Tuy tựa chính có khác nhau, từ bạo lực của phe sinh thái quá « tả »,
vấn đề trợ tử cho đến việc hãng xe Renault tổ chức lại hoạt động, nhưng
bầu cử giữa kỳ ở Mỹ và chiến tranh ở Ukraina vẫn là thời sự quốc tế được
chú ý nhất.
Ukraina trước chiến lược « chiến tranh địa ngục » của Nga
Le Monde chạy tựa trang nhất « Ukraina : Chiến tranh của Nga nhắm vào tâm lý thường dân » :
Nếu không thắng được cuộc chiến thì biến chiến tranh thành không thể
chịu đựng nổi đối với đối thủ. Hơn 250 ngày sau khi tung ra « chiến dịch
quân sự đặc biệt », Nga đứng trước thực tế là dù hỏa lực áp đảo và bắt
thêm hàng trăm ngàn lính quân dịch, quân đội Nga không thể thắng nổi, ít
nhất là trong những tháng tới.
Bị đem con bỏ chợ, hàng trăm tấm « bia đỡ đạn » đã uổng mạng
Về cuộc chiến tranh ở Ukraina, trong bài « Sự phẫn nộ của những người lính bị động viên tại Nga », thông tín viên Le Figaro ở
Matxcơva kể lại câu chuyện của 560 thanh niên vùng Voronej, đông nam
nước Nga bị bắt lính. Họ bị đưa tới vùng Donbass, bỏ mặc dưới mưa đạn và
nhiều người đã mất mạng.
Bắc Kinh chuẩn bị cho dân chúng về trừng phạt và xung đột
Trong bài bình luận « Pháo đài Trung Quốc », Le Figaro nhận
định Đại hội Đảng lần thứ 20 kết thúc với quyền hành tuyệt đối nằm
trong tay Tập Cận Bình, nay là chủ tịch mãn đời được sự hỗ trợ của tất
cả sáu ủy viên thường trực Bộ Chính trị. Sự tập trung quyền lực này gắn
liền với ý định biến Trung Quốc thành một pháo đài để nhảy lên dẫn đầu
toàn thế giới vào khoảng năm 2049, nhân kỷ niệm 100 năm ngành thành lập
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Mục tiêu là xây dựng một thế giới hậu
phương Tây, mạnh được yếu thua, tự do và nhân quyền bị cấm cản, ý thức
hệ mác-xít và ý đồ đế quốc đứng trên kinh tế.
Ảnh bìa L'Express tuần này đưa chân dung tổng thống Nga trên nền đen và dòng tựa « Putin, cuốn sách đen : Mafia, KGB, ý tưởng, tàn bạo... » với bài viết độc quyền là trích đoạn điều tra của hai nhà sử học Galia Ackerman và Stéphane Courtois về Vladimir Putin.
«
Tôi mong cuốn sách này là cây đinh cuối cùng đóng vào quan tài Putin,
và là viên đá đầu tiên cho tòa án quốc tế sẽ kết án giới tinh hoa Nga đã
tạo ra mọi việc » - Stéphane Courtois thẳng thừng nói. Năm 1997, nhà sử học từng gây tiếng vang lớn với cuốn « Sách đen về chủ nghĩa cộng sản » tiết lộ tầm cỡ tội ác của chế độ xô-viết. Để soạn thảo « Sách đen về Vladimir Putin », ông
Courtois kết hợp với đồng nghiệp Galia Ackerman, chuyên nghiên cứu về
thế giới hậu Liên Xô, tập hợp các chuyên gia giỏi nhất về Nga để tìm
hiểu vì sao một trung tá bình thường, hầu như vô danh cách đây 25 năm,
lại có thể trở thành một Sa hoàng mới ?
Tất
cả các chế độ độc tài đều tàn ác và tàn bạo với người dân.
Putin,
một khi không thể giành chiến thắng quân sự trước Ukraina, đã bộc lộ rõ bản
chất của một tên độc tài và bạo chúa: sẵn sàng không kích các khu dân sự, bệnh
viện và trường học.
Cái
tồi tệ và ác độc nhất chính là lợi dụng mùa đông lạnh cóng tại Ukraina như một
loại vũ khí chiến tranh, nhằm hủy diệt tâm lý và tinh thần của người dân
Ukraina. Quân đội Nga không ngần ngại tấn công các cơ sở hạ tầng dân sự với mục
đích tàn phá hệ thống điện, nước và sưởi ấm của người dân. Mùa đông tại Ukraina
có nơi nhiệt độ xuống dưới âm 30 độ, Putin đã tính toán nước cờ tàn bạo này để
hy vọng đảo ngược tình thế chiến tranh trong cuộc xâm lược này.
Một
trong những trend mới nổi chừng năm năm trở lại đây mỗi mùa Giáng Sinh là một
số hội nhóm đua nhau “lật mặt” lịch sử của Giáng Sinh, khẳng định tính “ngoại
lai” của Giáng Sinh. Và trên cơ sở đó yêu cầu “tẩy chay” hay “bài trừ” các hoạt
động văn hóa liên quan đến Giáng Sinh ở Việt Nam.
Nhớ
cách đây không lâu có những đề tài mà giờ vẫn còn trên Google của "Các
thầy", đại loại : "Phật tử có nên mừng ngày Noel hay không?".
Có
một "thầy" đăng đàn "giáo hóa" Phật tử với những lời lẽ rất
"kỳ lạ".Có nhiều status Facebook viết kiểu "Trách nhiệm của phụ
huynh Phật tử trước lễ Noel".
Chuyện
cũ rồi,nhưng cho thấy "thầy" hơi nhỏ nhen, tự phân biệt, kỳ thị và
làm mình rẻ rúng trong môi trường tri thức nhơn loại. "Thầy" hay bạn
xưng là "Phật tử" sai hoàn toàn nếu chiếu theo tinh thần của Đức Phật
Thích Ca Mâu Ni.
Đêm
Giáng Sinh năm 1974 tôi vừa trở về từ nơi xa, chưa gặp lại người bạn cũ nào. Đó
là đêm tôi đi bộ nhiều nhất từ khi tôi diện kiến Sài Gòn cho đến bấy giờ.
Suốt
gần mấy tiếng đồng hồ ròng rã, tôi từ những con hẻm nhỏ ra đến đường lớn. Đi để
nhìn lại Sài Gòn và đi mà không biết sẽ đi đâu. Khi màn đêm buông, phố xá chật
người, tôi đi trong dòng người, tôi bị đẩy đi và tôi trôi trong dòng người miên
man đó. Ánh sáng sáng một góc trời và có khi tôi đi vào khu đầy bóng tối.
Nhà
thờ Đức Bà đông nghẹt, nhà thờ Cứu Thế không lối đi, nhà thờ nhỏ ở Tú Xương
cũng không còn chỗ trống. Tôi là người ngoại đạo, nhưng cũng có một thời ở nhà
dòng nhưng rồi cũng đi ra từ đó.
Các
viên chức Trung Cộng tiết lộ trong 20 ngày của tháng 12 vừa qua có 270 triệu
người Tàu (18% dân số) bị nhiễm Covid. Mỗi ngày bị nhiễm trung bình 37 triệu
người. Giới hữu trách ước tính sẽ có vài triệu người chết trong những ngày tới.
Con
số chính xác thì khó mà biết. Lý do của sự lây nhiễm mau lẹ này vì Trung Cộng
vẫn còn thiếu thuốc chủng ngừa Covid. Ngoài ra theo thống kê y khoa trước đây
thì sự công hiệu của thuốc vaccine Covid của China khoảng 50% còn thuốc của Hoa
Kỳ là từ 80 – 90%.
Chính
quyền Hoa Kỳ muốn gởi thuốc chủng ngừa Covid để giúp China mặc dù Thiên Triều
chưa lên tiếng nhờ cậy. Có lẽ tự ái chăng?
Mốc
đánh dấu mười tháng cuộc chiến tranh của Putin tiến hành ở Ukraine trùng với lễ
Giáng sinh, và khi tôi bắt đầu viết bài này thì tổng thống Ukraine V. Zelensky
đã đặt chân đến Washington D.C được một số giờ. Tháng thứ mười của cuộc chiến
tranh trôi qua tưởng chừng như trầm lắng, nhưng nó không hề yên tĩnh như chúng
ta tưởng...
Khi
Zelensky đến Nhà trắng, thì cựu tổng thống Nga, phó chủ tịch Hội đồng An ninh
Liên bang Nga đã “nhanh chân” đến Trung Quốc gặp ông Tập Cận Bình. Đến đây tôi
cho rằng chúng ta đã cần bỏ chút thời gian ra để đánh giá quan hệ Nga-Trung
Quốc từ sau ngày 24 tháng Hai năm nay được rồi.
Ngay
trước thời điểm nước Nga của Putin tấn công vào Ukraine, Putin đã gặp Tập Cận
Bình ở Bắc Kinh và ông Tập – như tất cả chúng ta đều biết tuyên bố về “một mối
quan hệ không giới hạn” giữa hai nước.
Tranh cãi về việc Bộ Nội vụ Pháp dự định cấp giấy phép cư trú cho
người nước ngoài làm những công việc đang thiếu nhân công, nạn bạo hành
phụ nữ, hội nghị các giám mục Pháp tại Lộ Đức (Lourdes), những dấu hiệu
sụt giảm tiêu thụ đầu tiên là những vấn đề trong nước chiếm trang nhất
các nhật báo Pháp hôm nay. Về thời sự quốc tế, căng thẳng giữa hai miền
Triều Tiên, Matxcơva nối lại thỏa thuận ngũ cốc, dấu ấn cựu tổng thống
Donald Trump trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ ở Mỹ được đề cập nhiều
nhất.
Nga dọa không được, đành buông vì lực bất tòng tâm
Liên quan đến Ukraina, Libération giải thích « Phong tỏa giao thông trên Hắc Hải : Vì sao Matxcơva đảo ngược quyết định ». Sau
khi rút khỏi thỏa thuận cho phép các tàu buôn chở ngũ cốc Ukraina xuất
khẩu đi qua hôm thứ Bảy, Nga lại tham gia từ hôm qua, thứ Tư. Trên thực
tế, các tàu hàng vẫn tiếp tục sử dụng hành lang hàng hải này, bất chấp
các đe dọa của Kremlin.
Không điện nước, những bất an khi mùa đông sắp đến với Ukraina
Le Figaro có bài phóng sự « Matxcơva tung ra đợt oanh kích ồ ạt nhắm vào cơ sở hạ tầng », còn La Croix nói về « Khủng hoảng của người dân Ukraina trước mùa đông ».
Hôm qua, Matxcơva đã bắn khoảng 50 hỏa tiễn hành trình vào Ukraina, từ
các phi cơ bay trên phía bắc biển Caspi và vùng Rostov của Nga, trong đó
44 bị Ukraina bắn hạ. Ở phía bắc Kiev, Nga nhắm đến đập thủy điện
Vyshgorod, nhưng đập này không bị thiệt hại. Cúp điện diễn ra thường
xuyên, 80 % cư dân không có nước dùng.
Thời tiết ấm áp kỷ lục vào tháng Mười, Wikipedia trở thành trung tâm
tranh luận ý tưởng, nguy cơ các công trình trong lòng biển bị phá hoại,
lạm phát, bầu cử tổng thống Brazil là những chủ đề chiếm trang nhất các
báo hôm nay. Về tình hình Ukraina, Le Figaro chú ý đến sự kiện « Hạm đội Nga tại Sébastopol bị các drone tấn công » : Một
cuộc tập kích ồ ạt cả trên không lẫn trên biển của các thiết bị bay tự
hành vào các tàu chiến Nga ở Crimée. Hôm qua, Chủ nhật, không một tàu
chở ngũ cốc nào hoạt động trên Hắc Hải ở phía Ukraina : Matxcơva tố cáo « hoạt động khủng bố » và
loan báo ngưng thỏa thuận đã ký hồi tháng Bảy. Tổng thống Volodymyr
Zelensky nói rằng Nga thực ra đã quyết định chặn xuất khẩu ngũ cốc từ
nhiều tuần trước và đây lại là ý đồ « gây ra nguy cơ nạn đói ở châu Phi và châu Á ».
Vụ tập kích drone và tổn thất của hạm đội Nga ở Sébastopol
Trang bìa L'Express tuần này đăng hình vẽ một trạm xăng trên nền đen, kể ra « Siêu lợi nhuận, khí hậu, lương bổng, Nga » và chạy tít lớn « Bị cáo Total, hãy đứng dậy ! ». Cũng về năng lượng, Le Point chạy tựa « Điện : Điều tra về một thất bại của Pháp ». L'Obs đăng ảnh một phụ nữ biểu tình đang giơ cao dấu hiệu chiến thắng, nhấn mạnh « Iran : Tự do chống lại các giáo sĩ », ảnh bìa của The Economist cũng tương tự, với câu hỏi « Phụ nữ Iran có sẽ chiến thắng ? ». Courrier International dành hồ sơ cho « Hàn Quốc, cỗ máy giải trí ». Ở các trang trong, chiến tranh Ukraina và tình hình Trung Quốc tiếp tục chiếm nhiều giấy mực các tuần báo.
Sự rạn vỡ mới trong Liên hiệp Châu Âu (EU), tuổi trẻ Iran không khuất
phục trước bạo quyền của các đạo sĩ Hồi giáo, các đại gia GAFA bị thị
trường chứng khoán trừng phạt vì kết quả kinh doanh sa sút là tựa đề
chiếm trang nhất của Le Monde, Le Figaro và Les Echos hôm nay. Riêng Libération và La Croix
dành trang bìa với nền đen để tưởng niệm họa sĩ Pháp Pierre Soulages,
tên tuổi lớn của nghệ thuật đương đại vừa qua đời ở tuổi 102 mà tờ báo
cánh tả gọi là « Mặt trời đen », còn nhật báo công giáo chạy tựa « Màu đen đang để tang », vì sắc màu này là chủ đạo trong các bức tranh của ông.
Điểm mới duy nhất của Đại hội Đảng 20 : Một tương lai bất định !
Về châu Á, Les Echos có bài viết của giáo sư kinh tế Stephen S. Roach của đại học Yale, nhận xét « Trung Quốc của Tập Cận Bình sẵn sàng cho xung đột ». Đại hội Đảng lần thứ 20 vừa kết thúc đã chứng tỏ ý hướng của ông Tập, hy
sinh tăng trưởng như một cái giá phải trả, dù đắt đỏ, cho an ninh quốc
gia.
(Julien Gester,
Libération 22/12/2022)Được
tiếp đón như người hùng ở Washington, nguyên thủ Ukraina nhân chuyến thăm bất
ngờ ngoạn mục tại Tòa Bạch Ốc và Quốc hội đã bày tỏ sự gần gũi với đồng minh
Mỹ, nói lên lòng biết ơn, nhắc nhở mức độ khủng khiếp mà đất nước ông phải gánh
chịu, đồng thời kêu gọi một sự ủng hộ mạnh mẽ hơn.
Lần đầu tiên một Volodymyr Zelensky - hồi đó vẫn còn mặc vét
và thắt cà-vạt - rời khỏi Ukraina hôm 19/02 để dự hội nghị an ninh quốc tế ở
Munich, người Mỹ đã mở to mắt và thậm chí còn khuyến nghị trong hậu trường
:Thật là liều lĩnh, thiếu thận trọng
khi rời khỏi đất nước đang sắp bị xâm lược, và chắc chắn là sẽ bị lực lượng của
Kremlin quét sạch chỉ trong một vài ngày.
Từ
chiến hào Bakhmut, Donetsk khói lửa và đẫm máu, trong trang phục chiến binh
Zelensky tới thẳng Diễn đàn Quốc hội Mỹ.
Có
lẽ chưa bao giờ một tổng thống nước ngoài được chào đón nồng nhiệt như vậy tại Quốc
hội Hoa Kỳ.
Zelensky
đi giữa rừng tay bắt. Tất cả thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ của cả hai đảng Dân
chủ, Cộng hòa đứng dậy vỗ tay không dứt chào đón người anh hùng của Ukraine mà
họ coi như người anh hùng của mình.