1. Diễn biến các mặt trận
Ngày hôm kia, quân Nga vẫn tiếp tục tấn công ở các khu dân cư, bản tin của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine viết chiều tối ngày 16/08:
• Các đơn vị của Lực lượng Phòng vệ đã đẩy lùi các cuộc tấn công của quân chiếm đóng, gây tổn thất cho họ, tại các khu vực định cư của Vesela Dolyna, Bakhmut, Zaitseve, Avdiivka và Novomykhailivka.
Bình loạn : Nếu như các bác xem trên bản đồ sẽ thấy các địa danh trên toàn loanh quanh xung quanh Bakhmut, hoặc sát cạnh hai thành phố Horlivka và Donetsk. Điều này làm cho ta hiểu rõ hơn nội dung được thông báo trong các bản tin của Bộ Tổng tham mưu, hoặc bản tin chính thức của Nhà nước Ukraine hay kể cả ISW… khi họ viết: “Kẻ thù tập trung nỗ lực để kiểm soát toàn bộ vùng Donetsk.”
Tui không hề có ý định “lạc quan tếu” nhưng hàng ngày đọc bản tin các cấp như liệt kê trên đây, thấy việc Nga cứ cố tấn công không có kết quả, thực sự nản chí. Thực tế là: hiện nay các thành phố như Donetsk và Horlivka đang bị Nga và ly khai chiếm, còn Bakhmut thì chưa biết bao giờ mới chiếm được. Tuy nhiên xung quanh hai thành phố trên đây thì rất nhiều điểm dân cư cả 3 phía: tây bắc, tây và tây nam là do quân Ukraine chiếm giữ và áp sát đến tận ngoại vi thành phố.
Đến bản tin hôm nay thì Bộ Tổng tham mưu Ukraine thông báo:
• Trong ngày qua, Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã đẩy lùi các cuộc tấn công của kẻ thù tại các khu vực Mykhailivka Druga, Vesela Dolyna, Odradivka, Maryinka, Novomykhailivka và khu định cư Pravdyne.
Nào, các bác thấy kiểu tấn công của Nga và ly khai giống “đánh khoán” chưa ạ. Chỉ tiêu hàng ngày là ra tấn công, bắn được từng này đạn và không khéo có cả… hy sinh từng này chú lính. Khổ chưa. Và rõ ràng đây là thiệt hại:
• Những người chiếm đóng bị thiệt hại đáng kể khi họ cố gắng tấn công vào vị trí của Lực lượng Phòng vệ theo hướng Avdiivka. Theo thông tin có được, mỗi ngày hơn 30 người thuộc Tập đoàn quân số 1 của quân đội Nga được nhận vào các cơ sở cứu thương. Lực lượng chiếm đóng đang cố gắng bằng mọi cách để khôi phục sức chiến đấu của các đơn vị bị tổn thất.
Phần đoán mò xin phép các bác tí nữa cuối bài ta sẽ bàn luận.
2. Về những diễn biến khu vực Kherson và mặt trận phía nam
Liền hai ngày các bản tin của Ukraine ghi nhận Nga bắn phá nhiều hướng ở tỉnh Kherson, và đặc biệt cần nhắc là ít nhất hai ngày nay họ bắn phá vào một số mục tiêu ở ngoại ô thành phố Zaporizhzhia.
Theo thông tin tui hóng được nhưng chưa xác minh chính xác, trong các cuộc tấn công của quân Ukraine đã được chúng ta bàn sơ qua hôm trước, thì có hai điểm dân cư đã bị chiếm là Vasylivka và Polohy đã được chiếm lại, nhưng chưa có tin tức gì về Tokmak. Có vẻ tình hình vẫn đang giằng co và bộ chỉ huy Nga cố gắng tấn công vào những mục tiêu sâu trong hậu phương của Ukraine.
Các thông tin chính thức của Ukraine cho biết một ngày quân Nga cho UAV trinh sát trên toàn mặt trận miền nam đến hơn 30 chuyến bay vào sâu hậu phương Ukraine. Từ Tokmak đến ngoại ô thành phố Zaporizhia chỉ ngoài 30 km, như vậy có thể thấy các hoạt động của quân Ukraine tại hướng tỉnh Zaporizhzhia cũng hết sức nhộn nhịp rồi.
Đến ngày hôm nay thì bản tin của Bộ Tổng tham mưu và sau đó là Bộ Quốc phòng Ukraine khẳng định một lần nữa thông tin đưa từ hôm trước là “quân Nga không tổ chức được hoạt động mặt đất tích cực trên hướng Novopavliv” nhưng “kẻ thù tạo hỏa lực tập trung vào dọc các đường giao thông liên lạc” mà ở đây cụ thể là P-37, T-0408 và T-0401, tất cả đều tập trung về thị trấn Tokmak.
Các thông tin này cho thấy quân Nga ở khu vực chỉ còn khả năng bắn chặn các hoạt động của quân Ukraine về hướng chính Melitopol, mà trong đó Tokmak là một hướng chủ yếu. Xu thế ở khu vực mặt trận này cũng đang là lấn và ép, trước đó có sự hoạt động mạnh của pháo binh hay HIMARS tấn công vào các vị trí tập trung nhân lực và khí tài của Nga.
Trên hướng này, trong bản tin cách đây khoảng một tuần đã có tin quan sát hàng ngày người ta ghi nhận những đoàn xe tải của Nga chất đầy xác lính chở về Berdyansk để thiêu. Hôm kia và hôm nay các bản tin lại tiếp tục khẳng định là hoạt động này vẫn tiếp tục: xe tải chở xác lính bọc trong túi ni-lông đen chạy túi bụi.
Trong một diễn biến khác, vừa nãy có bác hỏi tui là có phải ở Kherson, quân Ukraine bị thiệt hại rất nặng về người không. Tin này tui chưa nghe ở đâu, nhưng với các diễn biến hóng được từ các bản tin và cả mạng xã hội, thì thấy trên khu vực tỉnh Kherson bên hữu ngạn sông Dnepro, trong đó có thành phố Kherson các diễn biến chiến sự là rất chậm và mang tính vây ép rất cao từ phía Ukraine. Để đáp ứng lại, quân Nga cũng phải đối phó bằng cách tổ chức phòng ngự.
Trong khu dân cư Chonhar, quân nhân của lực lượng chiếm đóng dùng cách đem cái chết ra để đe dọa, đã buộc người dân địa phương tham gia xây dựng công sự tại các vị trí phòng thủ.
Chonhar là khu dân cư nằm trên bán đảo cùng tên, thuộc đầm lầy Syvash luôn được coi là yết hầu của bán đảo Crimea. Ngày xưa trong chiến dịch Crimea để tiến quân chiếm bán đảo, Hồng quân Liên Xô đã phải tổ chức vượt cái đầm lầy này, đưa rất nhiều lực lượng trong đó hàng trăm xe tăng qua đây. Bây giờ thì ở chỗ đó là con đường huyết mạch E105/M18 nối tỉnh Kherson với bán đảo Crimea. Nếu như hôm trước Dzhankoy là một cái kho to bị phía Ukraine tập kích (chẳng rõ bằng cái gì), chỗ này quan trọng như thế nào thì Chonhar cùng nằm trên trục đường nối Melitopol với bán đảo Crimea cũng quan trọng như thế.
Đồng thời theo tin của phía Nga thì hôm qua họ tiêu diệt được một nhóm du kích và biệt kích của Ukraine với quân số rất lớn, lên đến hàng trăm người ở khu vực Kherson.
Các tin tức và động thái này của Nga cho thấy một số điểm:
- Thứ nhất, họ bắt buộc phải bảo vệ trục đường giao thông chính nối Melitopol với bán đảo Crimea, vừa để tiếp tế, vừa đảm bảo đường rút cho quân Nga ở Zaporizhzhia về bán đảo Crimea.
- Thứ hai, quân Ukraine đã đe dọa o ép rất dữ trên nhiều hướng của mặt trận tỉnh này, trong đó nhiều điểm dân cư và thành phố chính quan trọng nhất Nga chiếm được, Melitopol.
- Thứ ba, quân Nga ở khu vực không chỉ phải đối phó với quân chủ lực của Ukraine mà thực tế từ đầu cuộc chiến chủ yếu phải đối phó với các hoạt động ngầm: du kích và biệt kích phá hoại của phía Ukraine. Tỉnh Zaporizhzhia cùng với Kherson cũng là hai tỉnh có nhiều tin nhất về mấy ông bà “U gian” bị xử lý.
Tin của phía Nga đưa ra cũng rất khó để xác minh, nhưng có một điều chắc chắn là cực kỳ mệt mỏi với việc chống hoạt động du kích. Ngày xưa trên mặt trận phía Đông, quân Đức phải thường xuyên dành ra 1 triệu quân chỉ để chống các hoạt động du kích trên đất Belarus và Ukraine.
3. Về một số luận điệu phản động của mấy ông Pro-Putox trong cuộc chiến tranh này
Hôm qua trong một câu chuyện có bác đem vụ “xe bơm hơi 64 km” ra nói và cười mấy ông Pro-Putox. Thật ra chuyện đó là như thế này: hồi vừa có tin Nga kéo đoàn xe 64 km ùn ùn về hướng Kyiv, nhiều bác ủng hộ Ukraine rất lo lắng và tui thì sợ chết khiếp. May quá nhớ ra được vụ bơm hơi mà Nga có truyền thống từ thời Liên Xô, nên đem tung tin: khéo toàn xe bơm hơi kéo vào để dọa. Hồi đó Pro-Putox thì khoái lắm, đem 64 km ra dọa toàn những xe tăng tàu bò. Sau đó bị diệt, đoàn xe bốc hơi thì quân mình bảo là xe thật bị diệt hết rồi, còn Pro-Putox lại bảo xe bơm hơi, he he.
Đến hôm nay bác Bộ trưởng có bài về “Cuộc chiến mô hình” rất hay.
Trên cõi Facebook có một ông mà tui vẫn thường gọi là Trạng sư Trạm Biến Áp, nhiều bác không biết nên cứ hỏi “Ai đấy?” – Là một trạng sư, đâu như có bố hay mẹ gì đó ngày xưa học ở Liên Xô và mong mỏi phục hồi Liên Xô, vậy thôi. Anh ta có tên viết tắt là TBA mà chữ này tui thường đọc thấy trên các… trạm biến áp, nên tạm gọi anh ta như vậy cho nó vui cửa vui nhà.
Hôm 09/09, nhân cuộc phản công của quân Ukraine ở khu vực tỉnh Kharkiv mà kết quả của nó là các thành phố như Izyum và Kupyansk đã được thu hồi, anh ta viết:
“Khu vực Kharkov là khu vực được Đức và Liên Xô giành giật trong suốt thời gian từ 1941 tới 1943. Các nhà nghiên cứu quân sự thường hay gọi là các trận đánh Kharkov từ 1 tới 4. Trong 4 lần giao chiến, Hồng Quân thua quân Đức 3 lần (các trận chiến năm 1941, 1942 và đầu năm 1943). Họ chỉ chiến thắng ở lần cuối cùng vào tháng 8 năm 1943.”
Hiện nay nếu bác nào theo dõi sẽ thấy anh ta đã bắt đầu một serie bài về các trận đánh trên mặt trận Xô – Đức khu vực Kharkiv, mà từ bài đầu anh ta rậm rạp: Liên Xô cũng phải thua đến ba lần mới thắng được một lần thứ tư để chiếm hẳn thành phố Kharkiv.
Vậy ý tưởng của anh ta là gì?
Dễ hiểu thôi, anh ta cho rằng Hồng quân Nga của lãnh tụ tối cao Putox sẽ thất bại tạm thời ở khu vực Kharkiv, bỏ lại Kupyansk và Izyum ở sau lưng một thời gian rồi vài tháng nữa sẽ quay lại chiếm dứt điểm như tháng 8 năm 1943. Không sao, anh ta có quyền hy vọng như vậy. Anh ta cần phải viết làm nhiều kỳ, còn tui chỉ cần viết vài cái gạch đầu dòng thôi.
- Thứ nhất, quân Nga ở Kupyansk – Izyum đã lặp lại sai lầm của Timoshenko năm 1942 là đưa quân tấn công sâu xuống Izyum và bị quân Đức phản kích vào hai bên sườn, kết quả là một lực lượng lớn của Hồng quân bị bao vây và tiêu diệt. Điều này trạng sư đúng về hiện tượng, nhưng không đúng về bản chất. Cuộc tấn công của Hồng quân Stalin năm 1942 có mục đích là chiếm lại Kharkov, còn cuộc tấn công của Hồng quân Putox có mục đích chiếm Donbas.
- Thứ hai, Hồng quân Liên Xô Stalin thực hiện chiến dịch chiếm lại Kharkov vì kết quả của Chiến dịch Mátxcơva The Battle of Moscow (“Битва за Москву”) đã đẩy quân Đức từ chỗ “Hitler có thể nhìn thấy tường thành Kremli qua kính viễn vọng cỡ lớn” ra xa cả trăm kilômét. Lần này Hồng quân Putox thực hiện chiến dịch ở Kharkov từ kết quả của The Battle of Kyiv, Hồng quân đại bại chạy re kèn. Riêng Sư đoàn xe tăng cận vệ số 4 Kantemirovskaya sau hơn 3 tuần chiến đấu đến ngày 25/03 Sư đoàn này đã phải rút toàn bộ đội hình về lãnh thổ Nga, bỏ lại nhiều khí tài.
Theo những nguồn tin chưa kiểm chứng, sư đoàn này có thể đã mất hẳn cỡ 1/3 số xe tăng (>70 chiếc), số bọc thép chở quân của trung đoàn bộ binh cơ giới còn mất nhiều hơn nhiều. Sau khi được bổ sung thì chính trung đoàn trưởng Trung đoàn xe tăng Cận vệ 13 của sư đoàn đã tự sát vì phát hiện ra trong số T-64 mới đến cứ 10 chiếc chỉ có 1 chiếc có thể… cựa quậy được. (trích bài bình loạn từ cuối tháng Ba). Đến một quân đội phát triển chiến quả tức là đang ở thế thượng phong, mà còn có thể thua nữa là một quân đội vừa thua một trận bê xê lết lại quay ra đánh một trận khác.
- Thứ ba, về tình thế chiến tranh hay liên quan đến hy vọng của anh Trạng sư, chiến dịch chiếm lại Kharkov tháng 8/1943 là kết quả phát triển tiếp theo của trận đánh rất lớn trên vòng cung Kursk, mà thực chất tình thế chiến tranh đã thay đổi từ trận Stalingrad cuối 1942 đầu 1943. Nếu bây giờ trạng sư và các fan hâm mộ của anh ta vẫn muốn duy trì hy vọng, thì lịch sử cần phải lặp lại các tình thế sau:
(1) “Phát-xít Kyiv” cần thua một trận lớn đem lại bước ngoặt của chiến tranh (Stalingrad, đưa Hồng quân từ giai đoạn rút lui sang giai đoạn cân bằng) nhưng trận Kyiv thì Hồng quân thua “Phát-xít”, thế mới đau.
(2) “Phát-xít Kyiv” cần thua một trận nữa thật to (trận Kursk, Hồng quân chuyển từ cân bằng sang phản công). Khổ cái trận The Battle of Donbas Hồng quân Putox thắng được chút ít về mặt chiếm đất, nhưng thua về mất thế chủ động chiến lược, tổn thất quá lớn và từ sau đó bị đánh phá tàn hại các kho tàng đạn dược, coi như là chuyển từ hòa hoãn đến thất bại và cuối cùng
(3) Sức mạnh quốc gia của Liên Xô năm 1943 có sự hỗ trợ bằng Lend-Lease từ đó càng ngày càng tăng, trong khi Hồng quân Putox thì ngày càng… giật gấu vá vai (mua đạn pháo của thằng cháu béo phì, he he).
Hồi 1942, có hai ông khăng khăng phản đối Stalin là G.K. Zhukov và A.M. Vassilevsky (hai ông thông gia, he he). Nhưng Stalin không chịu vì Kharkiv là thành phố biểu tượng thứ hai sau Kyiv, bị Đức chiếm, nó đánh vào tự ái cá nhân của Stalin kinh khủng. Có một điều lịch sử đã lặp lại nữa: Hồng quân Liên Xô thời đó dù đã có một số thắng lợi ở Mátxcơva nhưng tình thế chiến tranh chung vẫn đang bất lợi và chưa được hồi phục. Bây giờ cũng y như vậy: Hồng quân Putox sau trận đánh Kyiv mất cả nghìn xe tăng và đến 30.000 quân, cũng chưa thể nào hồi phục được nhanh đến vậy.
Vậy nên câu chuyện ở đây chỗ giống nhau duy nhất là hai lần sai lầm của Hồng quân ở Izyum, chấm hết. Điểm khác biệt cơ bản là Lend-Lease lần này không phải để hỗ trợ Hồng quân Putox mà để… hỗ trợ “phát-xít.” Thật ra tất cả đã đổi vai, đã thay đổi 180 độ, Hồng quân bảo tao là Hồng quân nhưng thực ra là phát-xít, còn những người đang bị đổ vấy cho là phát-xít thì đang phải bảo vệ quê hương của mình. Điều nghiêm trọng là đến những elite của xã hội như trạng sư còn tư duy mê sảng.
Có những chỉ dấu cho thấy trạng sư đến hôm nay; sau khi chiến dịch của “bọn phát-xít Kyiv” cái cao trào đi qua được cả tuần, bụi để lại sau lưng Hồng quân Putox đã bắt đầu tan và nhiều chú đang trong quá trình hoàn hồn; vẫn tiếp tục viết bài để nuôi hy vọng. Hy vọng quá hóa ra hoang tưởng. Ở Hà Nội có trại Sài Đồng, trong đó đâu như ở Đồng Nai hay Bình Dương gì đó, bác nào quen nhốt hộ tui ông trạng sư vào trại cho đỡ nhiễm độc xã hội.
Bài hôm 10/09 tui viết có nhắc một chút về trận Kharkiv năm 1942.
Còn Hồng quân Putox của năm 2022 sau đúng 80 năm thì sao? Bản tin Bộ Tổng tham mưu Ukraine viết:
• Theo thông tin chi tiết, trong cuộc rút lui của quân chiếm đóng khỏi khu vực Kharkiv, các đơn vị thuộc Tập đoàn quân số 11 thuộc Hạm đội Baltic của Lực lượng vũ trang Liên bang Nga đã tổn thất hơn 50% nhân lực và hơn 200 đơn vị thiết bị quân sự.
• Ngoài ra, lữ đoàn bộ binh cơ giới độc lập số 64 của Quân khu phía Đông đã mất hơn 90% nhân lực trong số đó có những người chết, bị thương, đào ngũ và cả những người bị sa thải do từ chối tham gia chiến sự. Các trang thiết bị của lữ đoàn được bàn giao cho các đơn vị thuộc bộ đội biên phòng của FSB Liên bang Nga, và đơn vị quân đội này đang được chuẩn bị cho việc giải tán.
Kế hoạch xóa sổ Lữ đoàn bộ binh cơ giới độc lập số 64, đơn vị đã gây ra nhiều tội ác ở Bucha của Putox và chóp bu quân sự Nga hóa ra có thật và thành công rồi các bác ạ. Putox muôn năm! Bây giờ thì lại đến thảm sát Izyum. Tội tày núi, con quỷ Putox này sợ thật.
4. Nhận xét chung và Đoán mò
Đôi hôm rồi tin tức tập trung vào Samarkand Summit, và xin phép không phải bình luận về vị thế thê thảm của Putox ở đó. Putox được cho rằng đã khích đểu Tập Cận Bình nổ súng chiếm Đài Loan, để mong La-tư đỡ cô độc, chờ đấy. Đời này mình ông ngu đủ rồi, đừng lôi thằng khác vào chết chùm. Thái độ của Ấn Độ thì cũng rõ luôn: “Thời nào rồi còn đem quân đi đánh nhau” (mặc dù Ấn và Pakistan cũng oánh nhau bỏ mẹ.) Ấn còn đang chưa bình tĩnh lại nổi sau vụ Pakistan được bán cho ít F-16.
Chuyện chưa dừng lại ở đó, mà vị thế của Putox còn bị thách thức nghiêm trọng bằng các tin chiến sự ở Nagorno-Karabakh (giữa Armenia và Azerbaijan), xung đột Kyrgyzstan-Tajikistan lại bùng lên, chỉ còn thiếu Georgia vùng lên đòi Abkhazia nữa là đủ bộ. Cần nhìn lại tất cả còn được gắn với việc Phần Lan và Thụy Điển sẽ gia nhập NATO, thì chưa bao giờ nước Nga của Putox lại có cái hành lang đảm bảo an ninh xung quanh đất nước tán loạn như thế này.
Tất cả đều nằm trong tính toán của ông KGB 70 tỏi cả. Tài thế chứ nị. Tài nhất là lão ta tài thế mà bọn Pro người Tây Phi vẫn tôn sùng ca ngợi ra rả.
Về tình thế chiến tranh chung, thì đây là báo cáo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ gửi ông Bai-đần:
• “Kremli gần như chắc chắn đã bị tiêu hao một phần đáng kể lực lượng ban đầu, nên bắt đầu rút quân lực đóng tại các căn cứ của Nga ở các quốc gia thuộc Liên Xô cũ kể từ khi bắt đầu phát triển toàn diện quy mô của Nga xâm lược Ukraine. Điều này có khả năng làm suy yếu ảnh hưởng của Nga ở các quốc gia đó.
Đến nay, khoảng 1.500 quân nhân Nga từ căn cứ quân sự số 201 ở Dushanbe (thủ đô Tajikistan) đã được tái triển khai đến Ukraine. Sắp tới có 600 quân nhân khác được lên kế hoạch chuyển từ các căn cứ ở Dushanbe và Bokhatar (thành phố cách Dushanbe 100 km về phía nam). Ngày 13 tháng Chín vừa qua, Liên bang Nga có thể (được cho rằng) cũng đã chuyển khoảng 300 quân nhân người dân tộc Tuva từ căn cứ không quân Kant của Nga ở Kyrgyzstan về tham chiến ở Ukraine.”
Về cục diện chiến trường Ukraine, tui thì đã viết ngay từ khi The Battle of Donbas bắt đầu là từ lúc này, thế chủ động chiến lược thuộc về người Ukraine; trong khi đó Nga thì không dừng được. Nói chính xác, Nga buộc phải tấn công chứ không có tạm dừng, trừ trường hợp… bỏ chạy. Tuy nhiên điều đó không phải đúng trên tất cả các khu vực hay mặt trận, ví dụ như ở Kherson thì Nga đã bắt đầu ổn định được và đi vào thành lập chính quyền thậm chí còn rất máu trưng cầu dân ý, và ở đây thì quân Ukraine phải chủ động tấn công bằng cách cô lập Nga ở một bên sông.
Có rất nhiều ý kiến cho rằng Putox đang hy vọng vào cuộc chiến mùa đông sẽ diễn ra, và lão ta sẽ thắng trong cuộc chiến đó. Vì sao nhỉ? Vì người Nga chịu rét giỏi hơn người Ukraine chăng? Họ đưa ra những lý do ví dụ như là mùa đông lạnh sẽ khiến giá khí đốt tăng theo nhu cầu sưởi ấm, làm giảm nhiệt tình của người phương Tây ủng hộ Ukraine xuống. Vì thế, người Ukraine sẽ phải chạy đua với thời gian để giải quyết mọi việc trước mùa đông. Với tui, ý kiến này không được thuyết phục cho lắm.
Rõ ràng là người Ukraine sau một trận rượt cho quân Nga chạy có cờ tuần trước ở Izyum, nay lại không có ý định vội vàng gì nữa. Nếu phải chạy đua, thì bây giờ họ vẫn phải đánh tiếp chứ?
Về vấn đề châu Âu chết rét, thì càng gần mùa đông tính đe dọa của vũ khí khí đốt của Putox lại giảm đi song song với quá trình tích lũy khí hóa lỏng. Vì vậy nếu nói ai là người phải chạy đua, nhẽ ra phải là Putox mới logic. Mà nếu có cho là lòng nhiệt tình ủng hộ Ukraine của người Châu Âu có giảm đến bằng zero chăng nữa, thì có khi điều đáng sợ nhất sẽ xảy ra: buông xuôi. “Thôi kệ ông, đi mà đánh nhau với Nga Putox, bọn tôi không hỗ trợ nữa. Có tiền của Nga Putox đây ông lấy tạm đôi trăm tỉ về mà tự mua vũ khí mà đánh nhau…” Ghét nhau mà như thế bằng 10 yêu nhau á.
Hiện nay Ukraine họ đã đặt mua pháo của Đức rồi, nghĩa là không viện trợ thì thôi, tiền đây ông sản xuất đi bán cho tôi. Như thế có phải nhanh gọn không, õng à õng ẹo, lằng nhà lằng nhằng mất thì giờ.
Còn trên chiến trường, cứ ông nào xa nhà, quân đông hơn thì ông ấy bị rét nhiều hơn. Mùa đông ngoài quần áo ấm, còn vật liệu giữ nhiệt cho hầm hào công sự, còn nhiên liệu để sưởi… Có một điều chắc chắn là Hồng quân Putox sẽ dễ chết rét ngoài chiến trường hơn quân Ukraine nhiều. Tất nhiên cũng cần phải nhìn thẳng vào sự thật là nhân dân Ukraine sẽ bị lạnh nhiều đấy – và năm nay cũng phải trông cậy vào sưởi điện nhiều hơn sưởi ga. Cùng lắm là tụ tập vào với nhau để qua mùa đông, đốt thêm củi vào chứ sợ gì, tưởng gì chứ củi thì đầy. Thắng giặc Pu ta sẽ xây dựng gấp 10 ngày nay.
Trong một cuộc chiến tranh, thực tế chỉ có 3 thằng đánh nhau: ta, địch và thời gian. Nhiều khi ta chỉ cần chiến thắng thời gian, thì địch cũng tự thua. Ở đây chúng ta cần quay lại với điều tui viết lúc nãy: Ukraine vẫn nắm thế chủ động chiến lược. Trong khi đó lúc này Putox cờ đang cực bí, vẫn cố dí mấy con tốt ở Bakhmut, một hướng chẳng ý nghĩa gì nhiều. Hiện tại, tình thế của quân đội Putox tại mặt trận miền nam mới chán: đánh đi đâu được, ở không nổi, rút thì không cho – càng kéo dài thì càng khổ chứ báu cái gì. Vì thế nên tui không tin lắm vào tin quân Ukraine phản công lớn ở đây để tổn thất nhiều nhân mạng – làm thế làm gì khi mà cứ vây lấn, ép, bức rút, bắn pháo vào hậu cần, rồi lại vây lấn…
Mấy hôm rồi mọi nguồn tin cả mấy phía đều nói: mục tiêu của Nga Putox là làm chủ toàn bộ Donetsk. Còn có mỗi thế thôi à, thưa ông KGB 70 tỏi đại tài? Ngượng vãi, nhể.
Với người Ukraine thì rõ ràng, chẳng cần mùa gì, đông đến thì phải chuẩn bị quần áo ấm, vậy thôi… Và đông đến thì nhằm vào đoàn xe tải và quần áo của Nga mà bắn, cho lính nó rét, khỏi đánh.
Tất cả những gì Nga Putox đã thể hiện trên chiến trường, cho thấy họ chắc chắn sẽ thất bại. Và những câu chuyện vòng bi, gioăng phớt, đạn pháo, xe tải… chúng ta nói chán ra rồi thì bây giờ nó đến hết, đến tất, không thiếu một yếu tố nào. Vì thế nếu có mua được đạn pháo của thằng cháu béo phì, thì cũng không có nòng pháo mà bắn kia mà? Mà nếu nó bán kèm nòng pháo (lạc kèm bia, hi hi) thì cũng không có đủ tàu hỏa và xe tải để chở ra chiến trường kia mà?
Quân đội Nga Putox tham gia chiến tranh có tất cả các thứ trong tay: quân số vượt trội, xe tăng thiết giáp nhiều như bọ hung, làm chủ bầu trời bằng máy bay và phòng không vô đối, số lượng tên lửa hành trình và pháo binh thì khủng nhất thế giới… Thế mà đến nay thua mấy trận, vậy vấn đề của họ nằm ở đâu?
Vấn đề không phải nằm ở quân số, nhiều xe tăng máy bay và pháo phách, mà Nga thua về hệ thống, trong đó có thể kể quân đội Nga tụt hậu về trinh sát, phân tích, lập kế hoạch và tổ chức tương tác giữa các quân binh chủng, các đơn vị hợp thành; nôm na là phần mềm. Về phần cứng: thiếu xe tải, chất lượng khí tài tệ hại, thua kém xa về trình độ… con chip vi xử lý. Vì vậy dù có 10, 100 hay 1.000 cái UAV của “Một-răng” thì cũng chẳng thay đổi được xu thế tất yếu của lịch sử.
Ở đây Nga Putox còn một giới hạn nữa là tư duy chiến lược. Nhầm về tình thế quốc tế, về thái độ của nền dân chủ và nghiêm trọng nhất là sai lầm trong cách nhìn nhận cả một dân tộc. Khi anh là lãnh đạo mà anh dám nhìn nhận một dân tộc khác như là một tập hợp dân cư ảo về nguồn gốc, từ đó ảo về mọi khia cạnh khác và anh định đi thủ tiêu người ta bằng chiến tranh, thì người bị diệt vong phải là anh và chế độ của anh.
PHÚC LAI 18.09.2022
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.