Đến
gần trưa, mình mới lững thững đi xuống nhà bố mẹ, cách khoảng 200 mét. Nghe
thấy tiếng tivi đang hát, hai chiếc xe máy trên sân, cửa và cổng đều không
đóng. Gọi bâng quơ vài tiếng, không thấy ai trả lời, biết là cả nhà đã đi chúc Tết.
Những
ngày Tết, ở quê mình, thường mọi người không đóng cửa. Cứ để cả cổng và cửa nhà
như thế. Nếu có khách vào chơi, chủ không có nhà thì quay ra hay có thể tự vào
ngồi uống ly nước rồi ra về (mấy ngày Tết gần như trên bàn luôn có nước trà mới
pha, còn ấm nóng).
Có
nhiều lý do văn hóa cho việc để cửa này, nhưng cũng còn vì: ngày Tết không có
kẻ trộm. Không phải chỉ vì kẻ trộm bận ăn Tết, mà hơn thế, dường như mọi loại
người đều tự thấy mình phải giữ cho lòng lương thiện trong mấy ngày ấy, như một
ý niệm thiêng liêng.
Ai
không đến Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) trong 6 tháng gần đây chắc là khó mà
hình dung những tấm hình này được chụp ở đâu.
Trong
khi các thành phố lớn trong và ngoài nước nơi có bờ sông, thì họ đều biến nó
thành một điểm nhấn thu hút khách du lịch của thành phố, một địa điểm check-in
bắt buộc đối với du khách, những ai đã từng đến thành phố ấy.
Vậy
mà cái bờ sông bến Bạch Đằng nhếch nhác với những hàng quán sinh tố, bãi giữ xe
tự phát, là tụ điểm tệ nạn của dân chích choác ngay tại quận trung tâm của
TPHCM đã tồn tại sừng sững trước mặt trụ sở Ủy ban đến mấy chục năm, qua mấy
đời lãnh đạo mà không ai lấy làm xấu hổ.
Tháng
10-2020, trở về Việt Nam tính ăn Tết xong lại lãng du tiếp cùng con gái. Vé máy
bay mua xong, chờ tới ngày thì trận bão Vũ Hán hoành hành bên Tàu, tràn sang
Âu-Mỹ. Được cái là, VNA chỉ giam tiền 8 tháng rồi hoàn trả đủ, không phải đòi,
chẳng cần trả lãi làm gì.
Rồi
tới lượt con đường trước nhà bị phong tỏa hai đầu suốt một tháng trời. Khi dỡ
phong tỏa đường thì tới phong tỏa phường... lan đến cả thành phố nhiều nhiều
tháng.
Sáng
sáng ra balcon ngồi đọc báo, uống cà phê, rồi vào dịch sách chơi. Ngày qua ngày
như vậy. Cả một con đường chỉ một hộ nhiễm cũng phong tỏa, tiếp tế. Đọc báo
Tây, chỉ thấy có Tàu làm triền miên vậy với niềm tin sắt đá zéro covid.
Alberto, một nhạc công đại vĩ cầm (contrebasse) thất nghiệp do đại
dịch than thở, người dân bây giờ phải xếp hàng, xô xát nhau vì một mẩu
thịt gà « mậu dịch », giá cả thị trường tăng đến chóng mặt. Sổ mua hàng
phân phối không đủ cho nhu cầu, nhưng ít ai còn sức để chống đối, sau
các cuộc biểu tình quy mô ngày 11/07/2021 (được mệnh danh là sự kiện
« 11 J »), cuộc tuần hành công dân hụt ngày 15/11/2021 (« 15 N ») và nạn
trấn áp sau đó.
Qua
đến mồng một, ngày Tết chỉ còn chút hương vị, vì thực tế đón Giao thừa xong có
cảm giác Tết đã vừa đi qua hết một nửa đường. Ngày ba mươi, đêm ba mươi rộn
ràng không khí Tết đầy ắp trong mỗi căn nhà, làng xóm.
Người
ta bảo ba mươi chưa phải là Tết, nhưng với tôi, ba mươi mới gọi là Tết. Đó là
ngày nhà nhà lo nấu nướng, chuẩn bị rước ông bà về vui Tết với cháu con.
Nhà
đã thoảng mùi nhang trầm, bàn thờ đã chưng hoa trái. Bàn thờ ngày thường đôi
khi lạnh lẽo giờ bừng sáng với những sắc màu. Bát nhang tươi mới, hoa trái đủ
đầy, những tấm ảnh không còn phủ bụi, tất cả nhìn về với lòng thành kính.
Tết
nhứt, người miệt miền Tây xưa rày hay chưng mâm trái cây mãng cầu, dừa, đu đủ,
xoài mà đọc trại âm là một ước mơ: cầu vừa đủ xài. Mua được giống đu đủ vàng
thì coi như cầu đủ vàng. Thay dừa bằng chùm sung, một bước lên cầu xài sung.
Năm
nay người ta bày bán trái gọi là dư, nói gọi là vì những cây có tên rất rủng
rỉnh là phát tài hay kim ngân lượng, đều không phải mớ tên sơ khai của chúng.
Trái dư này, biết đâu tụi con nít quê xó nào kêu bằng trái chọi (không ăn được
thì để chọi nhau chứ biết làm gì) nhưng thứ chỉ bày chơi đó thay đổi chắc nụi
mâm quả Tết. Ước vọng trên đó giờ gọn lỏn như vầy: Cầu Dư.
Nó
làm cho cái thế cầu vừa đủ xài cả trăm năm nay trở nên khiêm tốn, dù khái niệm
“đủ xài” cũng đã là vô cùng. Mâm trái cầu dư trên bàn thờ mờ nhạt lòng thành,
lẩn khuất sự tham lam, sự bất kính với vong linh người khuất mặt.
Tuấn Lưu: Chiến thắng xuân Nhâm Dần gợi nhớ
chiến thắng xuân Kỷ Dậu.
Khuyết danh : Mùng 1 tết Nhâm Dần niên
hiệu Xuân Phúc năm thứ 2.
Nhà Hán xua quân qua Mỹ Đình hòng đánh phá nước ta lần nữa.
Chiều tối cùng ngày sau khi biết tin quân Hán tập trung hết
ở Từ Liêm quận, nhiếp chính Minh Chính Vương hỏi quân sư Bác Hang Seo "Năm
nay đánh giặc thế nào?"
Le Figaro hôm 31/01/2022 dành hai trang báo đểnói về « Ván bài tẩy của Putin trước phương Tây ». Tờ báo dẫn nhận định của Wall Street Journal
: nắm quyền từ 1999, Vladimir Putin giờ đây đối mặt với rủi ro lớn
nhất trong sự nghiệp, khi cố tìm lại hào quang đã đánh mất của Nga, xóa
bỏ những gì ông ta cho là bất công trong quá khứ.
Reuters cho biết, trong tuyên bố đầu tiên về cuộc khủng hoảng đã bắt
đầu từ sáu tuần qua, Putin tỏ ra thách thức. Trong cuộc họp báo chung
với thủ tướng Hungary Viktor Orban, một trong nhiều lãnh đạo các nước
NATO cố gắng can thiệp, Putin khẳng định « những quan ngại căn bản của Nga đã bị phớt lờ ». Ông nêu ra khả năng Ukraina được gia nhập NATO và sau đó toan chiếm lại Crimée - lãnh thổ đã bị Nga sáp nhập năm 2014.
Vladimir
Putin tố cáo Mỹ sử dụng Ukraina như một công cụ để khống chế Nga, tuy
nhiên ông cũng mở đường cho đối thoại. Từ Matxcơva, thông tín viên
Anissa El Jabri cho biết thêm chi tiết :
Không còn dấu vết nào của Quỹ chống tham nhũng do Navalny thành lập,
tất cả những điều tra của nhóm Navalny từ nay bị cấm đăng tải tại Nga.
Có ít nhất 9 cơ quan truyền thông, trong đó có nhiều cơ quan độc lập và bị xếp loại « tổ chức nước ngoài »,
hôm qua loan báo đã nhận được lệnh và chấp hành yêu cầu xóa khoảng vài
chục bài viết bằng tiếng Nga. Đó là những bài báo nói về các cuộc điều
tra nhắm vào những quan chức cao cấp ở điện Kremlin, và nhất là « cung điện »
của Vladimir Putin bên bờ Hắc Hải. Video về dinh cơ này trên YouTube đã
thu hút trên 121 triệu lượt xem, nay không truy cập được.
Sau Anh và Đan Mạch, đến lượt Pháp giảm nhẹ những biện pháp chống
dịch, theo lịch trình gồm hai giai đoạn đã loan báo vào cuối tháng
Giêng. Kể từ hôm nay, thứ Tư, không còn bắt buộc mang khẩu trang ở ngoài
trời, không giới hạn số người tụ tập tại các sân vận động, cơ sở văn
hóa…và làm việc từ xa không còn bị áp đặt, chỉ là khuyến cáo.
Trong
hai tuần nữa, tức đến ngày 16/02, các sàn nhảy bị đóng cửa từ ngày
10/12/2021 được phép mở lại, và các buổi trình diễn âm nhạc lại được tổ
chức. Khách hàng lại được phép dùng thức uống tại quầy bar, cũng như
được ăn uống tại các sân vận động, rạp xi-nê, trong các phương tiện giao
thông.
(AFP) – Afghanistan : Mở lại đại học công, với vài nữ
sinh viên
Các
trường đại học công ở Afghanistan hôm nay 02/02/2022 lần đầu tiên đã mở cửa kể
từ phe Taliban lên nắm quyền vào tháng 8/2021, tại sáu tỉnh Laghman, Nangarhar,
Helmand, Nimroz, Farah và Kandahar. Có vài nữ sinh viên được phép đến nghe
giảng, nhưng ngồi tách biệt với nam giới.
Cho
đến nay chỉ có những trường đại học tư được mở lại, cũng tách riêng nam nữ. Nhà
cầm quyền cho biết sẽ mở tiếp tại các tỉnh khác vào ngày 26/02. Đây là kết quả
cuộc đàm phán cuối tháng Giêng giữa Taliban và các nhà ngoại giao phương Tây
tại Genève. Phương Tây đặt điều kiện chỉ giải ngân hàng tỉ đô la viện trợ quốc
tế nếu Taliban tôn trọng nhân quyền, đặc biệt là nữ quyền.
Hai quả lựu đạn trưa qua đã được ném vào đám đông đang quay về sau cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ, phản đối « Lực lượng Phòng vệ Nhân dân » - các dân quân thường xuyên có những hoạt động du kích nhắm vào quân đội.
Vụ
tấn công xảy ra vào lúc nhiều người Miến Điện âm thầm ngưng hoạt động
để phản đối chính quyền. AFP ghi nhận vào lúc 16 giờ (9 giờ rưỡi giờ
quốc tế), những tràng pháo tay nổ vang khắp Rangoon để kết thúc cuộc « đình công lặng lẽ », với nhiều cửa hàng đóng cửa, thành phố vắng lặng suốt ngày.
Le Point tuần này quan tâm đến « Lạm phát, mối đe dọa lớn lao ». L’Obs dành hồ sơ cho chủ đề « Từ cánh trung đến cực hữu, trò bắt cá hai tay của Valérie Pécresse ». Không hẹn mà nên, nếu L’Express chạy tựa trang nhất « Trong tư tưởng Macron », thì chuyên đề của Courrier International nhằm tìm hiểu những ý nghĩ « Trong đầu Vladimir Putin », còn trang bìa The Economist là hình vẽ một khẩu súng với ổ đạn sáu viên, với tựa đề « Trò ru-lét Nga ». Hai nhà lãnh đạo Vladimir Putin của Nga và Tập Cận Bình của Trung Quốc là chủ đề được các tuần báo phân tích nhiều nhất.
Những
thời khắc quan trọng nhất đón năm mới đã đến. Cái Tết thật sự của người Việt
bùng lên vào trước giờ phút đón giao thừa làm ấm lòng người, dù mọi thứ có phôi
phai bởi những khó khăn của đời sống, hiểm nguy của dịch bệnh và những câu
chuyện xã hội đầy chê chán.
Nhìn
Huế, Sài Gòn, Hà Nội tựa nhau gượng đón xuân về, chợt nhớ đến bài tiểu luận “Tâm Lý Ngày Tết” của học giả Phạm Quỳnh
viết vào năm 1930 mà ngậm ngùi.
“Tết, cái từ ma thuật dường như chứa
đựng niềm vui mênh mông của cả một dân tộc vô tư và vui vẻ, mỗi lần một năm mới
bắt đầu, lại quên bẵng đi tất cả mọi tai ương và khó khăn của họ đã phải chịu
đựng suốt năm qua, và sẵn sàng khởi đầu lại cuộc sống trong hy vọng và niềm vui!”, bài viết có đoạn ghi như vậy.