Nhật Bản hôm nay 13/11/2015 loan báo sẽ giám sát
chặt chẽ vùng biển tranh chấp với Trung Quốc, sau khi phát hiện một tàu
do thám Trung Quốc tại khu vực Senkaku/Điếu Ngư, nơi hiếm khi xuất
hiện các tàu loại này.
Bộ Quốc
phòng Nhật Bản cho biết một máy bay tuần tra P-3C đã phát hiện được một
tàu do thám loại Đông Điều (Dongdiao) tại vùng biển xung quanh quần đảo
Senkaku/Điếu Ngư đang do Nhật quản lý nhưng Trung Quốc yêu sách chủ
quyền.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bắt đầu công du Anh
quốc ba ngày từ hôm qua 12/11/2015. Chuyến viếng thăm đầu tiên của một
nguyên thủ Ấn Độ từ gần mười năm qua ghi đậm dấu ấn với việc ký kết các
hợp đồng thương mại trị giá 9 tỉ bảng Anh (13,6 tỉ đô la), nhưng bên
cạnh đó cũng diễn ra các cuộc biểu tình phản đối về vấn đề nhân quyền.
Từ Luân Đôn, thông tín viên RFI Muriel Delcroix tường trình :
Quân đội Mỹ hôm qua 12/11/2015 đã tiến hành không
kích tại Syria nhắm vào « Jihadi John », tên đao phủ người Anh trong tổ
chức Nhà nước Hồi giáo (IS), xuất hiện trong các video sát hại các nạn
nhân bị bắt cóc. Tuy nhiên cái chết của tên đao phủ này vẫn chưa được
xác nhận.
Lầu Năm Góc nói rằng chưa thể khẳng định Mohammed Emwazi - tên thật của « Jihadi John »
- đã chết, và hiện đang đánh giá kết quả cuộc không kích tối qua để có
thêm thông tin. Cuộc oanh kích được tiến hành tại Raqa, thủ phủ quân
thánh chiến IS ở miền bắc Syria.
Sáng nay 12/11/2015 luật sư Trần Vũ Hải ở Hà Nội
đã bị cưỡng bức đưa về đồn công an ở phường Xuân La, quận Tây Hồ và bị
câu lưu suốt buổi sáng. Ông vốn là một trong những luật sư tích cực kêu
gọi các đồng nghiệp tham gia cuộc tuần hành đến Viện Kiểm sát Tối cao,
Bộ Tư pháp để yêu cầu khởi tố vụ hai luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân
bị hành hung mới đây, đồng thời yêu cầu bỏ quy định cấp giấy chứng nhận
bào chữa cho các luật sư.
Vừa
được trả tự do, luật sư Trần Vũ Hải tuy rất mệt mỏi cũng đã cố gắng trả
lời RFI Việt ngữ. Luật sư cho biết tuy không còn bị câu lưu nhưng ông
vẫn ở lại cùng với nhiều luật sư khác, yêu cầu gặp giám đốc công an Hà
Nội về vụ bắt giữ người trái phép này.
Le Monde số đề ngày hôm nay có bài viết mang tựa « Đế quốc dối lừa », cho rằng tuyên truyền cộng sản cũng cùng nguyên tắc « tẩy não » như loại hình bán hàng đa cấp.
Cuối
năm 2009, nhà văn Trung Quốc Mộ Dung Tuyết Thôn (Murong Xuecun), tên
thật là Hác Quần (Hao Qun), đã bỏ ra 23 ngày để thâm nhập một nhóm thuộc
hệ thống bán hàng đa cấp, một kiểu lừa đảo đang nở rộ tại Trung Quốc.
Từ thực tế này, ông đã viết một cuốn sách xuất bản trong nước năm 2010.
Tác
giả muốn nói với chúng ta rằng bọn lừa đảo sử dụng cùng một loại công
cụ với các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản đang nắm quyền : đó là dân tộc chủ
nghĩa, cùng với các thủ thuật vận dụng ngôn từ. Họ tự xưng là những
người bảo vệ tổ quốc, được chính phủ ủng hộ để lập nên các tập đoàn
thương mại hùng mạnh. Quyết tâm vượt qua những công ty ngoại quốc tìm
cách thôn tính đất nước như vào cuối thế kỷ 19.
Mười
tám tháng sau câu chuyện giàn khoan Hải Dương 981 khiến người dân Việt bớt ghẻ
lạnh nhau, những ai còn quan ngại đến vận mạng đất nước lại cần « Cảm ơn Tập Cận Bình ».
Không thể khác hơn được!
Bởi vì chỉ một ngày sau khi rời Việt Nam,
diện mạo của nhân vật đang nhắm đến vị trí quyền lực thứ hai thế giới - sau
Putin - đã đổi màu lột xác. Tập Cận Bình đã biến cuộc « sinh hoạt »
tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore vào ngày 7/11 thành diễn đàn đảng trị
một chiều « sói chết không chừa
nết »:« Các
hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa », và « Chính phủ Trung Quốc phải có trách nhiệm để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và
quyền lợi lãnh hải chính đáng ».
Philippines hôm nay 10/11/2015 khẳng định sẽ nồng
nhiệt tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến dự hội nghị thượng
đỉnh kinh tế tại Manila tuần tới, mặc dù hai nước đang căng thẳng vì
tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Tổng
thống Benigno Aquino và Ngoại trưởng Albert Del Rosario đã cam kết như
trên, trong cuộc đàm thoại hiếm hoi với Ngoại trưởng Vương Nghị (Wang
Yi), đang thăm và làm việc tại Manila để chuẩn bị cho hội nghị thường
niên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
Chính quyền xuất thân từ tập đoàn quân sự Miến
Điện hôm nay 10/11/2015 bắt đầu nhìn nhận thất bại trước nhà đối lập
Aung San Suu Kyi, mà ưu thế càng lúc càng được khẳng định cùng với tốc
độ kiểm phiếu. Trong khi đó tờ Global Times của Trung Quốc lên giọng đe
dọa Miến Điện không nên gần gũi hơn với Hoa Kỳ.
Đối
với Hạ viện (quan trọng nhất, với 323 ghế), kết quả mới nhất cho thấy
đảng Liên đoàn Quốc gia Vì dân chủ (LND) chiếm được 78/88 ghế, còn đảng
cầm quyền USDP chỉ được 5 ghế. Tuy chỉ mới kiểm phiếu từng phần, nhưng
đảng của bà Aung San Suu Kyi đã khẳng định chiến thắng áp đảo trong cuộc
bầu cử Quốc hội hôm Chủ nhật 8/11 với 75% số phiếu, nhờ có hệ thống
quan sát viên ở khắp nơi.
Ông Ngải Bảo Tuấn (Ai Baojun), Phó thị trưởng Thượng Hải và là giám đốc khu vực tự do mậu dịch (FTZ) đã bị điều tra vì « vi phạm kỷ luật nghiêm trọng ». Ủy ban Thanh tra Kỷ luật Trung ương, cơ quan chống tham nhũng của Trung Quốc hôm nay 10/11/2015 loan báo như trên.
Thông cáo của Ủy ban nói rằng ông Ngải Bảo Tuấn, 55 tuổi, « bị tình nghi đã vi phạm kỷ luật nghiêm trọng »,
nhưng không cho biết thêm chi tiết. Cụm từ này đã trở nên một công thức
để chỉ tội danh tham nhũng tại Trung Quốc. Ông Ngải Bảo Tuấn nhậm chức
Phó thị trưởng Thượng Hải từ năm 2007, phụ trách kế hoạch ; tiểu sử của
ông đã biến mất trên trang web của chính quyền Thượng Hải ngay sau loan
báo.
Chính phủ Nhật Bản hôm nay 10/11/2015 yêu cầu một
đại diện Liên Hiệp Quốc phải rút lại rời tuyên bố là 13% nữ sinh trung
học Nhật chấp nhận các cuộc hẹn hò có thù lao, trong đó có cả quan hệ
tình dục.
Bộ Ngoại giao Nhật cho biết đã nói với văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc rằng các phát biểu tại Tokyo tháng trước là « không thích hợp và vô cùng đáng tiếc ». Trong thông cáo tối qua, Bộ này cho rằng « không thể chấp nhận được » việc một đại diện Liên Hiệp Quốc lại nêu ra « các thông tin không đáng tin cậy », không dẫn nguồn.
Thủ tướng Nga hôm qua 09/11/2015 nhìn nhận khả
năng "hành động khủng bố" là nguyên nhân gây ra vụ chiếc máy bay Nga bị
rơi tại Ai Cập hôm 31/10. Còn Ngoại trưởng Anh nêu lý do chiếc phi cơ bị
tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đặt bom.
Nhánh
Ai Cập của IS đã hai lần khẳng định đã làm cho chiếc máy bay Airbus của
hãng hàng không Nga Metrojet rơi xuống sa mạc Sinai, khiến cho 224
người thiệt mạng, hầu hết là người Nga.
Bà Aung San Suu Kyi vẫy chào ngườ ủng hộ trước khi vào phòng phiếu, 08/11/2015.
(Bruno
Philips, Le Monde 10/11/2015) Đảng cầm quyền do các cựu tướng lãnh thành lập đã
nhìn nhận thất bại trong cuộc bầu cử Quốc hội hôm Chủ nhật, kỳ bầu cử tự do đầu
tiên từ một phần tư thế kỷ. Liên đoàn Quốc gia Vì dân chủ của bà Aung San Suu
Kyi chiếm được 70% số ghế.
Sự đón tiếp của báo chí, người ủng hộ và đám đông
dành cho bà tại một trường học ở Răngun được chuyển đổi thành phòng phiếu, một
lần nữa đã khẳng định bà Aung San Suu Kyi không chỉ là một nữ chính khách :
sự xuất hiện của bà trước công chúng đã như một ngôi sao nhạc rock, đối tượng
của một sự tôn sùng đáng ngạc nhiên.
Tập Cận Bình phát biểu trước Quốc hội Việt Nam ngày 06/11/2015.
Chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình trong hai ngày 5 và 6 tháng 11/2015 đã gây nhiều bão tố cả trên
mạng xã hội lẫn ngoài đường phố. Đã có các kiến nghị phản đối của một
số tổ chức xã hội dân sự, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra ở Hà Nội và
Saigon.
Trừ cuộc biểu tình tập
hợp được khoảng 200 người ở Saigon và một cuộc khác nhỏ hơn ở Hà Nội hôm
04/11/2015, đúng ngày ông Tập Cận Bình đến nhiều người đấu tranh đã bị
trấn áp. Trước đó, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng đã có thư khẩn gởi các đại
biểu Quốc hội đề nghị phải có thái độ đúng mực đối với nhân vật trước
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã ngang nhiên khẳng định « Biển Đông là của Trung Quốc từ thời cổ đại ».
RFI đã phỏng vấn Phó giáo sư Hoàng Dũng, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng về sự kiện trên.
Tập Cận Bình đặt vòng hoa tại Lăng Hồ Chí Minh, 06/11/2015.
(Bloomberg 05/11/2015)Khi Chủ tịch Tập Cận Bình đặt
vòng hoa tại Lăng Hồ Chí Minh ở Hà Nội, ông ta muốn nhắc nhở Việt Nam là quốc
gia này đã từng chia sẻ chủ thuyết cộng sản và có quan hệ đối tác trong cuộc
chiến chống Mỹ thời kỳ chiến tranh lạnh.
Chuyến công du của Tập Cận
Bình hôm thứ Năm 5/11 – cũng là chuyến viếng thăm đầu tiên của một Chủ tịch
Trung Quốc kể từ một thập kỷ qua – sẽ tô đậm sự tăng cường quan hệ kinh tế giữa
hai nước láng giềng. Trung Quốc chiếm một phần năm thương mại của Việt Nam năm
ngoái, tăng 12% so với năm 2005.
Ông ta cũng phải đối mặt với
một công chúng đầy cảnh giác trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh, và sự
quyết đoán ở Biển Đông làm trầm trọng thêm tranh chấp gay gắt lãnh thổ, vùng
đánh cá và quyền khoan thăm dò dầu khí từ nhiều thập kỷ. Chỉ có 19% người Việt
có cái nhìn tích cực về Trung Quốc, theo một thăm dò của Trung tâm Pew.
Tập Cận Bình phát biểu trước Quốc hội Việt Nam ngày 06/11/2015.
Trung Quốc và Việt Nam là những láng giềng tốt
cùng theo chủ nghĩa xã hội, với tình bạn sẻ chia trong lịch sử cách mạng
lâu dài, nên cần phải xua tan những bất đồng, không để thế lực nào gây
gián đoạn trong quan hệ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát biểu
như trên trước Quốc hội Việt Nam hôm nay 06/11/2015. Nhưng ông không
nhắc gì đến hồ sơ Biển Đông.
Hai
quốc gia do đảng cộng sản lãnh đạo đều đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông,
đã dẫn đến một cuộc đối đầu năm ngoái khi Bắc Kinh đưa giàn khoan Hải
Dương Thạch Du 981 và vùng biển Hoàng Sa nằm trong vùng đặc quyền kinh
tế của Việt Nam, làm nổ ra các vụ bạo động chống Trung Quốc.
Chủ một vườn nho ở Yamanashi, Nhật ngày 08/08/2015.
Việc công bố toàn văn bản Hiệp định Đối tác Chiến
lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được hoan nghênh như một dấu hiệu minh
bạch, nhưng vẫn chưa làm ngưng được những tiếng nói chỉ trích của xã hội
dân sự.
Từ các thủ tục gọi thầu
cho đến lãnh vực viễn thông, 30 chương của hiệp định thương mại chưa có
tiền lệ bao trùm nhiều mảng của nền kinh tế, sẽ được Liên hiệp Châu Âu –
hiện đang thương lượng hiệp định tự do mậu dịch với Hoa Kỳ trong không
khí ngờ vực – nghiên cứu kỹ lưỡng.
Là người cật lực thúc đẩy TPP tập hợp 12 quốc gia, Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua đã hoan nghênh hiệp định sẽ giúp Hoa Kỳ « viết nên những quy định cuộc chơi thế kỷ 21 », không để cho những nước khác « như Trung Quốc » làm thay.
Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter trên hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt ngày 05/11/2015.
Sự kiện Hoa Kỳ cho chiến hạm tuần tra gần các đảo
do Bắc Kinh kiểm soát tại Biển Đông đã làm phương hại đến lòng tin giữa
đôi bên và gây căng thẳng trong khu vực. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương
Nghị (Wang Yi) hôm nay 06/11/2015 tuyên bố như trên.
Phát
biểu của ông Vương Nghị trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ John
Kerry được đài truyền hình nhà nước Trung Quốc loan tải hôm nay, một
tuần sau khi khu trục hạm có tên lửa dẫn đường USS Lassen đi vào khu vực
12 hải lý gần một đảo nhân tạo cho Bắc Kinh bồi đắp tại quần đảo Trường
Sa.
Bắc Triều Tiên ngày 06/11/2015 đòi hỏi phải có sự
tham gia của Bình Nhưỡng trong bất cứ thương lượng nào giữa Hàn Quốc và
Nhật Bản về các « phụ nữ giải sầu » bị buộc phải phục vụ tình dục cho lính Nhật trong Đệ nhị Thế chiến.
Chỉ
vài ngày sau khi Tokyo và Seoul đồng ý cùng bắt tay vào việc giải quyết
vấn đề trên, vốn đã đầu độc quan hệ đôi bên từ nhiều thập kỷ, Bình
Nhưỡng cho biết cũng muốn tham gia vào cuộc thương lượng đền bù sắp tới.