Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp thủ tướng Hungary Viktor Orban ngày 25/09/2017. |
Ông Quang đi đâu, vì lý do gì, và tại sao có vẻ như ông được báo
trước. Bài viết của ông được viết dài khác thường, vì nội dung thương binh liệt
sĩ vốn chẳng có nhiều chuyện để nói. Và ông cố trực tiếp đi thăm và tặng quà
cho tới tận chiều ngày 26/07, một ngày trước khi phải vắng mặt.
Người dân sẽ phải nhận ra rằng, Chủ tịch vắng mặt, nhưng Tổng bí
thư là người quan trọng hơn, người thực chất đứng đầu Quốc gia, nếu thăm viếng,
tặng quà thì tất nhiên giá trị hơn. Người ta có thể quen dần rằng Nguyên thủ là
Tổng bí thư chứ không phải là Chủ tịch nước? Ông Chủ tịch chỉ là người được
Tổng bí thư phân công.
Chính trong thời gian này, chính trong khoảng hai tháng ông
Quang vắng mặt không rõ lý do này, có một sự kiện trùng lặp, nhưng có vẻ như đã
được sắp xếp trước, là một chuyến đi thăm liên hoàn gồm một chuỗi ba nước
Campuchia, Indonesia và Myanmar kéo dài suốt một tuần lễ. Mặc dù chuyến thăm Campuchia
diễn ra từ 22-24/07, cả ba quốc gia cùng mời Nguyên thủ Quốc gia Việt Nam.
Nhưng Chủ tịch nước đang có vấn đề gì đó, vắng mặt từ gần một tháng trước,
không thể đi thăm, nhưng Việt Nam không làm lỡ lời mời. Tổng bí thư đảng sẽ dẫn
đầu đoàn đại diện quốc gia, vì thực chất, Tổng bí thư mới thực sự là Nguyên thủ
của Việt Nam. Các nước xung quanh và các quốc gia trên thế giới phải hiểu ra và
chấp nhận thực tế đó.
Đặc biệt, đây là thông điệp với Mỹ. Thể chế đảng độc nhất lãnh
đạo quốc gia, đứng ở vị trí trên cùng, nên gọi là gì cũng được nhưng người cao
nhất trong đảng mới thực sự là người cao nhất, là nguyên thủ của quốc gia. Thể
chế này, vai trò thực sự của Tổng bí thư đảng, đã một lần được chính phủ Mỹ của
Obama thừa nhận, ngay trong tuyên bố chung hai quốc gia, trong chuyến thăm Hoa
Kỳ của ông Trọng, tháng 7/2015.
Nhưng bây giờ, là nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump, một con
người có tính cách «sòng phẳng» và dứt khoát trắng đen. Không có thủ lĩnh của
một đảng chính trị lại đồng thời là nguyên thủ đại diện cho một quốc gia. Đảng
chính trị, nếu không có đủ phiếu bầu của tất cả mọi tầng lớp công dân, thì dù
mạnh như đảng Cộng Hòa của ông hay đảng Dân Chủ của bà Hillary cũng không thể
trở thành tổng thống. Đảng chính trị là tổ chức của nhóm những người có đức tin
vào tự xưng đại diện của các đức tin, các tôn giáo và tín ngưỡng khác. Vì vậy,
thủ lĩnh một đảng không có tư cách tự nhiên là nguyên thủ quốc gia.
Nếu ông Trump chấp nhận lời mời đến dự Hội nghị APEC tại Đà Nẵng
Việt Nam vào đầu tháng 11 này, thì người mà ông ta chấp nhận tiếp kiến sẽ bắt
buộc phải là vị đại diện Quốc gia do công dân cả nước bầu ra, tương xứng với
ông Chứ không thể là người chỉ được bầu ra vào vị trí cao nhất của một nhóm
những người có đức tin riêng vào một thứ tư tưởng riêng. Nếu không đáp ứng,
chuyến đi thăm sẽ không có.
Đây có thể chính là nguyên nhân của việc «sắp
xếp» tốn thời gian hơn một năm, khi ông Quang trực tiếp
chuyển lời mời từ tháng 10/2016 và được ông Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp nhắc lại
trong chuyến thăm hồi tháng 5/2017, nhưng ông Trump chỉ chính thức trả lời tới
dự APEC vào ngày hôm qua, ngày 16/10. Thông cáo báo chí Nhà Trắng nói rõ: «Sau
khi rời Đà Nẵng, ông Trump sẽ tới Hà Nội trong ngày 11/10, bắt đầu chuyến thăm
chính thức. Tại Hà Nội, ông sẽ gặp Chủ tịch nước Trần Đại Quang và các lãnh đạo
cấp cao khác của Việt Nam».
Như vậy là rõ, người cao nhất của Mỹ sẽ gặp ông Trần Đại Quang,
người cao nhất của Nhà nước Việt Nam.
Người ta sẽ phải nghi ngờ chuyện liệu có chuyện ông Trump đến
Văn phòng Trung ương Đảng để chào ngoại giao Tổng bí thư không? Hãy chờ xem.
Đây là cú đánh trực diện vào cá nhân ông Trọng và trực tiếp vào
cái thể thức «chẳng giống ai» của thể chế độc đảng cộng sản. Một thứ thể chế
quái đản độc nhất trên mặt đất.
Lần này, chắc ông Trọng phải chịu thua, cho dù ông nổi tiếng là
người nhiều mưu ma chước quỷ. Ông đã từng bày ra trò ép Quốc hội 13 của ông
Nguyễn Sinh Hùng bãi miễn chính phủ của ông Dũng và bầu ra chính phủ mới chỉ để
buộc ông Dũng về vườn trước chuyến thăm của Tổng thống Obama, tước quyền đứng
đầu Chính phủ của ông sau khi mất ủy viên Bộ Chính trị, nhưng chưa hết nhiệm
kỳ. Ông gọi là «kiện toàn» tổ chức đảng.
Ông Quang đột nhiên xuất hiện trở lại đầu tháng 9, trông có phần
yếu, nhưng không bệnh tật gì. Có thể do Bộ Chính trị đã buộc phải chấp nhận điều
kiện của Mỹ, để có thông cáo nhận lời của Nhà Trắng.
Nhưng ai có thể chắc chắn được điều gì. Xưa nay ai dám tin vào
đảng? Có thủ đoạn nào mà đảng không làm? Có điều, đảng cũng chưa chắc là cá
nhân ông Nguyễn Phú Trọng, mà thủ đoạn cá nhân thì không có cách gì đoán biết
được.
Đến gần ngày 10/11, thậm chí đúng ngày 10/11, ngay sau khi có
tin máy bay của ông Trump đã rời Mỹ để đến Đà Nẵng, thì đột nhiên lại có chuyện
Chủ tịch nước Trần Đại Quang phải đi đâu đấy, không thể tiếp Tổng thống Mỹ. Và
khi ấy, lại là Tổng bí Thư, vị Nguyên thủ đích thực, buộc phải đích thân đón
tiếp Tổng thống Mỹ, và là người ký vào Tuyên bố chung (chưa chắc có).
BÙI QUANG VƠM 16/10/2017 (Tác giả gởi blog Thụy My)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.