mardi 11 janvier 2022
lundi 10 janvier 2022
Ngô Nhân Dụng - Bài học Lithuania với Trung Cộng
Dân Đài Loan sắp được uống rượu “Rum” nhập cảng. Công ty rượu của chính phủ Đài Bắc vừa mới đặt mua 20.400 chai rượu “rum mầu nâu” của nhà sản xuất MV, nước Lithuania.
Những thùng rượu này đang trên đường tới Trung Quốc, nhưng sẽ không được hải quan cho qua vì xung đột ngoại giao. Công ty TTL (Taiwan Tobacco and Liquor) ra tay mua giúp. Họ sẽ dán thêm nhãn hiệu bằng chữ Trung Quốc để dân Đài Loan mừng Tết Nhâm Dần.
Hai nước này vẫn thân thiện; năm ngoái Đài Loan đã tặng Lithuania mạng che miệng ngừa Covid-19, và tháng Bảy vừa qua Đài Loan lại tặng 20.000 liều vaccin do AstraZeneca sản xuất Lithuania đang cần. Đài Loan vẫn mở một văn phòng đại diện ở Vilnius, thủ đô Lithuania.
Nguyễn Như Phong - Rất cần điều tra vai trò của báo chí trong vụ Việt Á
Vụ nâng khống giá thiết bị xét nghị, đưa và nhận hối lộ, sai phạm trong quy trình nghiên cứu...của Việt Á đang được khẩn trương điều tra. Và bước đầu đã lòi ra Việt Á mang chi "lại quả" hơn 800 tỉ.
Tuy nhiên có một vấn đề thế này, mà tôi rất lấy làm ngạc nhiên ;
Đó là cách đây ít ngày, lãnh đạo Bộ Khoa học & Công nghệ lại nói rằng "công bố về chất lượng "kit" xét nghiệm của Viêt Á được WHO công nhận là ...tổng hợp từ báo chí"???
Nguyễn Chương - Chọn thủ phủ của « Bên thua cuộc » làm thủ đô cả nước thay cho kinh đô nghìn năm
Não trạng thủ cựu, cổ hủ luôn luôn tìm cách che đậy bằng cụm chữ "giữ gìn truyền thống". Rất tai hại, và cản trở tốc độ phát triển của một quốc gia. Tham khảo câu chuyện của Nhựt Bổn, ắt phải kinh ngạc, nể phục.
CHỌN THỦ PHỦ CỦA "BÊN THUA CUỘC" LÀM THỦ ĐÔ CẢ NƯỚC, THAY CHO "KINH ĐÔ NGHÌN NĂM"!
Nhựt hoàng Minh Trị (Meiji) nổi tiếng với công cuộc Duy Tân giúp nước Nhựt vươn mình mạnh mẽ. Một trong những bằng chứng về tầm viễn kiến duy tân của ông là quyết định không đặt cung điện Hoàng Gia tại Kyoto (nghĩa là Kinh Đô) mà dời về Edo (đổi tên thành Tokyo: nghĩa là Đông Kinh) vào năm 1869!
Đỗ Trí Hùng - Làm sao để có lương tâm
1 - Anh Trương Hòa Bình, phó thủ tướng đáng kính của chúng ta từng phát biểu trên báo Thanh Niên (ra ngày 30/12/2020) đại ý như sau:
“Phải làm sao để cán bộ làm gì sai là thấy lương tâm cắn rứt”
Quả diễn ngôn bất hủ này tiền giả định rằng, cán bộ đầy tớ của chúng ta hầu hết đ*o có lương tâm, bởi vì, nếu có thì “nó” đã “cắn” các vị, khi các vị làm sai, có phỏng?
Đây là tôi diễn giải nhời của anh phó thủ tướng, tôi không bịa tạc gì hết!
Thái Hạo - Đề thi văn : Nhảm và không nhảm
[Thử nhìn một vấn đề như nhảm nhí/tầm thường bằng một thái độ nghiêm túc xem sao...]
Nếu tôi là một học sinh lớp 12 và cầm trên tay cái đề thi về bài hát “Mang tiền về cho mẹ” của Đen Vâu mà mọi người đang chê, tôi sẽ viết gì? Với những kiến thức liên môn trong chương trình phổ thông, tôi sẽ vận dụng và trình bày suy nghĩ của mình, một cách thành thực. Dưới đây là bài làm của tôi:
“Mang tiền về cho mẹ”, trong lịch sử, cái suy nghĩ ấy đã từng xuất hiện chưa, nếu chưa thì vì sao; và bây giờ tại sao nó lại có mặt, cụ thể là có mặt chính xác vào khoảng thời gian nào, và điều ấy có ý nghĩa gì?
dimanche 9 janvier 2022
Lưu Trọng Văn - Công đoàn độc lập, bao giờ ?
Mấy ngày nay giáp Tết nổi lên sự việc hàng nghìn công nhân ngừng việc, phản đối giới chủ vì thưởng Tết giảm và đòi tăng lương.
Tại sao đụng chuyện với giới chủ, công nhân phải kéo nhau đình công hoặc biểu tình gây nhiều bất ổn trật tự xã hội như vậy?
Lý do rất đơn giản là, giới thợ chưa có công đoàn độc lập đại diện cho quyền lợi của mình.
Thái Hạo – Tiếc cho dư vang của một quá khứ đẹp
Mười năm ở miền Nam, nay về cố hương. Vốn ít khi ra ngoài, chợ búa mua sắm lại càng lười. Hôm rồi, bất đắc dĩ, hai cha con chở nhau đi mua đồng hồ báo thức, vì không muốn cho con sở hữu smartphone quá sớm.
Đường quốc lộ cách nhà vài cây số, cửa hàng đồng hồ lớn, chủ là một thanh niên cao ráo sáng sủa, tầm 25 tuổi. Đồng hồ báo thức hiếm dần vì nay ai cũng xài điện thoại, chỉ còn một loại này, loại đã từng nhiều lần mua cho con. Mình đưa tờ 200 nghìn. Cậu chủ cửa hàng lúi húi một lúc rồi lấy ra 40 nghìn đưa trả lại. Mình ngạc nhiên, “Đồng hồ này 160 nghìn hả em”? “Vâng 160 nghìn”.
Hai cha con ra về. Ngồi sau xe, thằng nhóc cầm chiếc đồng hồ trên tay, thắc mắc: “Ba, đồng hồ này trong miền Nam chỉ có 30 nghìn, loại to là 40 nghìn, sao ở đây mắc vậy”? “Tại ba không hỏi giá trước…”. Thằng nhóc nói to lên, “Ở trong miền Nam có bao giờ phải hỏi giá trước đâu ba”.
Lưu Nhi Dũ - Tất Thành Cang, 10 năm tù, tài sản kếch xù còn nguyên xi!
Cuối cùng Tất Thành Cang chỉ lãnh 10 năm tù giam, tài sản kếch xù của hắn vẫn còn nguyên xi, vì không phải đền một xu!
Làm quan lên nhanh, giàu nhanh, ở tù cũng nhanh thôi, có gì mà phải lăn tăn.
Nhớ năm 2019, tôi gặp hắn trong một lần Thành ủy triệu tập cán bộ báo chí học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, do Tất Thành Cang chủ trì. Có mặt bà gì từng vô tư ăn mít trong cuộc họp…à, bà Thân Thị Thư khi ấy là trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy.
Hà Phan - Bản chất thật của 800 tỉ "hoa hồng" Việt Á
Theo lời khai ban đầu của Phan Quốc Việt, Việt đã "bắt tay" với các đối tác nâng khống giá kit xét nghiệm lên khoảng 45%. Số tiền Việt Á thu về trong vụ này là trên 500 tỉ đồng; số tiền "hoa hồng" mà Việt Á chi cho các "đối tác" là gần 800 tỉ đồng!
Nhưng tôi cho rằng đây không phải là tiền "hoa hồng", mà đấy là khoản khổng lồ từ ngân khố quốc gia được nhóm này lập mưu từ đầu rút ruột chia nhau.
Ngay từ đầu, một công trình nghiên cứu có kinh phí gần 20 tỉ từ ngân sách Nhà nước đã được "chuyển giao" cho Việt Á hết sức mờ ám. Mới đây Bộ Công an đã thông tin "Cơ quan điều tra xác định, có căn cứ xác định dấu hiệu sai phạm trong việc quản lý, nghiên cứu, chuyển giao đề tài khoa học về sản phẩm kit xét nghiệm Covid-19 tại Bộ Khoa học và Công nghệ".
Đỗ Duy Ngọc - Việt Á chi hoa hồng gần 800 tỉ đồng, và tuyên bố của bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long
Đúng là những vi phạm, sai sót của Bộ Y tế không thể làm lu mờ hình ảnh và sự hy sinh của đội ngũ thầy thuốc, y bác sĩ, cán bộ ngành Y trong cuộc chiến chống Covid. Bởi họ đã không tiếc công sức kề cận cái chết để cứu mạng sống cho biết bao nhiêu người. Nhân dân ghi ơn họ.
Thế nhưng những xấu xa tột cùng và tàn nhẫn của bọn người nhận 800 tỉ hối lộ để cho kit test tràn lan, lại cho thấy rõ hơn sự tham lam, tàn bạo, đồng tình chia chác nhau ngân sách quốc gia. Mà đó chính là xương máu của dân thông qua những đồng tiền thuế.
Người dân nghèo còng lưng, mướt mồ hôi, rơi nước mắt và có khi đổ cả máu để đóng góp nghĩa vụ thuế cho nhà nước.
Nga xâm lăng Ukraina? Dấu hỏi lớn cho châu Âu năm 2022
Đăng ngày:
Courrier International đặt vấn đề, từ ngày 01/01, Pháp giữ chức chủ tịch luân phiên Liên hiệp Châu Âu, và Emmanuel Macron sẽ phải tả xung hữu đột trên nhiều mặt trận. Liệu đó có phải là điều tốt, hay lại thêm một gánh nặng cho ông? Chân dung tổng thống Pháp cũng chiếm trang bìa Le Point với hàng tựa « Macron đệ nhị, để làm gì ? ». Tuần báo phân tích về đường hướng ê-kíp mới của ông, cuộc « cách mạng » của vị tổng thống trẻ tuổi đã đi đến đâu. L’Obs chạy tựa « Loạn luân : Sức mạnh của ngôn từ », với ảnh bìa là tác giả cuốn sách tố cáo tệ nạn lâu nay bị coi là đề tài cấm kỵ.
Le Point nêu ra « Những gì để hy vọng cho 2022 » dù năm nay nhiều bất định với dịch bệnh, lạm phát, đảo lộn địa chính trị, bất bình đẳng gia tăng… L’Express dành hồ sơ số đầu năm cho « Những hứa hẹn và thách thức của năm 2022 ».
Ý : Thế hệ mafia trí thức nhất từ trước đến nay
Đăng ngày:
Bị giam giữ từ một phần tư thế kỷ, họ làm bạn với Anh em nhà Karamazov của Dostoievski, những tác phẩm của Léon Tolstoi, các nhà triết học Đức…Thế nên, những căn phòng biệt giam đã sản sinh ra một thế hệ mafia trí thức chưa từng thấy.
Họ ngấu nghiến tất cả những gì in trên giấy, là độc giả trung thành của thư viện nhà tù, chăm chỉ theo các khóa học hàm thụ và thường đạt được điểm cao. Luật pháp đã đóng lại vĩnh viễn cánh cửa xà lim, nhưng lại mở ra cho họ cánh cửa của tri thức.
vendredi 7 janvier 2022
Ngô Nhân Dụng - Người Trung Quốc mang mặc cảm tự ti?
Bước vào năm 2022, đáng lẽ người Trung Hoa trong lục địa phải cảm thấy tự tin hơn dân các nước khác mới phải.
Bệnh dịch Covid-19 hoành hành khắp thế giới, trong khi số người bệnh và số người chết ở Trung Quốc vẫn thấp. Ở Mỹ có thêm nửa triệu người mới mắc bệnh trong một ngày 31 tháng 12, thành phố Tây An bên Trung Quốc mới có 238 ca bệnh mới trong ngày đó, mà bà Phó thủ tướng Tôn Xuân Lan phải bay tới thanh tra và thúc đẩy.
Nhưng chỉ vì một cặp “mắt híp” mà dư luận trên các mạng xã hội cho thấy người dân trong lục địa đầy mặc cảm tự ti.
Lưu Trọng Văn - Ngày này 7.1.1979, nhớ mà tích sự gì ?
Năm 1984 nhà báo Pederson của Đan Mạch phỏng vấn bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch - nhà chính khách hàng đầu của Việt Nam - kẻ thù của Hán đỏ.
Pederson:
"Sự hiện diện của quân đội Việt Nam ở Campuchia đã trở thành cái cớ cho Mỹ và đồng minh áp đặt lệnh cấm vận kinh tế chống lại Việt Nam. Người dân đất nước ngài đang phải trả giá đắt?"
Đặng Sơn Duân - Tọa sơn quan hổ đấu
Năm 2022 khởi đầu bằng cuộc nổi dậy ở Kazakhstan, với việc Nga tức tốc triển khai quân đến đất nước láng giềng để dẹp loạn. Gợi nhớ đến các lần đàn áp của Liên Xô ở Hungary năm 1956 hay Mùa xuân Praha ở Tiệp Khắc năm 1968.
Việc triển khai được tiến hành trong khuôn khổ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), tổ chức mà hầu như người ta chỉ nhớ tên khi nó được kích hoạt.
Quân Nga đang bận dọa dẫm Ukrania vẫn phải triển khai thần tốc theo CSTO, vì Kazakhstan quá quan trọng. Chứ như anh Armenia nhỏ yếu cũng là thành viên CSTO, hồi bị Azerbaijan tẩn cho lên bờ xuống ruộng năm ngoái, mấy lần vời đến quân CSTO nhưng chả ai đáp lời.