Làn gió mới từ Ô Khảm đã mang lại hy vọng cho giới cấp tiến. Từ « mô hình Ô Khảm », một nhóm trí thức và đảng viên kỳ cựu đứng đầu là Hồ Đức Bình, con của cựu Tổng bí thư Hồ Diệu Bang, đang tìm kiếm cơ sở lý luận cho một chính quyền có khả năng trao thêm các quyền chính trị cho công dân và đảm bảo Nhà nước pháp quyền thực sự. Hiện nay do thiếu vắng lực lượng đối trọng và luật lệ không được áp dụng trong thực tiễn, nên các nhóm lợi ích đã chiếm đoạt thành quả sự phồn thịnh của Trung Quốc.
Bài viết của thông tín viên Le Monde tại Bắc Kinh mang tựa đề : « Phòng thí nghiệm Ô Khảm gây phấn khích cho giới cấp tiến Trung Quốc » cho biết việc dân làng Ô Khảm được bầu cử, đã thu hút sự chú ý của thế giới mạng, cũng như một số báo chí Trung Quốc. Đây là ngôi làng đã từng nổi dậy chống trưng thu đất bừa bãi, dân làng bị công an đàn áp nhưng sự đấu tranh bền bỉ của họ cuối cùng đã đạt được kết quả.
Bài báo nhận định, thật hiếm hoi khi một mô hình giải quyết xung đột được quảng bá như thế tại Trung Quốc. Sáng kiến này là nhờ quyết định của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông, ông Uông Dương, đã nuôi dưỡng hy vọng cho những người đang kêu gọi cải cách chính trị. Ông Uông Dương là một khuôn mặt đang lên trong số lãnh đạo cao cấp thế hệ thứ năm, sẽ nắm quyền từ năm 2013.
Tại Ô Khảm, ba đợt đầu phiếu sẽ giúp cử ra một ủy ban điều hành mới cho làng từ ngày 1/3. Cuộc bầu cử đầu tiên hôm 28/1 đã giúp 7.000 cử tri có đăng ký chọn ra một ủy ban bầu cử. Các hình ảnh cho thấy những người dân tại phòng phiếu, vui sướng được đi bầu – đa số là lần đầu tiên trong đời, đã được lan truyền trên thế giới mạng. Từ « Ô Khảm » hồi tháng 12/2011 bị cấm, thì nay xuất hiện khắp nơi.
Theo Nhậm Chí Cường, chủ trang Vi Bác, một loại Twitter của Trung Quốc, thì đây là « Một trường hợp điển hình ! ». Ông là một trong số ngày càng nhiều những ông chủ tư nhân bày tỏ quan điểm về những chủ đề chính trị. Các phương tiện truyền thông có khuynh hướng tự do cũng tham gia : nhật báo Tin tức Bắc Kinh trong bài xã luận đã hoan nghênh « Một kỷ nguyên mới mở ra cho Ô Khảm với các cuộc bầu cử mở rộng và minh bạch ». Trong khi đó tờ Thanh Niên nhật báo – cơ quan của Đoàn thanh niên, nơi xuất thân của ông Uông Dương, đã dành trang nhất cho sự kiện này.
Từ đầu tháng Giêng, trong đại hội thường niên của tỉnh ở Quảng Châu, ông Uông Dương đã kêu gọi coi việc giải quyết sự cố ở Ô Khảm là « bài học để nghiên cứu trên toàn tỉnh ». Le Monde nhận xét, đây là một thách thức đáng kể, vì các vụ tương tự tràn ngập ở nông thôn Trung Quốc. Ít nhất là đã có một làng cũng ở Quảng Đông đã theo gương Ô Khảm hồi tháng Giêng, và đã được âm thầm nhượng bộ.
Vụ Ô Khảm năm 2011 chỉ là một trong hàng trăm vụ tương tự tại Trung Quốc. Sau vô số kiến nghị và biểu tình để yêu cầu đưa ra ánh sáng việc trưng thu đất của bí thư đảng bộ - nắm quyền từ suốt bốn chục năm qua, dân chúng đã bị công an trấn áp ngày càng dữ dội hơn. Cái chết của một đại diện dân làng trong lúc bị giam giữ đã thổi bùng phong trào. Người dân phải đối mặt với một quyền lực địa phương đã nhanh chóng gán cho họ là « những kẻ gây rối », bị « các thế lực thù địch nước ngoài » giật dây.
Cho đến khi có sự can thiệp của Phó bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông, ông Chu Minh Quốc, vào giữa tháng 12/2011. Ông đã công khai nhìn nhận yêu sách của người dân Ô Khảm là chính đáng, và hứa hẹn sẽ cho tổ chức bầu cử lại.
Cách giải quyết này đã gây ngạc nhiên. Tuy là cấp cơ sở duy nhất được bầu lãnh đạo, trên lý thuyết, nhưng thực tế dân làng phải đối diện với các thế lực mafia, còn giới chức cấp trên thường làm ngơ nếu không thấy có lợi lộc gì. Các khiếu kiện được pháp luật cho phép đa phần là vô ích. Điển hình là trường hợp của thôn Thái Thạch, cho dù đã lôi cuốn được nhiều nhà tranh đấu và luật gia tham gia vào năm 2005 nhưng đã hoài công.
Làn gió mới từ Ô Khảm đã mang lại hy vọng cho giới cấp tiến. Cuối năm 2011, một nhóm trí thức và đảng viên kỳ cựu đứng đầu là Hồ Đức Bình, con của cựu Tổng bí thư Hồ Diệu Bang, trong một cuộc hội thảo trên mạng đã nỗ lực nhằm làm rõ những vấn đề của « mô hình Ô Khảm », tìm kiếm « cơ sở lý luận » cho một « chính phủ lập hiến » có khả năng trao thêm « các quyền chính trị cho công dân » và đảm bảo « một Nhà nước pháp quyền thực sự ».
Hôm 2/2, bà Hồ Thư Lập, Tổng biên tập Tài Tân Võng, ngọn cờ đầu của phe cải cách, trong bài xã luận đã kêu gọi « một sự hòa hợp mới trong các nhà lãnh đạo đảng ». Nhưng vấn đề bây giờ không phải là theo hướng nền kinh tế thị trường hay không, mà ở chỗ, hệ thống hiện nay do thiếu vắng lực lượng đối trọng và luật lệ không được áp dụng trong thực tiễn, nên đã cho phép các nhóm lợi ích chiếm đoạt thành quả của thịnh vượng về kinh tế. Thời gian không còn nhiều nữa : theo bà Hồ Thư Lập thì « Trung Quốc đang ở ngã ba đường » và « Các lực lượng vì sự đổi thay đang tập hợp lại ».
Tự thiêu, biện pháp cuối của các nhà sư Tây Tạng
Cũng liên quan đến Trung Quốc, thông tín viên của nhật báo cánh tả Libération tại Bắc Kinh có bài viết mang tựa đề : « Tự thiêu, biện pháp cuối cùng của các nhà sư Tây Tạng tại Trung Quốc ».
Tờ báo nhắc lại, cho đến nay con số người Tây Tạng tự thiêu đã lên đến 19 người. Trong ba vụ gần đây nhất, cũng như những người đi trước, những người tự thiêu đã hô to « Tây Tạng tự do muôn năm ! », « Đức Đạt Lai Lạt Ma trở lại Tây Tạng ». Tuy vậy chính quyền Bắc Kinh luôn cho đây là « những hành động khủng bố ». Các phóng viên nước ngoài hết sức khó khăn khi muốn thu thập thông tin. Chính quyền Trung Quốc đã phong tỏa hoàn toàn khu vực Tây Tạng và các vùng lân cận : thiết lập các rào cản, cắt hầu như hoàn toàn mạng điện thoại và internet.
Vào cuối tháng Giêng, đã có ba vụ quân đội và công an Trung Quốc nổ súng vào người biểu tình Tây Tạng làm ít nhất 6 người chết và khoảng 60 người khác bị thương. Công an còn đe dọa bỏ tù cả những người Tây Tạng sống cách đó đến 1.500 km nếu họ hở ra một lời nào cho báo chí ngoại quốc. Nhưng cho dù đầy rủi ro, cũng có những người Tây Tạng trong vùng này đã can đảm nói lên sự thật.
Họ tố cáo Bắc Kinh muốn đồng hóa dân Tây Tạng, khuyến khích người Hán tộc đến định cư ở Tây Tạng với rất nhiều ưu đãi về kinh tế và hành chánh. Bên cạnh đó là « nạn diệt chủng văn hóa ». Từ lúc đi nhà trẻ, các bài hát được dạy cho các cháu bé Tây Tạng là bằng tiếng Hoa. Lên mẫu giáo thì được chọn lựa giữa hệ Trung Quốc và Tây Tạng, nhưng ngay cả hệ Tây Tạng, tất cả các môn học đều được dạy bằng tiếng Hoa, chỉ cho tiếng Tây Tạng được dạy như ngoại ngữ nhưng cũng được dịch ra tiếng Hoa. Người dân còn nhấn mạnh việc Bắc Kinh muốn triệt tiêu giới trí thức địa phương. Từ năm 2008, đã có 50 nhà văn viết bằng tiếng Tây Tạng đã bị bắt hay bị tù, các ca sĩ hát bằng tiếng mẹ đẻ Tây Tạng cũng đang là đích nhắm.
Nạn con ông cháu cha làm kìm hãm mọi cải cách ở Trung Quốc
Trên lãnh vực xã hội, thông tín viên nhật báo Le Figaro tại Bắc Kinh viết về « Đám con ông cháu cha gây phẫn nộ cho dân chúng Trung Quốc ». Trong lúc hố sâu ngăn cách giàu nghèo ngày càng tăng, thái độ ngông cuồng của các thiếu gia Bắc Kinh dựa vào sự giàu có và thế lực của cha mẹ để tung hoành, nay đã trở nên khó dung thứ.
Bài báo kể lại các hành động đua siêu xe, thanh toán lẫn nhau, vung tiền như cỏ rác để mua lấy các người đẹp, những nữ nghệ sĩ nổi tiếng… cho đến việc ngang nhiên phạm luật giao thông, cán chết người sau đó thản nhiên nói tên ông bố làm lớn trong ngành công an của các thiếu gia này. Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc cần cải tổ lại hệ thống chính trị, và chính Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng đã nhìn nhận tệ nạn tập trung quá nhiều quyền lực vào tay các viên chức chính quyền trong khi việc kiểm soát lại quá yếu kém. Theo các nhà quan sát, thì chính thiểu số đặc quyền đặc lợi này đã làm kìm hãm mọi cải cách, và điều này rất xa lạ với lý tưởng cộng sản.
Syria, đợt lạnh châu Âu : Tựa chính báo Pháp
Hầu như tất cả các nhật báo Pháp hôm nay đều dành nhiều trang báo cho sự kiện Nga và Trung Quốc dùng quyền phủ quyết bác bỏ dự thảo nghị quyết về Syria tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Nhật báo công giáo La Croix chạy tựa trang nhất : « Syria, bất lực và phẫn nộ ». Bài xã luận của nhật báo cánh hữu Le Figaro mang tựa đề « Syria : Nga và Trung Quốc bị cô lập ».
Về thời sự nước Pháp, nhật báo Le Monde ra từ chiều hôm trước quan tâm đến « Con người làm cho châu Âu sợ hãi », với bài phỏng vấn độc quyền Thủ tướng Hungary, Viktor Orban. Tờ báo cánh tả Libération chạy tựa « Giới dân nghèo : Chúng tôi đã thấy quá đủ », nhận định qua các bài phóng sự điều tra là lần này Tổng thống Sarkozy sẽ khó thể tái chinh phục các tầng lớp dân nghèo đã bỏ phiếu cho ông hồi năm 2007. Ngược lại tờ báo cánh hữu Le Figaro cho biết : « Bà Merkel bày tỏ sự ủng hộ ông Sarkozy » với sự kiện Thủ tướng Đức sẽ cùng với Tổng thống Pháp phát biểu tối nay trên truyền hình từ điện Elysée.
Thời tiết giá lạnh tại châu Âu cũng là một chủ đề lớn hôm nay. Le Figaro chạy tựa « Nước Pháp dưới màn tuyết ». Trang nhất của nhật báo cộng sản L’Humanité nhấn mạnh : « Đợt lạnh giá : Chính nạn nghèo khó đã giết người ». Nhật báo kinh tế Les Echos đưa tít : « Ngành năng lượng châu Âu chịu thử thách của nạn băng giá ».
Tuyết băng ở Paris và vùng phụ cận : Chính quyền vào cuộc
Hôm qua, Paris và các vùng phụ cận đã bị bao phủ bởi một màn tuyết trắng dày đến 5 cm. Hậu quả là nhiều chiếc xe hơi đã phải mất cả buổi sáng vì di chuyển rất chậm, 25 tuyến xe buýt đã phải tạm ngưng hoặc đổi hướng vì không được trang bị loại bánh xe đặc biệt để chạy trên tuyết.
Le Figaro cho biết, để tránh nạn kẹt xe khổng lồ với 400 km đường bị tắc do tuyết rơi nhiều như hồi năm 2010, chính quyền đã cho trữ thêm 40% lượng muối dùng để ngăn việc tuyết đóng thành băng, tức khoảng 16.500 tấn. Tại Paris, Tòa Đô chánh đã phòng ngừa bằng cách cho rắc muối trước trên 600 km đường thuộc loại ưu tiên như xa lộ vành đai, đường dành riêng cho xe buýt, bờ sông Seine, cũng như 20.000 điểm mà người đi bộ có nguy cơ bị trượt ngã như vạch trắng băng qua đường, lối vào métro, cầu thang…
Về mặt xã hội, tờ báo cộng sản L’Humanité tố cáo, hiện có tám triệu người Pháp tuy có một mái nhà trú thân nhưng lại không được sưởi ấm đúng mức vì tài chánh hạn chế - theo con số của Quỹ Abbé Pierre. L’Humanité cho rằng, việc cắt giảm phúc lợi xã hội để chạy theo lợi nhuận là một sự thụt lùi của nền văn minh, và nhắc lại câu nói của văn hào Victor Hugo : « Chính địa ngục của người nghèo đã làm nên thiên đàng cho người giàu ».
Bài báo nhận định, thật hiếm hoi khi một mô hình giải quyết xung đột được quảng bá như thế tại Trung Quốc. Sáng kiến này là nhờ quyết định của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông, ông Uông Dương, đã nuôi dưỡng hy vọng cho những người đang kêu gọi cải cách chính trị. Ông Uông Dương là một khuôn mặt đang lên trong số lãnh đạo cao cấp thế hệ thứ năm, sẽ nắm quyền từ năm 2013.
Tại Ô Khảm, ba đợt đầu phiếu sẽ giúp cử ra một ủy ban điều hành mới cho làng từ ngày 1/3. Cuộc bầu cử đầu tiên hôm 28/1 đã giúp 7.000 cử tri có đăng ký chọn ra một ủy ban bầu cử. Các hình ảnh cho thấy những người dân tại phòng phiếu, vui sướng được đi bầu – đa số là lần đầu tiên trong đời, đã được lan truyền trên thế giới mạng. Từ « Ô Khảm » hồi tháng 12/2011 bị cấm, thì nay xuất hiện khắp nơi.
Theo Nhậm Chí Cường, chủ trang Vi Bác, một loại Twitter của Trung Quốc, thì đây là « Một trường hợp điển hình ! ». Ông là một trong số ngày càng nhiều những ông chủ tư nhân bày tỏ quan điểm về những chủ đề chính trị. Các phương tiện truyền thông có khuynh hướng tự do cũng tham gia : nhật báo Tin tức Bắc Kinh trong bài xã luận đã hoan nghênh « Một kỷ nguyên mới mở ra cho Ô Khảm với các cuộc bầu cử mở rộng và minh bạch ». Trong khi đó tờ Thanh Niên nhật báo – cơ quan của Đoàn thanh niên, nơi xuất thân của ông Uông Dương, đã dành trang nhất cho sự kiện này.
Từ đầu tháng Giêng, trong đại hội thường niên của tỉnh ở Quảng Châu, ông Uông Dương đã kêu gọi coi việc giải quyết sự cố ở Ô Khảm là « bài học để nghiên cứu trên toàn tỉnh ». Le Monde nhận xét, đây là một thách thức đáng kể, vì các vụ tương tự tràn ngập ở nông thôn Trung Quốc. Ít nhất là đã có một làng cũng ở Quảng Đông đã theo gương Ô Khảm hồi tháng Giêng, và đã được âm thầm nhượng bộ.
Vụ Ô Khảm năm 2011 chỉ là một trong hàng trăm vụ tương tự tại Trung Quốc. Sau vô số kiến nghị và biểu tình để yêu cầu đưa ra ánh sáng việc trưng thu đất của bí thư đảng bộ - nắm quyền từ suốt bốn chục năm qua, dân chúng đã bị công an trấn áp ngày càng dữ dội hơn. Cái chết của một đại diện dân làng trong lúc bị giam giữ đã thổi bùng phong trào. Người dân phải đối mặt với một quyền lực địa phương đã nhanh chóng gán cho họ là « những kẻ gây rối », bị « các thế lực thù địch nước ngoài » giật dây.
Cho đến khi có sự can thiệp của Phó bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông, ông Chu Minh Quốc, vào giữa tháng 12/2011. Ông đã công khai nhìn nhận yêu sách của người dân Ô Khảm là chính đáng, và hứa hẹn sẽ cho tổ chức bầu cử lại.
Cách giải quyết này đã gây ngạc nhiên. Tuy là cấp cơ sở duy nhất được bầu lãnh đạo, trên lý thuyết, nhưng thực tế dân làng phải đối diện với các thế lực mafia, còn giới chức cấp trên thường làm ngơ nếu không thấy có lợi lộc gì. Các khiếu kiện được pháp luật cho phép đa phần là vô ích. Điển hình là trường hợp của thôn Thái Thạch, cho dù đã lôi cuốn được nhiều nhà tranh đấu và luật gia tham gia vào năm 2005 nhưng đã hoài công.
Làn gió mới từ Ô Khảm đã mang lại hy vọng cho giới cấp tiến. Cuối năm 2011, một nhóm trí thức và đảng viên kỳ cựu đứng đầu là Hồ Đức Bình, con của cựu Tổng bí thư Hồ Diệu Bang, trong một cuộc hội thảo trên mạng đã nỗ lực nhằm làm rõ những vấn đề của « mô hình Ô Khảm », tìm kiếm « cơ sở lý luận » cho một « chính phủ lập hiến » có khả năng trao thêm « các quyền chính trị cho công dân » và đảm bảo « một Nhà nước pháp quyền thực sự ».
Hôm 2/2, bà Hồ Thư Lập, Tổng biên tập Tài Tân Võng, ngọn cờ đầu của phe cải cách, trong bài xã luận đã kêu gọi « một sự hòa hợp mới trong các nhà lãnh đạo đảng ». Nhưng vấn đề bây giờ không phải là theo hướng nền kinh tế thị trường hay không, mà ở chỗ, hệ thống hiện nay do thiếu vắng lực lượng đối trọng và luật lệ không được áp dụng trong thực tiễn, nên đã cho phép các nhóm lợi ích chiếm đoạt thành quả của thịnh vượng về kinh tế. Thời gian không còn nhiều nữa : theo bà Hồ Thư Lập thì « Trung Quốc đang ở ngã ba đường » và « Các lực lượng vì sự đổi thay đang tập hợp lại ».
Tự thiêu, biện pháp cuối của các nhà sư Tây Tạng
Cũng liên quan đến Trung Quốc, thông tín viên của nhật báo cánh tả Libération tại Bắc Kinh có bài viết mang tựa đề : « Tự thiêu, biện pháp cuối cùng của các nhà sư Tây Tạng tại Trung Quốc ».
Tờ báo nhắc lại, cho đến nay con số người Tây Tạng tự thiêu đã lên đến 19 người. Trong ba vụ gần đây nhất, cũng như những người đi trước, những người tự thiêu đã hô to « Tây Tạng tự do muôn năm ! », « Đức Đạt Lai Lạt Ma trở lại Tây Tạng ». Tuy vậy chính quyền Bắc Kinh luôn cho đây là « những hành động khủng bố ». Các phóng viên nước ngoài hết sức khó khăn khi muốn thu thập thông tin. Chính quyền Trung Quốc đã phong tỏa hoàn toàn khu vực Tây Tạng và các vùng lân cận : thiết lập các rào cản, cắt hầu như hoàn toàn mạng điện thoại và internet.
Vào cuối tháng Giêng, đã có ba vụ quân đội và công an Trung Quốc nổ súng vào người biểu tình Tây Tạng làm ít nhất 6 người chết và khoảng 60 người khác bị thương. Công an còn đe dọa bỏ tù cả những người Tây Tạng sống cách đó đến 1.500 km nếu họ hở ra một lời nào cho báo chí ngoại quốc. Nhưng cho dù đầy rủi ro, cũng có những người Tây Tạng trong vùng này đã can đảm nói lên sự thật.
Họ tố cáo Bắc Kinh muốn đồng hóa dân Tây Tạng, khuyến khích người Hán tộc đến định cư ở Tây Tạng với rất nhiều ưu đãi về kinh tế và hành chánh. Bên cạnh đó là « nạn diệt chủng văn hóa ». Từ lúc đi nhà trẻ, các bài hát được dạy cho các cháu bé Tây Tạng là bằng tiếng Hoa. Lên mẫu giáo thì được chọn lựa giữa hệ Trung Quốc và Tây Tạng, nhưng ngay cả hệ Tây Tạng, tất cả các môn học đều được dạy bằng tiếng Hoa, chỉ cho tiếng Tây Tạng được dạy như ngoại ngữ nhưng cũng được dịch ra tiếng Hoa. Người dân còn nhấn mạnh việc Bắc Kinh muốn triệt tiêu giới trí thức địa phương. Từ năm 2008, đã có 50 nhà văn viết bằng tiếng Tây Tạng đã bị bắt hay bị tù, các ca sĩ hát bằng tiếng mẹ đẻ Tây Tạng cũng đang là đích nhắm.
Nạn con ông cháu cha làm kìm hãm mọi cải cách ở Trung Quốc
Trên lãnh vực xã hội, thông tín viên nhật báo Le Figaro tại Bắc Kinh viết về « Đám con ông cháu cha gây phẫn nộ cho dân chúng Trung Quốc ». Trong lúc hố sâu ngăn cách giàu nghèo ngày càng tăng, thái độ ngông cuồng của các thiếu gia Bắc Kinh dựa vào sự giàu có và thế lực của cha mẹ để tung hoành, nay đã trở nên khó dung thứ.
Bài báo kể lại các hành động đua siêu xe, thanh toán lẫn nhau, vung tiền như cỏ rác để mua lấy các người đẹp, những nữ nghệ sĩ nổi tiếng… cho đến việc ngang nhiên phạm luật giao thông, cán chết người sau đó thản nhiên nói tên ông bố làm lớn trong ngành công an của các thiếu gia này. Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc cần cải tổ lại hệ thống chính trị, và chính Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng đã nhìn nhận tệ nạn tập trung quá nhiều quyền lực vào tay các viên chức chính quyền trong khi việc kiểm soát lại quá yếu kém. Theo các nhà quan sát, thì chính thiểu số đặc quyền đặc lợi này đã làm kìm hãm mọi cải cách, và điều này rất xa lạ với lý tưởng cộng sản.
Syria, đợt lạnh châu Âu : Tựa chính báo Pháp
Hầu như tất cả các nhật báo Pháp hôm nay đều dành nhiều trang báo cho sự kiện Nga và Trung Quốc dùng quyền phủ quyết bác bỏ dự thảo nghị quyết về Syria tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Nhật báo công giáo La Croix chạy tựa trang nhất : « Syria, bất lực và phẫn nộ ». Bài xã luận của nhật báo cánh hữu Le Figaro mang tựa đề « Syria : Nga và Trung Quốc bị cô lập ».
Về thời sự nước Pháp, nhật báo Le Monde ra từ chiều hôm trước quan tâm đến « Con người làm cho châu Âu sợ hãi », với bài phỏng vấn độc quyền Thủ tướng Hungary, Viktor Orban. Tờ báo cánh tả Libération chạy tựa « Giới dân nghèo : Chúng tôi đã thấy quá đủ », nhận định qua các bài phóng sự điều tra là lần này Tổng thống Sarkozy sẽ khó thể tái chinh phục các tầng lớp dân nghèo đã bỏ phiếu cho ông hồi năm 2007. Ngược lại tờ báo cánh hữu Le Figaro cho biết : « Bà Merkel bày tỏ sự ủng hộ ông Sarkozy » với sự kiện Thủ tướng Đức sẽ cùng với Tổng thống Pháp phát biểu tối nay trên truyền hình từ điện Elysée.
Thời tiết giá lạnh tại châu Âu cũng là một chủ đề lớn hôm nay. Le Figaro chạy tựa « Nước Pháp dưới màn tuyết ». Trang nhất của nhật báo cộng sản L’Humanité nhấn mạnh : « Đợt lạnh giá : Chính nạn nghèo khó đã giết người ». Nhật báo kinh tế Les Echos đưa tít : « Ngành năng lượng châu Âu chịu thử thách của nạn băng giá ».
Tuyết băng ở Paris và vùng phụ cận : Chính quyền vào cuộc
Hôm qua, Paris và các vùng phụ cận đã bị bao phủ bởi một màn tuyết trắng dày đến 5 cm. Hậu quả là nhiều chiếc xe hơi đã phải mất cả buổi sáng vì di chuyển rất chậm, 25 tuyến xe buýt đã phải tạm ngưng hoặc đổi hướng vì không được trang bị loại bánh xe đặc biệt để chạy trên tuyết.
Le Figaro cho biết, để tránh nạn kẹt xe khổng lồ với 400 km đường bị tắc do tuyết rơi nhiều như hồi năm 2010, chính quyền đã cho trữ thêm 40% lượng muối dùng để ngăn việc tuyết đóng thành băng, tức khoảng 16.500 tấn. Tại Paris, Tòa Đô chánh đã phòng ngừa bằng cách cho rắc muối trước trên 600 km đường thuộc loại ưu tiên như xa lộ vành đai, đường dành riêng cho xe buýt, bờ sông Seine, cũng như 20.000 điểm mà người đi bộ có nguy cơ bị trượt ngã như vạch trắng băng qua đường, lối vào métro, cầu thang…
Về mặt xã hội, tờ báo cộng sản L’Humanité tố cáo, hiện có tám triệu người Pháp tuy có một mái nhà trú thân nhưng lại không được sưởi ấm đúng mức vì tài chánh hạn chế - theo con số của Quỹ Abbé Pierre. L’Humanité cho rằng, việc cắt giảm phúc lợi xã hội để chạy theo lợi nhuận là một sự thụt lùi của nền văn minh, và nhắc lại câu nói của văn hào Victor Hugo : « Chính địa ngục của người nghèo đã làm nên thiên đàng cho người giàu ».