Trước việc Tòa án Trọng tài Thường trực (CPA)
tuyên bố có thẩm quyền xử vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông,
Bắc Kinh ngày 30/10/2015 khẳng định sẽ bác bỏ mọi kết luận của tòa
trong bất kỳ trường hợp nào. Tuy vậy Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi
Manila đối thoại.
Thứ trưởng
Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân (Liu Zhenmin) trong cuộc họp báo cho
biết : « Chúng tôi sẽ không tham gia phiên tòa này và sẽ không chấp nhận
các phán quyết ».
Tranh
chấp lãnh thổ giữa Philippines và Trung Quốc đã bước sang một bước
ngoặt mới : ngày 29/10/2015, Tòa án Trọng tài Quốc tế tuyên bố có đủ
thẩm quyền giải quyết. Sự kiện này là một đòn mới cho Bắc Kinh trên mặt
trận pháp lý, dù Trung Quốc tẩy chay phiên tòa.
Trong tuyên bố đưa ra vào cuối ngày 29/10/2015, Tòa án Trọng
tài Thường trực (CPA) có trụ sở tại La Haye (Hà Lan) cho biết có đủ thẩm
quyền giải quyết vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền lãnh thổ của
Trung Quốc tại Biển Đông.
Tỉ phú giàu nhất Trung Quốc Vương Kiện Lâm ngày
30/10/2015 đã lên tiếng biện minh trước cáo buộc của một tờ báo Mỹ, là
thân nhân của Chủ tịch Tập Cận Bình đã đầu cơ cổ phiếu trong tập đoàn
của ông để trục lợi, và nhờ thân cận với các lãnh đạo chóp bu mà nhà tỉ
phú mới ăn nên làm ra.
Tờ New
York Times tố cáo chị ruột và anh rể của ông Tập Cận Bình đã mua phần
lớn cổ phiếu của công ty Dalian Wanda Commercial Properties trước khi
lên sàn chứng khoán. Các cổ phiếu này - được mua thông qua một công ty
đầu tư - có tổng trị giá 28,6 triệu đô la năm 2009, nay đã tăng lên đến
201 triệu đô la.
Phần vốn
của tập đoàn quốc doanh Nga VGTRK trong kênh truyền hình tin tức
Euronews đặt tại Pháp đã bị tịch biên, trong khuôn khổ thủ tục bồi
thường vụ tập thể dầu lửa Ioukos của một nhà tỉ phú đối lập bị Matxcơva
giải thể. Tập đoàn này hôm 29/10/2015 đã xác nhận tin trên.
Việc tịch biên phần đóng góp chiếm 7,5% số vốn kênh truyền hình
Euronews có trụ sở tại Lyon là theo quy định của bản án hồi tháng
7/2014 buộc Nhà nước Nga bồi thường 50 tỉ đô la cho các cổ đông tập đoàn
Ioukos.
Cựu Tổng thống Pháp Sarkozy và Tổng thống Nga Putin tại Matxcơva, 29/10/2015.
Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy ngày
29/10/2015 đã sang Nga gặp gỡ Tổng thống Vladimir Putin để bàn bạc về
vấn đề Syria. Cuộc tiếp xúc này gây ra những chỉ trích tại Pháp, nhưng
ông Sarkozy cho rằng mình « có một vai trò cần đóng » trên trường quốc
tế với tư cách thủ lãnh phe đối lập.
Cánh
tả Pháp tố cáo đây là một hình thức « ngoại giao song hành », có thể
làm yếu đi vai trò của nước Pháp nhất là đối với hồ sơ Syria, vào lúc
đang mở ra những khả năng thương lượng quốc tế trong hội nghị hôm nay
tại Vienna.
Một lãnh tụ sinh viên Miến Điện bỏ trốn từ tháng
Ba để tránh làn sóng bắt bớ những người biểu tình ôn hòa đã bị cảnh sát
bắt giữ ngày 29/10/2015. Cũng vào tối qua, một dân biểu thuộc đảng của
bà Aung San Suu Kyi đã bị một người lạ mặt đâm bị thương.
Cảnh sát Răngun loan báo Kyaw Ko Ko, chủ tịch Liên minh các nghiệp
đoàn sinh viên Miến Điện đã bị bắt giữ chiều qua và đang bị thẩm vấn,
nhưng không nói rõ tại nơi nào và hiện bị giam ở đâu.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh, 29/10/2015.
Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm nay 29/10/2015 bày
tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng sau việc Hoa Kỳ cho chiến hạm đi
vào khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp
tại Biển Đông. Bà Merkel đề nghị Bắc Kinh nên nhờ các tòa án quốc tế
giúp giải quyết tranh chấp.
Nhân
chuyến viếng thăm Trung Quốc hai ngày, bà Angela Merkel tuyên bố điều
quan trọng là các tuyến đường hàng hải thương mại cần tiếp tục rộng mở,
dù có những tranh cãi - đã nổi lên sau khi chiến hạm Mỹ thách thức thái
độ quyết đoán của Bắc Kinh tại Biển Đông vào đầu tuần.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đến thăm Việt
Nam tuần tới, vào thời điểm tình hình căng thẳng cao độ tại Biển Đông
gây ảnh hưởng đến quan hệ giữa các nước láng giềng. Hãng tin Reuters hôm
nay 29/10/2015 dẫn tin từ phía Trung Quốc cho biết như trên.
Phát
ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng (Lu Kang) trong cuộc họp
báo thường kỳ hôm nay thông báo ông Tập Cận Bình sẽ công du Việt Nam từ
ngày 5 đến ngày 6 tháng 11. Sau đó ông Tập sẽ sang Singapore trong hai
ngày 6 và 7 tháng 11. Thông cáo đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao
Việt Nam đề ngày hôm nay cũng xác nhận tin này.
Hôm nay 29/10/2015 Việt Nam đã lên tiếng chính
thức về việc Hoa Kỳ đưa khu trục hạm USS Lassen vào quần đảo Trường Sa.
Theo báo chí trong nước, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Mỹ đưa
tàu đi qua khu vực một số cấu trúc địa lý thuộc Trường Sa, phát ngôn
viên Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ khẳng định trở lại chủ quyền của Việt
Nam.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình tuyên bố : « Là
quốc gia có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển
Đông và thành viên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, Việt
Nam tôn trọng quyền hàng hải, hàng không ở Biển Đông, trên cơ sở các quy
định liên quan của Công ước và phù hợp với quy định của các quốc gia
ven biển ».
Thủ tướng Đức Angela Merkel kết thúc chuyến công
du Trung Quốc hôm nay 29/10/2015 với kết quả quan trọng là hợp đồng
khổng lồ 100 chiếc máy bay A320 Bắc Kinh mua của Airbus. Bà tuyên bố « tin tưởng » vào sức kháng cự của nền kinh tế thứ nhì thế giới trong quá trình chuyển đổi hiện nay.
Bà
Merkel đến Bắc Kinh sau chuyến đi Anh được tuyên truyền rộng rãi của
ông Tập Cận Bình, và vài ngày trước chuyến thăm Trung Quốc của Tổng
thống Pháp François Hollande.
Amnesty International trong báo cáo công bố hôm
qua đã tố cáo Úc trả tiền cho bọn đưa người vượt biên để đẩy thuyền nhân
về Indonesia, gây nguy hiểm cho tính mạng của họ. Hôm nay 29/10/2015
chính quyền Úc cho rằng cáo buộc này là « vu khống ».
Báo
cáo nêu ra hai sự việc cụ thể hồi tháng Năm và tháng Bảy, khi các quan
chức Úc chi tiền cho thủy thủ đoàn những chiếc tàu chở di dân để họ lái
tàu rời hải phận nước Úc. Tổ chức nhân quyền khẳng định chính quyền Úc
đã chi 30.000 đô la cho những người tổ chức để họ chịu quay lại. Các
thuyền nhân Bangladesh, Miến Điện và Sri Lanka rốt cuộc đã được đưa đến
đảo Rote ở miền đông Indonesia.
Những trận mưa lớn đã giúp cải thiện chất lượng
không khí nhiều quốc gia Đông Nam Á, từ nhiều tháng qua bị ảnh hưởng của
nạn khói mù do cháy rừng từ Indonesia. Hy vọng cho sự chấm dứt khủng
hoảng khói mù hôm nay 29/10/2015 bắt đầu được nhóm lên tại một số nước.
Tại
một số vùng ở Indonesia, Malaysia và Singapore, chất lượng không khí
được ghi nhận là tốt nhất từ nhiều tháng qua. Thái Lan và Philippines
cũng cảm nhận tương tự, sau khi màn khói mù dày đặc đã gây ra hàng trăm
ngàn vụ nhiễm trùng đường hô hấp khiến các trường học phải đóng cửa và
gây nhiễu loạn lưu thông hàng không.
Từ
nhiều tháng qua, nhiều dân biểu, nghị sĩ và những tiếng nói «diều hâu»
Mỹ đã cất lên thúc giục Tổng thống Barack Obama có phản ứng mạnh mẽ
trước hành động thay đổi nguyên trạng Biển Đông một cách quy mô của Bắc
Kinh, nhưng Nhà Trắng vẫn tỏ ra dè dặt.
Hôm
thứ Hai 26/10, trước sự ngạc nhiên đồng thời thở phào nhẹ nhõm của
nhiều người, chiến hạm Mỹ đầu tiên đã tiến vào bên trong khu vực 12 hải
lý xung quanh các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh ra sức đào đắp trong gần một
năm qua ở quần đảo Trường Sa.
Chiếc USS Lassen sau đó thảnh thơi
trở về căn cứ. Tàu Trung Quốc chỉ lếch thếch chạy theo sau. Và sau các
động thái không thể không làm : triệu mời đại sứ, tuyên bố sẽ đáp
trả…hôm nay thậm chí tờ báo cực đoan nhất của Bắc Kinh là Global Times
cũng không thấy những lời lẽ hết sức hung hăng như thường lệ, tuy cũng
có « lên gân » là « không sợ chiến tranh với Mỹ ».
Ảnh vệ tinh của CSIS chụp Đá Xu Bi ngày 03/09/2015.
Báo chí Trung Quốc hôm nay 28/10/2015 tố cáo
nhưng với lời lẽ kềm chế việc Hoa Kỳ cho chiến hạm áp sát đảo nhân tạo
do Bắc Kinh đào đắp ở quần đảo Trường Sa hôm qua. Trong khi đó nhiều cư
dân mạng kêu gọi phải có sự đáp trả mạnh mẽ.
Biển
Đông đã trở thành nơi tranh giành ảnh hưởng gay gắt trong khu vực Thái
Bình Dương, giữa hai cường quốc kinh tế và quân sự hàng đầu thế giới.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Gen Nakatani trong cuộc họp báo ngày 27/10/2015.
Sau sự kiện chiến hạm Mỹ tiến gần các đảo nhân tạo
do Trung Quốc đào đắp tại quần đảo Trường Sa, Nhật Bản hôm nay
28/10/2015 cho biết sẽ hợp tác với Hoa Kỳ tại Biển Đông. Tổng thống
Indonesia thì kêu gọi các bên kềm chế.
Theo báo Asahi Shimbun, Chánh văn phòng nội các Nhật, ông Yoshihide Suga trong cuộc họp báo hôm qua tuyên bố : «
Hành động đơn phương làm tăng thêm căng thẳng qua việc thay đổi nguyên
trạng, với các dự án ồ ạt bồi đắp đất tại Biển Đông là mối quan ngại
chung của cộng đồng quốc tế. Nhật Bản và Hoa Kỳ đang kết hợp chặt chẽ
trong việc trao đổi thông tin ».
Đôi lời : Nhà báo Phạm Chí Dũng mà bạn đọc đã quen
tên với rất nhiều bài chính luận, còn là nhà văn. Tác phẩm của anh gồm các tập
truyện ngắn « Những bông hoa hoang
dã » (1993), « Tự thú » (1994), « Những chiếc bồn tắm định
mệnh » (2005, tiểu thuyết « Cuộc phiêu lưu của linh hồn cầm cố »
(2005), «Ngài nghị sĩ » (2006)…
Phạm Chí Dũng là hội viên
Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh – tổ chức nhà nước duy nhất anh còn là thành
viên cho đến nay, sau khi đã viết Tâm thư từ bỏ đảng CSVN ngày 05/12/2013. Hôm
nay 28/10/2015, anh cho biết đã gởi thông báo cho Hội Nhà văn Thành phố về việc
anh ra khỏi hội này.
Chiến hạm USS Lassen trong cuộc tập trận Foal Eagle 2015.
(Michel De
Grandi,Les Echos 28/10/2015)
Một
chiến hạm Mỹ đã tiến gần một đảo nhỏ bị Bắc Kinh đòi chủ quyền ở quần đảo
Trường Sa. Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc và Hoa Kỳ đối đầu với nhau.
Cách đây một năm, khi Bắc Kinh vừa tuyên bố vùng nhận dạng phòng không, Mỹ đã
điều ngay hai oanh tạc cơ B52 bay ngang.
Đúng vào lúc Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
đang họp, Hoa Kỳ đã chọn lựa thời điểm này để tạo ra một sự cố ngoại giao khi
gởi một tàu phóng ngư lôi trang bị hỏa tiễn, chiếc USS Lassen đến áp sát một
đảo nhỏ bị Trung Quốc yêu sách chủ quyền ở Trường Sa trên Biển Đông.
Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ dự
thượng đỉnh G20, sau đó đến Philippines và Malaysia để dự hai hội nghị
thượng đỉnh khác trong tháng 11. Nhà Trắng hôm qua 26/10/2015 loan báo
như trên, tuy nhiên trong chương trình không thấy ông Obama ghé Việt Nam
như dự kiến trước đây.
Tại hội nghị thượng đỉnh G20, theo phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest, ông Barack Obama sẽ « khuyến khích các sáng kiến quốc tế nhằm ủng hộ tăng trưởng kinh tế thế giới một cách bền vững và thăng bằng ».
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Luc Khảng trong cuộc họp báo ngày 27/10/2015.
Trước sự kiện Mỹ cho chiến hạm USS Lassen đi vào
khu vực 12 hải lý xung quanh hai đảo nhân tạo bồi đắp tại Đá Xu Bi (Subi
Reef) và Đá Vành Khăn (Mischief Reef) ở quần đảo Trường Sa hôm nay
27/10/2015, Bắc Kinh giận dữ tố cáo đây là hành động « đe dọa chủ quyền » của Trung Quốc. Tổng thống Philippines hoan nghênh, còn Bộ Quốc phòng Úc ra thông cáo ủng hộ tự do hàng hải tại Biển Đông.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng (Lu Kang) tuyên bố chiến hạm Mỹ đã « tiến vào một cách bất hợp pháp, không được phép của Trung Quốc ». Lục Khảng cho biết « các cơ quan liên quan đã giám sát, theo dõi chiến hạm này để đưa ra lời cảnh báo, theo đúng luật lệ », và chính quyền Trung Quốc sẽ « kiên quyết đáp trả tất cả mọi hành động khiêu khích », « sử dụng mọi biện pháp cần thiết trong trường hợp phải cần đến ».
Thủ tướng Najib Razak phát biểu trước Quốc hội Malaysia.
Tổ chức Human Right Watch hôm nay 27/10/2015 tố
cáo Malaysia ngày càng giống một Nhà nước công an trị, khi chính quyền
sử dụng những đạo luật trấn áp để dập tắt những chỉ trích, kể cả các đòi
hỏi Thủ tướng phải trả lời về những cáo buộc tham nhũng.
Tổ
chức nhân quyền có trụ sở tại Mỹ trong báo cáo nhận định, mặc cho những
lời hứa lâu nay, Thủ tướng Najib Razak lại đẩy mạnh các vụ đàn áp, sau
khi đạt được những kết quả tệ hại trong cuộc bầu cử năm 2013.