Có
thể nói Tết là một trong những phong tục tồn tại lâu nhất trong xã hội ta. Nó
hiện diện ngay trong bộ sử đầu tiên của ta là bộ An Nam Chí Lược do Lê Tắc soạn thảo vào khoàng cuối thế kỷ XIII
hoặc nửa đầu thế kỷ XIV. Và chúng ta cũng không ngờ rằng cách đây bảy tám trăm
năm, dưới thời Trần, cổ nhân từng có những cái Tết linh đình như thế.
Sách
chép rằng “Thường năm, trước lễ Tết hai
ngày, vua đi xe ngự dụng, các quan tùy tùng đều mặc triều phục hầu đạo tiền, tế
điện Đế Thích. Ngày 30 Tết, vua ngồi giữa cửa Đoan Củng, các bề tôi đều làm lễ,
lễ rồi, xem các con hát múa trăm lối. Tối lại qua cung Động nhân, bái yết tiên
vương.
“Đêm ấy, đoàn thầy tu vào nội làm lễ
“Khu Na” (nghĩa là đánh đuổi tà ma quỷ mị). Dân gian thì mở cửa đốt pháo tre,
cỗ bàn trà rượu cúng tổ. Con trai, con gái nhà nghèo không có người mai dong để
làm hôn lễ, thì tự mình phối hợp với nhau. Ngày Nguyên đán, vào khoảng canh
năm, vua ngồi trên điện Vĩnh Thọ, các tôn tử (con cháu nhà vua), các quan cận
thần làm lễ hạ trước, rồi vào cung Trường Xuân, vọng bái các lăng tổ….