Lực lượng đặc nhiệm Bắc Triều Tiên thực tập chiếm đảo, ảnh KCNA ngày 25/08/2017. Nếu không còn dầu nhập khẩu, quân đội nước này chỉ trụ được tối đa một năm. |
(AFP 06/09/2017) Các chuyên gia dự báo, việc tấn
công vào nhập khẩu dầu lửa của Bình Nhưỡng có thể là đánh vào tử huyệt của chế
độ, và sẽ rất tai hại cho người dân Bắc Triều Tiên. Nhưng thuyết phục được Bắc
Kinh làm điều đó không phải là chuyện đơn giản.
Vàng đen đã quay lại trong tất cả các cuộc thảo luận về khả
năng tăng cường trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, sau vụ Bình
Nhưỡng thử nguyên tử lần thứ sáu vào Chủ nhật tuần trước.
Bắc Triều Tiên có rất ít trữ lượng dầu khí, nên lệ thuộc rất
nhiều vào nhập khẩu. Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Bình Nhưỡng,
chiếm đến 90% trao đổi. Nhưng người ta không biết được số lượng dầu thô Trung
Quốc bán cho Bắc Triều Tiên là bao nhiều, vì hải quan Trung Quốc không còn công
bố số liệu chính thức về chủ đề này kể từ năm 2014.
Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) của Hoa Kỳ ước lượng Bình
Nhưỡng nhập khẩu khoảng 10.000 thùng dầu thô mỗi ngày, chủ yếu từ Trung Quốc,
để cung ứng cho nhà máy lọc hóa dầu duy nhất của Bắc Triều Tiên là Ponghwa. Với
giá dầu khoảng 50 đô la một thùng, số lượng này tương đương 180 triệu đô la chi
ra mỗi năm.
Ngoài ra, Bắc Triều Tiên năm 2016 đã nhập 115 triệu đô la
sản phẩm hóa dầu từ Trung Quốc, gồm cả xăng và nhiên liệu cho máy bay, theo số
liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), một cơ quan thuộc Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) và Liên Hiệp Quốc. Dầu nhập từ Nga cũng khoảng 1,7 triệu đô
la.
Một báo cáo của Viện Nautilus, một cơ quan nghiên cứu ở Mỹ
nhận định, việc cấm nhập khẩu sẽ là tai họa cho người dân Bắc Triều Tiên. Các
tác giả Peter Hayes và David Von Hippel viết : « Người dân sẽ phải đi bộ, hoặc không thể di chuyển nữa, và đẩy xe
buýt thay vì ngồi trên xe. Sẽ có ít ánh sáng hơn trong các ngôi nhà vì không
còn dầu lửa để thắp ». Theo báo cáo, việc cấm vận này sẽ làm trầm trọng thêm nạn
phá rừng, vì phải chặt cây để đốt than, dẫn đến « xói lở đất, lụt lội và nạn đói ».
Do chiến lược « songun » (quân đội trước hết), chế độ Bình Nhưỡng sẽ hạn chế ngay lập tức lượng dầu lửa phân phối cho thường dân. Vì vậy việc cấm nhập khẩu dầu gần như không gây được tác động tức thì, hoặc rất hạn chế đối với quân đội Bắc Triều Tiên cũng như các chương trình đạn đạo và nguyên tử.
Do chiến lược « songun » (quân đội trước hết), chế độ Bình Nhưỡng sẽ hạn chế ngay lập tức lượng dầu lửa phân phối cho thường dân. Vì vậy việc cấm nhập khẩu dầu gần như không gây được tác động tức thì, hoặc rất hạn chế đối với quân đội Bắc Triều Tiên cũng như các chương trình đạn đạo và nguyên tử.
Quân đội vốn sử dụng một phần ba lượng dầu nhập khẩu, có số
dự trữ giúp cầm cự ít nhất « một
năm, theo mức độ tiêu thụ thường lệ vào thời bình », và có thể chiến
đấu được một tháng trước khi bị thiếu dầu – theo các nhà nghiên cứu.
Đối với Oh Joon, cựu đại sứ Hàn Quốc tại Liên Hiệp Quốc,
việc ngưng nhập dầu sẽ là đòn chí tử cho chế độ Bình Nhưỡng. Tuy nhiên không dễ
gì được Trung Quốc bật đèn xanh.
Các nhà ngoại giao cho biết Washington muốn nhắm vào mục
tiêu dầu lửa, trong nghị quyết trừng phạt mới – đây sẽ là lần thứ tám – và cả
lãnh vực du lịch, lao động xuất khẩu của Bắc Triều Tiên.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã đề nghị việc cấm vận dầu
lửa cần phải được xem xét nghiêm túc, và chiến lược này được thủ tướng Nhật
Shinzo Abe ủng hộ. Vấn đề còn lại là thuyết phục Trung Quốc, trong khi tổng
thống Nga Vladimir Putin cho rằng một biện pháp trừng phạt mới là « vô ích và không hiệu quả ».
Nhà nghiên cứu Jean-Vincent Brisset, Viện Quan hệ Quốc tế và
Chiến lược (IRIS) phân tích : « Nếu
chúng ta cắt mất nguồn dầu lửa, có thể làm chế độ Bình Nhưỡng sụp đổ. Trong khi
Trung Quốc rất sợ Triều Tiên thống nhất đất nước », có thể dẫn đến
dòng người tị nạn ồ ạt chạy qua và sự hiện diện của quân đội Mỹ ở gần biên
giới.
Đối với cựu thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kim Sung Han, « sự sụp đổ của chế độ Bình Nhưỡng có
nghĩa là Trung Quốc bị mất đi mọi lợi ích từ sự hiện diện của Bắc Triều Tiên,
một Nhà nước đóng vai vùng đệm ».
Theo ông, cách duy nhất để thuyết phục Bắc Kinh chấp nhận
thực hiện cấm vận dầu lửa, là đe dọa chính những lợi ích của Trung Quốc, đặc
biệt thông qua việc Mỹ trừng phạt các công ty Trung Quốc làm ăn với Bắc Triều
Tiên. « Bắc Kinh chỉ thi hành nếu bị
Hoa Kỳ dồn vào ngõ cụt ».
Ông Vương Đống (Wang Dong), trường nghiên cứu quốc tế của
đại học Bắc Kinh cho rằng việc này sẽ khiến Bình Nhưỡng giận dữ, và mở ra « chiếc hộp Pandore ». Ông
nói : « Bắc Triều Tiên có thể
phản đối dữ dội nếu Trung Quốc khóa vòi cung cấp, và tình hình trên bán đảo
Triều Tiên sẽ xấu hẳn đi ».
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.