Ảnh Tập Cận Bình, Mao Trạch Đông ở Thượng Hải với khẩu hiệu "Học tập đồng chí Lôi Phong". Ảnh chụp ngày 26/09/2017. |
Cứ mỗi năm năm, Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc
(ĐCSTQ) lại được tiến hành trọng thể, với sự hỗ trợ rầm rộ của bộ máy
tuyên truyền. Tuy vậy AFP ghi nhận trong những ngày tháng 10 này, chỉ có
một nhúm người về hưu đến Thượng Hải, thăm địa điểm tổ chức đại hội lần
đầu tiên của « đảng lớn nhất thế giới », được chế độ khoác cho màu sắc thiêng liêng của lòng ái quốc.
Chính
trong thành phố tô giới của Pháp trước đây, mà Mao Trạch Đông và các
đồng chí của ông ta năm 1921 đã họp hội nghị đầu tiên thành lập ra đảng
Cộng Sản, để rồi sau đó lên nắm quyền vào năm 1949.
Gần một thế kỷ
sau, tòa nhà âm u bằng gạch khiêm tốn vẫn ngự trị ở trung tâm một khu
phố gồm các cửa hàng sang trọng và các nhà hàng thời thượng, như một
biểu tượng cho « nền kinh tế thị trường theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa », được những người kế nhiệm Mao lập nên.
Cai Tian, một khách tham quan « trẻ », « mới có » 46 tuổi thú nhận : « Ngày nay chẳng còn mấy ai quan tâm đến nơi này, chỉ có những người già nhất mới đến thôi. Người dân không dân tộc chủ nghĩa lắm đâu, hằng ngày họ chỉ nghĩ đến việc làm và cuộc sống ».
Cách đó hơn một ngàn
cây số, tại Bắc Kinh, chủ tịch Tập Cận Bình sắp được Đại hội Đảng 19
tiếp tục giao phó nhiệm vụ lãnh đạo nền kinh tế thứ nhì thế giới. Trong
nhiệm kỳ 5 năm vừa qua, chế độ Trung Quốc đã nỗ lực lay động lòng ái
quốc, thách thức các nước láng giềng, từ Ấn Độ, Hàn Quốc cho đến các
nước ven Biển Đông.
Trong bài diễn văn tràng giang đại hải hôm khai mạc Đại hội 18/10/2017, Tập Cận Bình nhiều lần nêu ra « sự phục hưng vĩ đại » của Trung Hoa, sau những ô nhục phải chịu đựng từ thế kỷ 19, trong cú sốc đối đầu với nền văn minh phương Tây.
Nhưng
một nghiên cứu về dư luận gần đây cho thấy việc tuyên truyền cho chủ
nghĩa dân tộc chỉ có tác dụng hạn chế lên người dân, tuy đã được đẩy lên
cao độ hồi Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Công trình do giáo sư Alastair
Johnston, trường đại học Havard chủ trì, được công bố vào đầu năm nay
khẳng định : « Theo nhiều tiêu chí, thì mức độ dân tộc chủ nghĩa ở
Trung Quốc đã khựng lại hoặc thụt lùi từ năm 2009. Rõ ràng là những
người trẻ ít mang đặc tính này hơn so với người lớn tuổi ».
« Wolf Warrior 2 » (Chiến binh sói 2), một
bộ phim hành động dân tộc chủ nghĩa, trong đó một đội đặc nhiệm Trung
Quốc đã chiến thắng các nhân vật phản diện phương Tây, mùa hè này đã
đánh bại tất cả các kỷ lục ở rạp chiếu. Hàng đàn hàng lũ những kẻ khẩu
chiến trên mạng xã hội, trong đó có không ít dư luận viên được Nhà nước
trả công, luôn sẵn sàng « ném đá » những ai có vẻ thiếu tôn trọng tổ
quốc. Nhưng các nỗ lực này cùng với chế độ kiểm duyệt siêu gắt gao cũng
không loại trừ được những quan điểm khác biệt – theo nghiên cứu của Viện
Mercator, công bố trong tháng này.
Các tác giả bản báo cáo cho biết : «
Rất lạ lùng là không có ý thức hệ nào thống trị trên các diễn đàn Trung
Quốc, nơi mà người ta tranh cãi gay gắt về quan điểm chính trị, kinh
tế, xã hội ». Những cảnh báo của chế độ về « các lực lượng thù địch » dường như không được chú ý lắm trong các cuộc tranh luận trên mạng xã hội.
Các
chuyên gia dự báo, tình cảm dân tộc vẫn có thể trỗi dậy trong trường
hợp xảy ra căng thẳng với các nước khác, hay khủng hoảng kinh tế.
Bắc
Kinh nhiều khi làm ngơ để cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan bùng lên, nhất
là đối với Nhật Bản. Nhưng chính quyền cũng lo ngại các vụ biểu tình
chống Nhật chẳng hạn, quay ngược lại chống chính phủ, nên nhanh chóng
huýt còi.
Nhà Trung Quốc học Kaiser Kuo, phụ trách mục Sinica trên trang web SupChina.com nhấn mạnh : « Chủ nghĩa dân tộc là con dao hai lưỡi, và Bắc Kinh cố ngăn chận ».
Năm
ngoái, khi Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye bác bỏ yêu sách của
Trung Quốc trên Biển Đông, những người biểu tình - cho rằng phía sau
quyết định này có bàn tay của Washington - đã tấn công vào các nhà hàng
KFC ở nhiều thành phố. Tiếp đó có một cuộc tranh luận trên mạng về « yêu nước một cách thiếu suy nghĩ », rồi đến lượt báo chí kêu gọi những người này quay về nhà.
Kaiser Kuo giải thích :
« Chắc chắn đa số giới trẻ nhận ra rằng sở dĩ Trung Quốc thịnh vượng là
nhờ hợp tác với các nước khác trên thế giới, nên họ không chấp nhận ý
thức hệ cứng rắn ».
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.