh cãi. 

Xuyên suốt bài viết của ông Tường, là lời phân trần việc ông không có mặt tại Huế trong sự kiện Mậu Thân 1968 như nhiều lời cáo buộc lâu nay. Và ông thừa nhận ông đã không trung thực khi trả lời phỏng vấn trong bộ phim tài liệu do Mỹ sản xuất. 

Lời cuối cho câu chuyện quá buồn



Huế, Mậu Thân 1968. Ảnh Catherine Leroy
Hoàng Phủ Ngọc Tường

Tôi đọc cho con gái chép một bài viết nhỏ này, xin gửi tới bà con bạn bè thương mến, những ai yêu mến, quen biết và quan tâm đến tôi. Còn những kẻ luôn đem tôi ra làm mồi nhậu cho dã tâm của họ như ông Liên Thành và bè đảng của ông ta, tôi không muốn mất thời giờ đối đáp với họ. Dĩ nhiên bài viết này không dành cho họ.



Năm nay tôi 81 tuổi, và tôi biết, còn chẳng mấy hồi nữa phải về trời. Những gì tôi đã viết, đã nói, đã làm rồi trời đất sẽ chứng nhận. Dầu có nói thêm bao nhiêu cũng không đủ. Tốt nhất là im lặng bằng tâm về cõi Phật. Duy nhất có một điều nếu không nói ra tôi sẽ không yên tâm nhắm mắt. Ấy là câu chuyện Mậu Thân 1968. Vậy xin thưa:

Khủng hoảng Venezuela : Người dân lũ lượt sang Colombia kiếm sống

Cảnh sát Colombia cố gắng kiểm soát luồng người đông đảo từ Venezuela đi qua cầu Simon Bolivar ở Cucuta, ngày 24/01/2018.

Cuộc khủng hoảng tại đất nước do ông Nicolas Maduro lãnh đạo đã khiến hàng ngàn người Venezuela phải tha phương cầu thực. Hôm thứ Năm 08/02/2018 vừa qua, tổng thống Santos của nước láng giềng đã phải loan báo các biện pháp nhằm cố gắng kiểm soát luồng người nhập cư vào Colombia.
Thông tín viên RFI tại Cucuta, Marie Eve Detoeuf tường thuật khung cảnh trên chiếc cầu biên giới Simon Bolivar. Nằm cách thành phố Cucuta của Colombia khoảng vài cây số, đây là cửa khẩu chính giữa Venezuela và Colombia.

samedi 10 février 2018

Anh: Án tù cho 1 người Việt mạo nhận là nạn nhân vụ hỏa hoạn Grenfell

Ông Anh Nhu Nguyen (thứ 2 từ trái) gặp gỡ thái tử Anh Charles với tư cách nạn nhân vụ Grenfell. Ảnh The Times

Một người Việt tự nhận là nạn nhân trong vụ cháy tòa nhà Grenfell đã bị tòa án Luân Đôn ngày 09/02/2018, kết án 21 tháng tù giam. Ông này đã khai gian là vợ và con trai đã bị chết cháy trong thảm họa xảy ra hôm 14/06/2017 tại thủ đô Anh Quốc.
Ông Anh Nhu Nguyen (có lẽ là Nguyễn Như Anh), 53 tuổi, đã khai rằng gia đình ông bị thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn khủng khiếp làm 71 người chết, để được hưởng trên 10.000 bảng Anh trợ cấp.

Vụ con trai Fidel Castro tự sát và hoàng hôn của chế độ Cuba

Fidel Castro và Fidelito lúc nhỏ.

Tác giả Christian Makarian trong bài viết « Vụ tự sát trong gia đình Castro » đăng trên L’Express nhận định: việc người con trai của lãnh tụ Cuba Fidel Castro tự kết liễu cuộc đời là một chỉ dấu chính trị.
Đó là người nối dõi duy nhất có ngoại hình giống y Fidel Castro. Trong số những người con trong và ngoài giá thú mà lãnh tụ Cuba để lại, Fidelito cũng là người duy nhất tìm đến cái chết ở tuổi 68. Người ta biết được sự kiện này qua một thông cáo ngắn gọn : « Tiến sĩ khoa học Fidel Castro Diaz-Balart, đã được một nhóm bác sĩ chăm sóc từ nhiều tháng qua do bị trầm cảm nặng nề, đã tự sát sáng nay 01/02/2018 ».

vendredi 9 février 2018

Nguyễn Trung Bảo - Chiếc áo xô cho thiên nga



12 con thiên nga được thả trên hồ ở Hà Nội.
Hồi xưa đi Đài Bắc, tôi với Nguyen Thanh Nha nhân lúc rảnh rỗi đáp tàu điện đi thăm sở thú Đài Bắc. Sở thú không có nhiều thú và cũng không quá rộng. Điều làm tôi nhớ là đi tới chuồng nào anh bạn của tôi cũng chắp tay xá mấy con thú, vì hầu như con gì cũng từng bị chúng tôi ăn. 

Một lần ham vui đi ăn thịt rừng với bạn, tôi đi ra sau quán thì thấy trên nền gạch ướt nhớp nháp một con khỉ bị cắt tiết và vừa bị thui trụi lông trắng hếu. Không khác gì một đứa trẻ trần truồng nằm đó đợi lên thớt. Tôi lặng lẽ bỏ về và cũng không bao giờ ăn thịt rừng nữa.

Trần Trung Đạo - Một người đi ra mười người đi vô



Nhạc sĩ Việt Khang được đón tiếp tại phi trường Los Angeles ngày 09/02/2018.

Cũng tháng hai này sáu năm trước, tôi viết bài về Việt Khang ở Taj Hotel, Chennai, Ấn Độ vào buổi chiều sau ngày dài làm việc. 

Một đồng nghiệp Mỹ chơi đàn piano còn tôi ngồi viết ở bàn bên cạnh. Trong lòng cảm thấy rất buồn và thương Việt Khang vô cùng. Thời gian đó em mới vào tù. 

Nguyễn Thông - Đặc quyền quan cách mạng (3)



Thời thập niên 80 trở về trước, vừa trải qua cuộc chiến tranh kéo dài mấy chục năm, thiệt hại vật chất không biết bao nhiêu mà kể, miền Bắc dù thắng cuộc nhưng gần như chỉ còn cái xác. Những anh cả anh hai Liên Xô, Trung Quốc thấy Việt Nam thắng được Mỹ có vẻ vênh váo nên cũng ghét, cắt dần viện trợ. 

Tôi còn nhớ những năm 76-77 chi đó, báo Nhân Dân hãnh diện ca ngợi sức mạnh quân sự của Việt Nam giờ đây mạnh nhất khu vực, riêng Hải quân có thể đứng đầu châu Á bởi thu được của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa (mà họ gọi là ngụy) cơ man tàu chiến hiện đại. Đó là chưa kể đám quân dưới quyền đề đốc Chung Tấn Cang đã lấy không ít chiếc để chạy trốn, chứ nếu không Hải quân ta sẽ vào nhóm mạnh nhất địa cầu. Cứ như cách mô tả của tờ báo lớn này thì so với tàu chiến lợi phẩm của ta, tàu dạng Hải Ưng (trong một bộ phim Trung Quốc tôi xem thời niên thiếu) chỉ là con muỗi so với đại bàng. 

Nguyễn Thông - Đặc quyền quan cách mạng (2)



Phiếu mua thực phẩm loại B dành cho cấp thứ trưởng thời bao cấp.

Tối 6.2, tôi coi tivi nhà nước thấy cảnh ông Võ Văn Thưởng, yếu nhân phụ trách mảng văn hóa tư tưởng của đảng cầm quyền (họ gọi là tuyên giáo) đi thăm hai lực lượng quan trọng lúc này: Bộ Tư lệnh tác chiến không gian mạng (của quân đội) và Cục An ninh mạng (của công an). 

Ông này thì tôi biết tương đối rõ bởi hồi là người đứng đầu Trung ương Đoàn, ông không để lại được dấu ấn, ấn tượng gì cho đám lính lác chúng tôi. Giờ may mắn làm tuyên giáo, ông phải ăn nói như bất cứ anh tuyên giáo nào. Ông ca ngợi này nọ. Ông làm nhiệm vụ bảo vệ đảng của ông.

Mai Quốc Ấn - Nỗi buồn giáp Tết



Dân oan biểu tình tại Hà Nội những ngày đầu năm 2018.

Tôi biết có những trường hợp oan khuất phải vác đơn từ xã lên huyện, từ huyện lên tỉnh, từ tỉnh ra Trung ương. Họ đại đa số mỏi mòn chờ công lý... Có rất nhiều trường hợp họ bị bỏ rơi, đúng nghĩa đen!

"Một số đoàn công dân khiếu kiện đông người lên Trung ương có sự tổ chức chặt chẽ, thái độ bức xúc, manh động, sẵn sàng có hành vi gây mất an ninh, trật tự nhằm gây sức ép đối với các cơ quan tham gia tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương."

Trần Trung Đạo - Mercedes-Benz và sức mạnh của đồng tiền



Hãng xe Daimler của Đức hôm thứ Ba, 7 tháng 2, phải xin lỗi nhà cầm quyền Trung Cộng vì đã dùng một câu nói của Đức Đạt Lai Lạt Ma để quảng cáo cho xe Mercedes trên mạng xã hội Instagram. 

Câu nói của Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Nhìn vào một tình huống từ mọi góc cạnh, và bạn sẽ trở nên cởi mở hơn” (Look at situations from all angles, and you will become more open). 

Mạnh Kim - Tị nạn



Nhạc sĩ Việt Khang vừa đến Mỹ ngày 09/02/2018
Thêm một cựu tù chính trị (Việt Khang) lại được qua Mỹ. Tiếp nối danh sách dài những cựu tù chính trị được “thả” qua Mỹ dưới sức ép hoặc can thiệp của các tổ chức nhân quyền hoặc chính trị gia Hoa Kỳ. Mỹ lại trở thành nơi “dung thân” của các nhà đấu tranh, cùng chung hàng ngũ với “bọn phản động ba que”, “bọn lưu vong” “bám càng đế quốc”…
 
Nhưng mà Mỹ cũng là nơi mà con cái của những người trung thành tuyệt đối với chế độ đang theo học với số lượng ngày càng cao. Mỹ bây giờ còn có một thành phần “lưu vong” “bám càng đế quốc” mới: những viên chức chế độ hoặc gia đình viên chức chế độ đang công khai bỏ nước ra đi, và họ có nhiều tiền đến mức có thể mua dễ dàng những căn nhà trị giá hàng triệu đôla. 

Góc Nhìn Nhân Bản - Người mù làm sao biết chia tiền



Gần 12 giờ đêm, có hai người đàn ông ngồi cạnh nhau đếm tiền. Một người ôm cây đàn, hốc mắt lõm xuống. Một người tóc muối tiêu, mở tiền trong cái túi nhỏ bỏ vào nón và đếm

Tiền 2.000, tiền 5.000, 10.000, 20.000 và thỉnh thoảng có vài tờ 50.000 hay 100.000. Tôi đi bộ ngang nên cứ nghe và thấy được vài điều vài câu. 

jeudi 8 février 2018

Nguyễn Tiến Tường - Ở Việt Nam



Ở Việt Nam, nhắc đến 20 nghìn tiến sĩ, người ta mơ con ốc vít.

Con thiên nga từ đâu tới, ma không biết quỷ không hay. Đến lúc thiên nga bơi thì giáo sư lập thuyết, lãnh đạo tuyên bố quyền năng.

Va quẹt đánh lộn đánh lạo, xung đột thanh toán đâm chém loạn xạ từa lưa hột dưa, ai chạy được chạy, ai chết nằm đó. Lúc này, công an đến!

Lê Hoàng - Chúng ta ác hơn Sở Khanh nhiều



Ảnh báo Thanh Niên

Cả nước, dù có nhiều người chưa đọc truyện Kiều, đều biết đến Sở Khanh, đều lên án và căm thù Sở Khanh. Đến mức chàng trai nào, dù đạo đức ra sao, nếu bị gọi là Sở Khanh thì hoặc giật mình, hoặc gào thét cải chính.

Tội ác của Sở Khanh là vùi dập những bông hoa. Hoa theo nghĩa bóng ở đây là những cô thiếu nữ xinh đẹp. Trừ Thúy Kiều ra, ta chả biết cô nào đẹp tới độ nào, vì nghe đồn hắn xơi luôn cả các cô gái xấu chứ đâu có tha.

Cả thế gian đổ xổ vào mắng mỏ Sở Khanh, thà chết chứ không làm Sở Khanh. 

Nguyễn Anh Huy -Tết vui hay Tết buồn?



Trước khi ba tui qua đời, ông được điều trị bệnh tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tui là người đại diện gia đình chăm sóc ông. Nhờ vậy mà tui biết ra một sự việc đau lòng. 

Vào những ngày giáp Tết, bảo vệ luôn túc trực canh giữ các ngã đường lên tầng thượng bệnh viện. Lý do vì năm nào cũng thế, hễ gần Tết là có bệnh nhân lên đó và gieo mình tự tử.