dimanche 14 juillet 2024

Lâm Bình Duy Nhiên - Đội Anh lần này có làm nên chuyện ?

 

Đội tuyển Anh thường trở thành trò cười cho thiên hạ mỗi khi có giải World Cup hay Euro.

Nếu giải Ngoại hạng Anh luôn là một trong những giải đấu lôi cuốn và hấp dẫn nhất thế giới, thì đội tuyển quốc gia Anh lại không thể thi đấu thành công và luôn là mục tiêu cho sự châm biếm của mọi người.

Đó thường là một tập thể những cầu thủ xuất sắc nhưng chưa bao giờ là một đội bóng đúng nghĩa. Ngoại trừ một chức vô địch thế giới tại sân nhà vào năm 1966, bóng đá Anh luôn thất bại trong các giải đấu lớn.

Hoàng Nguyên Vũ - Giáo sư Hoàng Chí Bảo quay xe khét lẹt với Tiến sĩ Vương Tấn Việt

 

Hoàng Giáo sư vừa khẳng định không thân thiết và không liên quan đến việc hành đạo của Vương Tiến Sĩ.

Và rằng thì mà là được trường Luật mời đến ngắm nghía ve vuốt cái lễ bảo vệ của vị tiến sĩ đang bị nghi ngờ chưa tốt nghiệp cấp 3 này mà thôi.

Vậy là mới hôm nào những lời có cánh như thầy có cái tên pháp danh đẹp và ý nghĩa lẫy lừng lẫn tên thật đẹp lừng lẫy, cảm ơn cuộc đời đã có sự hiện diện của thầy vinh dự vinh hạnh thế lọ thế chai, chỉ là những lời ong bướm à?

Chương trình phát thanh RFI ngày 14.07.2024


 

samedi 13 juillet 2024

Dương Quốc Chính - Chọn văn minh hay hạnh phúc

Cái video short Vietcetera tung lên là họ muốn viral cho video full podcast phỏng vấn ông giáo sư Phan Văn Trường thôi. Đại khái cắt một đoạn gây tranh cãi để câu view trước. Giáo sư Trường thì cũng muốn PR bán sách, nên cũng cần có view.

Mình thấy anh em chửi gắt quá cũng không hay, vì dù sao ông giáo sư cũng không nói gì quá đáng lắm để mà phải tấn công vậy.

Đại khái ông ấy kể chuyện thằng Mỹ chê Việt Nam là không có nổi cái tủ lạnh. Ông ấy cãi là nước tôi không cần tủ lạnh vì ăn toàn đồ tươi, rau và cá (rất là « heo thì » hơn Tây).

Lâm Bình Duy Nhiên - Đi tìm « hạnh phúc » tại Việt Nam

Các xứ sở văn minh và tiến bộ thì chính quyền luôn cố gắng làm sao cho người dân được hạnh phúc.

Dĩ nhiên, chẳng có xã hội nào được cho là tuyệt đối hoàn thiện, và khái niệm hạnh phúc vẫn là mục tiêu đạt đến của mọi xã hội văn minh. Lịch sử nhân loại là minh chứng cho sự phát triển vượt bật về mọi lĩnh vực, và những tiêu chí về hạnh phúc cũng được thay đổi và cải thiện theo thời đại.

Ông Phan Văn Trường là dân Tây học, có chức vụ trong các công ty Pháp nhưng đối với xã hội Pháp, ông chỉ là một công dân như bao công dân khác. Chẳng ai biết đến ông, ngoại trừ trong lĩnh vực chuyên môn hay giới du học tại Pháp thời Việt Nam Cộng Hòa.

Hoàng Bùi - Nơi có những trí thức không cần tủ lạnh


Chúng Tôi Không Cần Tủ Lạnh? Ồ, cũng như lãnh đạo chúng tôi được nhân dân tin yêu vậy!

Đi Chợ Nấu Ăn Trong Một Giờ? Đúng, nhưng...

Ở Việt Nam, bạn có thể ra chợ mua cá vẫn còn nhảy nhót, lươn vẫn bò ngoằn ngoèo. Bạn có thể dừng xe bên hè, chỉ một con gà còn sống và 10 phút sau nó sẽ sạch lông nằm trong túi của bạn với lòng mề tim gan đâu ra đó. Điều này hoàn toàn khả thi. Bạn có thể chạy vèo ra chợ, chọn vài món rau củ tươi ngon, vèo vèo về nhà và nấu một bữa ăn ngon lành trong vòng một giờ. Bất cứ thành phố, khu đông dân cư nào cũng có một cái chợ nằm đâu đó trong vòng 15 phút đi xe.

Thái Hạo - Tiêu chí nào cho hạnh phúc và văn minh ?

“Phải nói với thằng Mỹ rằng, tôi không cho phép bạn đo chúng tôi bằng tiêu chuẩn của các bạn. Và chúng ta đừng có nhất thiết phải chọn những cái tiêu chuẩn của những nước mà nó tự gọi là những nước văn minh. Hãy chọn tiêu chuẩn của những nước hạnh phúc”.

Không bàn về chuyện Việt Nam có cần tủ lạnh hay không, nhưng tôi đồng ý với câu trên đây của giáo sư Phan Văn Trường.

Nhưng đấy là đồng ý dựa trên mặt câu chữ thuần túy, tức là trên logic của ngôn từ. Một nước nào đó nếu tự cho mình là văn minh rồi áp đặt cho người khác thì tất nhiên ta “đừng có nhất thiết phải chọn”; tôi cũng thích tiêu chuẩn về hạnh phúc và việc theo đuổi một xã hội hạnh phúc. Nhưng lại phải làm rõ thế nào là “quốc gia hạnh phúc” trước khi kết luận nước ta có hạnh phúc hay không và hạnh phúc ở mức độ nào, theo khái niệm ấy.

Lê Phú Khải - Tùy bút về Thích Minh Tuệ


Theo dõi hiện tượng tu hành của thầy Thích Minh Tuệ mấy tháng nay, tôi suy nghĩ miên man. Liên tưởng đến nhiều nhân vật trong quá khứ, cũng như nhiều lĩnh vực như triết học, mỹ học, tâm linh học v.v…

Nhân vật đầu tiên mà tôi nghĩ đến là nhà văn hóa nổi tiếng Nguyễn Khắc Viện (1913-1997). Sau 26 năm sống ở Pháp, dẫm nát những nẻo đường châu Âu và thế giới, ông trở về nước năm 1963, vẫn sống bình dị trong những bộ đồ không ủi bao giờ.

Ông thường nói: Tôi “nóng không quạt, ngứa không gãi, chọc không tức”! Đến nhà ông chơi, ông bảo: Nếu thấy nóng thì cậu cứ ở trần! Nhà tôi không có quạt! Khi ông nhận chức giám đốc Nhà xuất bản Ngoại văn, lúc đến nhiệm sở, cả cơ quan Nhà xuất bản lo cuống quýt vì Nhà xuất bản chỉ ở gọn trong một ngôi biệt thự cổ từ thời Pháp, không thu xếp được một phòng riêng cho giám đốc ngồi làm việc.

Phạm Lưu Vũ - Áo gấm… rách

Tự dưng nhảy ra một giáo sư "tủ lạnh". Hạng như Hoàng Chí Bảo chỉ là tôm tép, so với vị này vang danh khắp bốn phương, từng được nước Pháp trao "Bắc Đẩu Bội Tinh" vì thành tựu... võ mồm.

Té ra nói như thể chân lý, là con đẻ của ông ta. Một phút "hùng biện" lâu đài sụp đổ.

Xưa có câu: "Dẫu làm nên công hầu, khanh tướng, mà không về làng, thì cũng như áo gấm đi đêm".

Tuấn Khanh – Lẽ ra…


Ông giáo sư nói không sai, quả có một bộ phận người Việt không cần những tiện nghi tối thiểu.

Họ đắp đổi bằng ý chí: Không nhà vệ sinh thì "chúng ta" có thể gói phân mang bỏ tạm ra đường.

Nhưng ai biết được. Có người bàn rằng có thể đằng sau câu nói "không cần tủ lạnh", là nỗi buồn ngút ngàn của một gia đình mỗi tháng phải đóng tiền điện quá sức thu nhập của họ đến trào nước mắt: Tổng công ty Điện lực EVN lại vẫn tiếp tục báo lỗ hơn 1 tỉ USD, dự báo 2024 lại bào sâu vào túi dân để bù lỗ.

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 13.07.2024

Tin sáng

1. "Công an Lai Châu điều tra vụ 3 công nhân chết trong hầm thủy điện Nậm Cuổi 1"- Nguyên nhân là ngạt khí ạ. Xin chia buồn với gia đình các anh. Chắc chắn lại có người đi tù.

2. "AI 'xâm chiếm' giảng đường đại học: Nỗi lo gian lận học tập"- Vỏ quýt dày phải có móng tay nhọn thôi. Mà nguyên việc biết sử dụng ai vào học tập cũng là... học rồi, giỏi rồi, phỏng ạ? Mà gọi AI nghe nó cứ như câu hỏi ấy nhở?

3. "Bí thư TP.HCM lưu ý thành phố Thủ Đức không nên đòi hỏi phải có bộ máy cồng kềnh"- Nhà cháu thì thấy là, chả riêng gì Thủ Đức ạ.

Nguyễn Đình Ấm - Văn hóa giao thông của người Việt quá tệ

Vào lúc 9 giờ hôm 11/07 trên đường 5B Hà Nội-Hải Phòng, chiếc xe chở khách du lịch 16 chỗ va chạm nhẹ chiếc bán tải đi trước, do xe này giảm tốc độ để tránh chướng ngại.

Chỉ va chạm nhẹ không cố ý, nhưng tài xế hai xe dừng phương tiện nhảy xuống đường cao tốc mé trái cãi vã.

Trong khi đó chiếc xe con Vinfast từ xa lao tới tông mạnh vào đuôi xe 16 chỗ và cả những người đang cãi cọ, rồi chiếc bán tải lại tông vào một xe khác, làm hai người chết và nhiều người bị thương, hai chiếc xe tan nát, cảnh tượng khủng khiếp.

Đỗ Duy Ngọc - Sư Minh Tuệ và nhân quả

Tôi vốn không tin thần linh, cũng không quan tâm đến quả báo, tạo nghiệp, oan gia, ân oán. Thế nhưng khi sư Minh Tuệ trở thành một hiện tượng xã hội với nhiều tranh cãi thì tôi nhận ra một điều kỳ lạ.

Có thể là trùng hợp tình cờ, cũng có thể ngẫu nhiên. Nhưng tôi thấy những ai khích bác, chửi rủa, châm chọc sư Minh Tuệ đều bị nhận cái kết đắng.

Thích Chân Quang gọi sư Minh Tuệ là thằng ba trợn, sau đó bị phanh phui những điều xấu xa mà ông thầy tu này đã làm trong quá khứ, cái bằng tiến sĩ biến thành trò cười và người ta phát hiện ra bằng tốt nghiệp cấp 3 của ông là bằng giả.

Nguyễn Tiến Tường - Những giáo sư Đại học Luật Hà Nội!


Trong bất kỳ xã hội nào, cử nhân luật luôn là một tấm bằng danh giá. Để được vào trường luật, sinh viên phải đấu chọi dành giật từng 0,25 điểm với hàng vạn người khác.

Để được làm cử nhân là nhiều năm dùi mài đèn sách, có cả sự hy sinh của mẹ cha gia đình. Để có tấm bằng đỏ, nhiều người phải hy sinh cả quãng đời tuổi trẻ tươi đẹp. Để có tấm bằng tiến sĩ luật, có khi phải hy sinh hơn nửa cuộc đời.

Các giáo sư trao hàng loạt tấm bằng đỏ cho những kẻ chuyên tụng kinh gõ mõ trong chùa ra, trong một khóa học bì bõm ngắn hạn giữa dịch cô vít. Đó là một hành động chà đạp khát vọng của bao thế hệ sinh viên, phỉ báng cả ngôi trường cho các vị danh vọng bao năm qua, phỉ báng cả niềm tin của xã hội vào ngành luật và hệ thống giáo dục.

Trần Thanh Cảnh - Những vấn đề đặt ra


1/ Tội ác là không thể dung thứ được: Tấn công vào trẻ em đang ốm đau, nằm viện. Không thể tưởng tượng nổi có kẻ nào đó dã man, phi nhân tính hơn nhưng kẻ chủ mưu vụ tấn công này!

Những kẻ đó nhất thiết phải bị loại ra khỏi đời sống của loài người.

2/ Hệ thống phòng không của Ukraina đã bị Nga xuyên thủng? Ngay tại trung tâm thủ đô Kiev mà còn thế, thử hỏi tại các nơi khác thì sao?

Chương trình phát thanh RFI ngày 13.07.2024


 

vendredi 12 juillet 2024

Thanh Hằng - Lại chuyện anh Tuấn “tim”

Mấy hôm nay, nhiều báo đăng bài phỏng vấn anh Tuấn “tim” sau khi mãn hạn tù.

Anh ấy trả lời rất nhiều báo, không riêng báo nào. Thế mà vẫn có một số báo giật tít “độc quyền” giời ạ! Các vị cứ sính chữ mà không hiểu nghĩa! Độc quyền là chỉ mình mình có thôi! Trời ơi làm nghề chữ nghĩa mà bất chấp thế thì chết. Cái người duyệt mới là đáng trách nhất. Kiểu đà điểu rúc đầu vào cát.

Vả lại, anh Tuấn đâu phải nhân vật VIP viếc, mà độc quyền với không độc quyền! Ví như anh Tuấn là người có tầm ảnh hưởng như tỉ phú Bill Gates thì độc quyền nó đi một nhẽ. Đằng này anh Tuấn chỉ là một bác sĩ đi tù về.

Lê Đức Dục - Đại bác không ru đêm

 

Xin đt my n trm lên khói

Nh gió thi v phía V Xuyên

40 năm ri còn đau nhói

6X – hai b nh và quên

Hi n nếu không vào đi hc

Có th mình lên bám cht ri

Đi gia nghĩa trang : bao bè bn

Bia đ, sinh : thp niên sáu mươi

Nguyễn Phan Khiêm - Hôm nay giỗ trận Vị Xuyên lần thứ 40


Ngày 12/07/1984, quân đội Việt Nam tổ chức trận đánh phản công giành lại những điểm cao bị Trung Quốc chiếm giữ ở Vị Xuyên (Hà Giang). Sư đoàn 356 có 593 chiến sĩ hy sinh, 820 chiến sĩ bị thương. Ngày 12/07 hàng năm trở thành Ngày Giỗ trận Vị Xuyên đầy xót xa...

Tháng 2/1979, Trung Quốc đồng loạt tấn công vào biên giới sáu tỉnh phía Bắc của Việt Nam. Trải qua 30 ngày chiến đấu ác liệt, Việt Nam đã đánh bại "chiến thuật biển người, thọc sâu phá hoại" của quân Trung Quốc, buộc họ phải rút khỏi Việt Nam vào ngày 18/03.

Tuy nhiên, Trung Quốc không hoàn toàn rút quân mà vẫn duy trì lực lượng ở biên giới và lãnh thổ Việt Nam, khiến cho chiến sự tiếp diễn suốt 10 năm sau đó.

Mạc Văn Trang - Như vậy là phải

Sáng nay rất vui xem được clip đáng tin cậy: Tu sĩ Minh Tuệ đã về đất nhà mình ở Gia Lai để tu tập và đi khất thực quanh làng xã.

Clip cho thấy ông Minh Tuệ đi nhẹ nhàng, khoan thai, vui vẻ, có anh là anh Tuấn và em là anh Thìn đi tháp tùng cùng dăm bẩy người dân. Ba anh em cùng đi bên nhau, bác bỏ dư luận cho rằng anh em có mâu thuẫn.

Trời mưa nhẹ, mọi người vẫn hoan hỉ bước đi…