mardi 15 mars 2022

Mạnh Kim - Một khuôn mặt đẹp trong thiên sử đẹp Ukraine

 

Cậu "thanh niên" với gương mặt búng ra sữa này là ai? Đó là Mykhailo Fedorov, 31 tuổi, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ chuyển đổi kỹ thuật số quốc gia của Ukraine.

Cậu được bổ nhiệm ghế bộ trưởng năm 2019 ngay sau khi Volodymyr Zelensky đắc cử tổng thống. Lúc đó Fedorov 28 tuổi. Chiến dịch vận động các tập đoàn truyền thông khổng lồ thế giới để thực hiện màn đánh tổng lực nhằm vào Nga những ngày qua là nhờ gần như một tay Fedorov.

Mykhailo Fedorov làm việc hiệu quả đến mức Emerson Brooking, thành viên cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương, người nghiên cứu cách sử dụng phương tiện truyền thông xã hội trong chiến tranh, cũng phải thốt lên: Khả năng lôi kéo đầy thuyết phục của Mykhailo Fedorov đối với các công ty công nghệ khổng lồ là “phi thường”, vì thông thường, những ông trùm công nghệ chỉ nghe theo chính quyền hoặc bị áp lực của số đông người tiêu dùng.

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 18, 13-03-2022

1. Chiến sự xung quanh Kyiv rất ác liệt, quân Ukraina  phá hủy được một cầu phao của quân Nga ở Hostomel.


Quân Ukraina  phá hủy một trung tâm chỉ huy của quân Nga.

Tổng thống Ukraina, Zelensky đã đến thăm bệnh viện đang chăm sóc thương binh ở Kyiv giữa ban ngày, bác bỏ việc chính phủ Nga đang ra rả tuyên truyền là ông đã bỏ trốn ra nước ngoài.

Nguyen Khan - Hy vọng về một bước ngoặt ?

 

Hôm 12/3, trong thông điệp gửi nhân dân Ukraina từ Kyiv, Tổng thống Zelensky tuyên bố Ukraina đang ở trong “giai đoạn bước ngoặt chiến lược”.

Chưa rõ bước ngoặt chiến lược ấy là gì, chiến lược quân sự hay chiến lược đàm phán?

1. Nếu là bước ngoặt chiến lược quân sự, chỉ có thể là chuyển từ chiến thuật phòng ngự và du kích chiến như lâu nay sang chiến thuật phản công. Bởi như nhiều nhà phân tích chiến lược dự đoán từ đầu cuộc chiến, nếu Kyiv trụ vững nửa tháng thì Moscow có thể xuống sức, sa lầy…

Đặng Đình Mạnh - Lộ trình đàm phán

 

- Đàm phán bây giờ : Rút quân, trao trả tù binh, phục hồi biên giới 2014, bồi thường chiến tranh. Không yêu cầu truy cứu trách nhiệm cá nhân Putin.

- Đàm phán sau 10 ngày nữa : Rút quân, trao trả tù binh, phục hồi biên giới 2014, bồi thường chiến tranh. Yêu cầu truy cứu trách nhiệm cá nhân Putin tại Tòa án Hình sự Quốc tế.

- Đàm phán sau 20 ngày nữa : Rút quân, trao trả tù binh, phục hồi biên giới 2014, bồi thường chiến tranh. Yêu cầu truy cứu trách nhiệm cá nhân Putin tại tòa án nước Cộng hòa Liên bang Nga.

Nguyễn Đình Bổn - Sự cay đắng của một đất nước nhỏ mà không tự cường

 

Khi Trung cộng chiếm Hoàng Sa, hàng không mẫu hạm Mỹ vẫn đang ở Biển Đông và Việt Nam Cộng Hòa vẫn là đồng minh của Mỹ.

Khi Trung cộng chiếm Gạc Ma, đồng minh Liên Xô đang đồn trú tại Cam Ranh cách đó không xa với lực lượng hùng hậu.

Nhưng cả hai cường quốc này làm ngơ, bởi những thỏa thuận trên bàn cờ quốc tế của họ.

Lê Học Lãnh Vân - Việt Nam và chủ nghĩa nước lớn

 

Những năm sau năm 1975, khi Việt Nam trở lại hòa bình và thống nhất, đọc bài phát biểu của các nhân vật số một, số hai Việt Nam đương thời tại các buổi gặp gỡ quốc tế, người ta dễ gặp các bài phát biểu đối với lãnh tụ Liên Xô, Trung Cộng được mở đầu bằng:

Kính thưa đồng chí … KÍNH MẾN, …

Đối với các quốc gia nhỏ hơn về quy mô dân số, quân sự, kinh tế, thì phát biểu được mở đầu bằng:

Nguyễn Đức Thành - Nga đã bên bờ bại trận

 

Dưới đây là ý kiến của nhà khoa học chính trị hàng đầu Francis Fukuyama (Đại học Stanford), tác giả nổi tiếng của "Sự cáo chung của Lịch sử và con người cuối cùng" và nhiều tác phẩm khác. Cuốn sách này mãi đến giờ vẫn bị cấm xuất bản tại VIệt Nam, trong khi một số tác phẩm quan trọng của ông gần đây đã được đồng nghiệp của tôi là Nguyễn Khắc Giang dịch và xuất bản.

Tôi có quen biết Francis Fukuyama trong một chương trình ngắn ngày tại Stanford vài năm về trước. Đọc bài báo này, tôi mới biết ông đang đi dạy ở vùng Ban-căng, nơi rất gần khói lửa chiến tranh của Ukraine. Chương trình mà ông đang giảng dạy thì tôi không lạ gì, vì bản thân tôi và ông đã từng trao đổi làm sao đưa nó về dạy ở Việt Nam. Nhưng chúng tôi chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu.

Sáng nay (giờ ở Mỹ), tôi đọc được bài của ông qua trang Viet-Studies. Bài viết ngắn, vội vàng (chỉ gồm 12 gạch đầu dòng), khiến tôi hiểu tâm trạng xúc động của ông lúc này. Như thể thấy ông như đang nói chuyện với chúng tôi như mọi khi. Vì thế, tôi ngồi xuống và dịch luôn, gửi lại cho trang Viet-Studies bản tiếng Việt để chia sẻ cùng mọi người. Tôi xin dẫn lại nguyên văn dưới đây.

Nguyễn Ngọc Chu - Tình thế buộc ông Putin phải sớm kết thúc chiến tranh

 

1. NHỜ SỰ GIÚP ĐỠ QUÂN SỰ CỦA TRUNG QUỐC LÀ TÌNH THẾ RẤT KHÓ CỦA ÔNG PUTIN

Việc Nga phải tuyển mộ lính đánh thuê từ Syria và Trung Đông với mức lương khoảng 300- 600 USD/ngày đã nói lên tổn thất nặng nề của quân Nga và nỗi khó của ông Putin.

Cả 200.000 quân chủ lực cùng với toàn bộ vũ khí đã được tung hết vào chiến tranh Nga – Ukraine, trong đó bao gồm lực lượng tinh nhuệ và kinh nghiệm nhất của Nga, từng trải qua chiến tranh Chesnia, Grudia, Syria, Donbass và Crimea.

Nguyên thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Đình Bin kiến nghị xây tượng đài và tôn vinh 75 tử sĩ Hoàng Sa


ĐỜI ĐỜI BIẾT ƠN CÁC LIỆT SĨ GẠC MA VÀ CÁC NGƯỜI CON ĐÃ ANH DŨNG CHIẾN ĐẤU, HY SINH ĐỂ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO THIÊNG LIÊNG CỦA TỔ QUỐC!

Ngày 14-3-2022,  là kỷ niệm 34 năm 64 sĩ quan và chiến sĩ anh hùng của Hải quân Nhân dân Việt Nam anh hùng đã anh dũng hy sinh chống lại quân Trung Quốc xâm lược đến đánh chiếm đảo Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa của nước ta (14-3-1988 ).

Hơn 14 năm trước đó, ngày 19-1- 1974, 75 sĩ quan và binh sĩ của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa cũng đã hy sinh tại cuộc hải chiến Hoàng Sa chống lại cũng quân Trung Quốc xâm lược đến đánh chiếm nốt phần phía Đông quần đảo này của nước ta mà họ đã đánh chiếm một phần năm 1956.

Đến nay, như đã biết, “Tượng đài kỷ niệm các Liệt sĩ Gạc Ma” đã được xây dựng và hoàn thành ở Cam Ranh.

Huy Đức - Gạc Ma & Chiến tranh

 

Tối qua, 13-3-2022, tại biển Cửa Nhượng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, 27 cựu binh sống sót trong cuộc thảm sát Gạc Ma đã làm lễ thả đèn hoa đăng tưởng nhớ 64 đồng đội của mình hy sinh 34 năm trước. Thân nhân của 12 gia đình liệt sĩ Gạc Ma cùng có mặt. Sáng nay, 14-3-2022, lễ dâng hương tưởng niệm đã diễn ra trang trọng bên biển Thiên Cầm.

Gạc Ma là một thực thể địa lý bao gồm các rạn san hô nằm trong quần đảo Trường Sa, phần thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nửa đêm về sáng ngày 14-3-1988, tổ cắm cờ 5 người cùng khoảng 20 chiến sĩ công binh đang làm nhiệm vụ tại khu vực này thì 4 tàu chiến của Trung Quốc kéo đến, chĩa súng uy hiếp. Những người lính của chúng ta đã không rời vị trí dù họ gần như tay không.

Rạng sáng, Trung Quốc cho khoảng 50 lính có vũ trang đổ bộ, Chỉ huy cụm đảo ra lệnh cho các thủy thủ từ tàu HQ-604 xuống đảo hỗ trợ, họ cũng chỉ có xà beng, cuốc xẻng… Lính Trung Quốc nổ súng bắn chết thiếu úy Trần Văn Phương và bắn bị thương hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh trước khi rút đi để sử dụng súng máy từ các tàu, thảm sát những người lính Việt Nam giữ đảo… Chỉ có 39 người sống sót bao gồm cả 9 người bị Trung Quốc bắt làm tù binh.

Chương trình phát thanh RFI ngày 14.03.2022

 


dimanche 13 mars 2022

Xâm lăng Ukraina, Putin đã Stalin hóa nước Nga


Đăng ngày:

Chiến tranh ở Ukraina : Chủ đề của tất cả các tuần báo 

 

Một lần nữa, các tuần báo uy tín tràn ngập bài vở về cuộc xâm lăng Ukraina, từ thông tin, hình ảnh, phân tích cho đến những bài phỏng vấn, khiến người điểm báo choáng ngợp trước hàng trăm trang viết. Le Point đăng ảnh Vladimir Putin ngồi trên ngai vàng với dòng tựa « Kẻ hủy diệt – Đến lượt ai đây ? ». Ảnh bìa Courrier International là một bà mẹ với hai đứa trẻ, đề cập đến « Cuộc sống sau lưng » - hai triệu người Ukraina đã chạy khỏi đất nước.

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 17,12-03-2022

 

1. Đúng như dự đoán, sau sự yên lặng, bão tố đã bắt đầu nổ ra: phía Nga pháo kích dữ dội vào các thành phố nhỏ bao quanh Kyiv: Buchy, Irpien, Hostomel, Vyshgorodskiy và Brovary.

 

Máy bay Nga cũng bắt đầu ném bom Kyiv. Theo tin từ tình báo Anh: đoàn xe quân sự khổng lồ của quân Nga tản ra thành nhiều nhóm nhỏ khi còn cách Kyiv khoảng 25 km, có lẽ định tìm cách bao vây thành phố.Trận chiến quyết định chiếm Kyiv bắt đầu.

Bông Lau - Quân Nga bắt đầu tấn công Kyiv


Hôm qua đài Fox News phỏng vấn cựu Giám Đốc CIA, cũng là cựu Đại Tướng David Petraeus từng chỉ huy lực lượng đồng minh ở Iraq. Tướng David Petraeus nói Liên Bang Nga không đủ quân số để có thể chiếm được thủ đô Kyiv của Ukraine.

Tướng David Petraeus từng chỉ huy mặt trận Fallujah (Iraq). Đây là một trận chiến đẫm máu trong thành phố, do các dơn vị tinh nhuệ như Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đảm trách. Binh sĩ Hoa Kỳ đã không ngồi trong xe thiết giáp, mà phải xung phong tấn công dọn sạch mỗi một căn phòng của từng căn nhà trong thành phố này. Nhiều khi phải đánh xáp lá cà bằng lưỡi lê và lựu đạn ở trong những căn nhà có địch quân ẩn núp.

Ông nói thủ đô Kyiv có diện tích lớn hơn thành phố New York (Kyiv = 324 dặm vuông, New York = 303 dặm vuông). Lính Nga phải tấn công vào từng căn nhà, rồi phải có lính giữ mỗi căn nhà đó, nếu không quân Ukraine sẽ xâm nhập chiếm lại.

Bông Lau - Cua rang muối bên vệ đường


Nhìn xác con cua sắt, chắc là T-72 hay T-80, bị nướng cháy đen nằm bên vệ đường ở Ukraine mà hỏng khỏi bùi ngùi cho số phận của những người lính thiết giáp Nga ngồi bên trong. Cua T-90 giống T-72 nhưng đổi tên để xuất cảng ra nước ngoài.

Theo ghi chú của tờ báo đăng hình này thì con cua này bị hỏa tiễn chống chiến xa FGM-148 Javelin từ trên cao mổ xuống lưng. Và rất tiếc cái “chuồng gà” hay “lồng bàn” trên pháo tháp đã hổng bảo vệ được con cua mỏng manh yếu đuối trước đồ chơi độc hiểm của Mỹ Đế ác ôn. Nếu con diều hâu Javelin nó hổng mổ pháo tháp mà mổ xuống phía sau ổ máy thì sao ta?

Phải chăng kỹ sư Nga nên thiết kế lại. Thay vì xây cái lồng bàn ọp ẹp mảnh khảnh trên nóc pháo tháp, thì nên thay thế một bằng một bông dù hình trái nấm bằng thép bề thế che toàn diện con cua kể cả ổ máy phía sau. Phía trên trái nấm thì chất mấy lớp bao cát như cái lô cốt cho chắc ăn. Lính thiết giáp ngồi dưới hỏng bị ướt khi trời mưa.

Trần Quốc Quân - Người Việt ở Ukraine trong cuộc chiến


“Nếu có chết, thì cũng ngẩng cao đầu như dân tộc Ukraine” – đó là câu nói rất hào hùng, đầy bi tráng của ông Nguyễn Văn Quyết, một người Ukraine gốc Việt đã định cư ở quốc gia này hơn 30 năm. Ông Quyết đang sống và “chiến đấu” trong thành phố Kherson, cận kề Bán đảo Crimea bị Nga cưỡng chiếm năm 2014.

Đã có không ít những người gốc Việt, như ông Quyết, nhận Ukraine là quê hương thứ hai và đang chiến đấu bảo vệ quốc gia này kể từ ngày 24 Tháng Hai 2022 lịch sử.

Số liệu thống kê cho biết có khoảng 8,000 người Việt và gốc Việt đang sinh sống, học tập, làm việc tại Ukraine, tập trung chủ yếu ở ba thành phố lớn là thủ đô Kyiv, thành phố Kharkov và thành phố cảng Odessa. Từ ngày Nga nổ súng xâm lược Ukraine 24 Tháng Hai 2022 đến nay, dòng người tị nạn chiến tranh từ Ukraine đổ về các quốc gia có chung đường biên giới đã lên khoảng hai triệu, trong đó có không ít người Việt.

Nguyễn Viện - Nước Nga sẽ lụn bại

 

Putin chính thức tuyển mộ lính đánh thuê với 400 usd/ngày. Và đối tượng chính được nhắm tới là dân Syria, Iraq…

Điều tôi lo ngại không chỉ cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine sẽ bị quốc tế hóa. Mà sẽ có thể được đẩy tới một cuộc xô xát giữa hai nền văn minh. Thậm chí còn tiềm ẩn yếu tố tôn giáo.

Bất kể Putin thắng hay thua trong cuộc chiến phi nghĩa này, nước Nga cũng sẽ lụn bại.

Kim Van Chinh - Ukraine tin trưa 12-3


(Tổng hợp trên cơ sở thông báo của Bộ Quốc phòng Ukraina)

1. HƯỚNG NAM:

Tại các điểm đến Donetsk và Tavria, Quân Nga tập trung nỗ lực vào việc chiếm giữ Kherson và bao vây, tấn công ác liệt vào các thành phố của Ukraina Mariupol và Severodonetsk.

- Theo hướng Nam Busan, Nga đã cố gắng siết chặt vòng vây, thiết lập kiểm soát đối với thành phố Mykolaiv và phát triển các pháo kích, tấn công Zaporozhye và Kryvyi Rih. Tuy vậy, những kẻ xâm lược Nga bị ngăn chặn, chịu những tổn thất đáng kể.

Nguyen Khan - « Tôi cần đạn, không cần một chuyến đi nhờ… »


Đó là câu trả lời của Tổng thống Ukraina Zelensky, khi đặc nhiệm Mỹ đến giúp ông lánh nạn giữa lúc lính dù Nga đang áp sát Thủ đô Kyiv.

Ít ai ngờ câu trả lời dứt khoát ấy đã thay đổi cục diện cuộc chiến lẫn thái độ của cộng đồng quốc tế. Bởi trước thời điểm ấy, xu hướng toàn cầu hóa đang đi vào thoái trào khi nhiều quốc gia chủ trương thực dụng, thái độ khôn lỏi, ranh vặt được không ít nước lạm dụng vì lợi ích quốc gia của họ.

Trung Cộng chẳng hạn, dùng tiền bạc lo lót thao túng các định chế quốc tế, mua chuộc chính trị gia các nước cho lợi ích bành trướng của mình làm thế giới xáo trộn. Bạo chúa Putin của Nga cũng là tay khôn lỏi ranh vặt thượng thừa như Trung Cộng.

Dương Quốc Chính - Nhìn lại hai hiệp ước hữu nghị Việt Nam-Liên Xô và Việt Nam-Nga

 

Ngày mai (14/3) là kỷ niệm ngày mất đảo Gạc Ma vào tay bọn xâm lược "nước ngoài". Mình lục lại cho anh em xem các văn kiện về mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô, Việt Nam và Nga.

Năm 1978, trong bối cảnh bị Trung Quốc ép phải chọn một trong hai anh, Việt Nam đã ký Hiệp định Hữu nghị và hợp tác với Liên Xô, trong đó có điều 6:

“Hai Bên ký kết Hiệp ước sẽ trao đổi ý kiến với nhau về tất cả các vấn đề quốc tế quan trọng có liên quan đến lợi ích hai nước. Trong trường hợp một trong hai Bên bị tấn công hoặc bị đe dọa tiến công thì hai Bên ký kết Hiệp ước sẽ lập tức trao đổi ý kiến với nhau nhằm loại trừ mối đe dọa đó và áp dụng những biện pháp thích đáng có hiệu lực để bảo đảm hòa bình và an ninh của hai nước”.