samedi 24 janvier 2015

Hoa Kỳ và Ả Rập Xê Út, đồng minh mong manh trong một Trung Đông rối loạn

Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp Quốc vương Ả Rập Xê Út Abdallah tại Phòng bầu dục của Nhà Trắng, 29/06/2010.
Đăng ngày 24-01-2015

Quan hệ giữa Hoa Kỳ và quốc gia Hồi giáo bảo thủ Ả Rập Xê Út có từ rất lâu, nhờ có chung các lợi ích trong khu vực. Tuy nhiên nhiều sự kiện trong những năm gần đây đã làm sự liên kết này trở nên mong manh.
Hoa Kỳ và Ả Rập Xê Út khởi đầu quan hệ ngoại giao vào năm 1940, trong thời kỳ Đệ nhị Thế chiến. Mối giao hảo được siết chặt hơn năm năm sau đó, qua cuộc gặp gỡ giữa Quốc vương Ả Rập Xê Út thời ấy là Abdelaziz Ibn Saoud, và Tổng thống Franklin Delano Roosevelt trên chiếc tuần dương hạm USS Quincy thả neo ở kênh đào Suez.

Nhiều nguyên thủ đến chia buồn với Tân vương Ả Rập Xê Út

Đăng ngày 24-01-2015

Nhiều nguyên thủ quốc gia trên toàn thế giới hôm nay 24/01/2015 và ngày mai tiếp tục đến Ả Rập Xê Út để phân ưu với Tân vương Salman, sau khi cố Quốc vương Abdallah băng hà hôm qua sau mười năm trị vì. Ngay cả Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng rút ngắn chuyến viếng thăm Ân Độ để đến Ryad.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nga Dimitri Medvedev, Tổng thống Pháp François Hollande, Thủ tướng Anh David Cameron, Thái tử Anh Charles, Thái tử Nhật Naruhito… sẽ hiện diện tại Ryad để nói lời chia buồn với Quốc vương Salman, người kế vị Quốc vương Abdallhah qua đời hôm qua ở tuổi 91. Ông được ca ngợi là « người bảo vệ hòa bình ở Trung Đông », hay người ủng hộ đối thoại giữa thế giới Hồi giáo và phương Tây.

24 giờ sau tối hậu thư, vẫn chưa có tin về hai con tin Nhật

Đăng ngày 24-01-2015

Chính phủ Nhật Bản hôm nay 24/01/2015 tiếp tục vận dụng mọi cách để cứu hai con tin đang nằm trong tay tổ chức Nhà nước Hồi giáo (EI), gần 24 giờ sau khi thời hạn trong tối hậu thư đã chấm dứt. Thep các chuyên gia, Tokyo nên cố gắng thiết lập các mối liên lạc thông qua các quan hệ trong khu vực, nhất là với Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida sau cuộc họp khẩn sáng nay cho biết : « Không có tin tức nào thực sự mới mẻ, chúng tôi chỉ điểm lại tình hình ». Một người có trách nhiệm nói với báo chí là « không có thông điệp nào » từ những kẻ bắt con tin.

Charlie Hebdo: Thêm nhiều vụ biểu tình ở Nam Á

Đăng ngày 24-01-2015

« Đả đảo Charlie Hebdo ! » - hàng chục ngàn người biểu tình ở Afghanistan, Pakistan và bang Cachemire của Ấn Độ hôm qua 23/01/2015 đã hô vang các khẩu hiệu trong các cuộc xuống đường quy mô nhất từ khi số báo mới của tuần báo châm biếm được phát hành sau vụ khủng bố.

Tại Pakistan, cuộc biểu tình do Jamaat-e-Islami (JI) - một trong những đảng Hồi giáo chủ chốt ở nước này tổ chức, tập trung được 15.000 người ở thủ đô Islabamad. Thủ lãnh JI, Siraj Ul Haq kêu gọi tẩy chay sản phẩm của những nước mà truyền thông đăng lại các biếm họa về Mohamet.

Hy Lạp chờ đợi cơn địa chấn bầu cử Quốc hội

Đăng ngày 24-01-2015

Ngày mai 25/01/2015, người dân Hy Lạp sẽ đi bầu để chọn ra những người đại diện tại Quốc hội. Cuộc bầu cử trước thời hạn này đang được Liên hiệp Châu Âu và thị trường tài chính hết sức chú ý, vì Syriza, đảng cánh tả được cho là cực đoan, đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò ý kiến. Người ta chờ đợi một cơn địa chấn với sự thắng thế của đảng Syriza của ông Alexis Tsipras, với chủ trương chấm dứt chính sách khắc khổ.
Từ Athènes, đặc phái viên RFI Tudor Tepeneag gởi về bài tường trình :

vendredi 23 janvier 2015

Đảng Cộng sản : Trung Quốc đối mặt với nhiều mối nguy an ninh quốc gia


Trung Quốc đang phải đối mặt với « các nguy cơ an ninh quốc gia chưa từng có ». Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm nay 23/01/2015 tuyên bố như trên, sau cuộc họp hàng tháng do Tổng Bí thư Tập Cận Bình chủ trì.
Theo Tân Hoa Xã, tuyên bố của 25 ủy viên Bộ Chính trị cho rằng « có một số thách thức và mối nguy về an ninh không thể đoán trước được, cho nên đất nước phải luôn luôn cảnh giác trước những nguy cơ tiềm tàng ». Bắc Kinh luôn bảo vệ an ninh quốc gia « theo kiểu Trung Hoa ».

Trung Quốc : Các vụ bắt bớ tăng gấp đôi ở Tân Cương

Đăng ngày 23-01-2015

Số người bị bắt giam tại Tân Cương đã tăng gấp đôi trong vòng một năm qua, vì chính quyền Trung Quốc đàn áp thẳng tay người Duy Ngô Nhĩ không chấp nhận sự đô hộ của Bắc Kinh. Báo chí chính thức của Trung Quốc hôm nay 23/01/2015 cho biết như trên.
Theo nhật báo China Daily, bên cạnh đó quân đội Trung Quốc cũng đã tăng cường sự hiện diện tại vùng đất giáp giới 8 nước, trong đó có Afghanistan, bằng cách siết chặt việc kiểm soát biên giới.

Nhật Bản hồi hộp chờ đợi tin tức về con tin

Đăng ngày 23-01-2015

Chính phủ Nhật Bản cho đến chiều nay 23/01/2015 vẫn cố gắng tìm cách cứu hai con tin đang nằm trong tay tổ chức Nhà nước Hồi giáo (EI), đang giữ im lặng sau khi tối hậu thư 72 giờ đã hết hạn.
Chánh văn phòng nội các Nhật, ông Yoshihide Suga nói với báo chí, « vẫn chưa có tin tức gì », sau khi thời hạn chót (14 giờ 50 Tokyo 5 giờ 50 GMT) đã trôi qua. Kênh truyền hình Nhà nước NHK, liên hệ qua internet với một người xưng là « phát ngôn viên của EI », sáng nay đưa một đoạn đối thoại trong đó người này cho biết « sẽ có thông báo sau ».

Yemen hỗn loạn vì không có chính phủ

Đăng ngày 23-01-2015

Yemen, con bài chủ chốt trong liên minh chống Ai Qaida do Mỹ đứng đầu, hôm nay 23/01/2015 trong tình trạng không có chính phủ lẫn nguyên thủ quốc gia, sau khi Thủ tướng rồi Tổng thống lần lượt từ chức, dưới áp lực của phe dân quân si-ai Houthi đang hùng cứ thủ đô Sanaa.

Quốc hội Yemen họp khẩn vào Chủ nhật tới để đưa ý kiến về việc Tổng thống Abd Rabbo Mansour Hadi từ chức. Tuy nhiên cuộc họp này chưa chắc đã diễn ra được, vì lực lượng dân quân Ansaruallah, còn gọi là Houthi, đang triển khai rộng khắp.

Bình Nhưỡng đòi Seoul bỏ trừng phạt nếu muốn thương lượng

Đăng ngày 23-01-2015

Bắc Triều Tiên hôm nay 23/01/2015 tuyên bố Hàn Quốc phải dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kéo dài từ 5 năm qua nếu muốn thương thảo về việc hội ngộ các gia đình bị ly tán ở hai miền. Tuyên bố này được đưa ra trong lúc Seoul đang thúc đẩy một cuộc đối thoại cấp cao.
Theo Ủy ban Thống nhất Hòa bình của Bắc Triều Tiên (CPRK), nếu vấn đề trừng phạt không được giải quyết, thì « không có bất cứ cuộc đối thoại, tiếp xúc hay trao đổi nào có thể diễn ra giữa miền Bắc và miền Nam ». Thông cáo của Ủy ban này được hãng thông tấn KCNA trích dẫn nói : « Nếu chính quyền Hàn Quốc thành thật trong việc giải quyết các vấn đề nhân đạo, thì họ phải tháo dỡ các chướng ngại do chính họ đã tạo ra ». 

jeudi 22 janvier 2015

Việt Nam : Phóng viên Tuổi Trẻ Hoàng Khương được thả trước thời hạn

Nhà báo Hoàng Khương, lúc vừa ra tù ngày 21/01/2015.
Đăng ngày 22-01-2015

Phóng viên Hoàng Khương của báo Tuổi Trẻ, bị kết án bốn năm tù vào cuối năm 2012 vì tội « đưa hối lộ », đã được trả tự do vào hôm qua 21/01/2015, sớm một năm so với thời hạn - theo bạn bè và thân nhân của ông cho biết.
Ông Hoàng Khương, tên thật là Nguyễn Văn Khương, bị tòa sơ thẩm kết án bốn năm tù vào ngày 07/09/2012 và tòa phúc thẩm y án ngày 27/12/2012 vì « đưa hối lộ » cho cảnh sát giao thông. Cụ thể là ông đã thông qua hai người môi giới, hối lộ 15 triệu đồng cho thượng úy công an Huỳnh Minh Đức để nhờ lấy tra một chiếc mô-tô đang bị công an giữ vì đua xe trái phép.

Kim Jong Un có thể đến Matxcơva dự kỷ niệm 70 năm kết thúc Đệ nhị Thế chiến

Đăng ngày 22-01-2015

Lãnh tụ Bắc Triều Tiên có thể sẽ sang Matxcơva vào tháng Năm để tham dự lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng của đồng minh trong Đệ nhị Thế chiến. Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov cho biết như trên và Bắc Kinh, đồng minh chủ yếu của Bình Nhưỡng hôm nay 22/01/2015 lên tiếng hoan nghênh chuyến công du ngoại quốc đầu tiên của Kim Jong Un.

Trong cuộc họp báo hôm qua, khi được hỏi về câu trả lời của Bắc Triều Tiên trước lời mời tham dự của Matxcơva, ông Lavrov nói rằng : « Dấu hiệu đầu tiên là tích cực ». Nếu Bình Nhưỡng - hiện đang bị cộng đồng quốc tế chỉ trích hơn bao giờ hết – khẳng định điều này, thì đây sẽ là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Kim Jong Un, từ khi lên nối ngôi cha là cuối năm 2011.

Một dân biểu Hàn Quốc ủng hộ Bắc Triều Tiên bị y án 9 năm tù

Đăng ngày 22-01-2015

Tòa án Tối cao Hàn Quốc hôm nay 22/01/2015 y án 9 năm tù giam đối với một dân biểu cánh tả bị cáo buộc xúi giục nổi dậy vũ trang trong trường hợp nổ ra chiến tranh với Bắc Triều Tiên.
Ông Lee Seok Ki, 53 tuổi, một thành viên chủ chốt của đảng cánh tả Đoàn kết Tiến bộ (UPP) nay đã giải thể, ban đầu bị kết tội âm mưu nổi dậy vào tháng Hai, trong phiên tòa hiếm hoi xét xử một dân biểu. Nhưng bản án 12 năm tù sau đó đã được tòa phúc thẩm giảm xuống còn 9 năm, cho rằng ông Lee không có mưu đồ mà chỉ cổ vũ.

Liên minh quốc tế chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo họp tại Luân Đôn

Đăng ngày 22-01-2015 Sửa đổi ngày 22-01-2015 13:22

Liên minh quốc tế chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Syria và Irak họp lại hôm nay 22/01/2015 tại Luân Đôn, với sự tham dự của nhiều Ngoại trưởng trong đó có Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và đồng nhiệm Pháp Laurent Fabius. Các cuộc không kích của liên minh đã bắt đầu từ tháng 8/2014 tại Irak và sau đó mở rộng sang Syria.
Đặc phái viên của RFI tại Luân Đôn, Nicolas Falez tường trình :

mardi 20 janvier 2015

Đức Giáo hoàng sẵn sàng gặp Đạt Lai Lạt Ma, "không sợ Trung Quốc"

Đăng ngày 20-01-2015

Đức Giáo hoàng Phanxicô ngày 19/01/2015 mở ra khả năng gặp gỡ Đạt Lai Lạt Ma, bác bỏ việc Ngài từ chối tiếp nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng hồi tháng 12 « vì sợ Trung Quốc ».
« Thông lệ trong nghi thức lễ tân của Ban thư ký Tòa Thánh không có việc đón tiếp các nguyên thủ quốc gia hay các nhân vật cao cấp khi họ đến Roma tham dự một hội nghị quốc tế ». Đức Giáo hoàng đã tuyên bố với các nhà báo đi cùng chuyến bay đến Manila như trên.

Trung Quốc : Lương Tập Cận Bình tăng 62%

Đăng ngày 20-01-2015

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và sáu ủy viên thường trực Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đã được tăng lương 62%. Báo chí chính thức của nước này hôm nay 20/01/2014 cho biết như trên. 
Việc tăng lương này nằm trong khuôn khổ đợt điều chỉnh lại thu nhập của viên chức nhà nước lần đầu tiên kể từ năm 2006 tại Trung Quốc, nơi mà tiền lương trong khu vực công rất thấp.

14 người Thượng Việt Nam trốn trong rừng Cam Bốt

Đăng ngày 20-01-2015

Mười bốn người Thượng ở Việt Nam hiện đang lẩn trốn trong rừng sâu Cam Bốt sau khi vượt qua biên giới để tránh bị trấn áp, và đang muốn xin tị nạn. Các nhà hoạt động nhân quyền hôm nay 20/01/2015 cho biết như trên.
Những người này theo chân 13 người Thượng khác đã được cho tị nạn tại Cam Bốt vào tháng 12/2014, với sự giúp đỡ của Liên Hiệp Quốc, sau gần hai tháng trốn trong một khu rừng rậm thuộc tỉnh Rattanakiri.

Gởi phim « The Interview » sang Bắc Triều Tiên ?

Đăng ngày 20-01-2015

Các nhà tranh đấu Hàn Quốc hôm nay 20/01/2015 đe dọa sẽ gởi các dĩa DVD bộ phim « The Interview » đến Bắc Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng từ chối đề nghị đối thoại của Seoul.
Bắc Triều Tiên đã cảnh cáo một nhà hoạt động là Park Sang Hak, rằng ông sẽ phải « đền tội bằng máu » nếu các bản sao của bộ phim nói về âm mưu ám sát Kim Jong Un của CIA được đưa qua biên giới.

Chống khủng bố : Châu Âu muốn hợp tác với các nước Hồi giáo

Đăng ngày 20-01-2015

Ngày 19/01/2015 họp tại Bruxelles, Ngoại trưởng 28 nước châu Âu quyết định tăng cường hợp tác chống khủng bố với các quốc gia Hồi giáo liên quan, qua việc cử các tùy viên thường trực phụ trách an ninh ở mỗi nước để đảm bảo liên lạc thường xuyên.
Từ Bruxelles, thông tín viên Quentin Dickinson của RFI cho biết thêm chi tiết :

Những điểm sáng và mảng xám của du lịch Việt Nam 2015

Nhà ga số 2 vừa được đưa vào sử dụng, tăng gấp đôi khả năng đón khách của sân bay Nội Bài, Hà Nội.
Phát Thứ hai, ngày 19 tháng một năm 2015

Theo dự báo thì du lịch, vốn được mệnh danh là « ngành công nghiệp không khói » tại các thị trường mới nổi đến năm 2030 sẽ tăng trưởng gấp đôi và chiếm hơn một nửa lượng khách du lịch trên thế giới.

Trong khi đó lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2014 tăng chậm hơn mức 10,6% của năm trước. Tổng lượng du khách ngoại quốc là gần 7,9 triệu lượt, thấp hơn so với kỳ vọng 8,2 triệu lượt khách. Một trong những đặc thù trong năm là vụ Trung Quốc đem giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam gây căng thẳng, khiến lượng khách du lịch từ Trung Quốc chỉ tăng 2,1% trong khi năm 2013 thị trường này tăng đến 33,5%.

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đề ra mục tiêu đến năm 2020 là cạnh tranh được với các nước khác, trước hết là trong khu vực. Liệu mục tiêu này có quá khó khăn trong bối cảnh hiện nay ? Chúng tôi đã cùng với ông Nguyễn Văn Mỹ, ủy viên ban chấp hành Hiệp hội Lữ hành Việt Nam điểm lại những điểm mạnh và điểm yếu của ngành du lịch, mà ông gọi là những điểm sáng và những mảng xám trong năm nay.