vendredi 22 avril 2022

Lê Minh Đức - Nga sa lầy chưa ?

Từ một chiến dịch quân sự được dự định tối đa 15 ngày, cuộc chiến tại Ukraine đã kéo dài gần hai tháng, và chưa có bất cứ một triển vọng ngừng bắn nào.

Bọn Tàu và bọn yêu Nga cho rằng phương Tây lừa Nga vào bẫy, kéo dài cuộc chiến để tiêu diệt lực lượng quân sự của Nga. Họ làm việc đó bằng cách tiếp tục viện trợ vũ khí mạnh để Ukraine không những có khả năng tự vệ mà còn có khả năng tấn công đánh trả quân Nga.

Sự ngu xuẩn của lý luận này thể hiện ở ba điểm.

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 57, 21-04-2022

1. Phía Ukraina thông báo trong ngày hôm nay đã có 9 cuộc tấn công của Nga vào các vị trí của Ukraina ở Donetsk và Luhansk. Nhưng ngày thứ ba trôi qua trong chiến dịch miền đông, quân Nga vẫn không thu được kết quả khả quan gì.

2. Kharkiv bị ném bom:

Nguyen Khan - Con đường nào Pu đi...

 

Tục ngữ Việt Nam có câu :”Khôn ba năm dại một giờ”. Tiếc cho sự khôn ngoan nào đó bỗng chốc hóa dại khờ.

Có những cái dại làm con người thông cảm, tiếc nuối. Nhưng cũng có những cái dại xuất phát từ khôn lỏi làm con người hả hê vì nhân quả báo ứng, kẻ tham, ác dính đòn để…"ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”.

Pu là một bạo chúa khôn lỏi, tinh ranh ai cũng biết. Thiên hạ né tránh không muốn dây vào vì e ngại những món “hàng nóng” và vị thế thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đầy quyền uy Liên Xô để lại. Cùng với việc thủ đắc trữ lượng dầu khí khổng lồ khiến tiếng nói của Pu thêm trọng lượng trong cộng đồng quốc tế.

Đình Đại - Con thuyền không bến !

Còn đúng hai ngày nữa là nước Pháp sẽ phải đối diện với sự thật của chính mình.

Tiếp tục trao vận mệnh lênh đênh của con thuyền Đại Pháp cho một tay thuyền trưởng tuy trẻ nhưng cũng đã chứng tỏ tài năng trong vòng mấy năm cầm quyền đầy sóng gió ! Hay trao quyền cho một nữ thuyền trưởng, một người nối gót hoài bão đế vương của thân phụ đã bị chính mình truất phế để hòng cứu lấy giang sơn bị thần dân ruồng bỏ vì quá khích.

Với Le Pen cũng sẽ chẳng có gì mới mẻ. Cũng vẫn là những hứa hẹn với một cuộc thử nghiệm mà kết quả báo trước là sẽ không đến đâu. Chỉ có một điều chắc chắn là xã hội Pháp sẽ trải qua một phen xáo trộn. Một ẩn số với quá nhiều rủi ro !

Nguyễn Thông - Bắt

Tôi khoe với ông hàng xóm, ông ạ, nhà cai trị đận này làm quyết liệt phết.

Bắt tùm lum, liên tục. Chưa khi nào bắt tới cả đương kim thứ trưởng (mà là cái bộ quan trọng, giữ thể diện quốc gia), túm cả loạt tướng cảnh sát biển, rồi kỷ luật mấy tay tướng công an chuyên nghề giam giữ người, rồi...

Lão xua tay giống cụ cố Hồng, thôi, đừng nói nữa, biết cả dồi (lão nói ngọng, đu trent phong chào). Lão bảo việc bắt quan chức, từ bự khủng tới oắt con, ở xứ này chả có gì đáng nói đáng khen. Đúng ra phải chê, chê thật lực.

Nguyễn Đức Thành - Phấn đấu nhá !

 

Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu chạy ùa vào phòng, hồ hởi báo tin thắng trận từ Donbas. Tổng thống Putin ân cần lắng nghe, đôi lúc lại cười hiền từ. Người rất hài lòng về tình hình chiến dịch.

- Tổng thống Belarus Lukashenko đã cho chúng ta vay thêm đạn và xe công nông chưa? Người vui vẻ hỏi Bộ trưởng.

Bộ trưởng Shoigu phấn khởi đáp:

Vũ Thế Thành - Sài Gòn, cà phê và nhạc sến

“…Tách cà-phê ấm môi,

Mình ngồi ôn lại những phút vui trôi qua mất rồi…”

Bè bạn đi lính về phép lại kéo nhau ra quán nhậu. Nhậu đã rồi tới quán cà phê Chiêu đường Cao Thắng. Ở quán nhậu thì tranh nhau nói, tới quán cà phê, chẳng thằng nào buồn nói. Cà phê và khói thuốc. Cà phê nhỏ giọt. Giọt có buồn không? Mờ quá không thấy giọt, nhưng nỗi buồn thì thấy.

Thằng bạn ở Thụy Sĩ về chơi Việt Nam, trên đường tới Hội An, ghé quán cà phê ven đường, Cho ly cà phê đá Sài Gòn đi bà chủ. Cà phê mang ra, chưa nếm, y đã lắc đầu, Không phải. Cà phê là cà phê kiểu Sài Gòn, có biết không? – Dạ, dạ… biết. Dân miền Trung nhẫn nại. Cái gì cũng biết, trừ những cái không biết. Ly cà phê khác mang ra. Cũng không phải!

Lưu Trọng Văn - Tại sao có ai đó muốn hạn chế môn Sử ?

Sử đụng chạm rất nhiều đến các cuộc kháng chiến của Dân tộc chống các cuộc xâm lăng của Trung Quốc.

Trung cộng không muốn gieo vào tâm trí các thế hệ trẻ Việt Nam sự thật này.

Sử hiện đại nếu muốn đúng là sử, phải viết về cuộc xâm chiếm của Trung cộng ở Biên giới phía Bắc năm 1979 đến 1989. Phải ghi nhớ Trung cộng cưỡng chiếm các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa. Phải không quên cuộc diệt chủng của Khmer đỏ do Trung cộng hậu thuẫn, và phải ghi chiến công vĩ đại của bộ đội Việt Nam tiêu diệt Khmer đỏ cứu Campuchia khỏi diệt chủng.

Lê Quang - Một cường quốc lịch sử

 

Đã từng nghe qua về “cường quốc bóng đá”, “cường quốc hạt nhân”, “cường quốc khoa học công nghệ”. Hoặc nói một cách khiêm tốn thì có những nước sở hữu “nền văn học nghệ thuật phát triển”, “nền âm nhạc phát triển” hay “nền kiến trúc hiện đại”... vân vân.

Rất nhiều cách để khoe mẽ và phô trương. Tuy vậy, tuyệt nhiên chưa bao giờ thấy có nước nào là “cường quốc lịch sử”, “một nước có nền lịch sử phát triển”, một nước sở hữu “nền lịch sử hiện đại, ưu việt”, “nền lịch sử thiên tài”

Với phong trào “xé rào yêu nước”, “tự hào cảm động”, “ngạo nghễ tiên phong” đang nhồng lên hiện nay của xã hội, cá nhân tôi thấy có thể Việt Nam sẽ là “cường quốc lịch sử” đầu tiên của nhân loại.

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 56, 20-04-2022

1. Bản đồ chiến sự hôm nay xung quanh Kharkiv, Izium, Slovyansk:

Quân Nga bắn phá Kharkiv vào ban đêm:

Chương trình phát thanh RFI ngày 22.04.2022

jeudi 21 avril 2022

Phan Quang - Quân Nga ở Donbass : "Niệm khúc cuối" bắt đầu

1. Nga không thể thay đổi gì về mặt chiến thuật, ngoài những thay đổi kiểu vật lý như giảm số lượng xe tăng, gia tăng xe chiến đấu bộ binh, tăng lính thiết tùng, tăng cường trinh sát chiến trường. Họ có quá ít thời gian để thay đổi tư duy chiến thuật của mình và những thất bại như ở Kyiv, Sumi sẽ lặp lại.

Quân Nga ở Izium chính thức lâm nguy.

Khi những tiểu đoàn bộ binh cơ giới đi xa khỏi hậu phương từ 50 - 100 km, họ sẽ bị Ukraine bao vây tiêu diệt. Vẫn chỉ là lối đánh chặn đầu, đốt xe tải phía sau.

Phúc Lai - Nhận xét về thông tin hóng được sau ngày thứ 56 của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine (20/04/2022)

1. Theo thông tin đủ các nguồn trên mạng thì:

Trên hướng Izyum, điểm dân cư Balakliya phía Ukraine vẫn chưa chiếm được (tin của Bộ tổng tham mưu Ukraine luôn).

Chưa có thêm tin về việc Ukraine có phát triển chiến quả hôm kìa (chiếm 3 điểm Bazaliivka, Lebyazhe và Kutuzivka) và hôm kia, chiếm điểm Chuhuiv (đông nam Kharkiv, cách thành phố 40km).

Phan Châu Thành - Putin "nhân từ" với trung đoàn Azov ?

 

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã thông báo với tổng thống Putin về việc quân Nga "giải phóng" thành phố Mariupol, trừ khu vực nhà máy thép Azovstal.

Tổng thống Nga sau đó đã ra lệnh: "Không cử bộ binh tấn công vào nhà máy", mà chỉ "bao vây chặt, kêu gọi đầu hàng".

Tại sao lại có một bước ngoặt lớn như vậy, dù trung đoàn Azov là đơn vị mà Putin căm thù ?

Jimmy Nguyen Nguyen - Gân gà

 

Ai cũng biết cái điển tích "gân gà" trong truyện Tam Quốc Chí rồi nên tui khỏi nhắc lại hén.

Vừa nghe tổng thống Ukraine nói sẵn sàng chiến đấu...mười năm luôn. Rồi! Có lẽ ổng nói đúng.

Như tui đoán trong bài trước, Nga không đủ sức đánh lớn ở Donbass năm nay. Mà năm nay uýnh không nổi thì năm tới không biết ra sao. Có một nghịch lý là lãnh đạo đưa thời hạn phải có một chiến thắng (9 tháng Năm chẳng hạn), mà lính cứ "chiến thua" hoài.

Lê Quang - Những thủy thủ trên soái hạm Nga sẽ phải biến mất vĩnh viễn ?

Vấn đề tuyên truyền trong thời chiến thì ở đâu cũng có và là chuyện hiển nhiên. Tuy nhiên việc ém thông tin về số lượng binh lính mất tích và tử trận với gia đình của họ, là một việc làm rất nhẫn tâm.

Một bà mẹ người Nga có thể rất tự hào với đứa con đang ở mặt trận ở nước ngoài hoặc đang làm việc trên một soái hạm. Khi thông tin về trận chiến khốc liệt diễn ra, điều mà các bà mẹ muốn biết nhất, không phải là thắng hay thua, mà là:

- “Con mình còn sống hay đã chết?”

Trương Nhân Tuấn - Nghĩ mà kinh

 

Việt Nam "nợ ân tình" với Liên Xô (nay là Nga) rất nhiều. Ngoài viện trợ tiền bạc và vũ khí cho chiến tranh "đánh Mỹ cứu nước" 54-75, Liên Xô cũng giúp Việt Nam rất nhiều trong chiến tranh biên giới 1979 với Trung Quốc.

Thời điểm chiến tranh Việt-Trung 1979 Liên Xô đã huy động khoảng 2 triệu quân để gây "áp lực" với Trung Quốc trên vùng biên giới. Hải quân Liên Xô đã tăng cường trong khu vực Biển Đông (và Vịnh Bắc Việt) sẵn sàng tham chiến, nếu thấy Hà nội bị đe dọa. Không quân Liên Xô đã giúp Việt Nam nhanh chóng chuyển quân từ Nam ra Bắc để tăng cường khả năng phản công.

Hiệp ước an ninh hỗ tương Việt-Xô tuy chưa được "kích động" nhưng Liên Xô đã sẵn sàng. Mọi tình huống xấu cho Hà nội đều có thể khiến Liên Xô nhập cuộc.

Trần Trung Đạo - Ukraine đánh thức nhân loại, ngoại trừ cộng sản Việt Nam

 

Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga đã làm thay đổi vị trí chiến lược của nhiều quốc gia trên chính trường thế giới cũng như buộc nhiều quốc gia phải thay đổi đường lối đối ngoại để thích nghi với xu hướng thời đại.

Xu hướng của thời đại ngày nay là phát triển dân chủ và hòa bình chống lại các cơ chế độc tài chuyên chính với tham vọng bành trướng. 

Ngày 17, tháng Ba 1948, phát biểu trước lưỡng viện quốc hội Mỹ, tổng thống (TT) Harry Truman giải thích lý do phải “bao vây Liên Xô”. Theo tổng thống thứ 33 của Mỹ,  “nguyên nhân chính là do một quốc gia đã không chỉ từ chối hợp tác để thiết lập một nền hòa bình công bằng và danh dự mà thậm chí tệ hại hơn, đã tích cực tìm cách ngăn chặn điều đó.” (Special Message to the Congress on the Threat to the Freedom of Europe, March 17, 1948, Truman Library)

Nguyễn Thông - Ghi chép những ngày Ukraine (5)

 

Ngày 24.03

Hôm nay, công an TP.HCM khởi tố bắt giam bà Nguyễn Phương Hằng chủ công ty Đại Nam ở Bình Dương. Bà này nổi tiếng thời gian qua, người yêu kẻ ghét đều nhiều. Ông bạn tôi bảo đúng là nhà giàu cũng khóc.

Nhà văn nhà giáo Thái Hạo ở xứ Thanh, người vừa bị đám “côn đồ” đánh đập tàn nhẫn vô cớ, thực ra là ngăn cản không cho vào Sài Gòn nhận giải thưởng Văn Việt, đã có ý kiến rất xác đáng trên Facebook về vụ Nguyễn Phương Hằng:

Nguyễn Đình Bổn - Đường và hầm ngầm khu vực nhà máy thép Azovstal

 

Azovstal bao gồm những cấu trúc xây dựng thấp, trải dài trên khu vực rộng khoảng 11 kilomet vuông với vô số tòa nhà, lò luyện kim, đường ray và hầm ngầm nhìn thẳng ra biển.

Hầm ngầm bên dưới nhà máy, được xây dựng từ thời chiến tranh lạnh, có thể chịu được bom nguyên tử với sức chứa có thể lên tới 40.000 người.

Ngoài nơi ăn ở còn có cả khu vực trồng trọt, chăn nuôi và tái sản xuất vũ khí, nhà máy phát điện, nước... riêng.