mardi 11 février 2014

Đài Loan và Trung Quốc ký hiệp định lịch sử

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân (phải) và Bộ trưởng các vấn đề Hoa lục Vương Úc Kỳ của Đài Loan trong cuộc gặp tại Nam Kinh ngày 11/02/2014
Bài đăng : Thứ ba 11 Tháng Hai 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 11 Tháng Hai 2014 
Trung Quốc và Đài Loan vốn xung đột tiềm tàng từ hơn 60 năm qua, hôm nay 11/02/2014 đã đạt được một hiệp định lịch sử về việc thành lập “càng sớm càng tốt” các văn phòng đại diện.

Các cuộc thương thảo giữa Bộ trưởng về các vấn đề Hoa lục Vương Úc Kỳ (Wang Yuchi) của Đài Loan và Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân (Zhang Zhijun) là những cuộc đàm phán đầu tiên giữa hai nước kể từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập từ năm 1949.

Tình hình nhân quyền Việt Nam 2014 sẽ êm ả hơn

Tác giả: Phạm Chí Dũng. Bài đăng trên VOA ngày Chủ nhật 09/02/2014.


Những động thái nội bộ

Ngược lại năm 2013, Việt Nam năm 2014 sẽ mang đặc trưng biểu hiện đối nội nổi bật hơn so với hoạt động đối ngoại. Hoạt động đối nội như vậy có thể khá đặc sắc và có tính tranh đấu. Nếu vào năm 2013, hoạt động đối ngoại diễn ra rộng khắp với Trung Quốc, Nga, Pháp và Mỹ, thì năm 2014 có thể được xem là năm khởi động cho “chiến dịch hai năm” sắp xếp các vị trí của đại hội đảng lần thứ 12 vào năm 2016.
Tuy nhiên, thời gian chuẩn bị nhân sự không còn nhiều, có thể đến giữa năm 2015 phải cơ bản hoàn thành phương án bố trí các chức vụ chủ chốt trong Bộ Chính trị. Do vậy có thể xem đây là cuộc chạy đua mang tính nước rút. Một trong những tín hiệu rõ rệt cho cuộc vận động này là thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với hàm ý “đổi mới thể chế”.

UPR và tâm thế "đường ai nấy đi"

Tác giả: Phạm Chí Dũng. Bài đăng trên BBC ngày thứ Bảy 08/02/2014


Không khí buổi điều trần nhân quyền Việt Nam tại Geneva ngày 5/2/2014 thật kỳ lạ: phái đoàn Hà Nội đã ghi dấu như một trong những tưởng niệm đáng hổ thẹn nhất trong lịch sử Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc khi bị giới quan sát độc lập nhún vai lắc đầu: “Nói như vẹt!”.

Nhưng chính xác hơn, diễn ngôn của nhóm “luôn tôn trọng và bảo vệ quyền con người” đã được diễn đạt bằng hình thức đọc báo cáo thuần túy, với thời lượng chiếm đến gần 1/6 tổng quỹ thời gian cuộc điều trần.

VietJetAir mua 63 chiếc Airbus với giá 6,4 tỉ đô la

Bài đăng : Thứ ba 11 Tháng Hai 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 11 Tháng Hai 2014 
VietJetAir, công ty hàng không tư nhân hàng đầu của Việt Nam hôm nay 11/02/2014 thông báo đã chính thức ký hợp đồng mua 63 chiếc máy bay Airbus với giá 6,4 tỉ đô la, đúng như dự kiến trước đây. Từ hồi tháng Giêng, công ty VietJetAir vốn đang muốn tham gia thị trường hàng không giá rẻ đang phát triển mạnh tại châu Á, đã loan báo sẽ hoàn tất hợp đồng này.

Từ hồi tháng Giêng, công ty VietJetAir vốn đang muốn tham gia thị trường hàng không giá rẻ đang phát triển mạnh tại châu Á, đã loan báo sẽ hoàn tất hợp đồng này. Tổng giám đốc Lưu Đức Khanh trong một thông cáo được Airbus công bố vào ngày khai mạc hội chợ hàng không tại Singapore cho biết : « Chúng tôi nóng lòng chờ đợi triển khai các hoạt động tại châu Á-Thái Bình Dương ».

Dân Cam Bốt khiếu nại một tổ chức tài chính liên quan đến Hoàng Anh Gia Lai

Rừng bị phá để trồng cao su.
Bài đăng : Thứ ba 11 Tháng Hai 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 11 Tháng Hai 2014 
Theo tin từ tổ chức phi chính phủ Global Witness có trụ sở tại Anh quốc hôm qua 10/02/2014, đại diện 17 cộng đồng bản địa tại tỉnh Ratanakiri, Cam Bốt đã đệ đơn khiếu nại IFC (Tổng công ty Tài chính Quốc tế), định chế trực thuộc Ngân hàng Thế giới vì đã đầu tư vào Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Tập đoàn Việt Nam này từng bị tổ chức Global Witness tố cáo là đã lấy đất canh tác của dân địa phương để trồng cao su, ảnh hưởng đến môi trường và các vấn đề xã hội.

Thông cáo cho biết, đơn khiếu nại được các tổ chức Equitable Cambodia, Cambodian Indigenous Youth Association (CIYA), Indigenous Rights Active Members (IRAM), Highlanders Association and Inclusive Development International (IDI) đứng tên thay mặt cộng đồng bản địa, mô tả việc định chế này đã đầu tư vào các công ty vi phạm luật pháp cũng như chính sách xã hội và môi trường. Những người dân địa phương trong đó có người Jarai, Tampoun, Kachok và Kroeung bị mất đất khiến ảnh hưởng đến sinh kế, tập tục văn hóa và cách sống.

Đông Quản, thủ đô sex Trung Quốc bị truy quét

Bài đăng : Thứ ba 11 Tháng Hai 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 11 Tháng Hai 2014 
Một chiến dịch truy quét mại dâm quy mô đã được tung ra trong những ngày gần đây tại Đông Quản ở miền nam Trung Quốc, được mệnh danh là « thành phố trụy lạc ». Có 68 người bị bắt giữ, ít nhất 12 nhà thổ bị đóng cửa. Đây không phải là vụ bố ráp đầu tiên, nhưng lần này việc truy quét công nghiệp tình dục được tuyên truyền một cách ồn ào.

Mại dâm đã bị cấm đoán sau khi cộng sản lên nắm quyền tại Trung Quốc từ năm 1949, nhưng tệ nạn này đã phát triển song song với mở cửa kinh tế cách đây ba chục năm, và lực lượng an ninh thường không xao lãng đối với lãnh vực này.

Nhân 35 năm Cách mạng Hồi giáo, Iran bắn thử 2 tên lửa

Bài đăng : Thứ ba 11 Tháng Hai 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 11 Tháng Hai 2014 
Chính quyền Iran hôm nay 11/02/2014 tổ chức kỷ niệm 35 năm Cách mạng Hồi giáo, được đánh dấu bởi những tiến triển trong việc thương lượng với các cường quốc trong đó có kẻ thù truyền thống là Hoa Kỳ. Trước đó, Teheran loan báo phóng thành công hai hỏa tiễn thế hệ mới « có khả năng hủy diệt cao độ » - theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Iran.

Từ Teheran, thông tín viên RFI Siavosh Ghazi cho biết thêm chi tiết :

Trung Quốc phản đối đề nghị đưa thư tuyệt mệnh của kamikaze Nhật vào danh sách Unesco


Bài đăng : Thứ hai 10 Tháng Hai 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ hai 10 Tháng Hai 2014 
Hôm nay 10/02/2014 Trung Quốc tuyên bố cực lực phản đối đề nghị ghi vào Danh sách Ký ức Thế giới của Unesco những lá thư vĩnh biệt của các cảm tử quân Nhật Bản, lên án Tokyo mưu toan đánh bóng quá khứ quân phiệt của mình.

Theo kênh truyền hình Nhà nước NHK, tuần trước thành phố Minami-Kyushu của Nhật đã đề nghị ghi vào di sản ký ức của Unesco những lá thư và di chúc của các phi công quyết tử của quân đội Thiên hoàng trong Đệ nhị Thế chiến.

Bắc Kinh lên án lời cảnh báo của Mỹ về vùng phòng không tại Biển Đông

Bài đăng : Thứ hai 10 Tháng Hai 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ hai 10 Tháng Hai 2014 
Trung Quốc hôm nay 10/02/2014 lên án lời phát biểu của một lãnh đạo Không quân Mỹ là « vô trách nhiệm », sau khi viên chức này cảnh báo nếu Bắc Kinh tuyên bố vùng nhận dạng phòng không tại Biển Đông thì đây sẽ là động thái « hết sức khiêu khích ».

Hồi tháng 11/2013 Bắc Kinh đã đơn phương quy định « vùng nhận dạng phòng không » (ADIZ) bao trùm hầu hết Biển Hoa Đông kể cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang có tranh chấp với Nhật Bản, khiến Hoa Kỳ phải lên án.

Cha tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức hoan nghênh cuộc điều trần nhân quyền

Bài đăng : Thứ sáu 07 Tháng Hai 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 07 Tháng Hai 2014 
Cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) về nhân quyền của Việt Nam trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Genève, Thụy Sĩ đã kết thúc hôm qua 06/02/2014, và đến cuối giờ chiều nay nhóm troika tức ba nước chủ tọa phiên điều trần sẽ công bố bản kết luận. Trong cuộc điều trần, đại diện Hoa Kỳ đã đề nghị Việt Nam trả tự do cho bốn tù nhân lương tâm là Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Điếu Cày và Trần Huỳnh Duy Thức.

Ông Trần Văn Huỳnh, cha của Trần Huỳnh Duy Thức, một trong bốn tù nhân lương tâm kể trên cũng có mặt trong đoàn xã hội dân sự từ Việt Nam được dự khán phiên điều trần ở Genève. Trả lời RFI Việt ngữ tối qua, ông Trần Văn Huỳnh cho biết rất vui mừng vì trường hợp của con mình được nêu ra tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc :

CPJ : Việt Nam thuộc diện các nước nhiều rủi ro nhất đối với báo chí năm 2013

Bài đăng : Thứ sáu 07 Tháng Hai 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 07 Tháng Hai 2014 
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) trong thông báo hôm qua 06/02/2014, lần đầu tiên đã tính thêm không gian mạng khi công bố danh sách các quốc gia hạn chế tự do báo chí mà tổ chức này gọi là « sự xói mòn sâu sắc về tự do trên internet » - một lãnh vực quan trọng đối với các nhà báo trên toàn thế giới. Việt Nam bị xếp vào danh sách các nước rủi ro nhất cho các nhà báo trong năm 2013, cùng với Ai Cập, Bangladesh, Syria.

Các nước còn lại trong danh sách là Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ecuador, Liberia, Zambia. Giám đốc điều hành của CPJ, Joel Simon tuyên bố : « Bạo lực và trấn áp tiếp tục là mối đe dọa lớn nhất đối với các nhà báo trên thế giới, nhưng kiểm duyệt trên mạng và giám sát một cách quy mô của chính quyền cũng ngăn trở các luồng thông tin trên toàn cầu ».

Tunisia mừng bản Hiến pháp mới, ba năm sau Cách mạng Hoa Lài

Lễ mừng Hiến pháp mới tại Quốc hội Tunisia ngày 07/02/2014
Bài đăng : Thứ bảy 08 Tháng Hai 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 08 Tháng Hai 2014 
Hôm nay 07/02/2014 Tunisie tổ chức lễ mừng bản Hiến pháp mới vừa ra đời sau hai năm đàm phán gay gắt và các cuộc khủng hoảng chính trị, với sự hiện diện của nhiều nguyên thủ quốc gia trong đó có cả Tổng thống Pháp François Hollande.

Buổi lễ mừng diễn ra sáng nay tại Quốc hội hoàn toàn mang tính biểu tượng, vì Hiến pháp đã được thông qua hôm 26/1 và được các lãnh đạo Tunisie ký ngay hôm sau đó, ba năm sau cuộc cách mạng đã lật đổ Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali.

Tổng thống Hàn Quốc : Bình Nhưỡng không nên đổi ý về kế hoạch đoàn tụ gia đình

Bài đăng : Thứ sáu 07 Tháng Hai 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 07 Tháng Hai 2014 
Tổng thống Hàn Quốc, bà Park Geun Hye hôm nay 07/02/2014 khuyến cáo Bắc Triều Tiên không nên thay đổi ý kiến sau khi đã đồng ý tổ chức một cuộc gặp gỡ cho các gia đình bị chia cắt do cuộc chiến tranh Triều Tiên.

Lời cảnh báo này được đưa ra một ngày sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố có thể sẽ xem xét lại cam kết về cuộc gặp này, nêu ra cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn và những bài báo « vu khống » trên báo chí Hàn Quốc.

Tổng thống Ukraina đến Sotchi để gặp Putin

Bài đăng : Thứ sáu 07 Tháng Hai 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 07 Tháng Hai 2014

Tổng thống Ukraina Viktor Ianoukovitch hôm nay 07/02/2014 gặp gỡ người đồng nhiệm Nga là Vladimir Putin tại Sotchi, trong bối cảnh khủng hoảng chính trị chưa từng thấy và tình hình căng thẳng mới giữa Washington và Matxcơva.

Cuộc gặp giữa hai nguyên thủ tại thành phố Sotchi bên bờ Hắc Hải, nơi Thế vận hội mùa Đông được khai mạc một cách hoàng tráng hôm nay, là cuộc hội đàm đầu tiên kể từ khi nổ ra phong trào phản kháng đã làm cho bốn người thiệt mạng và trên 500 người bị thương tại Ukraina.

lundi 3 février 2014

Cựu lãnh sự Việt Nam xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ

Bài đăng : Thứ hai 03 Tháng Hai 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ hai 03 Tháng Hai 2014 
 
Theo hãng tin Pháp AFP hôm nay 03/02/2014, trả lời trong chương trình « Le grand Genève à chaud » của đài truyền hình Léman Bleu tối qua, cựu lãnh sự Việt Nam tại Genève, ông Đặng Xương Hùng cho biết đã nộp đơn xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ.

Ông Đặng Xương Hùng, nguyên lãnh sự Việt Nam tại Genève từ năm 2008 đến 2012, nói rằng ông đã đến Thụy Sĩ hôm 18/10/2013 và đã nộp đơn xin tị nạn chính trị. Với hành động này, ông tố cáo « sự độc tài » của chế độ Hà Nội, đã « đe dọa và cầm tù » các nhà đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền. Ông hy vọng quyết định này sẽ khiến một số người khác noi theo.

Ngăn Phạm Chí Dũng xuất cảnh: Do não trạng cũ hay không muốn Việt Nam hội nhập ?

Bài đăng : Thứ hai 03 Tháng Hai 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ hai 03 Tháng Hai 2014 

Sau khi tiến sĩ Phạm Chí Dũng bị công an Thành phố Hồ Chí Minh ngăn chận tại sân bay Tân Sơn Nhất hôm 01/02/2014, không cho xuất cảnh đi Genève tham dự hội thảo về nhân quyền mà ông được tổ chức UN Watch mời với tư cách diễn giả, Diễn đàn Xã hội Dân sự đã ra tuyên bố phản đối đề ngày 02/02/2014.

Tuyên bố lên án hành động trên đây đã vi phạm Hiến pháp Việt Nam cũng như Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, cho thấy thành viên mới được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc lại « trắng trợn vi phạm nhân quyền ».

RFI Việt ngữ đã đặt câu hỏi với Phó giáo sư tiến sĩ Hoàng Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh về sự kiện trên.

UN Watch phản đối Việt Nam cấm nhà báo Phạm Chí Dũng đi Genève

Bài đăng : Thứ hai 03 Tháng Hai 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ hai 03 Tháng Hai 2014 
 
UN Watch, tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Genève với nhiệm vụ giám sát các vấn đề nhân quyền và dân chủ thuộc Liên Hiệp Quốc, ra thông cáo ngày 02/02/2014 phản đối chính quyền Việt Nam ngăn chận nhà báo Phạm Chí Dũng đi Genève tham dự hội thảo về nhân quyền với tư cách diễn giả.

Thông cáo nêu ra sự kiện, ông Phạm Chí Dũng là một nhà báo độc lập có uy tín và là người ủng hộ cho xã hội dân sự, sở hữu một hộ chiếu Việt Nam hợp lệ và đã có visa vào Thụy Sĩ, tối 1/2 đã bị công an ngăn chặn tại sân bay không cho xuất cảnh đi Genève.

Phát biểu của Thủ tướng Nhật về Đệ nhất Thế chiến bị dịch sai ?

Bài đăng : Thứ hai 03 Tháng Hai 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ hai 03 Tháng Hai 2014 
 
Chính quyền Nhật Bản hôm nay 03/02/2014 đã chỉ trích cơ quan dịch thuật mà theo Tokyo đã dịch sai lời phát biểu của Thủ tướng Shinzo Abe trong Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos vào cuối tháng Giêng.

Theo tờ Asahi Shimbun và Sankei Shimbun, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho rằng thông dịch viên đã làm sai lạc phát biểu của Thủ tướng Nhật, khi ông Shinzo Abe nói về quan hệ Nhật-Trung đang căng thẳng, đã nói đến quan hệ Đức-Anh trước Đệ nhất Thế chiến xảy ra cách nay một thế kỷ.

samedi 1 février 2014

Phạm Chí Dũng và câu chuyện đầu xuân: Văn hóa Việt trong vận khí suy vong

Hoa đào ngày Tết. Ảnh chụp tại Hà Nội ngày 24/01/2014.
Bài đăng : Thứ bảy 01 Tháng Hai 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 01 Tháng Hai 2014
Đầu năm, khi đất trời vào xuân, cũng là dịp để suy ngẫm lại những vấn đề về văn hóa. RFI đã phỏng vấn tiến sĩ Phạm Chí Dũng, cũng là một nhà văn đồng thời còn là người có nhiều bài viết phê bình về văn học nghệ thuật.
RFI : Thân chào tiến sĩ Phạm Chí Dũng, rất vui được tiếp chuyện anh nhân dịp xuân về. Trước hết anh có thể cho biết cảm xúc của anh trong bầu không khí đầu năm mới ?
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng
(11:37)

Rất khó tả, nhưng rõ rệt nhất là thiếu hẳn hương sắc mùa xuân. Làm sao có thể vui nổi khi đây là cái Tết thứ ba liên tiếp tôi chứng kiến cảnh tượng hàng vài chục ngàn công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất không có đủ tiền mua vé tàu xe về quê ăn Tết. Với họ, đang xảy ra một nét văn hóa rất mới, có thể gọi là “văn hóa tết cấm trại”. Tức phỏng theo một điều lệnh trong quân đội, công nhân ở nguyên trong khu nhà trọ mà không dám bước ra đường vì chẳng có tiền. Mà như vậy thì còn gì là tết?

TS Phạm Chí Dũng bị cấm xuất cảnh đi dự hội thảo nhân quyền tại Genève

TS Phạm Chí Dũng tại Tân Sơn Nhất tối 01/02/2014.
Bài đăng : Thứ bảy 01 Tháng Hai 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 01 Tháng Hai 2014 
Tối nay 01/02/2014 tại sân bay Tân Sơn Nhất khi đang làm thủ tục xuất cảnh đi tham dự hội thảo về nhân quyền tổ chức tại Genève, Thụy Sĩ với tư cách diễn giả theo lời mời của tổ chức UN Watch – một tổ chức phi chính phủ Thụy Sĩ có chức năng giám sát các vấn đề nhân quyền và dân chủ thuộc Liên Hiệp Quốc, tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã bị giữ lại và tịch thu hộ chiếu.

Sau nhiều cuộc gọi bất thành do điện thoại của tiến sĩ Phạm Chí Dũng bị công an thu giữ, cuối cùng RFI Việt ngữ cũng đã liên lạc được. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cho biết :
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng
(02:01)

Như vậy là tôi đã qua khâu gửi hành lý và trình hộ chiếu, nghĩ là mọi chuyện đã tương đối ổn. Nhưng khi đến khâu kiểm tra an ninh thì họ ngần ngại, ngừng một chút. Một người nói là « Máy kẹt rồi ! ». Sau đó mấy nhân viên công an mặc sắc phục tới, đề nghị tôi đi vào một căn phòng riêng để kiểm tra lại, vì theo họ, tên của tôi tương đối phổ thông, trùng với một số người khác.