mardi 1 février 2022

Tôn Nữ Thu Dung - Những bài nguyên đán

ĐÊM LƯU XỨ

Đêm khói ta đêm trm hương mê hoc

Đêm tàn canh qua vi rt vô tình

Con dế nh gi hoài âm thưa, nht

Cũng như Người thao thc vi đêm thanh.

B huyn ngn còn vang li hư o

Đưa tôi v nng m nhng khuya mưa

Và hoài nim vn xanh màu phương tho

Màu chiêm bao ln khut bi xa m.

Một chút Tết xưa


Trần Thắng : Bài thơ này chẳng biết của tác giả nào, nhặt được tháng 12-1972 của máy bay quân đội cộng hòa miền nam rải truyền đơn trên quê mình, lúc đó còn nhỏ đang học lớp 5. Mình nhặt được và đọc thuộc, nhớ đến bây giờ. Xin đăng lại mong tìm ra tên của tác giả.

Tiếng pháo n, ri tng tràng pháo n

Trên bàn th mâm c đã bày xong

M tôi đang châm d nén hương vòng

Và sp li trái hương bng ngũ qu

Nguyễn Ngọc Tư - Khúc ba mươi


Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực không mà hôm đó cả nhà đều phải làm công chuyện tối mắt tối mũi. Đến nỗi, nhắc tới Tết là thấy chữ “Ba Mươi” chình ình, choán chật cả ký ức.

Đó là cái ngày duy nhất trong năm cả nhà sum họp mà không sum họp. Ai nấy túi bụi với chuyện của mình.

Cánh đàn ông con trai (nói cánh cho ham vậy, chỉ hai người thôi, chứ mấy), cánh này quan trọng, lãnh phần dọn dẹp, lau chùi, làm đẹp nhà. Nào là quét mạng nhện trên trần, lau cửa kính, tủ bàn, kỳ cọ mấy cái lư đồng, đem phơi nắng. Mệt phờ. Lúc dọn dẹp, bày biện bàn thờ thì mùi chiên xào dưới bếp bay lên, trời, lại phải bỏ ngang công việc đang làm dở, chuẩn bị mâm bàn cúng rước ông bà. Xế chiều rồi, chớ giỡn…

Lê Nguyễn - Tết của người xưa


Có thể nói Tết là một trong những phong tục tồn tại lâu nhất trong xã hội ta. Nó hiện diện ngay trong bộ sử đầu tiên của ta là bộ An Nam Chí Lược do Lê Tắc soạn thảo vào khoàng cuối thế kỷ XIII hoặc nửa đầu thế kỷ XIV. Và chúng ta cũng không ngờ rằng cách đây bảy tám trăm năm, dưới thời Trần, cổ nhân từng có những cái Tết linh đình như thế.

Sách chép rằng “Thường năm, trước lễ Tết hai ngày, vua đi xe ngự dụng, các quan tùy tùng đều mặc triều phục hầu đạo tiền, tế điện Đế Thích. Ngày 30 Tết, vua ngồi giữa cửa Đoan Củng, các bề tôi đều làm lễ, lễ rồi, xem các con hát múa trăm lối. Tối lại qua cung Động nhân, bái yết tiên vương.

“Đêm ấy, đoàn thầy tu vào nội làm lễ “Khu Na” (nghĩa là đánh đuổi tà ma quỷ mị). Dân gian thì mở cửa đốt pháo tre, cỗ bàn trà rượu cúng tổ. Con trai, con gái nhà nghèo không có người mai dong để làm hôn lễ, thì tự mình phối hợp với nhau. Ngày Nguyên đán, vào khoảng canh năm, vua ngồi trên điện Vĩnh Thọ, các tôn tử (con cháu nhà vua), các quan cận thần làm lễ hạ trước, rồi vào cung Trường Xuân, vọng bái các lăng tổ….

Tiểu Vũ - Tại sao đòi bỏ Tết cổ truyền ?


Không hiểu vì nguyên nhân gì mà một số người đề ra ý tưởng bỏ hẳn Tết cổ truyền để gộp lại chung với Tết dương lịch. Đó là cách suy nghĩ có thể nói là điên rồ.

Chắc ai cũng biết, từ mấy ngàn năm nay người Việt chọn ăn Tết theo âm lịch và biến thành lễ hội văn hóa lớn nhất trong năm. Lựa chọn vừa mang tính khoa học vừa mang tính văn hóa đó là có lý do rất rõ ràng.

Tết cổ truyền dù có nguồn gốc Trung Hoa, nhưng tổ tiên của chúng ta đã biến nó thành một cái Tết đậm đà văn hóa Việt, sau đó được lưu truyền qua nhiểu thế hệ.

Nguyễn Tuấn Khoa - Đón xuân này, nhớ xuân xưa


Thời còn nhỏ tôi ở Cư Xá Đô Thành. Khu này có nhiều người nổi tiếng cư ngụ như nhạc sĩ Văn Phụng, ông Lê Văn Khoa, ca sĩ Thanh Thúy, ông Hoàng Mai đóng kịch, ông Tòng Sơn thổi kèn, ông Tam Lang đá banh, cải lương thì có chị em Hoài Dung- Hoài Mỹ...

Giới học thức cao cũng nhiều, gia đình quân nhân cũng nhiều nhưng nhiều nhất vẫn là giới lao động. Do vậy ngày Tết ở Cư Xá Đô Thành là hình ảnh thu nhỏ của miền Nam VN ngày đó.

Đối với con nít ở xóm lao động, không có ngày nào trong năm vui bằng những ngày trước Tết Nguyên Đán.

Chương trình phát thanh RFI ngày 01.02.2022

Chương trình phát thanh RFI ngày 31.01.2022


 

lundi 31 janvier 2022

Nguyễn Quang Thiều - Những bí mật của Tết


Từ cách đây mấy năm và cho tới bây giờ, có một số người đã đặt vấn đề bỏ ăn Tết truyền thống và dùng tết dương lịch thay vào.

Lý do của họ thật đơn giản. Họ cho rằng Tết truyền thống hiện nay gây ra một số phiền lụy như lãng phí thời gian và vật chất, sinh ra một số thói xấu trong việc biếu xén quà cáp... và làm cho con người mệt mỏi.

Những hiện tượng mà họ đưa ra là đúng. Nhưng hình như họ mắc sai lầm đâu đó trong cách nhìn nhận bản chất của Tết truyền thống của người Việt. Thực chất, những phiền lụy ấy là sinh ra từ thái độ sống của những người lấy Tết như là một lý do để thực hiện những ''kế hoạch'' cá nhân của họ chứ không phải là một sự kiện của văn hóa.

Lê Nguyễn Duy Hậu - Nói tiếp về các chuyến bay hồi hương mùa dịch

Thị trường các chuyến bay hồi hương mùa dịch là một thị trường cực kỳ sôi động. Nhìn chung, sẽ có hai loại chuyến bay về nước tại thời điểm này: (1) Chuyến bay thương mại đặc biệt hoặc charter (tạm gọi chung là charter) (2) Chuyến bay "giải cứu".

Vậy nó khác nhau thế nào? Theo tìm hiểu của mình thì như thế này.

1. Chuyến bay giải cứu (hay chuyến bay "nhân đạo"): Đây là loại hình bay phổ biến và nhiều người Việt trong nước biết nhất. Chuyến bay này thay thế cho việc Việt Nam dừng các chuyến bay thông lệ từ quốc tế vào (scheduled inbound international flights) và chỉ dành cho các đối tượng có "nhu cầu đặc biệt" theo quy định.

Lê Nguyễn Duy Hậu - Vụ « bay giải cứu » : Công lý chưa được thực thi trọn vẹn

Ai quen mình đều biết rằng mình thường không bày tỏ nhiều sự ủng hộ khi một ai đó bị bắt, nhưng lần này mình không thể giấu được cảm xúc "hả hê" khi biết tin này.

Trước khi đi nước ngoài vào giữa mùa dịch, mình thường không để ý lắm về các chuyến bay mang danh "giải cứu". Tuy biết rằng chắc chắn phải có ăn hối lộ trong đó, nhưng chỉ đến khi sang Mỹ và chứng kiến một thị trường sôi nổi suất máy bay "giải cứu", mình mới thấy mắc nghẹn với các hành động này.

Một suất máy bay "giải cứu" lúc đó đều có giá của nó, và thường là trên trời, chỉ để được vào danh sách. Sau đó, người về phải trả thêm các chi phí của hãng bay. Các "chuyến bay giải cứu" vốn dĩ mang màu sắc nhân đạo, "ngạo nghễ Việt Nam" lúc đầu, dần trở thành những cơ hội cho nhiều cán bộ làm ăn, buôn bán, nhiều lúc công khai.

Mạnh Quân - Sau vụ tóm cả cụm ở Cục Lãnh sự, có sờ đến các Đại sứ quán VN ở nước ngoài?

Vụ Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an tóm cả ban lãnh đạo Cục Lãnh sự hôm qua vì tội nhận hối lộ, thực sự là một vụ lớn cho dù về chức vụ, những người bị khởi tố, bắt tạm giam hôm 27/1 không "to" bằng nhiều ông, bà bị bắt vào thời điểm cận Tết mấy năm trước.

Tuy nhiên, vụ này tính chất rất đặc biệt bởi không chỉ là vấn đề tham nhũng, "tranh thủ" mùa dịch. Mà trong lĩnh vực này, nhiều năm qua, có thể nói ít nhất là trong khoảng 20 năm nay, tình trạng nhũng nhiễu, tham tàn của cán bộ lãnh sự Việt Nam ở nhiều nước đã được lên tiếng, phản ánh nhiều nhưng chưa có vụ nào được điều tra, xử lý đến nơi đến chốn.

Đột nhiên, một vụ việc được khởi tố tại Cục Lãnh sự và cơ quan điều tra khởi tố từ Cục trưởng, Cục phó, Chánh văn phòng cho tới nhân viên, nó cho thấy tính chất nghiêm trọng của câu chuyện.

Đỗ Duy Ngọc - Tội ác khó tha thứ


Giúp đỡ người đang hoạn nạn, đang gặp cảnh khó khăn vốn là đạo lý làm người. Dân tộc ta từ xưa đến nay luôn xử sự như vậy.

Thế nhưng, đến thời nay, người ta quên mất đạo ấy, người ta quên mất câu "Lá lành đùm lá rách", người ta ngoảnh mặt đi khi "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ", " Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng".

Khốn nạn nhất những người đó là kẻ có đủ phương tiện để giúp người, có trách nhiệm để giải quyết công việc, có quyền hành để thực hiện. Nhưng họ đã biến quyền lực để hút máu và khai thác trên nỗi đau của đồng bào. Thế thì gọi cái thời ta đang sống đây là thời kỳ gì nhỉ?

Đoàn Bảo Châu - Người Việt Nam đương đại có lý tưởng gì?

Tôi biết, từ “lý tưởng” có vẻ xa vời, mơ mộng và cao siêu với người Việt Nam đương đại.

Với tầng lớp lao động thì càng xa vời, bởi điều họ ao ước là xây được nhà, con cái được học hành, xây dựng gia đình, sinh con đẻ cái để rồi mỗi dịp giỗ tết, chúng sẽ thắp nén hương cho tổ tiên. Đời chỉ có vậy. Nghĩ xa xôi làm gì? Viển vông vô ích! Chính vì vậy mà ở nông thôn Việt Nam, con cái được vào ngành công an là tự hào ghê lắm. Vừa oai, vừa có tiền, ai chẳng thích?

Nhưng còn mấy triệu đảng viên thì sao?

Lê Hồng Hiệp - Bộ Ngoại giao cần cải cách mạnh công tác lãnh sự


Dân cư mạng đang rần rần về vụ 4 cán bộ của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao bị khởi tố. Từng làm trong Bộ một thời gian, mình cũng thấy có chút liên quan, xin được chia sẻ một vài quan sát bên lề thế này:

- Cán bộ ngoại giao đa phần có trình độ, học thức, biết đối nhân xử thế, nhưng môi trường công tác đôi khi làm họ bị ảnh hưởng. Trong Bộ, nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất có lẽ là Cục Lãnh sự và các bộ phận lãnh sự ở các đại sứ quán ở nước ngoài. Đây là bộ phận có “quyền lực” khi là nơi tiếp xúc trực tiếp nhiều với người dân, đồng thời tạo ra nhiều thu nhập nhất cho Bộ.

Trước đây (giờ nghe bảo không còn?), ngoài lương chính thức thì cán bộ, nhân viên trong nước của Bộ mỗi tháng được hưởng một khoản thu nhập từ quỹ phúc lợi mà theo mình hiểu là được trích từ các khoản thu lãnh sự (như phí visa ở các đại sứ quán) mà Bộ được giữ lại một phần. Cũng chính vì thế, ở trong Bộ, Cục Lãnh sự là bộ phận “hot”, không dễ để xin vào.

Lưu Trọng Văn - Sâu chúa là ai, hay là cái gì khác ?


Báo Quốc tế của Bộ Ngoại giao ca ngợi lãnh đạo Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2021, đã tổ chức tốt 183 chuyến bay đưa 42.205 công dân gặp khó khăn trong đại dịch từ 60 quốc gia, vùng lãnh thổ về nước.

Báo Quốc tế đánh giá : Các chuyến bay trên thể hiện công tác bảo hộ công dân thường xuyên, được triển khai một cách đồng bộ, tiếp tục là trụ cột, là chỗ dựa tin cậy của người dân.

Cũng trên báo ngành ngoại giao này, bà cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan nói:

Phạm Xuân Cần - Nên bỏ tục đốt vàng mã


Hôm 23 tháng chạp vừa rồi, xem VTV1 có chương trình nói về nguy cơ hỏa hoạn do tục đốt vàng mã gây ra. Trong đó VTV khẳng định đốt vàng mã là "không thể thiếu" và chỉ khuyến cáo người dân cẩn thận. Cuối chương trình một sĩ quan cảnh sát Phòng cháy chữa cháy hướng dẫn cách đốt vàng mã sao cho không gây hậu quả.

Theo mình, thì không hẳn như vậy.

Lần xem trong sách vở thì đốt vàng mã có nguồn gốc từ xa xưa ở Trung Quốc, sau đó lan đến các nước, nhất là các nước Đông Á.

Nguyễn Thông - Thời sự dịch 2021 (14)


Bọ Lập (nhà văn Nguyễn Quang Lập) từ đất thép Củ Chi kêu vọng trên phây búc, than thở tình trạng ngăn sông cấm chợ kiểu mới đang hại chính ổng.

Chả là mấy năm trước, bọ chuyển nhà lên Củ Chi ở để nuôi chim yến (chắc lại do lão Võ Đắc Danh hay ai đó mách nước chỉ đường). Yến thấy có vẻ triển vọng, nhưng sức bọ thì xuống dần. Gặp lúc dịch, chính phủ ban lệnh cấm đi lại, vận chuyển, síp pơ (shipper) bị cấm hành nghề, nên thuốc men cũng khó, không sao đem từ nội đô lên.

Bọ Lập than: “Các ông không mở cửa, cấm dân ra đường, thì ít nhất cũng phải cho shipper hoạt động liên quận huyện, thông thương một chút chứ. Nếu không, thì chết mất, Sài Gòn ơi”.

Nguyễn Thông - Thời sự dịch 2021 (13)

 

5.9

Mấy hôm trước, ngày lễ trọng quốc khánh buồn hiu hắt. Cờ cũng chả muốn treo. Phố phường tinh những trạm gác, hàng rào, dây thép gai, áo công an dân phòng.

Thành phố như ma, ảm đạm, chỉ nghe xe cứu thương hú còi chở người dính dịch tới các bệnh viện, xe chở xác đi thiêu ở Bình Hưng Hòa hoặc Đa Phước. Cũng không thấy ca hát nhảy nhót trên tivi giống mọi năm.

Bà Phiêu bảo nó cứ kéo dài tới hết tháng Chín thì chết mất. Cô Vân chen vào, hết tháng Chín thì còn may, lại chả leo sang năm 2022 chứ đùa. Nghe xong, ai cũng cười méo xẹo.